(Những tác phẩm đạt giải cũng như các sáng tác của các tác giả gửi về tham dự cuộc thi HOA NÚI RỪNG II 2016, do Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum tổ chức). Phần 3 và hết.
Bìa Tuyển tập HOA NÚI RỪNG II
LÀNG
KON YAO DỐP MÀ TÔI YÊU MẾN
*Gutsma A
Định, sinh 2002, Làng Kon Đao Yốp,
Giáo xứ Konhring
Làng tôi
là làng Kon Đao Yốp, làng mà tôi được sinh ra, hay còn gọi là làng 92. Làng tôi
gần bên những ngọn núi cao và rất nhiều cây cối. Làng tôi buổi sáng rất là đẹp
vì buổi sáng cả làng ai cũng nhóm lửa để nấu cơm. Có người thì mở nhạc, có
người thì xem cái bẫy chuột. Rồi mặt trời cũng đã lên cao, cả trong làng ai
cũng bận rộn vác cuốc, dắt trâu đi làm hết, thì trong làng không còn tiếng
người lớn nói chuyện nữa, mà chỉ nghe tiếng trẻ con chơi đùa nghe rất là thích
và vui tai.
Người
trong làng rất là vui vì buổi sáng thì tưới các vườn rau, còn buổi chiều thì đá
bóng với các thanh niên. Các anh đá bóng rất là hay. Tôi thích ngôi làng này vì
tôi đã có rất là nhiều bạn cùng lứa tuổi với chúng tôi, là người học chung hồi
còn cấp một, còn bây giờ thì tôi đã lên cấp hai. Tôi cũng rất là buồn vì các
bạn không muốn học nữa, nên giờ tôi chỉ học một mình.
Đường vào
làng của tôi có một cái cầu rất đẹp, ở dưới là nước rất là lớn. Mỗi ngày ai
cũng đến đó tắm và nhiều người chụp hình với nhau để làm kỷ niệm. Làng tôi có
nước sạch nhà nước đã cung cấp cho chúng tôi có nhiều nước để uống và sinh
hoạt. Làng chúng tôi được chia làm bốn tổ, tôi ở tổ ba. Tổ của tôi rất đẹp vì
có đường người ta mới làm và có rất là nhiều cây cối. Ngày xưa làng chúng tôi
chỉ có một làng nhưng bây giờ người lớn chia làm hai làng, đó là Kon Đao Yốp và
Kon Đao Pêng. Làng tôi ở là làng Kon Đao Yốp. Nhà nguyện của chúng tôi gần bên
trường học. Nhà nguyện do chú Giáo phu mới xây rất đẹp và xinh xắn. Ngày Chúa
Nhật cả làng ai cũng đi đọc kinh ở nhà nguyện, có người thì đi lễ ở nhà thờ Kon
Hring. Còn các ngày lễ lớn cả làng ai cũng đi lễ ở giáo xứ Kon Hring. Ngày mừng
Chúa Phục Sinh và ngày mừng Chúa Giáng sinh, tất cả làng ai cũng đi tham dự
thánh lễ.
Hôm ngày
mừng Chúa Phục Sinh, buổi chiều trước khi đi lễ ai cũng mua nến để thắp sáng.
Lễ buổi chiều và buổi sáng tôi cũng được giúp lễ. Tôi ngồi trên chỗ người ta
làm cái sàn ở ngoài nhà thờ, còn tất cả làng thì ngồi ở chỗ sân nhà thờ, đông
người lắm, người lớn tính có hơn 6.000 người về dự lễ. Cha dâng lễ xong ai làng
gần thì về nhà ngủ, còn người mà làng xa thì ngủ trong phòng giáo lý hoặc ngủ ở
ngoài sân. Tối thứ bảy Phục Sinh Cha Tuyến làm lễ, mỗi làng phải mang một ghè
nước để Cha làm phép, Cha làm phép xong mỗi làng lấy ghè của làng mà khiêng về
nhà. Trong thánh lễ Cha còn làm phép rửa tội cho người lớn để họ được làm con
Thiên Chúa. Cha làm lễ từ bảy giờ tối đến mười một giờ đêm, Cha làm lễ xong tất
cả các làng đều đi ngủ. Còn mấy người thanh niên thì đi chơi. Trời cũng đã sáng
nên ai cũng dậy sớm để đi vệ sinh, rửa mặt, rồi ngồi chơi ngoài sân để đọc kinh.
Thánh lễ sáng Chúa Nhật Phục Sinh Cha Tiên làm lễ, xong lễ Cha Tiên cho mỗi em
nhỏ một cái bánh một xâu thịt nướng rồi cả làng đi về nhà.
Hiện tôi
đang ở nội trú Kon Hring do Cha sở Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên mở ra và các Sơ
dòng thánh Phao lô chăm sóc. Tôi phải xa làng mà đi học ở xa, lúc bố chở đi học
tôi khóc vì nhớ các bạn và nhớ cả làng của tôi nữa. Tôi ở nội trú Kon Hring đã
hai năm và sắp tới năm thứ ba rồi. Lúc mới tới ở nội trú này tôi rất là nhớ
nhà, nhớ anh và em của tôi, nhưng các bạn cũ ở nội trú đã khuyên tôi và an ủi
tôi.
Làng tôi
có một lễ hội rất là vui đó là lễ hội mùa lúa mới. Buổi sáng cả làng đều chuẩn
bị cơm, thức ăn và rượu, và còn dọn cơm ra để đãi cả làng ăn cơm của nhà mình.
Lúc bảy giờ sáng tất cả các em nhỏ, người lớn đều tập trung ở nhà rông để đi ăn
lúa mới. Tiếp đến chúng tôi phải đi hết các nhà trong làng để ăn cơm mới, nếu
ai mà không đi hết tất cả các nhà trong làng thì bụng sẽ to một bên.
Mùa hè là
mùa mà chúng tôi được nghỉ học để về làng. Tất cả các trường ai cũng nghỉ để về
thăm gia đình và làng quê. Tôi được về làng thì tôi rất là vui, bởi vì về làng
thì được đi chơi và được bắt ve. Đi bắt ve rất là vui và ăn con ve rất là ngon.
Con ve rang lên thì sẽ rất thơm và rất ngon. Và tôi còn được đi làm trên nương
rẫy. Đi làm xong buổi chiều về thì đi làm bẫy chuột, rồi đi tắm thay quần áo
rồi đọc kinh cùng làng. Đọc kinh xong về nhà ăn cơm rồi đi ngủ. Buổi sáng thức
dậy tôi lại đi xem cái bẫy và trúng rất nhiều con chuột, rồi tôi đem về nhà cho
bố nướng. Rồi tôi đi xem nước sông tưới rất là nhiều ruộng lúa. Đến mùa lúa
chín thì cả làng ai cũng đi cắt lúa và đem đi phơi.
Tôi rất
yêu quý ngôi làng của tôi vì đây là ngôi làng mà tôi được sinh ra, và tôi không
thể quên được ngôi làng thân yêu này. Tôi mong ước sau này dân làng sẽ ngày
càng nhiều. Và tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành một người
có ích cho làng. Tôi rất yêu Cha Calisto Bá Năng Lý vì Cha Lý là người trong
làng của tôi. Tôi ước muốn sau này đi tu giống Cha để xây nhà thờ trong làng và
làm lễ trong làng, đó là lời ước quý trọng của tôi.
_______________________________
GIÁO
XỨ KONHRING TÔI YÊU THƯƠNG
*Maria Y Kiết,
sinh năm 2003,
Giáo xứ Kon Hring
Giáo xứ
làng Kon Hring, chắc hẳn mọi người ai cũng biết đến. Đó là nơi tập
trung đông nhất trong mỗi dịp lễ lớn: Tất cả các làng đều về. Kon Hring quê
hương của tôi và của mọi người ở làng Kon Hring.
Giáo xứ
làng Kon Hring có nhà sinh hoạt giáo lý rất đẹp. Trong nhà sinh hoạt
có rất nhiều phòng học, phòng học vi tính và truyện đọc về các
thánh. Ở ngoài sân nhà sinh hoạt giáo lý rất rộng, tôi thích nhất
là cây đa, cây đa rất đẹp. Khi nó đã cao to, nó có thể che nắng. Mọi
người trong làng thường hay thay phiên nhau tưới cây, cho dù lớn hoặc
nhỏ đều phải tưới nếu không cây sẽ chết hết, cho nên họ tưới cây
thường xuyên. Họ trồng cây cảnh xung quanh nhà sinh hoạt và sân chơi nhà
sinh hoạt giáo lý. Tất cả bạn nam thường hay chơi đá bóng ở đó vào
buổi chiều rất đông vui. Có các trẻ thiếu nhi, các bạn nữ thường hay
đùa giỡn nhau ở ngoài sân nhà sinh hoạt giáo lý, có các bạn trẻ nhỏ
thường hay leo trèo cây đa. Người lớn đã cấm các bạn trẻ nhỏ, nhưng
trẻ nhỏ không chịu nghe lời cứ trèo lên mỗi khi người lớn đã đi rồi.
Tôi rất
thích nhà sinh hoạt giáo lý và sân chơi nhà sinh hoạt giáo lý. Ở
xung quanh nhà sinh hoạt, có những ngôi nhà của mọi người. Nhiều ngôi
nhà rộng hoặc nhỏ. Mọi người thường hay đi thăm nhau, chào hỏi nhau,
có những ngôi nhà gần nhau hoặc xa nhau gần nhà sinh hoạt giáo lý
gần nhà thờ cũ. Mỗi khi có chuyện gì mọi người thường hay báo cho
nhau biết nhà này báo cho nhà kia nhà kia báo cho nhà khác … Mọi
người thường hay ghé thăm nhà nhau, trò chuyện thăm hỏi nhau. Mọi
người trò chuyện vui vẻ, nhà của mọi người sát gần nghĩa địa, gần
nhà rông. Tôi rất thích những ngôi nhà nhỏ xung quanh tôi đang ở đây.
Ở giáo
xứ bất kì nơi đâu cũng đều có những con đường dẫn tới khắp mọi nơi.
Không ai có thể đi tới mà không có con đường dẫn tới được. Bất kì
một ngôi nhà nào đều có một cái con đường đi. Con đường có hẹp, có
rộng, con đường rất là dài không bao giờ nó dừng lại, nhưng nó có
thể dừng lại ở nhà của chúng ta. Những con đường cũng gây cho chúng
ta bao nhiêu là phiền toái, như gây tai nạn giao thông, rất là nguy hiểm
cho mọi người. Trước kia, những con đường trong làng chưa được xây
dựng, bây giờ con đường đã được xây dựng rất là đẹp. Tôi rất thích
con đường của làng tôi.
Giáo xứ
Kon Hring của chúng tôi có nhà rông rất đẹp. Nhà rông được làm bằng
những cây gỗ chắc và tốt nữa. Mái nhà được che bởi lá tranh rất là
nhiều thì nó mới đủ được. Trong nhà rông có mấy cái bàn mà người
ta để ở trong đó, nhìn nó cao rộng rãi, thoáng mát. Mỗi khi muốn đi
lên hoặc đi xuống thì họ đã làm một cái thang bậc, thì phải tới
khoảng chín mười bậc. Sân nhà rông rất rộng, gần sân nhà rông có nhà
Hội trường, đó là nơi mà người ta thường hay phát thẻ tiêm thuốc cho
trẻ em. Trường tiểu học Lê Văn Tám cũng rất gần nhà rông. Tôi rất
thích nhà rông.
Ở làng
của chúng tôi còn có nước giọt, đó là nơi mà mọi người thường hay
đi tắm hoặc đi lấy nước để uống rất là nhiều người thường hay đi
tắm.
Mọi
người thường chờ nhau rất lâu, người này chờ người kia, họ chờ nhau
xong rồi mới đến lượt mình được. Họ cũng làm rất là nhiều cái
máng nước, người làm là những người đàn ông, họ làm rất nhiều cái
máng để đủ cho mọi người dùng để họ không giành với nhau. Xung quanh
những máng nước giọt cây cổ thụ rất là nhiều. Có rất nhiều con chim
thường hay làm tổ, các bạn nam thường hay lấy dây cao su để bắn con
chim, trông con chim thật đáng thương, nó từ từ rơi xuống và người ta
đã lấy đi quả trứng trong tổ của nó. Xung quanh nước giọt họ còn
trồng rất là nhiều lúa, trồng cà phê, trồng mì. Chúng tôi đừa giỡn,
chơi trốn tìm ở nước giọt và ở xung quanh cây cổ thụ. Tôi rất thích
nước giọt của làng Kon Hring.
Giáo xứ
Kon Hring có những loại cây ăn quả như: quả bơ, quả me, xoài, mơ, chôm
chôm, ổi, thanh long… những loại cây ăn quả cũng thường hay theo tháng
hoặc theo mùa. Tôi rất thích ăn trái cây, tất cả mọi người đều thích
ăn trái cây.
Nghĩa
địa của giáo xứ Kon Hring trước đây rất rộng, nay người ta xây những ngôi nhà
sát nghĩa địa. Những ngôi mộ được mọi người đắp lên, có những ngôi mộ
được xây hoặc không xây. Xung quanh nghĩa địa giáo dân trồng thêm những
cái cây vẫn còn nhỏ để bảo vệ đất nghĩa địa của giáo xứ. Người ta còn
trồng cây mì gần sát nghĩa địa luôn. Vào tháng 11, mọi người thường
hay làm cỏ, dọn sạch sẽ tất cả xung quanh nghĩa địa.
Tôi rất
thích giáo xứ Kon Hring, nơi đem lại niềm vui cho mọi người. Tôi rất
vui vì được sinh ra tại làng Kon Hring. Đó chính là làng của mọi
người được sống hạnh phúc. Tôi cảm ơn Chúa Trời đã ban cho giáo xứ
chúng tôi một cái làng, có nhà giáo lý, nhà sinh hoạt và sân chơi của
giáo xứ. Có con đường trải nhựa mới làm, có nhà rông, có nhà hội trường
và Trường tiểu học Lê Văn Tám. Tôi rất yêu quý giáo xứ làng của tôi,
nhưng không phải riêng một mình tôi, mà tất cả mọi người đều yêu quý
giáo xứ làng Kon Hring này.
__________________________________
ĐƯỜNG ĐỜI
*Giuse Lại Bảo Dương, sinh năm 1985,
Giáo xứ Ia Dreng
-Anh cho em hỏi nhà ông Nam ở đâu ạ ?
-Ông Nam nào…?
-Dạ ! Ông Nam…..Ông Nam “nát” ạ - Đôi chút do dự,
tôi ái ngại đáp lời.
-À ! Ông Nam “nhà thờ”.
-Ông Nam “nhà thờ” à …- Tôi thắc mắc hỏi lại.
-Đúng… đúng rồi. Ông Nam “nhà thờ”. Sau đó anh thanh
niên người J’rai tận tình chỉ đường.
Đường vào nhà
ông Nam “nát” thật quanh co, hoa cỏ mọc ven đường như trở nên nhạt nhòa trong
cái nắng chiều chạng vạng. Tôi bước đi mà trong đầu nhiều thắc mắc quá: Ông Nam
“nát” bây giờ người ta gọi là ông Nam “nhà thờ”. Lạ quá! Nhìn con đường quanh
co sẽ dẫn tôi dần hút vào trong bóng chiều khiến tôi thấy sao mà giống cuộc đời
của ông quá. Cuộc đời mà chỉ có từ “nát” mới miêu tả đúng và đủ được.
Ngày đó...Ông là người Miên mồ côi cha mẹ, cũng như
những người Miên lâu lâu mới tới xứ này, mọi người ở đây đều có chút dè dặt với
ông. Nói chung: “người Miên có nhiều bí ẩn...lắm
bùa lắm ngải…”- họ nhận xét như thế. Ông làm đủ thứ việc để nuôi sống bản
thân, chăm chỉ, thân thiện với mọi người. Một thời gian sau, ông cưới vợ trong
làng. Ở xứ đạo, là xứ toàn tòng, hôn nhân khác đạo là rất khó. Ông theo đạo cho
đủ điều kiện. Dẫu vậy theo đánh giá của mọi người trong số những tân tòng thì
ông người sống đạo tốt nhất, kinh sách, lễ lạy ông đều chu toàn. Có lần ông
khăn gói tìm về miền Tây, lân la dò hỏi, cuối cùng được biết ông còn vài người
họ hàng xa, ông xin được cả hình ba má ông. Từ đó, nhà ông ở giữa là bàn thờ
Chúa, nay lại có thêm một bàn thờ tổ tiên. Lâu lâu lại khói hương nghi ngút. Và
đó cũng là lần cuối cùng ông về lại quê mình .
Gia đình ông: Vợ hiền, con ngoan, kinh tế ổn định.
Ông có một con trai lớn, một gái và một con trai út. Đối với ông và trong mắt mọi
người thì như thế là quá tốt. Ông cũng rất hài lòng về những gì đang có.
Sống trong một gia đình thuận hòa trên dưới, sống
trong một xứ đạo, người con trai cả của ông muốn đi tu. Sau khi hoàn thành Đại
học, nó sẽ vào chủng viện, sau đó sẽ làm Linh mục. Đó là niềm vui lớn của cả
gia đình ông và của cả hàng xóm xa gần… Nhiều người tấm tắc khen ông thật có
phúc, là tân tòng như ông mà lại có con sẽ làm Linh mục. Đó thật sự là rất hiếm
có trong xứ đạo xưa nay.
Lòng ông cũng thấy rất hãnh diện. Nếu được thế, sau
này khi ông ra đường ai cũng chào là “ông cố”. Thật là hãnh diện lắm, trong
làng có mấy ai được như ông. Cả nhà ông sống trong niềm vui tràn ngập, mọi người
cùng vui mừng mong tới ngày đó, người con trai cả như ngôi sao sáng, là chuẩn mực
của cả nhà, hai đứa em theo gương anh mà thêm ngoan ngoãn và sống Đạo sốt sắng.
Ấy vậy mà, trong đợt hè năm cuối Đại học, con trai lớn
của ông bị nhóm thanh niên say rượu chạy xe tông phải, khi đi đường. Tin như
sét đánh ngang tai, cả nhà bấn loạn. “Chấn thương sọ não” – Bệnh viện bảo thế.
Ông chạy vạy đủ đường, bán cả rẫy vườn, vay mượn thêm tiền. Viện phí thì cao,
thuốc ngoại mắc tiền, bệnh thì nghiêm trọng, ba tháng sau thì con ông mất. Vợ
ông tiều tụy đi trông thấy, ra vào thờ thẫn, ông trở nên lầm lì ít nói... Nỗi
đau thương len lỏi trong gia đình. Ông trở nên hay cáu gắt:
-Con gái chỉ vứt đi, học nhiều cũng vứt… thằng út chẳng
thể nào so với thằng hai được..” – trong cơn say, đôi lần ông lừng khừng nói thế.
Hai đứa em mất
đi người anh trở nên sa sút, chểnh mảng công việc, bỏ lơ học hành.
“Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai” cuộc đời đôi
khi thật cay đắng. Mấy tháng sau, ông đưa thằng út xuống Quy Nhơn thi Đại học
thì đành phải quay đầu bỏ dở. Vì vợ ông cũng bỏ ông đi mà không một lời từ biệt.
Có lẽ, phần vì nỗi đau chưa nguôi, phần vì dạo này sức khỏe sa sút mà sau một
đêm bà không thức dậy nữa, có người nói bị trúng gió, người thì nói bị tai biến…Nhiều
người an ủi, nhiều người động viên, ai cũng thấy sót xa.
Rồi không biết ông nghe ngóng từ đâu. Một hôm, thầy
bà tới nhà, khói hương nghi ngút, ông cho người đào góc này, góc kia trong nhà,
nghe đâu vì ông xây nhà trên mồ trên mả nên bị nó phá…mà rồi cũng chẳng thấy gì
đặc biệt có chăng chỉ là chút đất sậm màu hơn chút đỉnh, cũng chẳng biết là gì
...mà cũng có thể là bất cứ thứ gì.
Sau cái chết của mẹ, thằng con út quyết định không
thi nữa, ông không can được nó, ông mệt mỏi quá rồi. Ông cũng muốn buông xuôi,
chẳng thiết tha gì hết. Không khí gia đình hết sức u ám, ngột ngạt. Ông và hai
con ngày càng thêm khoảng cách. Mất đi người anh, rồi mất đi người mẹ, hai đứa
như mất chỗ dựa, mất phương hướng, chúng trở nên lầm lì, ít nói, ở ngoài đường
nhiêu hơn ở nhà.
Chuyện cũ chưa qua chuyện mới đã tới, con gái ông có
bầu mà chưa cưới chưa xin gì, có lẽ cả ông và nó đều biết lý do từ đâu, ngôi
nhà hạnh phúc ngày xưa giờ đây không còn là nơi yên bình cho nó nữa, nó muốn
thoát ra khỏi căn nhà này. Ông không la rầy trách móc nó, ông thu xếp đôi bên,
hôn lễ đơn giản, tiệc tùng vài mâm cho có lệ. Con ông cúi mặt về nhà chồng, cha
con không có được một lời nhắn nhủ cho đúng nghĩa. Nước mắt ông chảy ngược vào
trong...
Và rồi ông quyết định bán nhà, bán đi mọi kỉ niệm buồn
đau mà ông và các con đã có nơi đây, ông muốn ở nơi khác, hy vọng đời sẽ
khác.Thật trớ trêu, mới bán nhà được ít lâu thì có công văn trên Huyện: khu nhà
ông trước đây sẽ được quy hoạch làm trung tâm Huyện. Nhà ông thuộc vị trí thuận
lợi nên giờ đây giá bán có thể gấp bốn năm lần trước đó. Ông tiếc của, ông ngậm
ngùi, cuộc đời cứ như cố tình chơi xỏ ông vậy. Ông mua một căn nhà khác nhỏ
hơn, xa hơn, số tiền còn dư ông mua một mảnh rẫy nhỏ, vì thực ra của cải, tiền
bạc nhà ông bữa nay cũng đã chẳng còn gì. Cũng từ đó, ông chính thức không đến
nhà thờ nữa, ông chỉ quanh quẩn ở nhà, ông xấu hổ với mọi người, ông giận mình,
giận đời, giận người... ông giận luôn Chúa.
Yên ổn chưa lâu thì gia đình người con gái lại có
chuyện, con rể ông nhậu nhoẹt, ẩu đả thế nào nên bị ở tù gần chục năm, con ông
lại một thân nuôi hai đứa con nhỏ. Không đành lòng, ông đón con gái và hai đứa
cháu gái về. Ông chuyển hẳn vào trong rẫy ở, bỏ mặc chuyện đời chuyện người, bỏ
mặc ngôi nhà với bốn mái đầu xanh đùm bọc nhau sống. Và như cái tên Nam “nát”
được gán cho ông tự lúc ấy. Cuôc đời ông sao mà nó nát thế, còn gì đâu, mất quá
nhiều... đau thương quá nhiều!
Rẫy ông nằm kề nhà nguyện của giáo họ. Dẫu vậy, ông
cũng chẳng bao giờ lui tới đọc kinh hay tham gia sinh hoạt gì. Vì ông vào đây ở
để tránh né sự đời. Có lần vì thấy ông ở gần nhà nguyện nên một vài người đã nhờ
ông giữ giúp chía khóa, không nặng nhọc gì, sẵn tính hiền lành nên ông cũng nhận
lời, ai muốn mở cửa nhà nguyện thì qua nhà ông lấy. Ông vẫn lủi thủi và cô lập
với mọi người, giúp thì giúp thế nhưng ông vẫn quyết không muốn đi sinh hoạt
bên nhà Nguyện. Tuy thế, rồi ông cũng quen dần với mọi người hơn, việc đưa chìa
khóa như thành một lịch sinh hoạt cố định trong tuần của ông. Mùa mưa, thấy mọi
người phải vất vả đi lấy chìa khóa, ướt át lầy lội, ông tự đem chìa khóa qua. Mọi
người cũng vui vẻ đón nhận thiện ý của ông.
Một hôm, ông qua mở cửa nhưng chẳng thấy ai tới, trời
thì mưa lớn quá, đợi hồi lâu cũng không thấy ai, ông lặng lẽ bước vào trong.
Ông ngồi thừ xuống ghế, thả lỏng, ông nghe như tất cả sức nặng trên cơ thể đang
đè lên lồng ngực. Ông mệt mỏi ngước nhìn lên Thánh Giá, thấy thân thể Chúa
Giê-su máu me dập nát, ông thở dài buồn bã: “Chúa ơi, sao Chúa cũng thảm thương như con thế này, Ngài cũng bị cuộc đời
làm cho te tua thế này sao, con mệt mỏi lắm rồi Chúa ơi !”- ông thở dài buồn
bã. Thế nhưng lòng ông chợt quặn thắt khi nhìn vào ánh mắt Ngài, Ngài đang gục
đầu nhìn về phía ông, ánh mắt Ngài nhìn ông, đôi lông màu chau lại... đầy đau
thương nhưng thật trìu mến. “Chúa ơi, ra
là thế… Bao lâu nay, Ngài vẫn yêu thương dõi theo con sao, còn phần con, con đã
làm cho Ngài phải sầu khổ thế sao…”- ông sửng sốt nhận ra. Với những gì ông
đã trải qua, ông chợt nhận ra rằng Ngài luôn bên ông trong những biến cố cuộc đời,
Ngài đã ban cho ông thật nhiều điều, nhưng ông lại gạt Ngài qua một bên, ông lại
đòi Ngài phải làm theo dự định của mình.”
Hôm nay, ông Nam “nhà thờ” đang chăm sóc cho ngôi
nhà nguyện nhỏ bé thân thương. Ông cảm tạ Chúa đã cho ông hiểu về tình yêu của
Ngài thật tường tận. Trước kia, đức tin mơ hồ của ông là Chúa phải trả công cho
ông nếu ông sống tốt, là cái hãnh diện tầm thường khi có con làm Linh mục, nên
ông đã oán trách Chúa, Chúa phải chịu trách nhiệm về những tai ương, khốn khó
mà ông đã gặp phải. Còn giờ đây ông đã hiểu rõ lòng Chúa thương sót ông thế
nào, Ngài muốn ông hiểu rõ tình yêu của Ngài. Niềm vui của ông là được gần gũi
và tâm sự cùng Ngài...
Mỗi Chúa Nhật.
Con gái ông cùng hai thiên thần bé nhỏ đều vào với ông. Chúng trong lòng ông mà
líu lo kể chuyện, lòng ông thấy sao bình an quá. Con trai út cũng xin được một
công việc ổn định, nó phụ chị nuôi dạy hai cháu, hai thiên thần thì vẫn đang
tung tăng chạy nhảy. Ông thầm cảm tạ Chúa vì giây phút hiện tại, vì Chúa đã yêu
thương ông. Ông cầu xin Ngài mọi điều tốt đẹp đến với gia đình, với hai thiên
thần bé bỏng,với mọi người trong xứ đạo... “Con
cảm tạ Chúa, Chúa ơi!”
______________________________
KON
HRING ƠI
*Anna Y MakTa,
sinh năm 1996,
Giáo xứ Kon Hring
Kon Hring ơi! Nghe sao thân thế!
Kon Hring ơi! Nghe sao yêu thế!
Kon Hring ơi! Nghe sao nhớ thế!
Thế đấy, Kon Hring chỉ là một danh từ bình thường
nhưng với tôi là cả một tình yêu to lớn, cả một nỗi nhớ khôn nguôi.
Đây là một nơi thiêng liêng, nơi chôn rau cắt rốn, nơi giúp tôi hình
thành nhân cách lẫn hình thể. Tôi thực sự rất biết ơn nơi này.
Quê tôi không phải vùng núi xa xôi hẻo lánh cũng không
phải vùng đồng bằng màu mỡ, đó là một vùng nhỏ của xã Diên Bình
thuộc huyện Đăk Tô vùng ngoại ô của thành phố Kon Tum cách khoảng ba
mươi hai cây số. Với một người con xa quê từ nhỏ, thực sự mà nói thì
mỗi lần về quê là mỗi cung bậc khác nhau của cảm xúc. Thay đổi từ
khung cảnh thiên nhiên đến cả những con người từ trẻ đến già. Nhớ
cách đây mười năm về trước bản làng nó đơn sơ lắm, cả con người cũng
bình dị, thô sơ mộc mạc theo. Giờ đây về lại công nhận đúng là mọi
thứ đã thay đổi theo năm tháng. Cách sống và làm việc của mọi người
cũng khoa học hơn, trẻ em đến trường lớp ngày một tăng, tỉ lệ người
bỏ học giảm đáng kể, xóa hẳn hiện trạng mù chữ...v...v...
Đằng sau những thay đổi, tiến triển của mọi thứ là
sự hi sinh âm thầm của các Cha, các Thầy, các Sơ, các Giáo phu, các anh
chị Giáo lý viên ..v..v... Chúng con những con dân của làng Kon Hring nói
riêng đội ơn các Ngài rất nhiều. Các Ngài đã quên mình, hi sinh tất
cả và đến với chúng con vùng đất xa xôi khô cằn này để rồi ân cần
dạy dỗ, dẫn dắt chúng con bước đi trong từng nhịp bước của của cuộc
sống, quan trọng hơn các Ngài đã vạch lối, chỉ đường đi cho chúng con trên
con đường về nhà Chúa.
Giờ ở nơi đất khách quê người mới thấy nhớ quê nhà,
nhớ những con người chân chất, mộc mạc, thật thà, nhớ những món ăn
truyền thống như lá mì, măng chua, cà đắng của mẹ nấu, ..v..v.. Khác
hẳn với tòa nhà cao tầng, phố đèn lấp lánh là những ngôi nhà mộc
mạc, đơn sơ, ngay cả nhà tạm, nhà thờ cũng giản dị theo, mái ngói
bằng cỏ tranh, xoay quanh bốn bức tường là những khoảng không vô hình.
Thế nên mỗi một lần về quê tham dự thánh lễ là cảm giác trong tôi
lạ hẳn, có cái gì đó nghèn nghẹn khó nói nên lời, rất chân chất quê
nhà khác hẳn với những nhà thờ đỉnh cao chót vót, cung nghiêm ở
trong các thành phố này. Đổi lại lòng yêu mến Chúa của mọi người
rất mãnh liệt, sốt sắng siêng năng đi nhà thờ, yêu lắm các em nhỏ nhỏ
quần xanh áo trắng đơn sơ hát ca dâng lễ. Nhìn các em như những thiên
thần nhỏ, rất thật thà và hồn nhiên, yêu làm sao ! Giản dị lắm quê
tôi, ngay cả đám cưới một sự kiện hệ trọng trong đời nó cũng đơn
giản, không mặc đẹp lộng lẫy, không vô giảng đường rộng lớn như ở
đây. Ngày vui đó cô dâu chú rể mặc bộ truyền thống Sê-đăng giản dị,
vô nhà thờ cùng cộng đoàn cầu nguyện. Sau buổi lễ hôn
phối thì làm tiệc cũng giản đơn không cần thuê nhà hàng, chỉ mua những
thức ăn về tự chế biến rồi chung vui với nhau. Nhưng
được cái là mọi người vui vẻ lắm, chơi hết mình rất là vui.
Như vậy tạm ổn rồi, giờ cầu xin Chúa thương cho giáo
xứ Kon Hring mình có được nhà thờ để cho chúng ta có nơi thờ phụng
thật uy nghiêm. Nhưng bên cạnh đó cũng cần lắm sự quan tâm, nhắc nhớ
dạy dỗ nhiều hơn từ các Cha, các Sơ nhất là của Cha sở, để
chúng con ngày một tốt hơn. Cần lắm sự đoàn kết yêu thương giữa mọi
người với nhau, cần lắm những nhân tài để giúp giáo xứ thêm phát
triển, vững mạnh hơn.
Nay tôi viết về “Người ấy: Giáo xứ Kon Hring thân yêu”
tôi chỉ biết nói từ nhớ, nhớ cái bản làng mang tên Kon Hring. Tự
hào khi mình là người con của giáo xứ Kon Hring, tự nhủ sẽ cố gắng
học tập tốt để phụ giúp quê nhà. Dù có đi ngược về xuôi lòng tôi
mãi nhớ quê nhà mà thôi. Ai ơi dù có đi đâu xa cũng đừng bao giờ quên
quê quên làng nơi thiêng liêng chôn nhau cắt rốn này.
_____________________________
NGƯỜI CON BẤT HIẾU
*Maria Tạ Thị Ngân, sinh năm 2003
Giáo xứ Phú Túc
Trong đêm u tối, mây đen kéo đến thật hoảng sợ có những
tiếng hú của các loài động vật, nhất là những lời của những loài chó sói nghe
thật rợn người.nó đang ngủ say mê ngon lành, bổng bật giậy vì nghe tiếng hú của
chó sói. Nó run mình cầm cập. Nó rất sợ hãi vì vì chỉ có một mình trong rừng với
túp lều chỉ có mấy lá che, chỉ đủ để tránh mưa tránh nắng.
Nó ngồi khóc một
mình, ngẫm nghĩ lại hồi xưa. Bố mẹ chỉ sinh mỗi mình nó, và nó được nuông chiều.
Nó thích gì bố mẹ củng mua cho, dần dần nó trở nên một đứa ăn chơi sa đọa suốt
ngày cờ bạc rượu bia thuốc lá. Nhìn nó như que củi vậy, toàn da bọc xương không
chịu ăn uống, bố mẹ nó rất đau lòng, nhưng không sao bảo được. Nhiều lần bố nó
chửi, khuyên nhủ nó có thèm nghe đâu, chứng nào tật nấy. Nó toàn chơi vói mấy đứa
bạn hư hỏng.
Vào một hôm bố mẹ nó đi vắng, không ai ở nhà, nó lén
vào trong nhà mở hòm đụng tiền ra lấy, lúc đầu nó chỉ lấy vài trăm thôi, vài
hôm sau tiêu hết, rồi hôm đó nó ý định lấy thêm nữa nên rình bố mẹ nó có ở nhà
không để nó ăn cắp. Rồi bố nó đi làm, mẹ thì sang nhà hàng xóm, nó thấy không
có người nên chạy vào mở hòm ra lấy hẳn một cục tiền toàn tờ một trăm. Nó giấu
trong áo chạy ra quyên cả đóng hòm, vì sợ mẹ về nên vội vàng chạy. vừa đi tới cửa
thì mẹ nó đang đứng trước mặt:
-Mày đang giấu
cái gì đấy.
-Mẹ tránh ra không phải chuyện của mẹ,
Nó đẩy mẹ ra
nhưng bà kéo lại, vạch áo nó ra, mẹ thấy tiền và hét lên, nó bực quá bịt mồm mẹ
nó lại, kéo vào trong nhà rồi lấy dao đâm mẹ nó rồi chạy, đang chạy thì bố nó đứng
trước mặt, nó sợ hãi đẩy bố nó ra, bố nó nhìn thấy cái gì ấy liền chạy vào
trong nhà, thấy vợ đang hấp hối gần ra đi, thì bố nó chạy lại nâng mẹ nó lên, mẹ
nó nói: “thằng hai nó lấy trộm tiền đầy”
rồi chết, bố nó đau lòng nhưng không làm gì được, Mai táng vợ xong, ông đi tìm
thằng con bất hiếu kia, nhưng không tìm được. Ông chán đời rồi lâm bệnh nặng mà
chết, hàng xóm mỗi người một tay chôn cất ông gần bà để hai vợ chông không phải
xa nhau. Lấy được tiền trốn thật xa rồi ,nó ăn chơi xả láng hết tiền, lúc nghiện
quá vay nợ người ta rồi đến thời gian người ta đòi không có tiền trả nợ. Sợ bị
đánh nó trốn vào rừng sinh sống, không có gì ăn phải hái mấy lá cây ăn đượ để
ăn cho qua ngày qua tháng. Lúc đó nó cảm thấy hối hận vì khi làm những hành động
như thê, chính mình đã làm mẹ chết, nó không biết phải làm sao để bố mẹ nó tha
tội cho nó, ngồi ngẫm nghĩ một lâu, rôi anh chợt nhớ hồi xưa bố mẹ cùng anh đi
lễ, và nghe mọi người nói rằng; “Ai đến
vói Chúa thì cầu xin gì Chúa cũng ban”. Nó tìm đường về khi về tới nhà nhìn
nhà cửa tan rã không còn cái gì, anh ta chạy đến mộ của bố mẹ nó. Và quỳ trước
mộ nói rằng. “con xin lỗi bố mẹ, bố mẹ
hãy tha tội cho con” Nó ngồi khóc, khóc xong nó chạy đến chỗ Đức Mẹ và
Chúa, quỳ xuống nói thầm xin Mẹ và Chúa hãy cho nó trở lại như xưa để nó bù đắp
công ơn bố mẹ, Anh quay ra đi về căn nhà cũ, dọn dẹp xong rồi ngủ một giấc say
sưa. Khi trời sáng, anh dậy, thấy trong người nhẹ nhõm hẳn lên. Bỗng có một người
đàn ông đi vào hỏi:
-Nhà cháu đây hả?
-Vâng!
-Thế cháu có muốn làm thuê cho chú không?
-Dạ có ạ! Anh ta ngập ngừng rồi trả lời
-Cháu không cần phải ngại, sáng mai cháu bắt đầu làm
cho chú nha.
-Vâng.
Rồi cũng đến ngày mai, nó vui mừng vì đã có công ăn
việc làm. Sau khi làm nó có tiền trả nợ cho người ta rồi còn dư nó mua những
bông hoa tươi đẹp lên tặng Đức Mẹ và Chúa. Nó thầm rằng: “Con cám ơn Chúa và mẹ đã cho con sức khỏe, công việc để làm, cho con có
tiền sinh sống mỗi ngày” Nó chạy đến mộ bố mẹ mà nói rằng: “con đã trở thành người con ngoan hiền của bố
mẹ rồi đây. Bây giờ bố mẹ không cần
phải lo cho con đâu”. Nó chạy về nhà để chuẩn bị đi lễ, đến với Chúa và Đức
Mẹ thật nhiều hơn.
______________________________
CHA PHANXICO XAVIE MÀ TÔI YÊU MẾN
*Maria Y Bun, sinh năm 2002,
Giáo xứ Kon Hring
Giáo xứ tôi có Cha sở và Cha phó, Cha sở là
người hay nói chuyện với tôi, Cha có tên là Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên,
Cha sinh năm 1953, năm nay cha 63 tuổi. Cha được Đức Cha Mike Hoàng Đức
Oanh bổ nhiệm làm Cha sở làng Kon Hring. Cha rất hiền lành.
Khi Cha mới về làng Kon Hring, Cha rất quan tâm
đến đời sống đạo, và biết giúp đỡ người khác. Khi Cha nói chuyện
với tôi, Cha nói rất nhẹ nhàng, và rất tự tin. Cha cũng mua những
trò chơi khác nhau, và rất đặc biệt nào là bi lắc, nào là cầu lông
…vv, và cũng có lợi cho mấy em thiếu nhi nữa. Dáng Cha Tiên mập nhưng
Cha rất khỏe để mà phục vụ lời Chúa, Cha cao khoảng 1m56. Công việc
của Cha rất nhiều, nhưng Cha vẫn ngồi ở tòa giải tội, hoặc là Cha đi
dâng lễ làng khác. Cha thường dâng lễ làng Đăk Kang, Kon Mong, Turia 1,
Turia 2… Vào buổi chiều lúc 5 giờ đúng thì Cha mới đi. Lúc mà tôi đi
học về tôi đi nhanh để còn kịp theo Cha sở dâng lễ làng khác, còn Cha
phó thì dâng lễ ở làng tôi. Tôi thấy Cha dâng lễ mặc áo xanh lá thì
rất phù hợp với Cha. Cha đọc lời Chúa thì rất to rõ ràng, và rất
dễ hiểu, và khi Cha đang dâng lễ tôi thấy Cha dâng lễ rất sốt sắng.
Khi theo Cha dâng lễ xong rồi, thì đi về tới làng, thì thấy Cha phó
vẫn chưa làm lễ xong, Cha sở bảo chúng tôi mang cái cặp sách lễ bỏ
trong nhà nguyện và đi khẽ một chút, để cho Cha phó dâng lễ cho nó
sốt sắng. Khi Cha phó làm lễ xong, thì mỗi người đi ra để phát
phiếu, cũng có mấy bạn thì chơi bi lắc, hoặc là chơi cầu lông, tôi
thấy mấy bạn chơi rất vui. Thỉnh thoảng Cha cũng làm lễ tại nhà các
bệnh nhân.
Cũng có nhiều thanh niên làng tôi quậy phá và
khi mấy anh đi xe máy các anh phóng nhanh ơi là nhanh, rồi Cha bảo các
anh, phải đi cẩn thận và đi từ từ. Khi Cha nhắc mấy anh, tôi thấy Chúa
thương tôi bằng cả tấm lòng, và giúp tôi trải qua sự việc khó khăn,
và tôi rất cảm ơn Cha sở rất nhiều. Cũng có khi có một bạn làm bể
chậu hoa nhưng Cha vẫn ân cần không la mắng, Cha chỉ nói nhẹ nhàng, và
Cha chỉ bảo rằng mỗi khi làm việc gì thì phải cẩn thận và từ từ,
và đừng vội vàng.
Năm ngoái Cha sở vẫn chưa xây dựng cho chúng
tôi một căn nhà học giáo lý thì chúng tôi học giáo lý ngoài sân và
ngồi đất tôi thấy rất mệt mỏi. Nhưng hiện nay Cha đã xây dựng một căn
nhà học giáo lý rất to, chúng tôi rất cảm ơn Cha đã xây dựng cho
chúng tôi một căn nhà học giáo lý để cho chúng tôi được học giáo lý
được ngồi bàn được viết bài trên bàn. Ngày 25-1-2016 Đức cha A-lô-si-ô
Nguyễn Hùng Vị về làm lễ khánh thành nhà giáo lý Kon Hring và
chúng tôi rất vui mừng. Khi Cha làm lễ khánh thành xong thì sau đó cả
giáo dân đều tổ chức uống rượu ghè và múa để tạ ơn Chúa, và cảm
ơn Cha sở là người nhân từ quan tâm đến giáo xứ.
Mỗi khi chúng tôi đi lễ trễ Cha thường nhắc
chúng tôi phải đi lễ sớm hơn để mà đọc kinh từ đầu. Cha cũng nhắc
những người mà có con cái còn học thì phải cố gắng lo cho con cái
mình được đi học tử tế để mai sau con cái mình sẽ có nghề nghiệp
để mà tự lo cho bản thân mình. Qua những linh mục mà Chúa đã ban cho
giáo xứ chúng tôi hiện nay, Cha là một người tốt bụng và rất nhân
từ biết giúp đỡ người khác.
Tôi có nhiều kỉ niệm về Cha là Cha thường dẫn
tôi đi dâng lễ làng khác, khi tôi theo Cha, rất vui. Khi ở trong xe của
Cha, Cha thường cho chúng tôi ăn kẹo để cho nó khỏi ói trong xe.
Cha cho chúng tôi học máy tính miễn phí nữa. Khi
chúng tôi học máy tính tôi thấy đỡ hơn lúc trước không học. Mỗi khi
chúng tôi học máy tính Cha thường hỏi chúng tôi rằng: “Các con có
biết đánh chữ chưa?” Chúng tôi liền trả lời “Dạ cũng đỡ rồi Cha”,
Cha mỉm cười. Cha là một người tốt bụng, và Cha rất quan tâm đến mọi
người trong làng. Mỗi khi chúng tôi đi ra đường chúng tôi thấy Cha
chúng tôi liền nói: “Chúng con chào Cha” rồi Cha đáp lại: “Cha chào
các con” rồi cha mỉm cười. Đó là kỉ niệm của tôi về Cha sở. Cha cũng nhắc
nhở chúng tôi phải biết yêu thương mọi người, biết giúp đỡ bố mẹ làm
việc nhà, và phải vâng lời bố, mẹ, anh, chị, em. Đối với tôi Cha là
một người nhân từ, kỉ niệm đó rất là quan trọng đối với tôi, tôi rất
cảm ơn Thiên Chúa, vì Chúa đã ban cho giáo xứ chúng tôi có một Cha
sở tài giỏi, và biết quan tâm đến mọi người.
______________________________
*Giuse Lại Bảo Dương, sinh năm 1985,
Giáo xứ Ia Dreng
-Ba ơi! con xin lỗi ba ơi. Hu…Hu…Hu … – nó khóc như
môt đứa trẻ lên ba.
Cái không khí ngột ngạt của đám tang giữa ngày hè với
khói nhang nghi ngút với tiếng xì xào nói chuyện… tất cả như khựng lại, thời
gian cũng như khựng lại để nghe, để nhìn từng tiếng khóc của nó. Nó vừa chạy từ
ngoài của vào, gục đầu bên chiếc quan tài đã đóng nắp của ông Thiên. Gã thanh
niên hai mươi tám tuổi đầu khóc nức nở như một đứa con nít, bao nhiêu điều dồn
nén lâu nay như được vỡ ra trong tiếng nấc nghẹn ngào.
-Ba ơi! Con về rồi đây, ba ơi! Hu…Hu…Hu…
Những ai ở đó, những ai biết chuyện không ai không
khỏi chạnh lòng: “ Phải chi nó về sớm hơn, phải chi cha con nó làm hòa với nhau
sớm hơn”.
Nó vẫn ngục đầu khóc nức nở, bây giờ kỉ niệm gần đây
nhất của nó với ông lại là câu nói: “Thằng quỷ! Tao không có đứa con như mày…”
Ngày ấy...
Nó giống ở ba “như đúc” cái mũi dọc dừa đặc trưng
không lẫn vào đâu được, còn tất cả mọi thứ nó đều khác với ông, đôi khi còn đối
lập hoàn toàn. Không biết là trời sinh ra tính nó như thế hay vì nó cố tình cư
xử như thế. Ngoài đời ông Thiên vui vẻ, hòa nhã, cởi mở với mọi người bao
nhiêu, thì ngược lại, ở nhà ông lại khắt khe và nghiêm khắc bấy nhiêu. Ông là
người có học nên mọi điều ông nói và làm đều rất được mọi người nể trọng. Ông sống
Đạo rất tốt, lời ăn tiếng nói với mọi người ông rất từ tốn, khiêm nhường. Làng
xóm nhìn nhận ông là một người “đạo đức.”
Nhà chỉ có hai anh em trai, nó là anh. Nó là một đứa
rất thông minh, nhưng cũng là một thằng ngang ngạch, nó luôn làm ngược ý ba
nó...Có lẽ vì nó không thích cách sống của ba nó: vui vẻ với người ngoài nhưng
khắt khe với tụi nó...”
Từ nhỏ đến lớn,
đã bao lần ông Thiên phải đi tìm nó về, đã bao lần ông phải tới tận tiệm Game,
quán Bi-da mà áp tải nó về. Đòn roi của ông Thiên đối với nó không có tác dụng,
lời nói nặng, lời nói nhẹ cũng như “nước đổ đầu vịt”. Cuối năm mười hai, nó bỏ
bê học hành, chỉ lo lêu lổng bạn bè. Ngày Chúa nhật hôm đó, nó bỏ lễ, tụ tập ở
quán Bi-da, tay cầm “cơ”, miệng phì phèo điếu thuốc, nó đang nheo mắt nghiên cứu
về đường “cơ” cho mấy viên bi trên cái bàn Bi-da, miệng nói vài câu tỏ ra là
“chuyên nghiệp”. Ông Thiên xuất hiện, thấy nó, ông giận quá, ông tiến tới, chưa
cần nói câu nào, ông cho nó một bạt tai như trời giáng. Ông chửi mắng nó trước
mặt bạn bè của nó. Như bị tạt gáo nước lạnh, nó sững người...Tự ái, cảm thấy
quê trước mặt bạn bè, nó lao thẳng về nhà vơ vội vài bộ đồ, mặc cho mẹ nó khóc
lóc can ngăn. Nó đi thẳng, không một lời phân bua. Trí trai vẫy vùng, biết đâu
nó cũng đã nghĩ tới việc này từ lâu.
-Mặc xác nó! Ở nhà cho đi ăn học mà không biết nghĩ,
thử để ra ngoài đời nó có sống được không, bà cứ để yên đó, xem nó đi được bao
lâu – Ông Thiên hậm hực quát mắng vợ khi bà có ý khuyên ông đi tìm nó về.
-Tôi cũng cấm bà đi tìm nó hay dấm dúi gì cho nó...
Đúng là “con hư tại mẹ”... – Ông vẫn độc đoán và gia trưởng như thế.
Vợ ông cũng biết tính ông thế nên cũng đành thôi
không khuyên giải, thương con nhưng sợ cái tính nghiêm khắc và ngoan cố của chồng,
bà đành nín lặng. Bà chỉ biết cầu xin Chúa thương mà che chở cho con bà được
bình yên và mau chóng trở về. Bà lo lắng lắm, chẳng biết nó có chịu về hay
không, cả chồng và con bà đều có cái tính ngang không ai bằng. Bà đành lặng
thinh chờ ông nguôi giận.
Mấy ngày sau, bà được tin từ người họ hàng dưới Sài
Gòn. Nó xuống Sài Gòn, vào nhà người chú họ ở nhờ vài ngày. Nhờ tính thông
minh, nhanh nhẹn, vài ngày sau, nó xin được việc cho một Ga-ra sửa xe, ăn ở tại
chỗ nên nó chuyển qua đó ở. Vui có, buồn có, lo lắng đủ điều. Lòng người mẹ hiền
ngổn ngang trăm sự...
-Hay tôi đi đón nó về ông nhé? Nó đang ở dưới Sài ...
– Bà lựa lúc ông Thiên vui để mở lời.
-Tôi cấm bà. Nó đi được thì tự về được... – Ông cáu
gắt, ngắt lời bà.
Một tuần, rồi một tháng, rồi mấy tháng trôi qua. Mâu
thuẫn giữa hai cha con chẳng chịu ngừng. Đôi lúc bà thấy ông Thiên ưu tư thở
dài phiền muộn, nhưng ông vẫn nhất quyết không chịu “xuống nước”. Khổ cái hai
cha con có cái tính “ngang” giống nhau “như đúc”.
-Con ơi! Con thương mẹ, thương em con, mà về xin lỗi
ba con đi con à! – Bà sụt sùi trong nước mắt.
-Mẹ cứ về nhà đi, khi nào “ổng” xuống xin lỗi con
thì con về. – Nó nói trong hậm hực.
Ông biết bà đôi lần lựa lúc ông đi công lo công việc
ở xa mà lén xuống thăm nó, rồi bà cũng giấm dúi cho tiền nó. Ông cũng cố tình
làm như không biết. Dẫu vậy hai cha con vẫn chưa nói với nhau một câu nào.
Lâu dần rồi cũng nguôi. Nó bỏ đi cũng gần hai năm, rồi
quen một cô gái dưới đó. “Trai phiêu bạt gặp gái giang hồ”. Nó cũng chẳng cần
cưới hỏi hay xin phép gì. Nó và cô gái đó về ở với nhau, trở thành vợ chồng.
Thuê nhà trọ, hai vợ chồng cũng lo liệu được êm thấm. Bà mẹ cũng lên thăm, cũng
chẳng biết khuyên giải thế nào, chỉ biết xin Chúa con mình sống tốt. Đứa con
dâu cũng biết thân biết phận, thưa đáp rất phải phép. Ông Thiên cũng phong
phanh biết chuyện nhưng chẳng phản ứng gì. Ông bùi ngùi suy tư...
Vợ chồng nó sinh được một đứa con trai kháu khỉnh, vợ
chồng vui mừng, bà mẹ xuống thăm, sắm đủ thứ cho cháu. Bà dặn dò con dâu đủ điều
về cách chăm con nhỏ, kiêng cữ này kia. Ông Thiên biết tin vui lắm nhưng cũng
chẳng nói gì, ông cũng lén xem tấm hình cháu nội mà vợ ông có được, nhìn đứa
cháu nội kháu khỉnh, bụ bẫn, ông tủm tỉm cười một mình... Dù sao cũng là máu mủ
nhà mình, là đứa cháu nội đầu tiên nên ông vui lắm.
-Bữa nào bà bảo vợ chồng thằng Thiên về nhà chơi ít
bữa
- Ông chần chừ mở lời.
-Được...được... Để tôi nói nó ... - Lòng bà Thiên
như chưa bao giờ vui thế. Nỗi khổ tâm bấy lâu nay đè nặng trong lòng bà nay phần
nào đã được trút bỏ. Bà vui mừng đáp lại.
-Khi nào con rảnh, con sẽ về... - Nó trả lời bà cụt
lủn. Nó vẫn tự ái, nó vẫn giận ba nó. Đã quá lâu rồi nên nó thấy ba nó với nó
như xa lạ quá rồi. Có lẽ nó chỉ về khi ba nó chịu xuống xin lỗi nó.
Ông Thiên có đôi lần gặng hỏi vợ, nhưng bà Thiên nói
đổ rằng nó bận việc chưa về được. Ông cũng biết nó còn giận ông, chuyện lâu quá
rồi, nhưng xin lỗi nó sao mà khó quá... Ông ưu tư đủ điều. Ông nhớ mặt nó, ông
mong gặp cháu nội, ông thấy thiệt thòi cho đứa con dâu, ông suy nghĩ về “việc Đạo
Nghĩa của con ông”... Nhưng ông đành bỏ ngỏ.
-Con thu xếp về nhà chơi còn à! Rồi cũng phải làm giấy
tờ, hợp thức hóa cho vợ con nữa chứ, con không định Rửa tội cho thằng cu Bin
hay sao... Mình là người có Đạo mà con. Ba con có nói với mẹ như vậy, ráng thu
xếp mà về nha con... – Bà nhẹ nhàng nói với nó.
-Vâng... Để con thu xếp... - Nó vẫn trả lời qua loa
rồi lảng qua chuyện khác.
Vợ nó cũng chẳng dám đòi hỏi điều gì. Có đôi lần vì
tiện đường nên nó cũng tạt vào 38 Kì Đồng, vào nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Có
khi nó chỉ đứng trước tượng đài Đức Mẹ một lát, có khi ngồi trong nhà Thờ một hồi
lâu, có khi cũng chỉ dựng xe đứng bên ngoài hàng rào một lát rồi đi, chẳng biết
nó có cầu nguyện hay đọc Kinh gì không... Bấy lâu nay nó có “Lễ lạy” gì đâu.
Lòng nó cũng khổ tâm lắm... Nhưng không hiểu sao nó vẫn chưa chịu về.
Có lần vừa ngồi ăn cơm vừa xem Ti-vi cùng vợ con, thấy
quảng cáo cảnh gia đình đoàn viên ngày Tết. Thằng con hai tuổi vô tư bập bẹ nói
theo: “Vậy mình còn được gặp ông bà mấy lần nữa hả ba?” “Liệu sức khỏe ông bà
có tốt không ba?” Lòng nó như thắt lại, một nỗi ái ngại, bề bộn len vào trong
lòng đôi vợ chồng. Đứa con thơ vẫn hồn nhiên nói theo với cái giọng miền Nam thật
dễ thương... Nó cúi đầu lùa vội chén cơm cho xong bữa...
Chuyện nó định làm thì chưa làm được. Chuyện ông
Thiên muốn làm cũng chưa làm được. Ông bị té xe, tưởng chỉ bị xây xát nhẹ nhưng
đưa đi cấp cứu thì không kịp. Ông chết quá đột ngột. Vợ ông nghẹn ngào gọi điện
cho nó. Gạt bỏ tất cả công việc, nó tức tốc đón xe về nhà.
Nó lại nức nở khóc: “Ba ơi! Con xin lỗi
ba...hu...hu...hu...”
Mồ hôi chảy trộn cùng dòng nước mắt nóng hổi, nó
khóc... tiếng khóc càng xót xa. Hai cha con nó giống nhau quá, bên ngoài là cái
mũi dọc dừa còn bên trong thì tình cảm thật nhiều, và tự ái cũng thật nhiều. Nó
như “Đứa con hoang đàng” chạy về quỳ bên chân người cha mà xin lỗi, chỉ khác là
đã muộn quá. Ông Thiên chẳng thể được thấy mặt đứa cháu “đít tôn” của mình, chẳng
thể bồng bế đứa cháu mà đi khoe khắp xóm làng, cũng chẳng thể có được một bữa
cơm đầy đủ cả gia đình nữa rồi.
-Con hứa với ba...! Ba ơi ba! – Nó hứa với ông Thiên
hay là nó hứa với chính lòng mình. Giờ đây nó biết phải làm gì để ông Thiên được
yên lòng. Những gì nó chưa làm được, những gì nó bỏ ngỏ thì giờ đây nó sẽ làm.
Tiếng chuông Nhà thờ dường như ngân vang và trong trẻo
hơn hẳn mọi khi, hay đã lâu lắm rôi bây giờ nó mới nhận ra như thế. Thánh lễ an
táng dành cho ông Thiên bắt đầu. Một Thánh Lễ cuối cùng dành cho ông nhưng lại
là Thánh Lễ bắt đầu lại đối với thật nhiều người. Một Thánh lễ đoàn viên, một
Thánh lễ của sự trở về đối với nó – “Đứa con hoang đàng”.
_____________________________
CON ĐƯỜNG ĐỊNH MỆNH
*Maria Tạ Thị Yến, sinh năm 2000
Giáo xứ Phú Túc
Đứng dưới gốc cây, nó khóc gào lên, hét thật to,
khóc thét như vang trời lở đất, tâm trạng ấm ức điên đảo, nó bực bội khó chịu đến
nỗi có những hành động như vậy! Nó khua tay ra bụi cỏ tranh bên cạnh nắm lấy giật
thật mạnh rồi hai tay cứ thế vò tan tành nắm cỏ tranh. Tay đã rươm rướm máu
nhưng bây giờ có đau đến mấy cũng chẳng nhằm nhò gì so với nó cả. Xòa hai bàn
tay ra trước mặt nó ôm chặt lấy đầu, tay nó như muốn vò nát mớ tóc. Khi mắt đã
ướt đẫm, nó nhìn mọi vật xung quanh như mờ mờ, ảo ảo, ngửa mặt lên trời hít một
hơi thật sâu, mọi nỗi buồn khổ trong lòng nó như được trút hết đi, giờ nó không
còn khóc thêm được nữa. quỳ gối xuống dựa đầu vào thân cây, mắt lúc lim dim lúc
nhắm hẳn.
Hồi tưởng lại
ký ức nó sống hạnh phúc bên gia đình, nơi đó có cha mẹ yêu thương, chiều chuộng.
Nó trở nên tự hào, hãnh diện khi tiếp xúc với mọi người, nó kiêu căng, bạc đãi,
khinh rẻ với những đứa thấp hèn. Cuộc sống đâu phải lúc nào cũng như vậy, nó
ngày một lớn khôn theo thời gian, biết nhận thức cái gì là đúng và sai. Nó có cảm
giác ba nó không thương nó như hồi bé và ngày càng xa nó dần. Nó buồn và nhiều
khi ghét ba nó, chỉ có rượu làm bạn với ba thôi sao? Còn mọi thứ xung quanh trở
nên dư thừa,cặn bã với ba thôi sao? Một mình mẹ quần quật suốt ngày, ăn không
ngon ngủ không yên lại còn bị ba nó dày vò, nó ức thay cho mẹ. Mỗi khi thấy mẹ
khóc nó khóc theo; ước gì ba nó trở về như cũ để gia đình ngày trở nên hạnh
phúc như xưa. Vì uống rượu quá nhiều, ba nó đổ bệnh. Chữa khỏi được vài bữa,
nhưng rượu đã thấm vào máu quá nhiều ba nó không tài nào kiêng được, rồi lại cứ
uống, lại đổ bệnh lần nữa, lại chạy tiền điều trị, cứ như vậy. Gia tài gần cạn
kiệt, đến khi bệnh không thể chữa được nữa, ba nó qua đời lúc nó vừa mới 12 tuổi.
Cũng từ lúc ba mất, nó đến nhà thờ thường xuyên để cầu
nguyện mong gia đình được bình an, chứ còn hồi trước nó đâu còn đi lễ ngoài
ngày tết đâu! Trước đây, chỉ vì ấm ức, nó mong cho ba không còn tồn tại để nó
được yên, bởi ba nó cấm đoán, dọa nạt nó đủ kiểu, lúc đó nó chỉ mong rời càng
xa nhà càng tốt, tự do không ai ràng buộc. Đó là những suy nghĩ hẹp hòi của nó.
Ba nó mất rồi giờ chỉ còn mẹ con dum dúm, chẳng phải đó là ước nguyện của nó
sao? Giờ đây, nó mới hồi tiếc, nó hối hận vì không còn ba, không còn được yêu
thương như những đứa cùng tuổi, nó buồn lắm, một nỗi buồn, nỗi đau lắng đọng lại
trong tim. Mẹ nó ngày phải suy nghĩ nhiều, làm lụng quá sức cũng đổ bệnh ngày một
nặng; một cảm giác sắp mất mẹ đang đến gần, nó sợ lắm, sợ lại bị mất mẹ, một
mình cô đơn lạc lõng, biết dựa vào ai?
Ngồi góc giường nó khúm người, gục đầu vào đầu gối,
hai tay ôm chặt lấy chân, nó kêu xin, nước mắt muốn ào ra nhưng phải cố kìm nén
vì sợ mẹ sẽ thấy. Nó ngước đầu lên rồi lại cúi xuống, từng giọt nước mặn đắng
rơi xuống giường. Mỗi buổi chủ nhật, nó đến trước mọi người chừng 30 phút, quỳ
dưới chân Đức Mẹ mà khẩn khoản van xin với Mẹ; Bởi chỉ có Mẹ là mẫu gương cầu
nguyện hoàn hảo luôn chuyển cầu cùng Chúa cho mọi người.
Rồi mẹ nó cất bước theo ba đi về nơi cuối con đường,
để lại mình nó với lời căn dặn: “Con nhớ
sống thật tốt đấy! mẹ sẽ luôn dõi theo con”. Nó òa lên khóc, ôm chầm lấy mẹ.
-Mẹ ơi! Mẹ đừng đi, đừng bỏ rơi con một mình mà! Con
còn bé, mới 14 tuổi thôi mà! Con đau lắm, con sợ mất mẹ. Mẹ mà đi con biết sống
và bắt đầu như thế nào đây mẹ? nó tuyệt vọng ngất lịm
Khi tỉnh lại mọi người đưa mẹ đi chôn cất, nó gào
thét chạy theo, giãy giụa nhưng cũng vô ích.
Trở về căn nhà nhỏ chỉ còn lại mình nó lạc lõng, nó
đành phải nghe theo mọi người xung quanh, sống cùng với người cô ruột, đem nỗi
đau đó chôn tận dưới đáy tim.
Cuộc sống giờ đây đối với nó qúa nhàm chán, ít được
vui, cô chú đối xử với nó cũng không tệ nhưng có điều gì đó hối hận tồn tại
trong tim nó như vết bầm tím, không tan được. Ngày ngày làm lụng vất vả, nó thấy
mình thiệt thòi vô cùng trong khi mấy đứa cùng trang lứa mải mê đua đòi, chạy
nhảy mà nó phải bận rội cả ngày. Nó ước được như bon nó, được chiều chuộng, yêu
thương nhưng đó chỉ là trong quá khứ. Nó đành ngậm ngùi làm bạn với những giọt
nước mắt, những dòng nhật ký, những suy nghĩ tự an ủi bản thân, chỉ cần ai đó
chạm nhẹ vào nỗi đau này, nó sẽ vỡ òa ra mà không ai kiềm chế nổi.
Mỗi khi vô tình bất cẩn khi làm việc, nó lại bị chú
mắng, rồi buông ra những lời cay nghiệt, nó ức lắm nhưng chỉ lặng lặng giữ cái
tủi đó trong lòng, nước mắt cứ chảy dài mà đâu ai có biết. Nghĩ lại lúc ba mẹ mắng,
nó đâu có nghe, động tí là giận dỗi và mong mình không còn ở căn nhà này nữa.
Giờ đây, thoát ra khỏi ngôi nhà ấy thì nó lại muốn trở về mà gia đình được sum
họp. Bởi đâu còn ngôi nhà nào có thể mang lại hạnh phúc cho nó, ba mẹ mắng đã
thấy ấm ức nhưng lời người ta nói càng ấm ức hơn đến cả trăm phần Nghĩ tới đây,
nó chợt tỉnh, trước mặt nó một người có vẻ mặt hiền dịu đang vỗ vai an ủi, nó sững
người.
-Sao sơ lại ở đây?
-À! Sơ đi thăm vườn nhà con, vườn rộng thật mà sao
con lại ngồi ở đây?
Vẻ mặt buồn rầu, cố hết lời, nó nói hết những sầu lo
cho sơ nghe và nghĩ: có phải tất cả đó là sự bù đắp cho sự kiểu ngạo của nó mà
nó đối xử với mọi người trước kia. Nghe xong, ánh mắt sơ long lanh nhìn nó thật
trìu mến và phải an ủi nó hồi lâu thì tâm trạng nó mới đỡ hơn hẳn. Nó thủ thỉ với
sơ:
Khi học xong con sẽ dâng hiến trọn cuộc đời con, cố
gắng gạt bỏ những khúc mắc nỗi khổ tâm, uất ức hay ghen ghét, hận thù, con biết
sẽ không thể quên nhưng con tin rằng Chúa sẽ giúp con và thời gian sẽ mau chóng
sẽ làm nhòa đi tất cả, dù sao đi nữa con sống no đủ đến ngày hôm nay cũng là nhờ
mọi người và sự bình an của Chúa,
Nói xong nó bước đi thong thả lòng đầy nhẹ nhõm.
___________________________
CON
RẤT YÊU CHA SỞ GIÁO XỨ KON HRING
*Maria Y
Thanh Bình, sinh năm 2004,
Giáo xứ Kon Hring
Ngày
13/11/2013 Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh đã bổ nhiệm Cha Tiên làm
Cha sở giáo xứ Kon Hring và làm Cha hạt trưởng giáo
hạt Đăk Mót. Cha Tiên tên là Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên, Cha sinh năm
1953, năm nay Cha được 63 tuổi. Cha Tiên đang phục vụ tại giáo xứ Kon
Hring. Dáng của Cha cao vừa vừa và mập. Hằng ngày Cha thường tập thể
dục vào buổi sáng và buổi chiều. Cha đá bóng cùng với các bạn
thiếu nhi. Rồi buổi trưa và buổi tối Cha Tiên đạp xe đạp xuống nhà thờ
cũ ăn cơm ở dưới đó, khi ăn xong Cha mở tivi cho các bạn nội trú ở
với các sơ dòng Phao-lô xem phim, rồi đúng 9 giờ Cha lấy xe đạp Cha về
nhà thờ mới, Cha đi ngủ, rồi Cha dậy 4 giờ sáng để Cha dâng lễ cho
chúng con.
Thánh lễ
xong Cha dặn chúng con xếp truyện, xếp sách hát cộng đồng…, mỗi khi
dùng xong. Cha dặn chúng con xong Cha bảo 6 người đi theo Cha đi dâng lễ
ở làng khác nữa. Chúng con đi theo Cha dâng lễ tại các làng xa như: Nông
Trường, Kon Nong, Kon Mong… Khi Cha Tiên làm lễ xong các làng khác rồi
Cha dẫn chúng con về làng rồi Cha mở cho chúng con xem tivi. Rồi Cha cho
chúng con ăn kẹo, ăn bánh uống sữa. Cha Tiên bảo chúng con quét nhà
và lau nhà để lúc nào cũng đẹp. Rồi Cha bảo các giunio đến sinh hoạt
rồi Cha cho chúng con ăn cơm nếp và bánh mì rồi uống sữa nữa, và Cha
cho chúng con ăn bánh sinh nhật nữa.
Cha Lê
Tiên xây cho giáo xứ chúng con nhà sinh hoạt giáo lí và mỗi phòng
học có quạt và 2 cái đèn, và ở ngoài nhà sinh hoạt có hình Chúa
Giê-su bằng kính màu nữa. Bên trong nhà thờ có máy chiếu để chiếu trong
thánh lễ. Cha đã mua cho chúng con máy tính để chúng con tập gõ chữ
và Cha dặn chúng con phải giữ gìn cẩn thận và không được chơi gem và
xem nhạc. Cha mua cho chúng con tivi để chúng con xem phim hoạt hình và
Cha còn cho chúng con những đồ chơi như cầu lông, và bi lắc nữa. Cha
xây cho chúng con nhà vệ sinh rất là sạch sẽ và có phòng tắm nữa.
Ngày
ngày Cha thường mặc áo thun và quần đùi. Cha Tiên rất hiền lành, mỗi
khi các bạn làm hư đồ của Cha thì Cha không giận nhưng Cha chỉ nhắc
lần sau làm cẩn thận hơn thế nữa. Mai sau dù Cha đi xa, chúng con sẽ
vẫn nhớ những tình cảm mà Cha đã dành cho chúng con. Hồi trước lúc
chúng con nghỉ hè Cha dẫn chúng con đi Qui Nhơn, và đi thăm mấy Cha ở đó
rồi Cha dẫn chúng con đi tắm biển.
Hàng
tháng, các làng tập trung ở nhà thờ Kon Hring để rửa tội cho các em
bé. Rồi Cha Tiên ngồi tòa giải tội để giải tội cho người lớn. Cha
nói với chúng con: “Các con ơi, các con có muốn theo Cha xuống Kon Tum
đi dự lễ Truyền Dầu không?” Chúng con đáp: “Muốn!”, rồi Cha dẫn chúng con
đi. Lễ xong Cha cho chúng con ăn bánh, ăn kẹo trong xe rồi về đến nhà
thờ Kon Hring, Cha nói với chúng con: “Các con ơi, các con nói với các
chị giáo lí viên là tập múa bộ lễ cho các con, để đến lễ Mừng Chúa
Phục Sinh các con sẽ múa ở nhà thờ vào chiều thứ bảy và sáng Chúa
Nhật”. Khi múa xong Cha bảo các chị giáo lí viên đi phát bánh cho các
em thiếu nhi trước đã rồi phát cho người múa sau. Cha nói với chúng
con: “Ngày mai là ngày Chúa nhật các con sẽ đi lễ hai, đừng đi lễ
nhất nhé, để học giáo lý. Khi học giáo lý xong rồi đi lễ”. Rồi Cha
Tiên nói với Cha Hoàng: “Cha Hoàng ơi, cha Hoàng dặn các em là khi Cha
đọc Tin Mừng thì các em đừng nói chuyện nhé!” Cha Tiên hỏi tên của
con: “Con tên gì?”, “Con tên là Y Thanh Bình, con học lớp 6D”.
Chúng con
học ở nhà thờ Cha Tiên mua cho chúng con một cái bảng và một hộp
phấn. Cha Tiên nói cho chúng con là không được viết bậy lên bàn ghế.
Khi chúng con đang học, Cha vào lớp và dặn chúng con ba điều và Cha
cho mỗi người một cái bút. Điều thứ nhất là không được xé sách
truyện, đọc xong thì xếp lại gọn gàng. Điều thứ hai là không được
xé vở học. Điều thứ ba là đi vệ sinh thì phải dội nước sạch sẽ. Cha
Tiên bảo chúng con làm kem để ăn, và Cha còn nói là làm ít thôi để
dành ngày sau nữa. Lễ Nô-en, Cha Lê Tiên cho mỗi người một chai nước
ngọt. Buổi tối Cha Lê Tiên nói với chúng con Cha chúc chúng con ngủ
ngon và mơ thấy Chúa.
Con rất
thích Cha Lê Tiên vì Cha dẫn chúng con đi chơi ở biển Quy Nhơn và đi
theo Cha dâng lễ các làng xa. Cha còn mua cho chúng con mấy đồ chơi thật
đẹp và mua tivi cho chúng con xem và máy tính miễn phí cho chúng con
tập gõ văn bản. Cha đang xây nhà xứ cho chúng con, xây xong nhà xứ rồi Cha
mới xây nhà thờ. Con rất yêu thương Cha Tiên ở làng Kon Hring và Cha cũng
yêu thương chúng con. Cha luôn dạy chúng con các điều tốt đẹp và khi
Cha dâng lễ và Cha luôn nhắc nhở điều tốt trong bài Tin Mừng. Khi con
thấy Cha đi xe trên đường thì con chào thật to: “Con chào Cha ạ” và Cha đáp
lại: “Cha chào con”. Con rất thích Cha sở Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên. Xin
Chúa ban cho Lê Tiên nhiều điều tốt đẹp và ban cho Cha sức khỏe nhiều
hơn. Và chúng con ban cho Cha Lê Tiên nhiều niềm vui hơn.
______________________________
LÒNG
THƯƠNG XÓT CHÚA
*A-nê Nguyễn Thảo
Như, sinh năm 2007,
Giáo xứ Ia Dreng
Giáo xứ
tôi tuy nghèo, xưa kia các anh chị Huynh trưởng và Cha xứ cũng ở xa nhà thờ của
chúng tôi. Vì vậy, tôi đã kể cho nhiều người chưa biết về Lòng thương xót của
Chúa.
Tôi đã
nhiều lần đi lễ, và tôi đã biết vè Lòng thương xót của Chúa là gì. Đó là Chúa
chăm sóc, che chở, bao bọc cho chúng tôi, và dạy chúng tôi làm những việc lành,
không làm điều dữ. Khi tôi biết vậy thì tôi đã kể cho những bạn siêng đi lễ
khác biết. Chúa nhật, đi học giáo lý, tôi cũng kể cho mấy bạn cùng lớp về Lòng
thương xót Chúa. Và tôi hỏi các bạn rằng: “Các
bạn có biết Lòng Chúa thương xót là gì không?” Đó Là Chúa bao bọc ta và
những người xung quanh, Chúa che chở ta và những người nghèo khó, Chúa chăm sóc
ta để ta có sức mà loan báo về lòng Chúa thương xót, Chúa dạy dỗ ta hiền lành,
biết ủng hộ những người nghèo khó,những người đói khát đang trông đợi Chúa đến
để chữa lành cho những người ấy.
Trên đời
này không có ai có lòng thương xót của Chúa cả: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng.” Vì vậy, Bí tích Thánh
thể, Bí tích Tình Yêu, Bí tích của Lòng thương xót, Mầu nhiệm Chúa Ki-tô là mấu
nhiệm vượt qua mọi sự suy tưởng của loài người, giống như mầu nhiệm Chúa Ba
Ngôi vậy, và cũng như mầu nhiệm Thánh thể chỉ có tình yêu của Thiên Chúa mới
diễn tả nổi. Nói về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, bút mực nào của
thế gian mà diễn tả hết được, đến nỗi Tin mừng của Gio-an kết luận bằng một câu
như sau: “Nếu viết lại từng điều thì
thiết tưởng thế gian không đủ chỗ mà chứa sách” Tình yêu của Thiên Chúa
khác hẳn tình yêu của Người ta, con người thế gian chỉ thích những cái mà mình
thích và chỉ những ai phù hợp với mình. Nếu Đức Giê-su cũng có một tâm tình như
vậy thì loài người chúng ta chẳng có ai được cứu rỗi. Vì toàn thể chúng ta không
ai tốt với Đức Giê-su. Nhưng Thiên Chúa vẫn cứ đặt Tình yêu của Ngài ở giữa
những con người như thế, để yêu tất cả và ở lại mãi với chúng ta mọi ngày cho
đến tận thế. Nơi Bí tích của lòng Chúa thương xót.
Vì vậy ta
phải loan truyền danh Chúa đến muôn ngàn đời.
____________________________
TÔI
YÊU NHẤT GIÁO XỨ KON HRING
*Maria Y Ri,
sinh năm 2004,
Giáo xứ Kon Hring
Làng tôi
có tên gọi là làng Kon Hring và có tên gọi khác nữa là thôn 5 ở xã
Diên Bình huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum. Ở đây giáo xứ chúng tôi được
thành lập từ rất lâu rồi từ năm 1852 về trước nay đã được 164 năm
rồi. Dân tộc Xê-đăng chúng tôi là dân tộc theo Đạo đầu tiên nhất trên
miền truyền giáo Kontum.
Giáo xứ
Kon Hring khoảng 10.000 người. Ở đây ai cũng là dân tộc Xê-đăng. Làng tôi
có rất nhiều nguồn nước giọt. Tôi thường cõng cái gùi trên lưng để
đi lấy nước đem về nhà. Tôi thích nhất là được đi tắm nước giọt vì
ở đó có những cánh đồng bao la xanh mát, có nước mát để tắm, có
những đàn cò bay lả bay la trên cánh đồng, được thấy các con khỉ trong
rừng, được vui chơi với các bạn và được leo lên cái võng bằng cây
rất lớn. Cây tự mọc thành một cái võng. Chúng tôi thường chơi với cái
võng này lắm vì đó là cái võng mọc từ trên cây này sang cây khác
thành một cái võng rất tuyệt vời.
Giáo xứ
có hai nghĩa địa, Cha Calistô Bá Năng Lý được chôn cất ở nghĩa địa
thứ hai. Chúng tôi rất quý nơi chôn cất tổ tiên của chúng tôi. Hằng
năm đến tháng mười một cầu nguyện cho linh hồn người chết, chúng tôi
rủ nhau đi cuốc đất làm cỏ, tưới nước, trồng hoa, thắp nến và cầu
nguyện cho họ.
Những lễ
hội của làng là lễ hội máng nước, lễ hội mừng lúa mới…, rất đông
vui. Các lễ đám cưới được Cha làm phép cưới rồi thì mới ăn mừng. Lễ
đám cưới được tổ chức ở ngoài sân. Mọi người vui mừng nhảy múa,
hát, uống rượu. Lễ hội xin thánh hóa nước trong lành, đêm lễ Chúa Phục
Sinh mỗi làng đều khiêng một ghè nước thánh về làng. Những lúc họp mọi
người tụ tập ở nhà rông rất đông. Nhà rông được làm bằng lá cọ,
nền được làm bằng gỗ, nhà rông ở cạnh trường Tiểu Học Lê Văn Tám
và Mầm Non Sơn Ca.
Giáo xứ Khon
Hring chúng tôi rất rộng lớn. Nhà thờ cũ mái nhà được làm bằng lá cọ
nhưng bây giờ đã được Cha Phan-xi-cô Xa-vi-e Lê Tiên xây một ngôi nhà sinh
hoạt rất xinh đẹp. Nhà sinh hoạt được Đức Cha A-lô-si-ô Nguyễn Hùng Vị
làm phép khánh thành vào ngày 25/1/2016. Ngoài sân rất rộng lớn, ở
đây Cha Hoàng và mọi người thường đá bóng. Mỗi lúc Cha Hoàng có
bánh kẹo Cha cho chúng tôi ăn. Xung quanh cái sân là trồng những cây
cảnh rất đẹp. Có cái cột rất lớn là những bóng đèn tỏa sáng. Vào
những dịp múa chúng tôi thường tập trung ở đây. Trước nhà sinh hoạt
là trồng cây trong chậu cây rất đẹp. Trong nhà sinh hoạt có một phòng
cho Cha Tiên và một phòng cho Cha Hoàng. Trong các phòng học giáo lý
có bàn ghế, cái bảng. Trên cái bảng có ảnh cây thánh giá treo Chúa
Giê-su. Bên trên có cái bóng đèn, máy quạt và có ổ cắm. Nền được
làm bằng gạch men màu nâu, tường được sơn bởi màu vàng. Cạnh phòng
học giáo lý có nước để tưới cây hoa xung quanh nhà xứ. Phòng học
giáo lý giúp chúng tôi sinh hoạt rất sạch sẽ. Có một phòng đối
chúng tôi rất là quan trọng là phòng làm lễ, vì chưa có nhà thờ mới.
Phòng này rất lớn, phía trước có cây thánh giá lớn treo Chúa Giê-su.
Sáng nào cũng có thánh lễ và chiều thứ ba, năm, bảy là lễ cho thiếu
nhi, thứ tư là chầu Thánh Thể Chúa Giê-su, thứ sáu đàng thánh giá.
Đặc biệt ngày Chúa nhật có lễ rất lớn. Mọi người đến dự lễ rất
đông. Mỗi khi có các lễ lớn mọi người đến đây rất đông đảo để dự
các lễ như: Giáng Sinh, lễ Tro, lễ Lá, lễ Phục Sinh,… Khi mọi người
đến dự lễ lớn Cha dâng lễ ở ngoài sân vì trong nhà nguyện không đủ
để mọi người dự lễ. Những dịp lễ lớn ấy có rất nhiều người kinh
bán hàng, khi hết lễ mọi người đi lễ về rất nhiều đến chật cả
đường. Cũng có những người ở làng xa đi dự lễ ở đây mang theo chiếu
để ngủ mà dự lễ vào sáng hôm sau. Lễ sáng xong Cha cho mọi người
bánh ai ai cũng được một cái để ăn. Khi Cha phát bánh cho mọi người
Cha cười. Có những người đi xung quanh nhà giáo lý để ngắm cái vẻ
đẹp của nó. Vào dịp lễ Giáng Sinh, nhà ai ai cũng chuẩn bị làm hang
đá và ở giáo xứ mọi người cùng nhau làm hang đá rất lớn và đẹp đẽ
để đón Chúa Giáng Sinh.
Trong giáo
xứ Cha mua cho mọi người một cái ti-vi rất lớn và đẹp để xem phim.
Cha mua những đồ chơi như: bi lắc, bóng bàn, cầu lông và mua truyện
nhiều ơi là nhiều. Cha trang bị phòng máy tính cho các bạn học,
người dạy cho các bạn là chị Vân, con út của chú giáo phu A Kă làng
tôi. Ngày nào tôi rảnh tôi thường đến nhà sinh hoạt giáo lí để chơi
với các bạn hoặc tưới hoa hay quét lau nhà sinh hoạt để cho nhà luôn
sạch sẽ mỗi ngày. Lúc lau nhà sinh hoạt giáo lý chúng tôi thường vui
đùa nhảy múa vì chúng tôi rất vui khi làm một việc tốt. Lau xong,
chúng tôi chơi những đồ chơi mà Cha đã mua cho mọi người để chơi. Tôi
thích nhất là chơi cầu lông vì trò chơi đó rất vui và bổ ích đối
với tôi.
Con cảm ơn
Chúa vì Chúa đã cho chúng con một ngôi nhà sinh hoạt rất rộng lớn
và xinh đẹp. Con cảm ơn Cha Tiên, cảm ơn các Sơ, các Yă và mọi người
đang nỗ lực xây dựng giáo xứ. Con cảm ơn Chúa vì Chúa đã cho giáo xứ
chúng con ngày càng tốt đẹp hơn. Cầu xin Chúa cho giáo xứ chúng con
được ngày càng thêm phát triển và mai sau chúng con được một ngôi nhà
thờ rộng lớn, xinh đẹp.
Tôi sẽ
cố gắng làm nhiều việc tốt để sau này làm người có ích cho giáo
xứ, nhắc nhở những người không muốn đi lễ được toàn tâm, toàn ý trở
lại cùng với Chúa. Tôi muốn nói thật to: TÔI YÊU GIÁO XỨ KON HRING.
__________________________
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA BAO LA
*Maria Bạch Thị Trâm Anh, sinh năm 2003,
Giáo xứ Ia Dreng
Lòng thương xót của Chúa con nhận ra khi cuộc sống
gia đình con được sung túc, bình an, mấy khi con nhận ra được hồng ân của Ngài
khi gia đình con lâm vào cảnh khốn khó, lầm than. Chúa Giê-su đã sinh ra khó
khăn, chịu chết và Phục sinh để con có cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay.
Con luôn nghĩ mình là một người rất ích kỷ. Chúa đã
làm cho con bao điều mà con chưa một lần cầu nguyện cho tất cả mọi người, chưa
bao giờ tĩnh tâm để nói chuyện với Chúa một lần dù chỉ một lần, chưa bao giờ
con dọn tâm hồn cho sạch trong, ngay thẳng để Chúa đến trong đời con. Nhưng con
vẫn là người thật may mắn vi Chúa đã đến bên cạnh con. Ngài đã tha thứ mọi tội
lỗi mà con đã phạm, cho con được ăn năn sám hối, không chỉ một mình con, mà
Chúa còn tha thứ cho tất cả mọi người. Chúa thật là một người đầy tình thương.
Chúa đã dạy con phải cầu nguyện cho tất cả mọi người nhất là những người thân
và đặc biệt là những người kẻ thù của mình để họ ăn năn sám hối trở về với
Chúa, để rao giảng Tin mừng và làm chứng về tình yêu của Ngài. Ngài là Đấng Duy
nhất, Thánh thiện, quyền năng và yêu thương vô cùng. Bằng đôi mắt Ngài ban cho
con, con không nhìn thấy Ngài mà con thấy những gì Ngài làm cho con. Con không
thể nào kể hết nhưng chỉ để lại trong câu thơ sau:
“Chúa thương biết mấy
Chúa thấy sâu xa
Chúa tha vô lượng
Chúa thương thật nhiều
Nhiều lúc con không chăm chỉ học hành, không vâng lời,
đã làm cho bố mẹ và những người thân của con phải buồn phiền và Chúa phải thất
vọng về con. Thật sự con cảm ơn Chúa rất nhiều dù con biết tình thương của Chúa
đối với con là không lí do. Chúa đã hiến mình để cứu con người trần thế, nhờ
Chúa đã cứu chuộc họ nên hôm nay con mới có cha có mẹ. Trên trần gian không ai
thương con, không ai dám hy sinh tính mạng vì con, chỉ có bố mẹ là người dám để
mất mạng sống vì con và luôn hy siinh mọi thứ cho con, luôn làm điều tốt đẹp nhất
cho con. Bố mẹ của con cũng như Chúa vậy, thương yêu chúng con vô điều kiện,
nhưng chưa khi nào con làm bố mẹ vui lòng. Nhờ Chúa đã chúc lành cho bố mẹ con
nên con được sinh ra trong vòng tay yêu thương, bao bọc của bố mẹ, Cơn gió của
nước trời đã đưa con đến giữa gia đình và tạo cho con được sống theo lối sống của
một người con ngoan của bố mẹ và Thiên Chúa.
Lòng thương xót của Chúa không phải chỉ mình con nhận
được mà còn rất nhiều người, những người bệnh tật, nghèo khó, cả những người được
Chúa gọi về. Những em bé vừa được sinh ra đời đều là những người được Chúa chúc
lành để có cuộc sống mới thật tốt đẹp, để sau này đi rao giảng Tin mừng và làm
chứng cho Ngài.
Tình yêu của Chúa cao vời biết bao, không bao giờ kể
hết, những điều Chúa tạo ra và làm cho trần thế với lòng thương xót của Chúa
như lời nói nghe bên tai, như đường con bước, như sức sống và ánh sáng để trần
gian không sa vào tội lỗi. Con tin rằng lúc con viết những dòng chữ này thì
Chúa ở bên cạnh soi sáng và ban bình an cho con để con có cơ hội làm chứng về
tình yêu của Ngài như Ngài đã truyền dạy.
______________________
*Tê-rê-sa
Ngọc Hà, sinh năm 2003,
Giáo xứ Kon Hring
Mỗi giáo
xứ nào cũng đều có một giáo phu quản lý giáo xứ có quyền quản lý
mọi công việc ở giáo xứ thay mọi người dưới chỉ dẫn của Cha sở. Giáo
xứ Kon Hring của tôi cũng vậy, chú được mọi người yêu mến kính phục là
chú Pô-lê A Kă, chú là người điều hành mọi việc tại nhà xứ.
Như tôi
đã nhắc ở trên chú Kă là chú quản lý giáo xứ tôi, dưới đó cũng
còn có các chú nhỏ khác phục vụ giáo xứ cùng chú Kă. Các chú giáo
phu làm việc với nhau rất ăn ý và hòa đồng. Chú Kă chúng tôi tuy rằng
đã lớn tuổi, nhưng vẫn không ngừng phục vụ cho giáo xứ. Chú vẫn làm
việc rất hằng say không kể đến tuổi tác sức lực của mình, khiến tôi
khá ngưỡng mộ cách sống của chú. Ngôi nhà mái ấm của chú ở ngoài
mặt đường lớn. Gia đình của chú gồm 6 thành viên chính. Chú có 4
người con, có 3 người con là gái và một người con trai. Các con của
chú đều đã trưởng thành và ai nấy đều đã lập già đình, còn người
con út là chưa lập gia đình, cũng rất hằng say phục vụ cho giáo xứ.
Chú vừa là giáo lý viên và vừa là chú giáo phu, chú có một con dâu
là là cô Sang là giáo lý viên giáo xứ tôi. Các con của chú cũng đều
là giáo lý viên, các thành viên gia đình của chú ai nấp đều rất hăng
hái với phục vụ giáo xứ mình, tôi rất ngưỡng mộ gia đình của chú.
Chú đã dạy bảo con cái của mình tất cả đều khôn lớn, đã vậy chú
còn phải chăm lo cho cả giáo xứ, trách nhiệm của chú rất nặng, nhưng
chú không hề nản lòng mà ngược lại chú rất nhiệt tình hết lòng
mình…
Ngôi nhà
của chú rất đẹp, trước nhà chú được trồng rất nhiều cây cảnh, được
trồng bắp và mì, có thể nói chú không chỉ làm việc phục vụ giáo
xứ mà còn làm nương làm rẫy như bao nguời nữa. Có thể thấy chú rất
bận bịu với công việc ở nhà thờ hay ở nhà mình. Chú đã cống hiến
mình cho giáo xứ rất nhiều vì chú đã gắn liền với giáo xứ từ rất
lâu rồi mà chúng tôi dường như còn lâu mới sinh ra và thấy được mọi
thứ. Chú đã hi sinh mình và mọi thứ có thể phục vụ cho giáo xứ,
chú rất tuyệt vời làm sao, tôi rất quý chú, quý cách sống của chú,
quý con người bao dung của chú.
Chú luôn
dạy bảo, nhắc nhở giáo xứ mình sống phải có đạo có đức. Sống nề
nếp, sống văn hóa và văn minh, không nên làm chuyện xấu, không được ăn
cắp, không được đánh nhau, không được làm hại nhau, không được chê bai
nhau mà hãy biết yêu thương, giúp đỡ nâng đỡ trong mọi hoàn cảnh. Nhờ
có chú mà giáo xứ mới có những tiến bộ như ngày hôm nay,một chú giáo
phu giỏi giang, nhanh nhẹn, linh hoạt trong mọi công việc. Chú luôn tìm
những cái mới, mong cho giáo xứ mình noi theo, đặc biệt là các em nhỏ
để có tương lai sáng ngời hơn. Chú luôn dạy bảo rằng chúng ta đạo làm
người sống có trách nhiệm, có hiếu với cha mẹ mình, sống ngay thẳng
với mọi người.
Tôi sinh
ra và được lớn lên ở giáo xứ này, được tận mắt chứng kiến những
mồ hôi, nước mắt mà chú đã đổ cho giáo xứ, chú vất vả biết bao
nhiêu cho một giáo xứ rộng lớn rất khó để quản lý mọi việc. Nhưng
chú Kă không vì vậy mà bỏ bê giáo xứ, chú vẫn luôn nhiệt tình hết lòng,
hết sức với giáo xứ không màng đến khổ sở, khó khăn, chú làm tất cả
vì giáo xứ mình.
Tôi mong
sao chú sẽ vẫn khỏe mạnh để đủ sức mà còn cống hiến cho giáo xứ
chúng tôi ngày càng phát triển hơn, ngày càng tươi đẹp hơn, để các em
nhỏ sau này có thể thấy được một ngày mai tươi sáng. Cầu cho mọi
người ai nấy đều thấy được những chú làm, những cống hiến của chú
tới giáo xứ và tới dân làng của mình. Và mọi người ai nấy đều hãy
học giỏi noi gương của chú để sau này có thể cống hiến cho giáo xứ
mình bằng những việc làm, bằng những việc làm hành động, từ hành
động, từ làm việc nhỏ nhất mà có thể giúp ích được cho giáo xứ
của mình…
Chúng ta
hãy chung tay vì một tương lai sáng ngời cùng với các chú giáo phu,
cùng giữ gìn những nét riêng biệt của dân tộc ta, những văn hóa
Sê-đăng đẹp. Giáo xứ là của chúng ta, ai cũng có trách nhiệm không
chỉ riêng ai, có trách nhiệm bảo vệ cho giáo xứ của chúng mình. Tôi
vẫn rất nhớ những lời chú thường hay dạy bảo chúng tôi, vì tôi cảm
thấy rất có ý nghĩa trong cuộc sống hằng ngày của mình và có thể
dễ dàng áp dụng vào đời sống hằng ngày của mình mà không hề khó
khăn gì cả. Chú Kă dạy chúng tôi học được rất là nhiều điều hay từ
THIÊN CHÚA, từ xã hội, để chúng tôi có thể lớn lên trong vòng tay
của THIÊN CHÚA mà không sợ bất cứ ai làm hại cả.
Chú Kă
là một người chú giáo phu tuyệt vời. Cảm ơn Chúa vì đã ban cho giáo
xứ chúng con có được một chú giáo phu giỏi giang, một chú giáo ân
cần, một chú giáo nhiệt tình với giáo xứ. Cảm ơn Chúa vì chú đã
dạy chúng con những điều hay, điều tốt, điều mới lạ hữu ích. Cảm ơn
Chúa vì chú đã luôn nghiêm khắc với chúng con, vì nhờ có vậy mà
chúng con mới có thể trưởng thành được. Cảm ơn Chúa vì chú đã dạy
cho chúng con biết chúng con là con của Chúa và sẽ làm gì để tôn vinh
Chúa. Cảm ơn Chúa vì chú đã luôn theo sát bước chân chúng con để
chúng con có thể dũng cảm bước đi hằng ngày mà không cần ngại những
vấp ngã nữa, để chúng con có thể trưởng thành bằng chính đôi chân của
mình.
_____________________________
*Maria Bạch Thị Trâm Anh, sinh năm 2003,
Giáo xứ Ia
Dreng
Khi con vừa được sinh ra cõi đời đã có vòng tay cha
mẹ ấp ủ từng ngày. Cha mẹ chăm sóc con từng li từng tí và cho con đi học... tất
cả những điều đó đều là do Chúa rộng lòng xót thương ban cho con mọi điều tốt đẹp
nhất.
Khi xưa, Chúa được sinh ra trong máng cỏ hang lừa và
lớn lên sống trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ngài là Đấng Tôi tớ khiêm nhường.
Vì tội lỗi của trần thế, Người chịu đau khổ, chịu cho dân Do Thái bắt đi, bắt đội
mão gai, bi hai môn đệ của mình phản bội, gà chưa gáy thì ông Phê-rô dã chối
Chúa ba lần, còn ông giu-đa bán Ngài với ba mươi đồng bạc, bằng số tiền để mua
một người nô lệ. Nhưng Chúa rộng lòng thương xót tha thứ mọi tội lỗi của hai
môn đệ. Con cũng vậy, con đã làm cho bố mẹ, thầy cô và Chúa phải buồn vì những
thói hư tật xấu, vì tính ngang bướng cứng đầu của con. Không chăm chỉ đi học,
không siêng năng học giáo lý và không đến với Chúa mỗi tuần, con lại làm cho
Chúa thất vọng vì con. Nhưng sau khi tham dự Thánh lễ Chúa ngự vào tâm hồn con,
đã làm cho con thay đổi rất nhiều. Ngài còn ban Thiên thần bản mệnh xuống săn
sóc con, giúp con vững trí mỗi khi nản lòng, ban bình an cho con mỗi khi con ốm
đau, và giúp con làm những gì Chúa muốn để làm chứng về tình yêu của Ngài qua
cuộc sống hàng ngày của con, nơi con đang sống. Hồng ân của Ngài ban cho, con
không biết làm thế nào để đáp trả lại:
“Chúa ơi, tình Ngài cao hơn Thái Sơn
Chưa chan bao tình mến thương”
“Núi kia ai đắp nên cao
Biển kia ai bới ai đào mà sâu”
“Núi cao lớn hùng vĩ, chắc chắn
Nhưng Chúa lớn lao hơn, bền vững hơn”
Chúa tạo ra mọi điều, nhưng Chúa phải hy sinh để cứu
chuộc tội lỗi cho trần thế. Bây giờ họ đã hiểu và biết vì sao Chúa làm như vậy
và họ có thể tin vào Chúa, không sa ngã vào tội lỗi. Để mỗi người giống như các
Linh mục, các Souer, các tu sĩ nam nữ đi rao giảng Tin mừng, chứng nhân về tình
yêu của Ngài.
_____________________________
NHẬT
KÝ TRUYỀN GIÁO (I)
*Yu xe Chin, sinh
năm 1980,
Giáo xứ Hra Phú Yên
Ngày 25/10/2013
Tôi đi đến
nhà ông Blach, làng Đeôr, xã Lơng Klơng, huyện Kbang, đường đi đến là 40 cây
số. Tôi hỏi:
-Ở đây
chưa có ai đi theo Đạo à?
-Tôi muốn
đi theo Đạo nhưng ở đây Nhà Nước chưa cho phép. Nếu ai đi theo Đạo chúng tôi sẽ
mời đi lên Xã – ông trả lời
Tôi lại hỏi ông Blach:
-Sao lại
kêu, lý do gì?
Ông Blach trả lời:
-Ở đây có
2 nhà đi theo Đạo Tin Lành, Nhà Nước nhốt mấy ngày rồi thả về nhà, rồi họ xuống
kêu gọi gia đình đi lên xã liên tục, 2 gia đình đó phải bỏ Đạo vì không có thời
gian để đi làm nuôi con.
Con xin
cảm ơn Chúa.
Ngày 29/10/2013
Tôi đi đến
gặp ông Blach một lần nữa, tại xã Lơng Klơng, huyện Kbang. Tôi hỏi ông:
-Blach ơi,
ông có muốn đi theo tôi Truyền Giáo, đem Tin Mừng cho anh chị em ở xã Đac Krong
không?
Ông trả lời:
-Tôi muốn
nhưng họ có bắt chúng ta không?
Tôi trả lời ông Blach:
-Anh im
thôi để tôi nói, tôi không có buộc anh nói gì đâu!
Ông Blach nhận lời và nói:
-Tôi rất
sợ nhưng đi thử, tôi muốn nghe anh đem Lời Chúa cho họ như thế nào.
-Hai anh
em tôi đến làng Kon Lenh, xã Đac Krong, huyện Kbang, đường đi 120 cây số, rừng
núi âm u. Hai anh em vào làng Kon Lenh, gặp ông Nguynh:
-Hai anh
em muốn đi làng bên kia nhưng họ không có ở nhà, tôi thấy anh ở đây tôi thăm
anh
-Mời anh
em vào nhà chơi, nhà mình không có gì hết
-Chúc gia
đình bình an
Ông nhìn
tôi và cười, có lời nói: “Cảm ơn anh”
Chúng tôi ngồi một lát, ông Nguynh nói với
tôi: “Hai anh em nằm nghỉ một chút, tôi
đi kêu con cái của tôi và anh chị em xung quanh qua đây để uống một ly rượu cho
vui.” Sau đó chúng tôi ngồi xung quanh trong nhà của ông Nguynh, khoảng 10
người trong đó có một người Công an xã.
Ông Công
an hỏi tôi:
-Anh có
theo Đạo gì không?
-Có. Tôi
theo Đạo Công Giáo.
-Ở đây?
-Ở trên
Kontum đó.
-Nếu anh
theo Đạo thì anh kể cho chúng tôi nghe về Chúa và Đức Mẹ Măng Đen thử xem nào!
-Nếu tôi
kể cho anh thì ở đây có ai bắt không?
-Tôi: Công
an xã ở đây, ai bắt nữa! Anh yên tâm!
Tôi kể cho
ông Công an và anh chị em trong nhà: “Chúa
Yê-xu Ki-tô chết vì chúng ta. Đức Mẹ Maria luôn luôn hiền lành, dẫn dắt chúng
ta đến với Chúa”. Rồi một lúc ông Công an trả lời tôi: “Đúng rồi! Tôi không biết ngày gì thấy người
ta đi đến Mẹ Măng Đen, nhiều lắm, mấy ngàn người đến đó”. Rồi ông Nguynh
nói với anh em trong gia đình và mọi người xung quanh: “Đạo này cũng tốt phải
không?”
Một lần
nữa, ông Nguynh nói:
-Làng anh
có xa không?
Tôi trả
lời: “Xa lắm anh”.
Ngày hôm
nay anh em làm kết nghĩa đi”, ông Nguynh đề nghị.
Tôi trả
lời ông Nguynh: “Để tuần tới chúng ta kết nghĩa anh em nhé!”
Tôi ra
ngoài cầu nguyện và xin cảm ơn Chúa.
_________________________________
NHẬT
KÝ TRUYỀN GIÁO (II)
*Yuxe Chin, sinh năm 1980,
Giáo xứ Hra Phú Yên
Ngày 30/10/2013
Tôi đi đến
làng Kon Lenh gặp ông Binh xã Đac Krong, huyện Kbang đường đi 120 cây số. Ông
Binh hỏi tôi:
- Anh đi
đâu vậy?
-Tôi đi
thăm gia đình anh
-Mời anh
vào nhà, nhà mình không có gì hết.
- Chúc
bình an cho gia đình anh được mạnh khỏe.
Ông cười
và quay lại và nói:
-“Cảm ơn anh nhiều”.
Sau đó tôi
bước vào phòng khách, thấy họ làm bàn thờ:
-Anh làm
cái này để làm gì?
-Cúng
Giang.
-Giang gì?
Ông Binh trả lời tôi:
-“Giang lung tung”.
-Sao anh
không đi theo Chúa?
-Chúng tôi
ở đây chưa biết gì hết, chỉ biết cúng Giang thôi
Tôi hỏi
ông Binh:
-“Ông có muốn theo tôi đi thăm nhà thờ không?
Ông trả lời:
-“Có. Tôi thích lắm”.
Cảm ơn
Chúa.
Ngày 1/11/2013
Tôi đi đến
làng Lơ Khơng, xã Lơ Khơng, huyện Kbang, đường đi đến 30 cây số, ở đó chưa có
ai đi theo Đạo. Tôi đến gặp bà Răm, bà hỏi tôi:
-Anh đi
đâu?
-Tôi đi
thăm bà.
Bà rất vui và mời tôi vào nhà.
-“Tôi không có gì anh ơi, mời anh uống nước”.
-Cảm ơn
bà, chúc gia đình bà bình an
-Cảm ơn
anh nhiều
Trước khi
uống nước, tôi hỏi:
-“Sao bà không đi theo Đạo?” Bà trả lời:
Cán bộ nói
với chúng tôi: “Không cho phép ai đi theo Đạo. Nếu ai đi theo Đạo chúng tôi sẽ
bắt người đó về ủy ban”, nên họ rất sợ, không dám đi theo Đạo.
Cảm ơn
Chúa.
______________________________
CHA PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê LÊ TIÊN
GIÁO XỨ KON HRING
*Prangxica Y Sự, sinh năm 2003,
Giáo xứ Kon Hring
Em có một người Cha xứ tên là Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê
Tiên, năm nay Cha được 63 tuổi, Cha được bổ nhiệm làm Cha sở giáo xứ Kon Hring.
Cha cao khoảng
1m65. Tính tình của Cha hiền lành. Cha rất hiền lành nên ai cũng muốn gặp Cha hằng
ngày. Nhiều khi Cha cầu nguyện cho nhà giáo lí và nhà sinh hoạt được
trở thành to lớn cho chúng em học giáo lí. Cha cầu nguyện để xây được nhà
thờ mới. Mỗi khi thấy thì Cha giảng dạy cho chúng em là phải giữ gìn cho
nhà giáo lí cũng như là nhà của mình vậy. Hãy bảo vệ ngôi nhà học
giáo lí và nhà sinh hoạt. Khi cha mở phim hoạt hình cho mọi người
xem, ai ai cũng có lòng mến thương Cha Lê Tiên. Nhiều khi Cha mỉm cười
cũng rất xinh xắn. Cha rất quan tâm về chúng em, Cha thường cho chúng em
ăn bánh kẹo và các loại quả. Cha cho chúng em chơi đá bóng, chơi cầu
lông, chơi đá cầu và Cha cho chúng em được đọc truyện các thánh. Nhưng cha
chỉ nhắc nhở một điều là hãy giữ gìn truyện đọc và đừng phá xé
truyện, không vứt rác ở nhà sinh hoạt và nhà giáo lý. Cha rất mong
muốn nhà giáo lý và nhà sinh hoạt được sạch sẽ gọn gàng. Em lấy
cây lau sàn nhà của Cha lau mạng nhện, quét bụi quét phòng học giáo
lý. Mỗi phòng Cha bỏ được hai cái đèn một cái quạt để mùa nóng
bật quạt. Cha Tiên kiểm tra phòng học có sạch sẽ không, kiểm tra mỗi
bàn có ai vẽ bàn ghế thì cha phải nói cho những người học phòng
đấy. Khi cha Tiên họp những giáo lý viên Cha phải nhắc nhở cho các
giáo viên dạy các em phải giữ gìn sạch sẽ. Đến khi kết thúc thánh lễ,
Cha nhắc một điều để nhớ là hãy dọn nhà giáo lý và nhà sinh hoạt.
Khi chúng em làm đồ chơi của Cha hư chúng em rất là sợ, Cha chỉ nhắc
nhở phải làm cho cẩn thận trước khi chơi. Em phải dọn dẹp đồ chơi
chúng em đã làm hư của Cha. Có ngày Cha cho đồ ăn đó là quả xoài cho
ca đoàn lớn và ca đoàn nhỏ, ai ai cũng đáp lời cảm ơn cho Cha Tiên.
Cha Tiên chỉ cho những ca đoàn nhỏ và ca đoàn lớn, mỗi người một
trái. Còn những người xem phim hoạt hình ma sa và gấu rất là vui. Có
lúc Cha mở phim cho chúng em hoặc người lớn mở. Cha cho mấy chị học
máy tính miễn phí, Cha trình bày bài học, bắt đầu mở máy tính,
cách viết bài, có cách chơi trò chơi mật khẩu, cách tắt máy tính.
Mỗi ngày Cha dạy được mấy bài để mà quen thuộc. Lúc Cha đi vắng
chúng em tập làm máy tính, chúng em sợ muốn khóc. Cha nói: “Đừng có sợ, Cha đâu làm gì đâu mà sợ”.
Chúng em chưa quen thuộc với máy tính của Cha cho nên chúng em sợ không
biết bấm và không biết gõ chuột, Cha nói: “Nếu các con không biết bấm và gõ chuột thì hỏi Cha nhé!”
Chúng em bắt đầu viết bài và làm bài. Chúng em đang gõ bài dự thi Hoa
Núi Rừng II này thì bỗng như thấy Cha đang ở đây, nhìn đôi mắt của Cha
tròn như viên bi. Gõ bài dự thi xong thì chúng em xem phim. Tới khi gặp Cha ở
ngoài sân, thấy Cha đang đi tới chỗ cây cảnh, chúng em đi qua, Cha nói: “Các con đi đâu về đó? “Dạ thưa Cha chúng
con xem phim ở nhà xứ bây giờ về”. “Vậy hả, phim các con xem có hay không?”
“Thưa Cha phim hoạt hình rất hay Cha, chào Cha chúng con đi về đây Cha”.
“Chúc các con ngủ ngon” “Cảm ơn Cha, chúng con chúc Cha ngủ ngon” “Thưa Cha
con đi về đây, chào Cha” “Ừ, ừ…” Sáng sớm chúng em dậy rửa mặt, đánh răng,
chải tóc và thay đồ đi lễ. Xong lễ Cha chắc nhở một điều này, đi vệ sinh
thì phải xổ cho sạch sẽ, để vệ sinh không vi khuẩn. Làm dấu thánh
giá rồi đi về.
Cha Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên bảo chúng em tưới
hoa tưới cây cho thật đều. Nhưng chúng em phải làm gì nữa đây vì Cha
Phan-xi-cô Xa-vi-ê Lê Tiên rất là hiền lành với chúng em và tất cả
làng chúng em. Buổi sáng sớm Cha Tiên đã dâng lễ ở làng Kon Hring, rồi
làng Kon Kơ Lót hoặc các làng khác.
Một kỷ niệm mà em nhớ nhất là lễ khánh thành nhà
giáo lý sinh hoạt của giáo xứ. Khi lễ khánh thành, Cha Lê Tiên mời tất cả các
Cha mà chúng em quen biết. Và khi ở đàng xa chúng em đã thấy Đức Cha ALÔSIÔ
NGUYỄN HÙNG VỊ thì chúng em rất vui. Khi đã lễ xong thì chúng em nói
chuyện với Đức Cha ALÔSIÔ NGUYỄN HÙNG VỊ và bắt tay Cha. Em hỏi: “Cha có khỏe không?” Đức Cha ALÔSIÔ
NGUYỄN HÙNG VỊ đáp lại với chúng em: “Cha khỏe con ạ” thì em nói là “Con cảm ơn Cha nhé!” Đến trưa thì các Cha ăn trưa ở nhà
giáo xứ của chúng em. Khi đã ăn xong thì các Cha nghỉ ngơi. Đã đến
lúc các Cha về Kon Tum thì chúng em chào: “Bai bai Cha…” Em mong các Cha sống lâu và luôn nhớ các Cha. Em thấy
các Cha rất tình cảm và yêu thương chúng em. Em rất yêu và xin Chúa ban nhiều
ơn cho các Cha.
_______________________________
(Hết)
Nguồn : HOA NÚI RỪNG II
Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét