NHÀ TÔI
*Anrê Nguyễn
Hoàng Hà, sinh năm 2000
Giáo xứ Đức
Bà Biển Hồ
Ngay từ khi tôi còn bé, Thiên Chúa đã tỏ lòng thương
xót của Ngài trên tôi, khi đã ban cho tôi một mái ấm để dìu bước tôi trên cuộc
hành trình đầy thử thách và chông gai của bước đường trần thế này.
Trước đây, gia đình tôi rất nghèo. Tuy phải lặn lội
vất vả để trang trải cho cuộc sống nhưng thật sự thời gian đó là khoảnh khắc đẹp
nhất trong đời tôi. Tôi vẫn nhớ những ngày đó, những ngày cả nhà ngồi quây quần
bên nhau quanh mâm cơm đạm bạc nhưng ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Cuộc sống
đã ổn định gì đâu mà sao tình người vẫn đong đầy. Hồi đó, nhà dượng tôi ở cách
xa nhà tôi chừng ba cái dốc, mà tối nào cũng xuống nhà tôi chơi. Khoảng thời
gian đó như còn mãi trong tôi, nó là mối dây giữ được gia đình tôi và mọi người.
Nhưng bây giờ thì khác rồi. Cuộc sống thì đầy đủ
hơn, nhà cửa thì khang trang rộng rãi hơn nhưng có phần gì đó tẻ nhạt dần. Từ
khi hiểu chuyện tôi thấy gia đình mình như mất dần sự liên kết, rất ít khi cả
nhà ngồi nói chuỵện vui vẻ bên mâm cơm gia đình như trước. Tôi như dần xa lánh
mọi người và trở nên trầm tính hơn. Nay dượng đã chuyển nhà xuống ngay trước cổng
nhà tôi, đi vài bước là tới mà một năm qua nhà nhau được mấy lần. Mọi thứ tốt đẹp
trước kia dường như vùi tắt trước mắt tôi.
Điều gì đã khiến mọi sự thay đổi như vậy. Thời gian,
tiền tài hay chính con người ta. Tôi cảm thấy sợ hãi vì những thay đổi đó. Đôi
lúc tôi muốn nói với cha mẹ, cảm giác của tôi về cuộc sống hiện tại, nhưng tôi
chưa đủ can đảm. Có lúc tôi đã trách Chúa, tại sao Ngài lại lấy đi cuộc sống
bình yên trước kia của tôi. Nhưng có lẽ tôi đã lầm khi trách Ngài. Thật sự
chính sự kiêu ngạo, sự tranh đua về tiền tài, sự thay đổi của xã hội là những yếu
tố tạo nên khoảng cách giữa người với người và làm đứt mối dây liên kết với
Thiên Chúa.
Trong năm thánh Lòng Thương Xót này, xin Chúa hãy
tuôn đổ hồng ân của Ngài trên chúng ta, đê sợi dây liên kết thiêng liêng giữa
chúng ta thêm bền chặt. Xin Ngài thay đổi mỗi con người chúng ta, để chúng ta
biết mến yêu, biết san sẻ như Ngài. Xin Mẹ Maria hãy ở cùng chúng ta, để chúng
ta biết thưa tiếng “Xin Vâng” và biết ra đi thực thi công trình bác ái như Mẹ.
Cầu xin Chúa Thánh Thần đồng hành cũng chúng ta để chúng ta ra đi loan báo tin
mừng bằng chính đời sống thường nhật của mình.
_____________________________
NHỮNG ĐIỀU ĐỂ NHỚ
*Maria Tạ Thị Mỹ Quyên, sinh năm 2002
Giáo xứ Phú
Túc
Cuối buổi học hôm nay, cô giáo dạy Ngữ Văn cho chúng
tớ đề tài viết bài luận. Đó là một đề tại vừa lạ lẫm vừa quen thuộc: “Hãy kể lại
những điều đáng nhớ có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn”. Những điều đáng nhớ ư?
Giữa vòng quay bất tận của cuộc sống này, có bao nhiêu điều để nhớ: có thể là
khi là nụ hoa hồng bạn vung trồng bấy lâu bỗng dưng xòe nở giữa một ban mai đẹp
tươi; đó là khi lần đầu tiên đứng trước hàng trăm người Công giáo đọc bài đọc
và đáp ca; đó cũng có thể là điểm số cao ngất ngưỡng như một sự đền đáp ngọt
ngào cho những ngày không ngừng phấn đấu và nỗ lực. Khó khăn biết bao! Tớ chỉ
biết bắt đầu bài luận của mình bằng một câu nói giản đơn:
“Tớ kể chuyện này”
Chủ nhật là ngày mà bao học sinh như tớ luôn thích
thú mong đợi nhất. Chủ nhật là ngày mà những đứa bạn cùng lớp tớ hay kéo nhau
đi chơi, cùng nhau tổ chức buổi dã ngoại…Nhưng gia đình tớ không như vậy. Vào mỗi
Chủa nhật, tớ cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa bù cho những ngày bận rộn trong tuần rồi
cùng nhau đi tham dự thánh lễ thật sốt sắng. Và buổi tối tớ cùng gia đình ăn bữa
cơm đầm ấm hạnh phúc, cuối cùng đọc kinh gia đình và đi ngủ. Còn nhớ Chủ nhật
hôm ấy, sáng 6 giờ tớ ngủ dậy sinh hoạt và ăn sáng rồi phụ mẹ làm việc nhà…Chiều
3giờ tớ cùng gia đình tham dự thánh lễ ở nhà nguyện nhỏ nơi tớ đang sống. Nó
chưa đầy đủ khang trang, chưa hoàn mỹ nhưng nhà nguyện ấy đã gắn bó với tớ từ
khi tớ sinh ra tới nay. Ngày Chủ nhật là ngày tớ yêu thích nhất. Và còn khoảnh
khắc ấy nữa, khoảnh khắc đứng trước hàng trăm người, đọc bài đọc về hành trình của
Thiên Chúa khi rao giảng tin mừng, hát lên những bài thánh ca, cảm giác ấy sung
sướng hạnh phúc, vui vẻ làm sao!
Có câu chuyện tâm tình, xúc động khiến tớ mãi không
quên. Đó là vào một buổi chiều giữa tiết trời nắng gay gắt. Cha xứ nơi tớ đang
cùng mấy anh huynh trưởng cuốc đất trồng cây, những cái cây hương quý hiếm, cây
bằng lăng, cây xà cừ. Trời thì nắng nôi, mồ hôi ai nấy đều rã rượi, ướt như chuột.
Tớ để ý thấy cha đã mệt lắm rồi nhưng vẫn tươi cười cuốc đất mặc kệ thời tiết
oi bức. Mấy anh huynh trưởng chắc phục cha lắm đây! Vì tớ cũng cảm thấy vậy mà.
Cha như một điểm tựa để xua tan đi cái khí hậu khắc nghiệt, nhờ những nụ cười của
người mà không khí trở nên vui tươi hơn, năng nổ làm việc hơn. Ngồi ở ghế, nhìn
thấy mọi người làm việc hết sức lực nhưng vẫn thanh thản cười nói, tớ thầm cảm
ơn Thiên Chúa đã đưa tới nhà nguyện nơi tớ đang sống, người cha thật tuyệt vời.
Cha hết lòng hết sức vì nhà nguyện nhỏ bé này trở nên lớn mạnh và đẹp đẽ hơn,
khiến những người lương dân tội lỗi dần trở thành con Chúa, cảm hóa họ thành những
con người sống biết yêu thương giúp đỡ nhau tin vào Thiên Chúa và hội thánh.
Nhưng nay người cha yêu quý ấy đã đi xa rồi, tới các nước xa xôi rao giảng Tin
Mừng Chúa và cảm hóa họ trở thành con người mới, sống có ích cho xã hội, đưa đức
tin tới cho họ, dạy họ những điều nên làm và không nên làm để tránh xa tội lỗi.
Không biết bao giờ tớ mới lại được gặp người nữa nhỉ? Chỉ mong sao người cha ấy
quay lại nơi đây thăm đoàn chiên người đã dìu dắt bao lâu nay, thăm học sinh lớp
giáo lý và giáo dân. Tớ lại được gặp người, được nói chuyện với người, được
nghe những lời khuyên, lời nhắn nhủ. Nhưng có vẻ những suy nghĩ ấy của tớ còn
trẻ con lắm phải không? Hì hì….Nhưng đó là sự thật, điều mà tớ luôn mong muốn.
Tớ cầu nguyện trước bàn thờ Thiên Chúa, nói những điều tớ mong ước về Cha sẽ
quay trở lại. Tớ biết phải cố gắng làm tròn bổn phận của mình, siêng năng đi lễ
và học giáo lý, giúp đỡ mọi người xung quanh thì chắc Thiên Chúa sẽ ưng thuận
điều ước ấy của tớ. Tớ luôn mong cha giữ gìn sức khỏe hoàn thành những việc
ngài được giao phó.
Nhiều lần tớ cầm điện thoại trên tay, muốn gọi điện
cho cha để hỏi thăm sức khỏe nhưng cứ e thẹn rồi thôi. Hàng trăm câu hỏi muốn hỏi
cha như: “Cha đang làm gì vậy ạ? Cha ăn cơm chưa? Bên đó giờ là ngày hay đêm vậy
Cha ơi? Cha có khỏe không ạ? Công việc cha như thế nào rồi ạ? Cha ở bên Pháp có
vui không?” Nhưng có lẽ phải đợi một dịp nào đó tớ thật sự tự tin không còn sợ
sệt thì mới dám cầm điện thoại lên để gọi ngài. Có lần vào buổi tối, cha gọi điện
thoại cho ba tớ hỏi thăm về gia đình, công việc rồi hỏi tới nhà nguyện bây giờ
ra sao và rồi cha hỏi tới tớ. Cha kêu mẹ và ba đưa điện thoại cho tớ để cha nói
chuyện. Cha gọi tớ qua điện thoại:
-Quyên ơi!
-Dạ con đây cha (tôi cười tít mắt)
-Bữa nay học hành sao rồi con? (Cha nhẹ nhàng nói giọng
ấm áp)
-Dạ con vẫn học bình thường thưa cha. Cha ơi cha có
khỏe không ạ?
-À cha khỏe, con khỏe không?
-Dạ con khỏe lắm cha
-Ừ thế năm nay được học sinh gì rồi?
-Dạ con được học sinh tiên tiến thôi ạ.
-Sao vậy, thi không được hả? (cha hỏi han tôi nhẹ
nhàng)
-Dạ con bị rớt môn toán!
-Ừ, cố gắng học con nha, ba mẹ mong chờ ở con nhiều
lắm đấy (cha khuyên như an ủi tớ một cách tình cảm)
-Con biết rồi ạ! Con sẽ cố gắng được học sinh giỏi
vào năm tới.
-Ừ cố gắng con nhá. Mà lớp giáo lý học hành sao rồi
con, sơ có khỏe không?
-Dạ với giáo lý vẫn học bình thường, còn sơ thì khỏe
ạ nhưng nhọc lòng vì lớp giáo lý lắm cha, tại mấy bạn vẫn còn ít đi học và đi lễ.
-Ừ con nhớ giúp cha hỏi thăm lớp giáo lý và sơ giùm
cha, hôm nào được cha sẽ gọi lại nói chuyện với con nữa. Thôi con làm gì thì
làm đi ha. Chào con!
-Dạ cha, cha nhớ giữ gìn sức khỏe ạ! Con chào cha”
Tớ chào cha và tắt máy. Cuộc nói chuyện thật vui khiến
tớ nhớ mãi không quên! Cứ mỗi lần nhìn thấy cha trong những tấm hình treo trong
nhà, tớ lại nhớ về câu chuyện hôm ấy. Điều đáng nhớ của tớ đól à những câu chuyện
về ngài.
Bài ngữ văn của tớ đã được hoàn thành với những câu
chuyện như thế. Những câu văn hơi trúc trắc, từ ngữ dùng chưa thật tốt, song điều
đó kể lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy đã qua, đẹp như những trang viết còn
non nớt. Cuộc sống của tớ có đầy ắp và tròn trịa từ những khoảnh khắc đáng nhớ
đó. Vì thế tớ luôn muốn kể lại cho bạn bè cùng lớp tớ những điều đã qua, những
điều khiến tớ nhớ mãi.
_____________________________
NGÀY ĐẦU RƯỚC CHÚA
*Yuxe Chơn, sinh
năm 2003,
Giáo xứ Kon Rờ Bàng
Khởi đầu, Thiên Chúa tạo dựng nên trời, đất và muôn
loài muôn vật. Bên cạnh trời đất và muôn vật, Thiên Chúa còn tạo dựng nên con
người. Cao quý hơn muôn loài thụ tạo khác, con người được Thiên Chúa mời gọi đi
vào trong tương quan thân tình với Ngài. Để có mối tương quan đặc biệt ấy, thiết
nghĩ con người cần biết lắng nghe, vâng theo và tin yêu vào Chúa. Đối với tôi,
tôi mong mình sống những thái độ này hầu sẽ được thân thiết với Chúa. Do vậy, với
trí hiểu của một đứa trẻ, tôi ước rằng mình được nhận thật nhiều Bí tích, vì
như thế, tôi sẽ dễ dàng gần Chúa và được yêu Ngài.
Hôm nay, vào sáng sớm, lúc bốn giờ, chuông nhà thờ
reo vang như thể mời gọi dân làng và muôn bạn nhỏ học giáo lý tiến bước đến
nguyện đường để hiệp dâng thánh lễ. Hôm nay cũng là ngày đặc biệt của tôi, ngày
tôi được rước Chúa lần đầu. Ngày hôm nay, với những giờ phút linh thiêng này,
tôi đã mong chờ từ lâu.
Suốt đêm qua, tôi trằn trọc, không sao chợp mắt.
Ngày này là ngày tôi chờ mong nhất khi tôi còn bé. Tôi vẫn nhớ thuở nhỏ tôi hay
hỏi mẹ về việc rước lễ. Nhưng tôi chưa thể hiểu hết được, mà chỉ một chút nho
nhỏ thôi! Từ đó cho đến bây giờ, tôi hay tò mò về việc rước lễ và xưng tội, có
lần, tôi đã hỏi mẹ rằng:
-Mẹ ơi, sao có mấy bạn và mẹ phải quỳ xuống trò chuyện
với cha xứ vậy mẹ?
-Mẹ mỉm cười, nhìn tôi âu yếm và nói:
-Con ơi, bây giờ, con chưa thể hiểu hết được, chờ
con lớn, mẹ sẽ nói cho con!
Tôi nhẹ nhàng thưa với mẹ:
-Vậy hả mẹ, con xin lỗi mẹ!
Mẹ cười tươi và ngọt ngào trả lời tôi:
-Không sao đâu con yêu! Mẹ rất vui khi con quan tâm
đến chuyện này. Mẹ xin hẹn con câu trả lời, con nhé!
Hồi chuông thứ hai vang lên, lúc đó, tôi chẳng biết
vì sao tôi là người đến nhà thờ trước tiên nhất. Đến giờ lần chuỗi Lòng Thương Xót
Chúa, tôi mới phát hiện mình đã quên đem hạt lần chuỗi. Cảm giác buồn đột nhiên
xuất hiện trong tôi. Tôi buồn vì e rằng Chúa sẽ không vui. Tôi đã xin lỗi Chúa,
và sau đó, lòng tôi phấn chấn trở lại. Giờ dâng thánh lễ đã đến. Không như nhiều
ngày khác, hôm nay, tôi hiệp dâng thánh lễ thật sốt sắng. Tôi chờ đợi ngày này
đã lâu. Ngay trong thánh lễ, cảm giác hạnh phúc sung sướng trào dâng trong tôi.
Tôi được kết hiệp với Chúa; Chúa ngự vào lòng tôi; Chúa chạm đến tôi. Còn niềm
hạnh phúc nào lớn hơn thế ngay lúc này!
Vào một này nọ, sau khi Thánh lễ đã xong, đến giờ
chúng tôi vào lớp học giáo lý. Mỗi lớp đều xếp hàng ngay ngắn. Trong sự nghiêm
trang, chúng tôi đi vào lớp học. Không như một số ngày khác, ngày hôm nay, cảnh
tượng đùn đẩy nhau không hề diễn ra. Vào chỗ của mình, chúng tôi lấy sách vở
chuẩn bị cho buổi học. Thầy giáo bước vào. “Ồ, hôm nay có thầy giáo mới”, tôi tự
nhủ thầm trong lòng như thế. Nhìn vẻ mặt của các bạn, tôi nghĩ hẳn các bạn muốn
làm quen với thầy lắm. Tuy nhiên, chẳng có ai dám cất tiếng chào thầy cả. Đột
nhiên, như thể có sức mạnh nào tác động, tôi mạnh dạn đứng lên chào thầy.
-Thầy ơi, cho con xin hỏi! Thầy tên là gì và thầy từ
đâu đến vậy ạ!
-Con ơi, thầy là thầy Trọng, thầy đến từ Dòng Đa
Minh. Con có định hỏi gì nữa không?
Tôi thích thú trả lời:
-Thưa thầy, có ạ!
-Vậy thì con cứ hỏi rồi thầy sẽ trả lời.
-Dạ, thầy ơi, chúng con có thể làm quen thầy có được
không ạ!
Thầy vui vẻ trả lời:
-Ừ, sao lại không chứ, bạn nào muốn làm quen với thầy,
thầy cũng sẽ đón nhận hết!
-Vậy ạ thầy, chúng con cám ơn thầy!
Sau những giây phút làm quen với thầy thật nồng nấm,
chúng tôi được thầy dạy giáo lý. Trong giờ học, tôi ngồi ngay ngắn, không nói
chuyện. Tôi tập trung chú ý nghe thầy giảng bài. Thầy dạy thật dễ hiểu, do vậy,
tôi tiếp thu thật nhanh. Không chỉ tôi mà các bạn khác cũng thế. Chúng tôi lắng
nghe và hăng say phát biểu khi thầy hỏi. Nhìn chúng tôi, thầy nói:
-Thầy chưa bao giờ thấy nhiều học trò giỏi như thế
này!
Một tháng sau, chúng tôi chuẩn bị rước lễ lần đầu.
Bước vào thánh lễ đặc biệt này, lòng tôi tràn ngập niềm vui. Đi trong đoàn rước,
tiến vào nhà thờ, tôi phấn khởi và tự tin hẳn lên. Xung quanh, mọi người đang
nhìn chúng tôi, nhưng tôi không e ngại. Tôi mạnh dạn và hân hoan tiến bước, đi
vào vị trí của mình.
Chuẩn bị đến phần Hiệp lễ, lòng tôi vui mừng khôn tả.
Ai ai cũng xếp hàng để rước lễ. Tôi cũng thế! Sắp được rước Chúa vào lòng, tôi
vừa hồi hộp vừa sung sướng. Tôi sẽ được Chúa viếng thăm. Tôi sẽ thầm thì với
Chúa nhiều điều! Chúa không còn quá xa nữa, nhưng Ngài thật gần! Tôi sẽ được kết
hiệp mật thiết với Ngài! Bao nhiêu cảm nghĩ như thế đã ùa về trong tôi. Thời khắc
này, tôi hạnh phúc đến khác lạ. Rước lễ xong, về vị trí của mình, tôi chắp tay
nguyện cầu cùng Chúa. Tôi dâng lên Ngài biết bao tâm tình mà lâu nay tôi muốn
thân thưa với Ngài.
Trong đời, ai cũng phải chia tay người mà mình quen
biết nhất, yêu thương nhất. Tôi rất buồn vì phải chia tay thầy, vì thầy đã dạy
cho tôi những bài học tốt đẹp và những tiết học vui vẻ vừa qua. Tôi chưa từng
chia tay ai hết. Lần này, chia tay thầy, tôi như muốn khóc. Tiễn thầy lên xe,
tôi đã nói:
-Thầy ơi, con rất buồn, sao thầy lại đi dễ dàng như
vậy?
-Con ơi, con người chúng ta dù tình thân thế nào thì
cũng không thể tránh khỏi có những phút giây xa nhau.
-Nhưng con thì không, trong đời, con chưa chia tay
ai cả! Nếu thầy đi, thì ai sẽ dạy giáo lý chúng con?
-Con ơi, con đừng lo! Thầy khác sẽ đến con ạ! Thầy
phải đi rồi. Con nhớ cố gắng học nhé! Tạm biệt con! Chúc con bình an!
Tạm biệt thầy! Tôi đã khóc khi chào tạm biệt thầy.
Xe đã lăn bánh, thầy đã đi xa khuất, nhưng tôi vẫn
mãi nhìn theo. Đêm về, tôi khó chợp mắt được. Tôi nhớ thầy. Tôi ước thầy sẽ trở
lại giáo xứ của tôi.
Dịp tôi được rước Chúa lần đầu, gia đình tôi đã mở
tiệc mừng cho tôi. Gia đình đã mời cha xứ, quý anh chị giáo lý viên và nhiều vị
thân hữu đến chia vui cùng gia đình và với tôi.
Dịp xưng tội, tôi được Chúa tha tội. Dịp rước lễ,
tôi được Chúa ngự vào lòng. “Chúa ơi, con cảm tạ Chúa đã thương cho con được biết
Ngài, hướng về Ngài, được khao khát yêu mến Ngài. Con cảm tạ Chúa vì Ngài đã
quan phòng cho con được học biết giáo lý. Thông qua cha, thầy, quý anh chị giáo
lý viên, con bắt đầu hiểu hơn về Ngài! Chúa ơi, con thật lòng tạ ơn Chúa! Con
xin được yêu Ngài!”.
_______________________________________
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
*Maria Lê Thị
Hồng Nhung, sinh năm 2003
Giáo xứ Phú
Túc
Năm Thánh năm nay có chủ đề “Lòng Chúa Thương Xót”.
Trong năm thánh này, một tiếng vang từ Lời Thiên Chúa được giáo hội tìm thấy.
Nó vang lên một cách mạnh mẽ, có sức thuyết phục như là một cử chỉ của sự yêu
thương tha thứ và nâng đỡ. Giáo hội sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi làm
việc bác ái và giới thiệu Lòng Chúa thương xót. Giáo hội vẫn luôn tin tưởng và
luôn loan truyền Lòng Chúa thương xót qua cuộc sống hằng ngày của con người.
Đức tin được diễn tả bằng mọi hành động thường ngày
của chúng ta. Nhất là trong đời sống xã hội hôm nay, một xã hội đang mất niềm
tin vào Thiên Chúa và đang sống trong một cuộc sống vô cảm. Thì giờ đây, trong
năm thánh Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta cần làm ba việc này: ăn chay, cầu nguyện
và làm việc bác ái. Ba việc này đều diễn tả ba chiều kích và thể hiện cùng một
lúc trong đời sống của mỗi người Kitô hữu. Chúng ta đang sống trong một thế giới
đầy đau khổ, tội lỗi lan tràn. Con người ta sống như không hề có Thiên Chúa,
luôn đề cao cái “tôi” và thu hẹp mình lại, sống ích kỷ với mọi người, không biết
giúp đỡ những người đau khổ khó khăn.
Từ khi con người phạm tội, làm mất ơn nghĩa với
Thiên Chúa, mất sự hòa hợp với bản thân. Nhưng Thiên Chúa vẫn không hề ruồng bỏ
con người mà Thiên Chúa còn yêu thương và ban Đấng Cứu Thế đến để chuộc lỗi cho
loài người chúng ta.
Chính Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta cả thể của lòng
thương xót là bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu hằng ở lại với chúng ta dưới hình
rượu bánh. Ngài còn ở lại để làm của nuôi linh hồn ta. Và Ngài còn ở lại đồng
hành với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.
Phép Thánh Thể là trung tâm việc sùng kính Lòng Chúa
Thương Xót. Giáo huấn của giáo hội nói “Tất cả các bí tích đều quy hướng về
phép Thánh Thể” và kín múc sức mạnh ở trong đó. Chúa Giêsu đã chỉ thị cho thánh
nữ Faustina hình thức sùng kính đặc biệt, để qua đó người ta có thể chạy đến
Lòng Thương Xót và ơn Chúa xuống trên họ.
Chúa Giêsu hằng mời gọi chúng ta xác tín điều này là
ân huệ. Càng tin tưởng phó thác vào Chúa thì chúng ta càng được lãnh nhận nhiều
ơn phúc. Chỉ tin tưởng mà thôi thì chưa đủ, mà chúng ta còn phái tín thác triệt
để vào Chúa.
Lạy Chúa Giêsu con cảm tạ ơn Chúa đã luôn yêu thương
và tha thứ cho chúng con. Xin Chúa đừng nhìn đến tội lỗi của chúng con nhưng
xin Chúa hãy nhìn xem chúng con tín thác vào Lòng thương xót. Lạy Chúa xin hãy
đón nhận con vào trái tim từ bi luân tuất của Chúa. Xin Chúa ghé mắt thương xót
chúng con. Xin Cha bày tỏ tình thương của Cha cho chúng con để chúng con ngợi khen
quyền năng của Chúa và cảm tạ Chúa đến muôn đời
Xin Chúa luôn tuôn đổ Lòng Thương xót của Chúa xuống
trên chúng con.
_______________________________
NGƯỜI MẸ YÊU DẤU
*Yuxe Chơn, sinh năm 2003,
Giáo xứ
Kon Rờ Bàng
Tôi được
sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhỏ bé ấm áp hạnh phúc. Chính vì điều đó
mà tôi đã đặt tay trên trán suy nghĩ đến người mẹ đã nuôi nấng tôi nên người và
đã cho tôi ăn học đó chính là người mẹ yêu dấu của tôi.
Mẹ là
tiếng gọi đầu tiên khi tôi tập nói. Trải qua biết bao gian nan vất vả, mẹ đã
nuôi nấng, chăm sóc dạy bảo tôi nhiều bài học tốt để có ích cho gia đình và
cộng đồng. Trong cuộc sống của Mẹ, mỗi mùa xuân lại về mái tóc mẹ bạc thêm,
nhưng mẹ vẫn khỏe mạnh lo lắng công việc hằng ngày với đôi môi lúc nào cũng
cười tươi như hoa.
Mẹ rất
siêng năng trong công việc hằng ngày, mẹ dậy sớm để đi hái rau muống rồi đi lên
rẫy, mẹ làm việc không hề nghỉ ngơi lúc nào, mẹ cố gắng làm việc để kiếm tiền
nuôi tôi ăn học.
Những thời
gian rảnh rỗi mẹ thường cầu nguyện trò chuyện với Chúa Giê-su, không chỉ mẹ
siêng năng cầu nguyện mà còn siêng năng đến nhà thờ để chầu Thánh Thể vào thứ
năm hàng tuần. Vào một ngày tôi đã đi theo mẹ chầu Thánh Thể, lần đầu tiên tôi
thấy mẹ chắp tay cầu nguyện, tôi nghĩ chắc lúc đó tâm tình của mẹ dành hết cho
Chúa, lúc đó tôi nhìn mẹ là một người dịu hiền và có lòng xót thương. Trong
cuộc sống của mẹ, mẹ có một thói quen rất tốt, trước khi đi ngủ mẹ lấy sách Tân
Ước để tìm hiểu Lời Chúa rồi đọc kinh tối xong mẹ mới bắt đầu lên giường ngủ.
Trong đời
ai ai cũng mắc lỗi với mẹ, riêng tôi, tôi không thể quên được một lỗi phải
khiến cho mẹ đau buồn. Vào một buổi sáng sớm bầu khí trong lành, gia đình tôi
chuẩn bị đi làm, nhưng tôi thì do đi học nên không được đi lên rẫy cùng với bố
mẹ, mẹ nhắc nhở tôi là phải canh chừng nhà, tôi trả lời dõng dạc:
-Vâng, mẹ
ạ!
Mẹ cười
nói với tôi:
Con yêu
ơi, con nhớ lời mẹ dặn dò nhé, đừng có đi chơi, chờ mẹ về rồi con mới được đi
chơi với các bạn nhé con.
Bỗng nhiên
có mấy bạn đến nhà rủ tôi đi câu cá, nhưng tôi nói:
- Các bạn ơi,
hôm nay tớ không được đi câu cá với mấy bạn nữa.
- Tại sao
vây?
- Hôm nay
mẹ tớ bảo canh nhà không được đi đâu cả. À, nhưng mà cũng có nhiều ngày để đi
câu cá mà!
- Do thời
tiết hôm nay rất mát mẻ nên chúng mình đi câu cá cho nó thoải mái, mà bạn ở nhà
mãi mà không biết khó chịu hả bạn? Đi câu cá cho thoải mái hơn.
- Ừ, các
bạn nói cũng có lý đấy nhỉ, tụi mình đi thôi.
Lúc đó
chúng tôi câu cá rất là vui, nhưng tôi câu cá xong tôi về thì bố mẹ đã đi làm
về rồi, tôi không dám về nhà vì sợ mẹ mắng. Khi tôi về tới nhà rồi thì mẹ không
mắng mà mẹ nắm tay tôi và nhìn thẳng vào mắt tôi, mẹ nói nhẹ nhàng ngọt ngào
rằng:
-Con ơi,
con đã hứa với mẹ là không được đi chơi mà phải canh nhà mà, sao con lại đi
chơi?
Tôi sững
sờ buồn bã trả lời:
-Thưa mẹ,
con đã không giữ được lời hứa với mẹ, con xin lỗi mẹ, xin mẹ tha lỗi cho con.
Nhưng lúc
đó tôi nhìn khuôn mặt của mẹ đã biết bề ngoài của mẹ tỏ ra tỏ ra không buồn
nhưng trong lòng của mẹ rất buồn, mẹ nói:
-Con ơi,
mai mốt nếu có ai dặn dò con thì con phải giữ lời hứa nghe chưa. Rút kinh
nghiệm nhé con.
Tôi vui vẻ
trả lời:
-Dạ vâng
ạ! Con hứa sẽ vâng lời với lần sau con sẽ không là mẹ buồn nữa ạ!
Mẹ có sở
thích rất nổi bật về việc nấu ăn cho cả gia đình. Đối với tôi, mẹ là người nấu
ăn ngon nhất mà tôi từng thấy. Vào giờ đói tôi đi học về, tôi vào nhà bỗng
nhiên nghe mùi thơm, tôi tưởng mùi thơm từ nhà hàng xóm, tôi cứ vô trong bếp
hóa ra mẹ mẹ đang nấu ăn cho gia đình từng bước một. Đúng giờ cơm, lúc nào mẹ
cũng gọi đủ gia đinh uống ăn cơm. Gia đình tôi có thói quen trước khi ăn phải
đọc kinh, đọc kinh xong gia đình tôi vừa ăn vừa nói chuyện rất vui vẻ, ai cũng
khen là “Mẹ nấu ăn ngon quá”, mẹ rất vui và cười rất rực rỡ, đôi môi đỏ hồng
của mẹ rất dễ thương.
Lạy Chúa,
con chân thành cảm ơn Chúa vì đã ban sức mạnh mẽ bao la về việc làm hàng ngày
của mẹ. Xin Chúa ban bình an cho mẹ con và đừng cho mẹ con bay đi mất phải bỏ
lại con đi một mình.
Đối với
tôi, mẹ là tình yêu cao cả mênh mông cũng giống như Chúa, vì mẹ đã chăm sóc dạy
bảo tôi nên người. Mẹ ơi, con muốn nói một lời để xin mẹ cũng giống như xin
Chúa: “Mẹ ơi! Mẹ phải sống thật lâu đó nha! Mẹ phải sống với con để thấy con
trưởng thành, nhất là để con có cơ hội phụng dưỡng mẹ, để con trả được công ơn
bao la của mẹ dành cho con, mẹ ơi!”.
__________________________
CHÚ GIÁO
PHU XỨ TÔI
*Maria Doanh
Doanh, sinh năm 2003,
Giáo xứ Kon Rờ Bàng
Vào ngày
Chúa Nhật tầm khoảng bốn giờ sáng, tiếng chuông reo lên lần thứ nhất để đánh
thức dân làng thức dậy đi lễ. Tiếng chuông thật là to, nhưng có lúc thì tôi
nghe, có lúc thì không. Bà tôi đánh thức tôi dậy:
-Cháu ơi,
mau dậy đi lễ!
-Sao sớm
vậy bà?!
-Cháu quên
rồi sao, tối hôm qua cháu nói muốn đi lễ sớm để xem thử chú giáo phu nào đi lễ
trước mà.
-Vậy à!
Thế mà cháu quên, do tối qua nghe bà kể chuyện tới tối, nên cháu mới ngủ say
sưa như vậy. Thậm chí cháu còn không nghe tiếng chuông kêu vào lúc nào nữa mà.
-Thôi mau
dậy đi, để tiếng chuông thứ hai reo lên là cháu không gặp được chú nào đi sớm
đấy!
-Dạ, vâng
ạ!
Tôi đứng
dậy, rửa mặt, đánh răng, tôi hỏi bà:
-Bà ơi,
xong chưa vậy?
-Xong rồi,
đợi bà tí!
Trong lúc
đang đợi bà, tôi dắt xe đạp ra và mở cổng.
-Đi, hai
bà cháu mình đi!
Khi đi tới
nhà thờ, tôi thấy nhà thờ rất tối. Tôi nghĩ chắc chưa có ai đi cả. Khoảng bốn
phút sau, tôi nghe tiếng chân đi sột soạt sột soạt, tôi quay sang nhìn, hóa ra
là chú Hưng. Vừa bước vào sân nhà thờ, chú nói với tôi:
-Ủa sao bà
cháu đi sớm vậy?
Tôi trả
lời:
-Dạ,
thường thì bà cháu cũng đi sớm nhưng mà có khoảng hai ba người đi rồi. Không
biết sao hôm nay lại đi sớm nhất.
-Ừ, hai bà
cháu siêng đi lễ quá! Sáng nào chú đi lễ cũng thấy hai bà cháu đi lễ.
-Hồi con
mười một tuổi, con đâu cho siêng đi lễ buối sáng đâu, nhờ bà của con nên con
mới siêng đi lễ, được nghe Tin Mừng mỗi ngày, càng nghe con càng thấy hay, con
càng biết rõ về Chúa hơn.
-Con siêng
đi lễ từ mười một tuổi là giỏi rồi đấy. Hồi chú còn nhỏ, chú siêng đi lễ từ
mười lăm tuổi cơ. Vậy là con giỏi hơn chú rồi.
Tôi vui vẻ
trả lời:
-Vâng. Con
giỏi hơn chú đấy!
Chú và tôi
trò chuyện khoảng mười lăm phút, rồi chú nói với tôi;
-Thôi, chú
đi vào bật điện để chuẩn bị thánh lễ. Tí nữa gặp lại cháu sau nha!
-Dạ! Tí
nữa gặp lại ạ!
Chú vào
trong nhà thờ, chú bật điện xong, chú dọn lễ, chú đưa Mình Máu Thánh Chúa vào
Nhà Tạm. Bỗng có tiếng chân muốn bước vào nhà thờ, tôi quay sang nhìn, hóa ra
là các bạn của tôi. Tôi liền hỏi:
-Sao bữa
nay, các cậu rủ nhau đi lễ vui thế?
Bạn Sầu
Riêng nói:
-A, Doanh
kia rồi, sao tối hôm qua, tớ kêu cậu để duyệt lại các bài múa bộ lễ mà không
thấy cậu. Cậu đi đâu à?
-À, do tớ
nghe bà kể chuyện hay quá, nên không nghe, chớ tớ có đi đâu đâu.
-Thôi, vào
thay đồ với tụi tớ rồi múa đi.
Chúng tôi
thay đồ xong, thì tiếng chuông thứ hai vang lên. Tất cả mọi người đã đến cùng
vào nhà thờ đọc kinh. Chúng tôi cùng vào nhà thờ. Chú Hưng xướng kinh. Chúng
tôi đọc kinh khoảng hai mươi phút, rồi Cha ra. Chúng tôi cũng ra, vì để rước
Cha vào nhà thờ. Khi rước, tôi cũng thấy chú Hưng đánh chiêng. Các em nhỏ đang
ngủ gật trong nhà thờ nhưng khi nghe tiếng chuông mấy chú giáo phu đánh và nhìn
những điệu xoang điệu múa của chúng tôi, các em không còn buồn ngủ nữa. Khi
chúng tôi lên múa, chú Hưng nhìn chằm chằm vào chúng tôi bởi ngạc nhiên, vì chúng tôi múa hay quá,
vượt cả sức tưởng tượng của chú.
Chúng tôi
lên rước Chúa, chú Hưng trao Mình Thánh Chúa cho chúng tôi. Trao xong cho những
ai ở trong nhà thờ lên rước Chúa thì chú lên bậc dâng lễ. Tôi thấy chú thì thầm
với Cha. Tôi không biết chú nói gì với Cha mà Cha trao cho chú hai bánh Mình
Thánh Chúa, rồi chú đặt Mình Thánh Chúa vào trong lọ nhỏ mà chú hay mang theo
bên mình. Tôi thắc mắc rằng chú đã rước Mình Thánh Chúa vào trong lòng, sao còn
muốn cung nghinh Mình Thánh về nhà.
Thánh lễ
kết thúc thì Cha mời các chú giáo phu, các Yă và ban chức việc và đội múa bộ lễ
vào ăn sáng. Đội múa chúng tôi ngồi hai bàn, mỗi bàn mười người. Chú Hưng ngồi
kề bên phải bàn chúng tôi. Ăn xong, đội múa chúng tôi rửa chén.
Chú đi từ
ngoài kia kêu tôi:
-Doanh ơi,
lại đây chú bảo!
-Dạ! Có
việc gì vậy chú?
-Hôm nay,
con có đi đâu không?
-Dạ không!
Có việc gì à chú?
-Hôm nay,
chú đi trao Mình Thánh Chúa cho một cụ không đi lễ được vì bị liệt, con có muốn
đi cùng không?
-Dạ có ạ!
Có xa không chú?
-Không,
cũng gần thôi.
-Vậy thì
mình đi thôi chú!
Chú dắt xe
ra, rồi chú với tôi đi. Tới nhà bà cụ, tôi thấy bà đang đọc kinh một mình. Chú
và tôi vào nhà đọc kinh cùng bà. Sau đó, chú trao Mình Chúa cho bà. Bà nói:
-Cám ơn
chú! Chú thật là tốt bụng!
-Dạ bà quá
khen! Con chỉ làm tròn bổn phận của mình mà thôi.
-Đây là
cháu của chú à?
-Không ạ,
đây là đứa em trong làng mình, cháu dẫn đi theo ấy mà.
-Vậy à,
cháu nó dễ thương quá.
Sau đó,
hai chú con ra về. Tôi hỏi chú:
-Còn một
bánh Mình Thánh Chúa, chú để làm gì vậy?
-À, bây
giờ đi tiếp một nhà nữa con.
-Vậy à!
Đi tới nhà
bà, hóa ra đó là nhà bà nội của tôi. Tôi nói:
-Chú ơi,
đây là nhà bà nội cháu đấy.
-Nhà bà
nội của cháu ở đây à! Thật bất ngờ quá!
Tôi bước
vào nhà. Tôi kêu bà:
-Bà ơi, bà
ơi bà!
Bà hỏi:
-Ai thế?
Tôi vào
trong phòng bà thì thấy bà đang cố đứng dậy mà không đứng dậy được. Tôi chạy
lại dìu bà. Chúng tôi đọc kinh một chút, rồi chú Hưng trao Mình Thánh Chúa cho
bà. Chúng tôi ngồi trò chuyện một lúc, sau đó, hai chú con ra về.
Gia đình
chú Hưng có tám người. Người con thứ ba của chú sống đời dâng hiến. Hiện tại,
chị đang ở trong Dòng Ảnh Phép Lạ, chị tên là Mi Mót. Con út của chú bị tự kỉ.
Hai anh đầu đã lấy vợ. Ba đứa em củaYă Mi Mót thì đang ở nhà làm nông. Mỗi khi
đi lấy bài hát ở nhà chú để ca đoàn hát vào ngày Chúa Nhật, tôi thấy gia đình
chú ít khi được đoàn tụ. Tết năm nay, chú Hưng mời tôi đến nhà. Khi đến, tôi
thấy nhà chú rất đông đủ và nhiều tiếng cười. Một ngôi nhà đoàn tụ không thể
nào là không vui được. Ngày hôm đó Yă Mi Mót còn hỏi chúng tôi:
-Ai trong
chúng con muốn đi theo Yă sống đời tu nào?
Chúng tôi
đồng thanh trả lời
-Dạ, con
ạ!
-Tất cả
muốn đi thì phải cố gắng học cho giỏi để sau này Chúa kêu mời chúng con đi làm
Yă như Yă bây giờ nha!
-Dạ, chúng
con sẽ cố gắng học giỏi để Chúa kêu mời chúng con ạ!
-Ừ, các
con ngoan lắm!
Chú dạy
chúng tôi học giáo lý. Chúng tôi chăm chỉ nghe chú giảng bài. Học với chú rất
dễ hiểu, đến ngày kiểm tra, tôi đọc sơ qua là thuộc ngay. Nếu ai không chú ý
thì kiểm tra không thuộc bài. Ai mở tài liệu mà chú bắt gặp thì chú đánh dấu
bài ngay, chú rất là nghiêm khắc. Nhờ sự nghiêm khắc của chú mà lớp tôi không
bạn nào dám mở tài liệu. Cha sở rất tin tưởng chú Hưng. Cha hay dẫn chú đi thăm
những làng xa để phát quà cho những cụ già đau yếu, neo đơn. Chú Hưng hay tháp
tùng Cha đi dâng lễ ở nhiều nơi. Chú Hưng giúp giáo xứ rất tận tình. Có lần,
tôi hỏi chú:
-Chú ơi,
sao chú tận tình với giáo xứ của mình vậy?
-À, ừ, sao
con hỏi khó vậy!
-Dạ, con
hỏi vậy thôi!
-Chú giúp
giáo xứ là để làm tròn bổn phận của một người con của Chúa và để giáo xứ đi
theo con đường của Chúa.
-Vậy ạ!
Mỗi ngày
trò chuyện với chú, tôi thấy rất vui. Từ khi tôi thân với chú, mỗi ngày chú hay
đọc cho tôi nghe Lời Chúa. Chú kể cho chúng tôi những câu chuyện về Chúa. Chú
còn nói với chúng tôi rằng:
-Ai sống
tốt, biết yêu thương mọi người, sau này, sẽ được lên Thiên Đàng.
Bạn Quanh
hỏi chú:
-Thiên
Đàng là gì vậy?
-Ở trên
Thiên Đàng, mọi người sống biết yêu thương, giúp đỡ nhau, có các Thiên Thần chở
che cho chúng ta. Còn dưới Địa Ngục thì có ma quỷ ác độc, cám dỗ loài người làm
những công việc xấu. Chính ma quỷ đã cám dỗ ông Adam và bà Eva ăn trái cấm đấy.
-Vậy à!
Câu chuyện của chú kể hay quá! Chú kể tiếp cho chúng cháu nghe đi!
-Ừ, để chú
kể cho các con nghe chuyện Chúa Cha đã ban Con Một cho chúng ta
Chú, mau
kể đi
Bỗng điện
thoại của chú reo lên. Chú nói:
-Đợi chú
tí nhá, chú nghe điện thoại.
-Dạ, vâng
ạ!
Chúng tôi
thì thầm:
-Ai lại
gọi cho chú vào lúc câu chuyện đang hay chứ?
-Ừ, ai gọi
vậy nhờ?
Nghe điện
thoại xong, chú nói với chúng tôi:
-Các con
ơi, Cha sở gọi cho chú. Chú phải đi theo Cha đưa quà cho những em bé ở trong Cô
Nhi Viện. Ngày mai, chú sẽ kể tiếp.
-Dạ, chúc
chú và Cha đi đường bình an.
Chú Hưng
là người biết chia sẻ với mọi người; đặc biệt, chú rất thích vui đùa với thiếu
nhi. Chú nhiệt tâm với giáo xứ. Chú yêu Chúa Giêsu thật lòng. Tôi yêu chú Hưng.
Bao ngày qua chú đã làm bao nhiêu công việc mệt nhọc. Tuy đã cao tuổi nhưng chú
không muốn từ bỏ công việc giáo phu, tất cả vì giáo xứ, vì mọi người. Cảm tạ
Chúa vì đã ban cho giáo xứ con một người chú tốt bụng, hòa đồng với mọi người,
và luôn kể cho chúng con nghe về Ngài! Con rât vui vì Chúa đã cho con được gặp
và trò chuyện với Chúa! Con xin cảm tạ Chúa!
_____________________________
CON CẦU CHÚA CỨU
*Phêrô Khanh Nguyễn Hồng Đức, sinh năm 1991
Giáo xứ Phú Túc
Xứ đạo của tôi nhỏ bé đơn sơ, xung quanh núi đồi bao
phủ, có con suối nhỏ nước chảy róc rách. Nơi đây gió không lùa, mưa không tới,
mọi người cứ đến rồi đi. Khi đến thì vun tưới hớn hở, khi về thì nhăn nhó khô
khan, nên mọi người gọi đây là “Chảo lửa Krongpa”. Nằm giữa núi đồi cheo leo,.
giữa cảnh khỉ ho cò gáy thế này nhưng Chúa đã thương, đã dưng nên một ngôi nhà
thờ nho nhỏ, nơi đây là tụ điểm chúng tôi thường sinh hoạt, vui chơi, giải trí
và cầu nguyện.
Gia đình tôi là gia đình đạo Công giáo gốc. Nhưng
xung quanh nhà đa phần là ngoại giáo. Bởi vậy tôi thường chơi, thường sống với
những người không cùng niềm tin Kito giáo là phần nhiều. Nhiều lúc bạn bè cứ chọc
tôi “Mi là đạo Kitô giáo rặc hả?” Nhiều
người nghĩ đây là một câu nói xóc, thách thức nhưng đôi với tôi, đây là một câu
nói để tôi tự hào, vì được làm con Chúa, vì được Chúa chọn từ khi tôi còn trong
lòng mẹ và để cho mọi người biết tôi là người Kitô giáo. Tôi không phải giỏi
như bao người khác, hồi nhỏ tôi cũng không siêng năng đọc kinh cầu nguyện và
nói chuyện với Chúa nhiều cho lắm. Nhưng càng ngày lớn lên, tôi càng hiểu và
yêu Chúa tin Chúa hơn. Cứ mỗi lúc rảnh rỗi, tôi tới nhà thờ thì cha thường nói
chuyện, phân tích và kể nhiều về Kinh thánh, làm tôi thấy tự tin và hiểu về
Chúa nhiều hơn. Mỗi lần xem phim, xem những câu chuyện về “Lòng Thương Xót
Chúa", tôi cảm động đến rơi nước mắt, tim tôi như ngừng lại vì cứ nghĩ
Chúa quá yêu thương loài người chúng ta, mà chúng ta đã làm gì cho Chúa. Tôi cảm
thấy mình thật có lỗi khi chưa thể làm gì cho Chúa vui, chỉ biết đọc kinh cầu
nguyện và nói chuyện với Chúa những lúc rảnh rỗi. Tôi cố gắng sống hòa đồng vui
vẻ với mọi người để chia sẻ tình yêu của Chúa đến cho họ để họ hiểu được Chúa
chính là nguồn mạch và là Tình Yêu vĩnh cửu.
Năm tôi học lớp 9.năm cuối cấp của THCS, chắc vì suy
nghĩ quá nhiều, hay có thể do áp lực học càng tăng cao, đầu của tôi bỗng dưng
nhức nhối. Lần đầu thì khoảng vài tuần nó đau một lần, rồi càng ngày càng đau
nhiều hơn, nên cái đầu của tôi như muốn nổ tung, không còn tâm trí để học hành
nữa. Chân tay tôi rã rời, đầu tóc bù xù, càng nghĩ lại càng lo, càng lo thì cái
đầu càng đau thêm. Trong lúc tuyệt vong, tôi nghĩ đến Chúa. Cứ mỗi tối học bài xong
là tôi đều đọc kinh và nguyện cầu cũng Chúa. Hôm ấy cũng vậy, tôi đưa mắt nhìn
lên tượng Chúa, cái đầu thì đau, nước mắt lưng tròng, tôi khẽ nói với Chúa “Lạy Chúa, kì thi chuyển cấp đã tới rồi, cái
đầu con đau muốn rã rời, uống thuốc hoài cũng chẳng được gì cả, con không xứng
đáng kêu cầu danh Chúa, nhưng giờ con lo sợ lăm, con không biết làm cách nào cả,
xin Chúa hãy rủ lòng thương chữa khỏi. Con biết Ngài là một bậc thần y có thể
chữa hết tất cả mọi bệnh nếu ai thật lòng chạy đến với Ngài, lạy Chúa”, rồi
tôi nhẹ nhàng đi ngủ. Sáng hôm sau khi thức dậy, như mọi lần thì cái đầu nhức
nhối khó chịu lắm, nhưng hôm nay không như vậy, tôi cảm thấy tỉnh táo và sảng
khoái hẳn lên. Cơn đau đầu âm ỉ đã không còn, tôi tin Chúa đã nhận lời tôi kêu
xin. Tâm tư tội cảm thấy phấn chấn như Chúa luôn bên tôi vậy. Tôi vui mừng chạy
đến bên tượng Chúa, quỳ xuống cảm tạ Chúa. Rồi ngày qua ngày, hầu như cơn đau đầu
đã dứt hẳn, tôi chú tâm vào học hành, cứ rảnh rỗi tôi đều cầu nguyện với Chúa.
Càng ngày tôi càng cảm nhận được tình yêu của Chúa rõ hơn. Chúa đã giúp tôi có
thêm nghị lực để sống tốt hơn, tôi muốn làm một nhân chứng về tình yêu, đức tin
cho Chúa, tôi muốn đem tất cả yêu thương của Chúa đến cho tất cả mọi người để họ
cảm nhận được “Lòng Thương Xót Chúa” là vô bờ bến, có Chúa, tôi không còn lo
gì, có Chúa tôi không sợ hãi chi.
Cám ơn Chúa đã tỏ cho chúng con thấy được “Lòng
Thương Xót Chúa” luôn bao bọc mỗi tâm hồn chúng con.
________________________________
BÀ NGOẠI KÍNH YÊU CỦA CHÁU
Maria Cha Hi,
sinh năm 2003, Giáo xứ Kon Rờ Bàng
Trong cuộc
sống chúng ta ai cũng thích có gia đình hạnh phúc và đầy đủ ông bà cha mẹ anh
chị em…, và gia đình ngoại cũng thế. Ngoại là một người thích có một gia đình
tụ họp ở nhà và trò chuyện cùng nhau, được cùng các cháu ngồi sum vầy vui cười.
Ngoại cũng như người mẹ của cháu, chăm sóc, dạy dỗ, nâng đỡ, yêu thương như
chính bản thân ngoại. Cũng như Thiên Chúa yêu thương chúng ta, cháu ngoại có
đứa rất lì, nhất là những đứa nhỏ chỉ biết tươi cười, khóc, nghịch ngợm, nhưng
ngoại thích nhìn các cháu múa hát rất dễ thương, cháu nào cũng có sự khôn ngoan
yêu mến ngoại. Đến ngày Chúa Nhật là ngày đi lễ, ngoại hay dậy sớm gọi các
cháu, có cháu thì vội vàng chạy ra rửa mặt, có cháu thì ham ngủ để bà phải mắng
mới chịu dậy.
Năm tôi
lên ba tuổi, mẹ tôi đã để lại tôi cho ngoại nuôi đến khi lớn, bao nhiêu năm
sống với ngoại tôi thấy thật hạnh phúc, nhờ ngoại mà tôi học được nhiều điều
hay về Chúa. Ngoại năm nay bảy mươi tuổi, già rồi nên không thể nuôi tôi như
ngày xưa ngoại cho tôi ăn học, mua những bộ quần áo đẹp cho tôi mặc. Ngoại thì
rất ít mua đồ mặc, toàn là những đồ của hàng xóm cho. Tôi thích nhất khi ngoại
mặc bộ đồ Ba-na vào ngày dâng hoa. Tuy ngoại đã già nhưng ngoại vẫn thích dệt
vải truyền thống. Công việc mà ngoại đang làm là dệt những bộ đồ sắc tộc. Vải
của ngoại tuy đã rách nhưng ngoại vẫn khéo léo nối những sợi chỉ lại với nhau
để dệt thành một bộ quần áo mới, để con cái ngoại luôn nhớ về hình ảnh ngoại và
ngoại muốn hoa văn này được phát triển trên thế giới. Ngoại nói rằng: “Ai mặc
bộ đồ sắc tộc Ba-na là biết sắc đẹp riêng của dân tộc và biết giữ truyền thống
quí báu của ông bà để lại”. Nhiều người mặc và khen bộ áo đẹp, nhiều làng khác cũng
thích dệt loại hoa văn này.
Tháng Năm
tháng Mười nhà thờ đều có một buổi dâng hoa vào chiều thứ bảy, nghe đến đội của
bà là bà ở nhà một ngày đợi tin đi tập múa. Chú Đẹp là người tập cho các bà
điệu múa, chú hay cho ngoại đứng trước vì ngoại múa đều và thuộc các cử điệu
nhất trong mấy bạn của ngoại. Ngoại ghét nhất khi múa là bị bôi phấn trắng, bôi
son vì nó làm cho da ngoại bị ngứa.
Điểm yếu
của ngoại là khi uống say nó làm cho tâm trạng ngoại buồn bực dẫn đến việc la
mắng các con ngoại và ngoại nói với Chúa rằng: “Chúa ơi, sao Chúa lại phạt con
cái của con. Con xin chịu hết tất cả, xin Chúa đừng phạt các con của con nữa”.
Các con của ngoại ngồi xung quanh ngoại và an ủi ngoại: “Mẹ ơi! Thôi đừng khóc
nữa, Chúa đã ban cho ta thì ta phải đón nhận, không phải Chúa phạt mà là tự các
con đã không nghe lời mẹ nói”. Tôi biết ngoại nói thế là vì các con gái của
ngoại đã lập gia đình, các con rể thì uống rượu uống bia, không biết trưa tối
mà về, không biết kiếm tiền nuôi vợ nuôi con, kiếm được một đồng, hai đồng thì
đi uống rượu với bạn bè cả ngày lẫn đêm. Đến khi bà tỉnh, bà nhớ ra đã nói với
con mình làm cho con buồn. Không những con bà làm sai mà còn các cháu của bà bị
ốm nặng, bà chịu hết gánh nặng trên lưng còng già yếu, vì con mà người mẹ phải
hi sinh tính mạng để cứu con, bà dâng hết lên cho Chúa để cầu nguyện cho các
con các cháu được bình an mạnh khỏe.
Ngoại
nghĩ, đi lễ là việc làm cuối cùng mà ngoại có thể làm cho con cháu, thánh lễ
rất quí, vì là máu của Chúa Giê-su đổ ra để cứu mọi người. Ngoại cầu nguyện:
“Xin Chúa Thánh Thần ban nhiều hồng ân cho gia đình các con của con, để họ
không đánh đập cãi nhau nữa, để họ biết làm ăn và hòa thuận thương yêu nhau”.
Rất may
Chúa đã ban cho bà một đứa con gái lấy được một người chồng biết yêu thương vợ,
bên nhà trai đã tổ chức một buổi đám cưới, bên nhà gái nghèo chỉ làm lễ cưới
trong nhà thờ.
Bà có một
đứa cháu sống với bà mười mấy năm trời cũng giống như tôi, nay bố muốn đưa cháu
về Bắc. Bà khuyên cháu: “Cháu ơi, cháu đừng lo cho bà, hãy về Bắc vì có thể là
bố cháu đã tìm được tương lai mà cháu muốn, năm sau trở về với bà cũng chưa
muộn. Cháu nhớ đi lễ đọc kinh sống đạo cho thật tốt, bà sẽ đợi cháu về”. Nhờ sự
khuyên bảo của bà mà anh họ đã làm được điều mà anh mong muốn và thế rồi anh
phải rời xa ngôi nhà anh gắn bó từ lúc chào đời đến nay. Anh không về tết được,
bố anh chỉ cho anh về sau tết hoặc trước tết, anh nói với bà một câu tạm biệt:
“Bà ơi! Hãy đợi cháu về, cháu sẽ ở với bà và nuôi bà như bà đã nuôi cháu”. Bà
thì thầm khóc vì thương cháu, bà cầu xin Chúa cho cháu đi đường bình an và mau
lấy vợ để bà còn được bế cháu.
Mỗi khi
nghe tiếng chuông nhà thờ đánh ba lần báo hiệu có người chết, bà để việc sang
một bên và chạy ra hàng xóm hỏi xem ai chết, khi bà biết tin thì đêm bà không
ngủ được. Bà thích đi đám chết vì bà gặp được nhiều bạn bè của bà mấy năm không
gặp lại, gặp được bạn bè bà rất vui và mời vô nhà chơi.
Tôi rất
yêu thương bà vì bà dành nhiều tình cảm cho tôi và tôi thưa với Chúa: “Xin Chúa
cho bà mạnh khỏe và sống thật lâu để con đáp lại công ơn mà bà đã dành cho con.
Con hứa sẽ vâng lời bà sống theo Lời Chúa dạy và hăng hái đi lễ siêng năng cầu
nguyện. Ngoại có rất nhiều hy vọng, hy vọng lớn nhất của ngoại là thấy con cháu
mạnh khỏe, hạnh phúc, sống đạo tốt. Xin Chúa cho những hy vọng đó của ngoại được
trổ sinh hoa quả tốt lành qua đời sống đạo của chúng con”.
_____________________________
TRỞ VỀ
*Maria Đoàn
Thị Quế Trâm, sinh năm 2004
Giáo xứ Phú Túc
-Thôi, cậu
đứng lên mà trở về với Chúa đi, Chúa đang đợi cậu đấy.(Bà cụ bảo)
Nam đứng
vụt dậy, cảm ơn bà cụ rồi đi về phía nhà thờ. Vừa đi, cậu vừa nghĩ về những
điều tốt đẹp cậu đã từng làm khi còn nhỏ…
Ngày đó, khi đi học, Nam luôn là học sinh
giỏi của trường. Khi đi học giáo lý, cậu cũng là người thông minh và chăm đi
học giáo lý. Trong gia đình, với vai trò là một người anh cả, Nam hết mực chăm
sóc cho ba đưa em của mình. Mọi người trong giáo xứ cũng như ngoài xã hội ai
cũng rất yêu quý cậu. Thế rồi, một tai nạn khủng khiếp xảy đến với gia đình
Nam.
Bố Nam là một công nhân cảng. Mẹ cậu bị bệnh
tai biến. Chi tiêu trong gia đình đều phải nhờ đến bố cậu. Một lần, bố cậu đang
đi giao hàng thì bị tai nạn rồi qua đời. Đứa em út của cậu thì bị bắt cóc. Lúc
này, chỉ có Nam mới có thể trục vớt được gia đình. Cậu quyết định bỏ học để
kiếm việc làm cho dù mẹ cậu đã khuyên bảo hết lời. Một ngày, đang trên đường
tìm kiếm việc làm, cậu bắt gặp một nhóm người. Biết cậu đang đi tìm việc làm,
bọn họ muốn cho Nam vào làm việc. Nam hỏi công việc, họ chỉ nói không cần biết,
nhưng không được để công an biết. Khi hỏi lương tháng, Nam giật mình khi nhận
được câu trả lời: “Nếu mày làm không tốt
thì được 20 ngàn một ngày. Còn nếu mày làm tốt thì được 1 triệu một ngày”.
Vì gia đình đang thiếu tiền, cậu liền đồng ý làm việc ở đó. Mẹ cậu cũng không
biết cậu làm ở đâu mà lương cao đến thế vì cậu giấu gia đình chuyện đó.
Vì là một người lanh lợi nên cậu làm việc rất
tốt, mọi người trong nhóm cũng rất tin tưởng cậu. Dần dần, Nam trở thành thành
viên trong băng đảng buôn bán vận chuyển chất cấm. Và từ đó, cậu cũng không đến
nhà thờ dù chỉ một lần. Khi ở trong nhóm, đã rất nhiều lần cậu muốn xin rời
khỏi tổ chức nhưng không thể, vì lần nào cũng vậy, họ đều đe dọa sẽ bắt và giết
chết mẹ cậu. Đã nhiều lần, cậu hận mình vì sao lại làm công việc này. Cậu liền
đi tự thú để mong nhận được sự khoan hồng của pháp luật và khai ra chỗ ẩn nấp
của nhóm buôn bán. Nhờ vậy, cậu được pháp luật xử nhẹ và bị phạt 3 tháng tù.
Bước vào ngôi thánh đường, cậu thấy mình như
đứa con hoang đàng, nhưng nghĩ đến lời của bà cụ “Người ta đánh kẻ chạy đi chứ không đánh kẻ chạy lại” cậu lấy lại
bình tĩnh. Cậu đến gặp Cha và xin Cha làm phép giải tội cho mình. Sau khi giải
tội xong, cậu thấy lòng mình nhẹ nhõm, thanh thản.
_________________________________
*Anna Nguyễn Thị Tường Vy, sinh năm 2004,
Giáo xứ Ia Dreng
Lòng Chúa thương xót được thể hiện trong nhà thờ,
trường học và cả trong gia đình em.
Vào dịp lễ Giáng Sinh, ba mẹ em đi xưng tội về, rồi
ba bảo mẹ hãy đi chợ mua đồ, trong khi đó mẹ vừa mới đi chợ ngày hôm qua. Hóa
ra làm mẹ đi mua một ít quà cho người nghèo. Đi chợ về, mẹ bảo em cùng phân từng
món ra với mẹ rồi đem xuống nhà tặng họ. Mặc dù chỉ là món quà nhỏ, chỉ là vài
gói mì tôm, hay là một chai nước mắm. Nhưng em thấy trên khuôn mặt họ thể hiện
sự vui mừng, xúc động. Khi mẹ em đi khỏi, họ vẫn còn cảm ơn rối rít nữa.
Còn có lần khác, em thấy mấy em nhỏ đồng bào đi trên
dường mà không đội mũ, mặc quần áo thì cũ kĩ, rách nữa, em thấy thương lắm. Em
liền bảo đứa em của em và em cùng bỏ ra một ít đồ cũ, những bộ đồ đã bị chật
không mặc vừa nữa cho các em ấy. Em cũng lấy ra mấy chiếc mũ cũ còn đội được mà
cho. Khi được cho mẫy bộ đồ vài cái mũ, các em đó rất vui,cảm ơn rồi tung tăng
xách đồ đi về.
Đó là Lòng Chúa thương xót được thể hiện trong gia
đình em. Có khi chỉ là những chuyện nhỏ nhoi nhưng đó là những việc làm tốt mà
gia đình em đã làm.
______________________________
NGƯỜI CON LẦM LẠC
*Maria Tạ Thị Yến, sinh năm 2000
Giáo xứ Phú Túc
-Ngồi đấy làm gì nữa, đi về! - Tiếng giục của một thằng
đầu xỏ quát!
Đang miên man vào giấc ngủ, tiếng giục dứt khoát
rành mạch đó cũng đủ để làm hắn tỉnh lại. Trong tâm trạng mơ màng, mắt nhắm mắt
mở, không gian trở nên tĩnh lặng, hắn thấy nôn nao trong lòng, pha vào đó là một
chút sợ hãi. Khua tay sang một bên, chống khuỷu gối tay để nâng người dậy, với
cánh tay gộc gạc giơ xương, hắn phải cố gượng. Cố dụi mắt để nhìn không gian mịt
mù trong màn đêm cô tịch với đống bếp củi đang tàn dần. lần thứ ba hắn đặt mình
vào đúng vị trí như những lần trước, vắt tay lên trán suy nghĩ rồi lại miên man
vào giấc ngủ. Càng về khuya, không gian càng trở lên lạnh lẽo. Nằm được chừng
dăm mươi phút, hắn bật thẳng dựng người dậy, mặt trợn tròn như đăm chiêu hình
dung sự vật nào đó. Tiếng hú của loài sói, mỗi lúc một gần hơn vang vọng vào
tai hắn, da gà nổi lên, hắn choàng dậy vơ lấy chiếc áo, tim như hoảng loạn, thốc
tháo chạy bán sống, bán chết và cứ thế lao thẳng, không còn biết trời đâu đất
đâu. Ánh trăng rọi xuống đủ để hắn nhìn thấy mọi vật, đôi chân khẳng khiu liêu
xiêu của hắn cố hết sức chạy thật nhanh mấy lần suýt té, và cuối cùng hắn cũng
ngã nhào trước một khúc cây nhô lên. Quay lại, hắn chẳng thấy động tĩnh gì! “Con sói hình như có đuổi theo mình đâu! Vậy
làm mình chạy bạt mạng! Nếu không do khúc cây đó thì giờ vẫn còn chạy nữa”
hắn tức tối.
Cố tìm lối ra, lững thững đi, hắn lẩm bẩm giọng thảm
thiết
Cuộc đời mình lại tàn tệ như thế này sao! Mẹ ơi giúp
con với! Con sợ lắm!
Giờ hắn ra thế này cũng chỉ vì quá sĩ diện, ăn chơi
với đám bạn cờ bạc rượu chè be bét. Tim hắn chợt nhói lên, phải chăng đây là cảm
giác hối hận của hắn. Hồi tưởng lại kí ức, hắn ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ
không muốn rời xa họ dù chỉ nửa bước. Thời gian làm thay đối cuộc sống. Hắn
ngày một lớn dần và lãng phí tiền của mồ hôi nước mắt của cha mẹ làm ra, đua
đòi cho bằng chúng bạn. Không những thế hắn bắt đầu tập tành cờ bạc, thuốc lá. Cha
mẹ thấy hắn ngày càng thay đổi, không nặng lời mà chỉ buồn rầu khuyên răn.
Nhưng những thứ xa đọa đó thấm vào người, làm sao hắn chịu ngồi yên cơ chứ! Khi
không còn một xu dính túi, hắn lẻn vào phòng mẹ lấy cắp, lúc đầu chỉ là vài chục
ngàn, để giải những cơn thèm rồi đến vài trăm, cờ bạc nhiều quá hắn trở nên
nghiện rồi nợ tiền chồng chất. Cha mẹ tưởng đâu hắn từ bỏ nhưng ai ngờ hắn chứng
nào tật ấy.
Hắn trốn học,
chạy thẳng về ngôi nhà, lục lọi lấy hết tất cả mọi thứ đắt giá nhất cho hét vào
các túi vải rồi ôm gọn trong người, chạy ra cổng, ngó trước sau, không thấy người,
hắn định chạy bỗng dưng bị người mẹ dịu dàng bắt gặp.
-Mày đang làm cái gì vậy hả? Những thứ này là cái
gì? Mày dám cúp tiết về nhà ư? – bà mẹ tức giận quát.
-Con…con…
Quá run sợ, hắn đẩy người mẹ ngã nhào xuống đất rồi
ba chân bốn cẳng chạy thật xa, mặc kệ phía sau người mẹ gào thét sao lại có đứa
con bất hiếu như hắn. bà gục ngã, đau đớn đến tột cùng, biết làm sao được cơ chứ!
Hắn, ôm hết tài sản của gia đình đem vào tiệm bán sạch và cứ thế ăn chơi xa đọa.
Hắn thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại lắm, hắn nở một nụ cười quái dị.
Đương nhiên thời gian sẽ cướp đi tất cả không trừ một
ai, số tiền giờ hắn cầm cũng chẳng đáng là bao, bạn bè của hắn cũng trở nên xa
lánh dần, đến một hôm tiền tiêu không còn, hắn gia nhập vào bọn đầu gấu, làm
theo những gì nó sai khiến. Cuộc đời hắn ngày càng tồi tệ từ đó.
Trở về thực tại, một mình lững thửng trong màn đêm u
tối, những giót nước mắt lăn dài trên khuôn mặt hốc hác, hắn thấy đau lòng, thất
vọng tràn trề, bàn chân níu lại, hắn khuỵu gối, hai bàn tay ôm trọn lấy khuôn mặt
vì quá đuối sức. Hắn ngất đi lúc nào không biết. Tỉnh lại, hắn thấy mình nằm
trong túp lều đơn sơ, cố hết sức ngồi dậy, xuống giường nhấc từng bước chân
mang bao tội lỗi, ra đến bậc cửa hắn không tài nào nhấc nổi chân lên được nữa,
ngồi phịch xuống nền đất, gương mặt như người mất hồn, ánh mắt xa xăm, sâu thẳm.
Định thần lại tâm trạng, hắn giật mình trước sự xuất hiện của bà cụ chừng bảy
chục tuổi, dáng người lon khom, đang đứng trước mặt. Bao nhiêu câu hỏi trong đầu
hắn: “Bà là ai? Sao bà lại đưa mình tới
đây?” Hình như thấu hiếu được mọi sự qua con mắt của hắn, nhưng bà vẫn hỏi
với giọng trầm lặng:
-Sao cháu ra nông nỗi này? ở trong rừng một mình
trong đêm khuya vậy sao?
Hắn định sẽ không kể bất cứ gì cho một ai nghe hết
nhưng lại thấy sự bình tĩnh, dịu dàng, ân cần không khác mẹ hắn, hắn lại muốn kể
hết tất cả cho bà cụ nnghe. Đến giây phút cuối, hắn cố hết sức bình tĩnh lấy lại
giọng đang nghẹn:
C-háu…cháu…hối …hận lắm! Cháu…cháu nhớ nhà, nhớ người
thân của cháu. Nhưng…nhưng cháu không còn mặt mũi nào dám trở về gặp ba mẹ cháu
nữa!
Rồi cứ thế nước mắt hắn tuôn ra, kìm lại không được.
Bà cụ nghe xong, đưa cho cậu bát cháo vỗ vai và nói:
Người ta đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy
lại
Hắn như trút bỏ được phần nào nỗi đau của mình, chợt
nhớ ra điều gì đó! Đúng rồi, dù sao đi nữa mình cũng phải trở về nhà - hắn nghĩ
thầm. Từ biệt bà cụ rồi vội vã lên đường, cố tìm lại con đường trở về nhà, hắn
vui lắm, lòng hắn nhưng cởi mở, nhưng sao lại cảm thấy có gì đó nuối tiếc.
Trước mặt hắn,
một ngôi nhà sơ xác, hoang tàn, dường như một bóng người cũng không còn, hắn bất
thần, lo sợ, tia hi vọng trong cuộc đời hắn như bi dập tắt. Nghe mọi người xung
quanh kể lại, sau khi mẹ hắn qua đời, vì quá bất ngờ trước sự thay đổi của đứa
con mà ông đã yêu thương nó vô bờ bến, ông lâm bệnh ngày một nặng tồi qua đời.
Họ kể tới đó, hắn cúi đầu vẻ mặt bi thảm cố kìm nước mắt để mọi người không biết
thân phận của mình. Hắn quay mặt đi rồi vội bước thật nhanh không để cho một ai
nhận thấy tâm trạng của hắn lúc này. Giờ hắn thấy rất nhớ tất cả mọi thứ trong
kí ức và rất buồn, buồn vô kể, cuộc sống giờ đây trở nên vô nghĩa. Hắn bất lực,
thất vọng chỉ muốn có ai đó để dựa vào, an ủi, nâng đỡ trong những lúc dường
như không còn chút sinh lực cả về thể xác lẫn linh hồn. Hắn cứ đi, đi mãi với
con đường quá quen thuộc mà ba mẹ hắn dẫn đi. Vừa đi nước mắt hắn chảy dài, những
giọt nước mắt mặn đắng với bao lỗi lầm như không thể trở lại. Đi được đoạn đường
khá xa, hắn vào một ngôi nhà thờ mà hắn đã bỏ từ lâu. Cánh cửa nhà thờ luôn mở
sẵn như đang gọi những kẻ kém lòng tin hay lòng tin bị lùi dập chết đi sống lại
như hắn, bởi trong đó có Chúa luôn mở lòng thương xót, luôn dang rộng vòng tay
che chở trong những lúc tuyệt vọng nhất, không ngoại trừ hắn. Hắn bước đến vịn
vào cánh cửa, quỳ xuống hắn như gục ngã, hắn cố lết từ phía xa vào đến tượng Đức
Mẹ. Hắn quỳ gối, một tay ôm mắt và tay trái đỡ lấy ngực. Hắn thì thầm chỉ đủ
mình nghe, kể hết tâm trạng lỗi lầm và mong được sự khoan dung tha thứ của mẹ.
Khi đã trút hết tâm trang của mình ra, tâm trạng lúc này của hắn đỡ hơn hẳn.
Ước nguyện cuối cùng hắn mong mọi người hãy trân trọng
những gì mình đang có đừng đánh mất đi tất cả những thứ mà không gì có thể đánh
đổi được.
______________________________
TÌNH THƯƠNG CỦA CHA
*Maria Hậu, sinh
năm 2002
Giáo xứ Kon Rờ Bàng
- Con của
Y Hà được để ở đâu?
- Bé được
để trong lồng kính.
Lúc đó cha
tôi đến thăm tôi và nhìn bằng ánh mắt đầy tình thương của người cha, vì tôi
sinh ra thiếu tháng. Mẹ tôi phải nằm viện hai tuần vì mất quá nhiều sức để sinh
ra tôi. Khi mẹ tôi ngủ thì cha tôi bế tôi và nói: “Con ơi, cha thương con
nhất”.
Khi tôi
lên hai tuổi tôi bắt đầu biết gọi cha mẹ, lúc cha tôi nghe được tôi gọi “Cha
ơi” thì cha tôi ngạc nhiên và nói: “Ồ, con của tôi giỏi thế, chưa gì đã biết
gọi cha ơi, chắc mai mốt con giỏi lắm đấy!” Mẹ tôi mỉm cười và nói: “Chắc là
giỏi nhất nhà mình đây rồi!” Cả nhà khen tôi và dạy tôi nói lúc hai tuổi rưỡi,
cứ mẹ tôi nói gì là tôi nhái theo đó. Khi cha tôi đi làm về thì tôi hỏi: “Cha
ơi, cha đi làm mệt không?” Cha tôi bế tôi và nói: “Cha đi làm không mệt” và hôn
lên trán tôi, tôi cảm nhân được cha tôi vui thế nào khi tôi hỏi “Cha đi làm mệt
không?”
Khi tôi
lên ba tuổi thì cha tôi dạy tôi học chữ o, ô, ơ, tôi đọc theo và tôi thuộc được
ba chữ và cha tôi dạy tiếp chữ a, ă, â, tôi đọc theo và đến một tuần tôi thuộc
bảng chữ cái. Có một lần tôi bị đau nặng và phải nhập viện, bác sĩ khám và nói
tôi bị viêm phổi là do đường hô hấp của tôi không tốt, lúc đó vẻ mặt của cha
tôi buồn và co lại, cha tôi chăm sóc tôi tận tâm và không nói lời nào, chỉ mong
sao con mình khỏi bệnh. Những ngày đó cha tôi đã cầu nguyện rất nhiều với Chúa,
hàng ngày cha tôi đi lễ và quì lại xin Chúa cho tôi mau khỏe mạnh vì cha tôi
tin cậy Chúa giàu lòng thương xót sẽ nhận lời của cha tôi. Một thời gian sau
thì tôi khỏi bệnh và cha tôi dẫn tôi vào nhà thờ và dạy cho tôi cách cầu nguyện
và tạ ơn Chúa đã chữa bệnh cho tôi.
Khi tôi
lên bốn thì cha tôi dạy tôi đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng và nhờ những lời
dạy của cha mà tôi học giáo lý giỏi nhất lớp và được Cha Sở và giáo lý viên
khen. Một lần tôi tham dự thánh lễ và nói chuyện trong nhà thờ rồi chọc bạn bên
cạnh, khi thánh lễ kết thúc và cùng cha đi về nhà thì cha đánh tôi và la mắng
tôi. Cha dạy tôi: “Trong nhà thờ không được nói chuyện vì nhà thờ có Chúa, khi
con nói chuyện thì Chúa Giê-su buồn lắm. Từ nay về sau con có nói chuyện trong
nhà thờ nữa không?” Tôi trả lời: “Con… con không dám nữa đâu ạ”. Cha tôi dạy
bảo tôi: “Lần sau mà con còn nói chuyện trong nhà thờ thì cái roi này sẽ không
tha cho con nữa đâu”. Từ khi cha tôi đánh tôi về tội nói chuyện trong nhà thờ
thì khi nhìn ai nói chuyện tôi liền nói: “Trong nhà thờ có Chúa, các bạn phải
giữ thinh lặng. Ai muốn nói chuyện thì ra ngoài mà nói chuyện”.
Khi về tới
nhà tôi kể lại cho cha tôi nghe, cha tôi khen tôi giỏi và mua kẹo cho tôi ăn và
cõng tôi đi chơi khắp họ hàng và kể lại cho họ nghe và họ luôn khen tôi giỏi.
Khi tôi
lên năm tuổi, lúc đó tôi sắp học lớp mẫu giáo thì không may cha tôi mất do vụ
tai nạn giao thông, không ai muốn chuyện đó xảy ra vì cha tôi để mẹ tôi một
mình nuôi năm anh em tôi và một đứa em trai bốn tháng trong bụng mẹ tôi. Khi
nghe tin bố tôi mất tôi thực sự hụt hẫng, tôi rất buồn và cảm thấy tủi thân vì
không có ai để cõng tôi đi chơi và dạy tôi biết về Chúa và nhất là không còn
cảm nhận được tình thương của cha nữa.
Mặc dầu
cha tôi không còn trên đời để chấp cánh cho tôi vào đời nhưng tôi vẫn cảm thấy
hạnh phúc vì đã từng được cha tôi thương yêu. Càng lớn lên, tôi càng như nghe
lời cha tôi nhắn nhủ: “Con ơi, con nhớ nghe lời cha dạy, đừng có theo bạn bè
xấu ăn cắp ăn trộm, con phải cố gắng học tập để mai mốt có một tương lai tươi
sáng”. Mỗi khi Cha Xứ dâng lễ đọc tới chỗ: “Xin Chúa nhớ đến ông bà cha mẹ và
thân bằng quyến thuộc chúng con đã qua đời”, tôi liền cầu nguyện cho cha tôi
được hạnh phúc với Chúa. Cứ hàng năm tôi vẫn đi làm cỏ thắp nhang và cắm hoa
cho cha tôi. Tôi tin bây giờ cha của tôi cũng đang theo dõi bước chân tôi và
cầu nguyện cho tôi nên người thiếu nữ đạo đức của giáo xứ và xóm làng.
______________________________
NGƯỜI CHA CỦA IA DRENG
*Anna Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh năm 2001,
Giáo xứ Ia
Dreng
Lòng thương xót của Chúa luôn dạt dào và vô tận đối
với giáo xứ Ia Dreng chùng tôi. Nhờ ơn phúc của Ngài dã ban cho chúng tôi một
người cha đáng kính, đó là cha Giu-se Nguyễn Công Minh- cha chánh xứ nhà thờ Ia
Dreng.
Từ những ngày đầu khi Ia Dreng còn là giáo xứ nhỏ,
cha đã luôn tận tâm xây dựng giáo xứ. Cha đi đến nhiều nơi vùng sâu kêu gọi đồng
bào anh em J’rai đến với Chúa. Cha luôn hòa đồng với mọi người, đến thăm những
hộ gia đình nghèo, điều đó làm giáo dân chúng tôi rất yêu mến cha. Cha đã tạo
cho nhà thờ một khuôn viên đẹp, trồng nhiều hoa, xây hồ cá, nuôi nhiều con vật
khác nhau...Cha dạy chúng tôi cách sống hòa đồng, yêu thương những người đồng
bào, giúp chúng tôi học tiếng J’rai và cha còn tìm người về dạy cho chúng tôi
chương trình phổ thông.Trong công việc rao giảng Tin Mừng và truyền bá Phúc Âm
cha đã tạo nhiêu điều kiện để giúp chúng tôi đi tới các điểm hành hương như Đức
Mẹ Măng Đen, Đức Mẹ Giang Sơn, Đức Mẹ La Vang...Đi thăm chủng viện Thừa Sai, tạo
nhiều điều kiện để chúng com tìm hiểu “Ơn gọi”, tìm hiều nhiều dòng tu mờ đường
cho những người có dự định trở thành các tu sĩ. Tuy có nhiều vấn đề xấu về sức
khỏe nhưng cha vẫn xây dựng giáo xứ. Năm 2015, cha đã xây mới nhà thờ Ia Dreng.
Tuy không lớn như bao giáo xứ khác nhưng đó là niềm hạnh phúc của chúng tôi –
những người con nhỏ bé.Ngôi nhà thờ như một cái khung sắt bên trên mái lợp tôn
và vẫn chưa có tường xung quanh nhưng đẹp và khang trang hơn trước rât nhiều.
Đi lễ đôi lúc cũng bị ướt nên cha phải xin thêm tiền từ những nhà hảo tâm để
xây thêm tường nhà thờ. Có đôi lúc nhà thờ nhử muốn lung lay khi có mưa to hay
gió lớn.Vì vậy xây thêm tường chắn gió vẫn là dự định cha đang muốn thực hiện.Trong
những năm gần đây,cuộc sống của giáo dân hết sức khó khăn và có nhiều trẻ em mắc
bệnh hiểm nghèo mà gia đình lại không có tiền chữa bệnh. Có trường hợp bé Gia Bảo
bị bệnh tim bẩm sinh, cha đã đi khuyên góp tiền để đưa bé đi mổ, ca mổ hết sức
khó khăn nhưng may mắn là bé đã được Chúa chữa lành. Bé Bình, một cậu bé thuộc
giáo họ nơi tôi ở cũng được cha đưa đi Sài Gòn chữa vì đôi chân em bị bỏng nặng.
Không những thế, khi một người trong Giáo xứ chúng tôi qua đời, cha còn đóng
hòm cho những hoàn cảnh nghèo, xây mộ cho họ, rồi tổ chức cho các hội đoàn đến
đọc kinh và cầu nguyện. Cha huy động mọi người dọn dẹp, làm vệ sinh ở nghĩa
trang và cây cầu dẫn vào xã chúng tôi. Chính vì thế chúng tôi, những người con
của Giáo xứ ia Dreng luôn mang lòng cảm tạ, đội ơn Chúa đã ban cho chúng tôi một
người cha tuyệt vời.
Chúa Giê-su là Mục tử tốt lành, Người yêu thương
đoàn chiên của mình và Người đã ban xuống những người dẫn dắt ta đi đến con đường
về Miền đất hứa. Đó là cha mẹ, các cha, các Souer, các anh chị Huynh trưởng. Cảm
tạ Chúa, lòng yêu thương của Chúa đã ban cho chúng tôi những người thật đáng
kính, để chăn dắt những đoàn chiên lầm lạc trước bầy sói hoang hung dữ, như cha
Giu-se Nguyễn Công Minh.
_________________________
MẸ EM LÀ MỘT NGƯỜI YÊU QUÝ
*Maria Y
Nhung, sinh năm 2004,
Giáo xứ Kon Hring
Em rất
thích mẹ của em. Ngày nào em đi học mẹ cũng mua cho em một cái bánh mì thịt. Có
lúc mẹ đưa cho em tiền mười nghìn đồng. Buổi sau đó mẹ em mua cho em một chiếc
xe đạp rất là thích, xe đạp ấy rất là hợp với em. Em đi học về thì mẹ em bảo em
đi lấy nước ở nhà xứ Kon Hring, nước giếng khoan của Cha sở Lê Tiên cho cả làng
uống. Mẹ em bảo em đi lấy quần áo để giặt, quần áo của em thôi. Em bị đứt dép
thì mẹ em lại mua cho em một cái dép rất là đẹp em rất thích cái dép đó. Em bị
rách cái quần xanh áo trắng mẹ em mua cho em một bộ quần xanh áo trắng. Mẹ em
lại mua cho em một cái mũ rất là đẹp và hợp với em nữa đó.
Em đi
học về thì mẹ em bảo em đi lấy nước hoặc đi giặt quần áo hoặc đi chặt củi ở
rừng nhưng cũng có khi mẹ dẫn em đi làm, cuốc cỏ rất là mệt. Sau đó em không đi
được em nói với mẹ em rằng: “ Mẹ ơi con
không đi được nữa đâu, con làm không nỗi nữa, con mệt lắm rồi!” Mẹ em
không đáp, sau đó em không làm được nữa, em nói với mẹ rằng: “Mẹ ở làm, con muốn nghỉ thì cứ nghỉ, làm
như vậy được rồi đó”. Sau đó mẹ em đi về rất tối, em rất sợ mẹ em có
gặp chuyện gì. Cha sở đã giảng ở trong nhà thờ là cha mẹ đừng bắt ép trẻ em đi
làm lao động nương rẫy sớm quá, mà cha mẹ hãy lo cho nó được ăn được học tới
nơi tới chốn, nhưng chúng em còn bé nhỏ vẫn phải đi làm công chung với người
lớn, vì ai ai cũng khổ hết mà. Nhưng cho dù em đi học, mẹ đi làm, thì mẹ em
cũng đưa cho em năm nghìn để mua kem. Nếu thích thì mẹ em đưa cho em tiền
năm mươi nghìn đồng mẹ em bảo em mua cái gì ăn nhưng em không mua. Em để
dành tiền đi học, không cần mẹ đưa tiền mua bút vở nữa.
Lễ Chúa
Phục sinh mẹ em lại đưa cho em tiền năm mươi nghìn đồng, mẹ em bảo em đi
mua bánh mì để ăn thì em không thích. Mẹ em dẫn em đi ra chợ đi mua cá
xay và rau muống. Mẹ em dẫn em đi mua quần áo, em thấy quần áo rất là
đẹp. Mẹ nói với em: “Con thích cái gì
để mẹ mua cho”. “Con thích một bộ
quần áo rất là đẹp để mặc đi lễ”. Sau đó mẹ em dẫn em đi lễ, mẹ em đi
lễ hàng ngày. Ngày nào mẹ em cũng đi lễ. Mẹ em đi lễ buổi sáng và có khi
buổi chiều nữa. Khi mẹ em bị sốt nặng thì phải đi bệnh viện. Đi học về em bảo
cô chú chở em đi qua nhà bệnh viện để thăm mẹ của em, em hỏi “Mẹ có
đói chưa mẹ, để con mua sữa cho”. Sau đó mẹ em đã tốt đẹp rồi mạnh khỏe.
Tội mẹ, thương mẹ, mẹ đi lấy nước ở nước giọt rồi còn nuôi em bé rất là
mệt. Em muốn giúp nấu cơm thì mẹ đã nấu rồi, em muốn giúp nấu canh thì mẹ cũng
nấu xong rồi đó.
Sau đó mẹ
em đi tưới cà phê cho người Kinh với mẹ của Bình, lúc đó bố của em đi tưới cà
phê tối mới về rất mệt. Em dẫn em của em đi tưới cà phê nữa, cũng có mẹ Bình và
Bình đi tưới cà phê cho người Kinh, có em và Bình giúp thì mới xong sớm. Sau đó
người Kinh tới nhà bảo bố em đi kiếm người cuốc cỏ cho người Kinh. Rồi mẹ em và
mẹ Bình dẫn em và Bình đi cuốc cỏ rất là vui rồi cũng xong. Rồi người Kinh lại
đến bảo bố em kiếm người làm cỏ lúa, bố mẹ em, bố mẹ Bình, em và Bình đi học về
cũng đi làm cỏ lúa cho nhanh xong. Mẹ em về nấu cơm nấu canh còn em thì đi tắm
nhanh để đi lễ. Lửa làm mắt của mẹ em long lanh. Em rất thương mẹ em.
________________________________
*Maria Tạ Thị Mỹ Quyên, sinh năm 2002
Giáo xứ Phú Túc
Một buổi chiều vàng rực nắng, Mai đi tới nhà thờ một
mình. Cô lẳng lặng bước vào nhà thờ, làm dấu rồi quỳ xuống. Cô nhắm mặt lại và
tâm sự với Chúa những điều hồi còn nhỏ “Thưa
Chúa, con là kẻ yếu đuối hèn mọn. Con biết Chúa luôn dõi theo con suốt hai mươi
lắm năm qua. Từ ngày ba mẹ con li dị, rồi mẹ con mất, con sống trong sự thiếu
thốn tình cảm của mẹ và ba. Tuy rằng ba ở bên con che chở, làm lụng vất vả, đổ
mồ hôi sôi nước mắt để nuôi con ăn học nhưng thời gian ba quan tâm con rất ít.
Những suy nghĩ của con ba cũng không thể hiểu hết được. Mẹ con mất sớm, từ ngày
con lên lớp hai và tình cảm, sự che chở chăm sóc yêu thương của mẹ, con không
được nhận nhiều như những người bạn khác. Cuộc sống trở lên buồn hơn. Nhưng từ
khi tới nhà thờ, cha xứ, sơ, cùng các bạn trong giáo xứ quan tâm, yêu thương và
chơi với con, thì những khoảng trống dần được vun đắp. Cám ơn Chúa, Ngài đã ban
cho con những người thân, lúc nào cũng quan tâm và yêu thương con mặc dù con
không có mẹ bên cạnh. Con cám ơn Thiên Chúa rất nhiều”
Cầu nguyện với Thiên Chúa xong, cô làm dấu rồi đứng
dậy đi ra ngoài. Cha xứ đi tới, nhìn cô ấy, mỉm cười thật tươi:
-Con
về đấy à?
-Dạ
con mới về hôm kia, bận sắp xếp nhà cửa, hôm nay con mới có thời gian tới đây ạ.
Có năm năm học ở Sài Gòn thôi mà khi quay trở lại nơi đây, mọi thứ khác hẳn rồi,
làm con nhận không ra nơi mình từng sống đấy ạ.
-Ừ!
Con đi xa về thấy khác hẳn là đương nhiên. Nhà thờ mới được khuyên góp tiền và
được xây rộng ra. Một số người tới nhà thờ làm công ích, đã xây cho nhà thờ
thác nước ở góc sân, trồng một số cây cảnh và tượng Đức Mẹ ở giữa khuôn viên
nhà thờ. Một số cây được đưa về trồng, giờ nó mọc um tùm thế rồi đấy.
-Dạ
thưa cha!
Cô ấy nhìn xung quanh, cảm giác vừa
lạ lẫm vừa thân quen. Vị linh mục quay sang hỏi cô ấy
-Mà
lâu rồi cha chưa gặp ba con. Ba con sức khỏe sao rồi?
-Ba
con lúc còn trẻ làm lụng vất vả, giờ cột sống lưng yếu rồi, giờ ba ở nhà dưỡng
tuổi già bù cho thời gian đi làm cực nhọc thôi cha. Con lớn rồi, đủ khả năng
chăm sóc và nuôi ba rồi ạ.
-Ừ
vậy thì tốt. Rồi còn chuyện năm năm qua học hành ở Sài Gòn thì sao? Ở đó con có
gặp khó khăn lắm không?
-Dạ
có chứ cha, vừa học vừa làm kiếm tiền khổ cực lắm cha, giờ thì ổn rồi ạ. Nhưng
có chuyện này luôn làm con ray rứt lương tâm của mình suốt năm năm qua.
-Sao
nào? Kể cha nghe xem có giúp gì được cho con không?
-Dạ
chuyện là thế này: Khi học ở Sài Gòn, con quen một cô bạn cùng lớp và cùng ở
chung nhà trọ với con. Chơi và nói chuyện với nhau một thời gian con và cô ấy dần
trở thành bạn thân. Một hôm ba con lên thăm con. Con dẫn ba con đi ăn, đi chơi
những nơi con biết. Lúc về ba con vấp phải mép vỉa hè rồi bị ngã. Con mau đưa
ba đi bệnh viện. Ngay lúc ấy, con thấy cô bạn của con đang đi chơi thì bị tai nạn
giao thông. Mọi người xung quanh xúm lại đưa cô ấy đi bệnh viện. Vì ba con bị
đau lưng, con không thể bỏ ba con ngồi ở bệnh viện với cái lưng đau mà chạy
sang giúp cô bạn đấy được. Ngày hôm đó, con thấy áy náy vô cùng, mấy bạn cùng
phòng trọ biết chuyện, luôn trách con là “kẻ bỏ bạn lúc khó khăn”. Nhưng cô bạn
đấy lại hiểu cho nỗi khổ của con mà không hề trách con, lại còn rất tốt quan
tâm đối xử với con rất tốt. Con áy náy, hối hận lắm. Sự việc ngày hôm đó con
chưa từ quên suốt năm năm nay. Con phải làm sao đây cha?”
Cha không trách Mai mà còn hỏi:
-Con còn nhớ câu
chuyện ngày xưa cha kể con nghe không?
Rồi cha kể lại cho Mai nghe:
“Giữa
đám người có một người đàn bà ngoại tình, tội lỗi, mọi người xung quanh phỉ
báng, chửi bới người đàn bà ấy, họ cầm đá ném bà ta. Nhưng rồi Chúa Giêsu đã
lên tiếng và nói rằng “Ai trong các người
không có tội lỗi thì hãy cầm đá mà ném người đàn bà đó trước”. Nghe xong mọi
người từ một đám đông dần đi hết. Vì họ hiểu ra rằng họ cũng có tội lỗi thì làm
sao có thể cầm đá ném người đàn bà đó mà không nhìn lại chính bản thân họ cũng
là kẻ tội lỗi. Và chính những người khiển trách con là “kẻ bỏ bạn lúc khó khăn”
cũng vậy. Họ cũng tội lỗi, họ không có quyền khiển trách con và con cũng đừng
quan tâm hay ghen ghét họ bởi những lời lẽ đó mà hãy dùng tình yêu, dùng trái
tim để yêu thương họ, cũng như cô bạn đấy của con, không ghét bỏ con mà còn vẫn
rất quan tâm con. Hãy dâng lên Thiên Chúa và Thiên Chúa sẽ dùng tình yêu của
Người để yêu thương bỏ qua tội con phạm như con đã bỏ quả cho những người khác.
Hãy suy nghĩ thật kỹ, dùng trái tim để yêu thương thay cho ghen ghét đố kị. Con
hiểu chưa?
-Dạ
con hiểu rồi. Con sẽ làm như lời cha nói, dùng trái tim để tha thứ và yêu
thương
-Con
nghĩ được như vậy là tốt!
-Dạ
cũng muộn rồi, con về đây ạ, để ba ở nhà ,nhờ hàng xóm trông nom hộ, con cũng
không an tâm
-Ừ!
Thôi con về đi! Về cẩn thận nha con, thay cha gởi lời thăm sức khỏe tới ba con
Dạ cám ơn cha!
Rồi cô gái ấy, Mai, đi về với nét mặt rạng rỡ sau sự
chia sẻ tâm sự với cha. Kết thức sự áy náy sau năm năm đã qua. Cái ngày sống
trong tội lỗi kết thúc từ hôm đó. Và qua lần đó, cô luôn mở rộng trái tim để
tha thứ, yêu thương tới mọi người xung quanh.
__________________________
CHÚ GIÁO PHU A KĂ LÀ NGƯỜI MÀ TÔI YÊU MẾN
*Maria Y Ri, sinh
năm 2004,
Giáo xứ Kon Hring
Ở làng
tôi có một chú tên là Pôlê A Kă. Chú sinh năm 1955, hiện nay chú được
61 tuổi rồi. Chú làm chú giáo phu cũng khá lâu rồi. Thân hình chú
cao cao. Đôi mắt chú nếu không có mắt kính thì khi chú xem sách không
nhìn thấy rõ được. Ở trong gia đình chỉ còn một mình chị Vân ở nhà
còn mấy người khác đi lấy chồng lấy vợ rồi. Chị dạy mấy bạn học
máy tính ở giáo xứ. Chị rất yêu thương bố của chị vì bố của chị
là một người rất hiền lành, nhân hậu.
Chú chăm
chỉ làm lụng vất vả để nuôi gia đình. Chú rất yêu thương các con và
các cháu của chú. Để có thu nhập tốt ở nhà chú có nuôi con heo,
gà, trồng mì, cà phê, cao su, lúa,… Chú còn trồng những cây cảnh rất
đẹp. Chú luôn tham gia đầy đủ mọi hoạt động trong giáo xứ. Chú siêng
năng tham dự thánh lễ. Vào mỗi sáng tối, chú đều đi lễ và luôn luôn
giúp Cha dâng thánh lễ một cách sốt sắng. Chú yêu thương chúng tôi như
là con cái của chú. Mỗi khi có người bệnh tật chú đều viếng thăm.
Chú cầu nguyện cho họ một cách sốt sắng. Mắt chú hướng về Chúa
Giê-su Thánh Thể, tay chú cầm tràng hạt mân côi, miệng chú đọc kinh.
Khi chú đọc kinh trông chú rất nghiêm túc. Trong mỗi thánh lễ, khi chú
cho mọi người rước Mình Thánh Chúa thì chú nói: “Mình Thánh Chúa
Kitô” rồi chúng tôi đáp: “Amen”.
Mỗi khi
đến giờ sinh hoạt chú bày ra những trò chơi rất thú vị khiến mọi
người phải cười. Nếu ai bị phạt thì phải múa hát và nhảy lò cò.
Chú nhìn chúng tôi vui cười chú cũng vui theo. Mặc dù tóc chú đã
trắng nhưng khi chú cười trông giống như một người còn trẻ. Giờ sinh
hoạt xong tới thánh lễ. Nếu ai nói chuyện trong thánh lễ thì chú
khuyên: các con, các cháu đừng nói chuyện nữa, uổng công các con, các
cháu đi lễ mà nói chuyện như thế này thì không có phép lịch sự gì
cả. Muốn nói chuyện thì cứ đi ra ngoài mà nói, đừng xúc phạm đến
anh em để anh em được yên tĩnh đọc kinh. Đừng bao giờ nói chuyện trong
thánh lễ vì nói chuyện sẽ xúc phạm đến Chúa nên các con hãy tập
cho mình được như Chúa Giê-su Thánh Thể, noi gương Ngài mà làm theo.
Khi chú nhắc nhở xong thì chú vòng tay và đọc kinh cùng mọi người.
Lễ xong chú dặn chúng tôi tưới cây và mang theo cái sô, chai khoảng
5-10 lít để đi tưới cây cho nó mát nếu không tưới nó sẽ chết mất.
Chú giáo
phu của chúng tôi rất yêu Cha sở, Cha phó, yêu mọi người xung quanh. Chú
kêu gọi mọi người cùng xây dựng giáo xứ, luôn giúp đỡ nhau, chia sẻ cơm
ăn, áo mặc cho người thốn thiếu. Giúp đỡ những hộ gia đình có hoàn
cảnh nghèo khổ, cực nhọc không có đất để trồng trọt, chăn nuôi. Chú
nói tiếp: là ba mẹ phải yêu thương con cái của mình, không có ba mẹ
nào khi con xin bánh mà đưa cho nó cục đá, đừng xét đoán nếu không
lại bị Thiên Chúa xét đoán, chớ làm điều tà dâm, không ham tiền bạc,
của cải của mọi người, luôn giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Chú
rất kính mến các Cha, các Sơ, các vị Linh mục, Đức Cha và mọi người
xung quanh chú. Chú nhắc nhở những ông bố bà mẹ phải yêu thương con
của mình, nuôi dạy con cho thật tốt, đừng cho nó chơi game nếu không
nó sẽ nghiện và từ từ nó sẽ thành một người chuyên đi cướp của cải
của người ta. Cho nó được đi thánh lễ đầy đủ để cho nó có một tâm
hồn trong trắng, mai này nếu các ông bố bà mẹ không nuôi dạy nó thật
tốt khi nó lấy chồng lấy vợ thì tương lai của nó sẽ bị phá hủy và
con của nó sẽ hư giống như nó có cái tật xấu là chuyên đi ăn cướp
của người ta.
Chú giáo
phu của chúng tôi rất rộng lòng, hiền lành, từ bi, nhân hậu. Đến
tháng cầu nguyện cho người chết chú cùng chúng tôi đi cuốc đất làm
cỏ cho các ngôi mộ. Chú rất quý các ngôi mộ tổ tiên của chú. Mỗi
buổi chiều tháng 11 chúng tôi đến nghĩa địa để cầu nguyện cho người chết và chú
bắt kinh cho chúng tôi đọc theo. Để noi gương Chúa Giê-su Thánh Thể chú
làm việc trong xã hội cũng như ở giáo xứ cho thật tốt để tâm hồn
của chú luôn có Chúa ở bên, luôn soi sáng tâm hồn chú để chú luôn
làm những điều tốt đẹp giống như Chúa. Chú nói chuyện rất dễ nghe
và dễ hiểu. Chú nói rất nhẹ nhàng chậm rãi. Vào ngày Chúa nhật,
chú tập hát cho mọi người trước rồi mới đọc kinh.
Chú A Kă
là người rất trung thành với các Cha, Cha nói những gì chú đều làm
theo. Chú thấy các bạn không muốn học giáo lý, chú khuyên: các cháu
nên đi học giáo lý vì việc này rất cần thiết và bổ ích cho các
cháu, để các cháu hiểu biết sâu rộng về Chúa hơn nếu các cháu không
học giáo lí thì các cháu sẽ khổ không biết về Chúa sâu rộng như
các bạn luôn đi học giáo lí đầy đủ. Nếu mai này các cháu muốn đi
lấy vợ thì các cháu sẽ không biết đọc kinh không thể cưới được vợ
vì các cháu không muốn học giáo lý, các cháu hãy nhớ lời chú nói
cố gắng học giáo lý nó sẽ bổ ích cho các cháu đấy”. Chú dặn xong,
chú đánh trống gọi các bạn thiếu nhi vô trong nhà thờ Chúa để dâng
lễ.
Con tạ ơn
Chúa vì Chúa đã cho chúng con một người chú giáo phu rất tốt và
hiền đức, để chú có thể giúp giáo xứ, luôn tận tình yêu thương giáo
xứ, phục vụ giáo xứ. Cầu xin Chúa cho chú giáo phu của chúng con
được làm chú giáo phu cho tới già rồi mới thôi. Chú quả là một chú
giáo phu rất tốt vì chú là một người rất trung thành đáng để mọi
người noi gương. Con sẽ cố gắng làm người con ngoan để noi gương chú,
luôn làm những gì mà chú sai bảo, luôn yêu thương chú, kính mến chú
mãi mãi.
________________________________
BA ĐỨA TÔI
*Phê-rô
Nguyễn Ngọc Hải, sinh năm 1999,
Giáo xứ Ia Dreng
Tình bạn là một thứ tình cảm tốt đẹp không thể
thiếu trong cuộc sống. Bạn bè giúp đỡ, động viên, khích lệ ta vượt qua khó khăn
trong cuộc sống,chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn cùng ta. Ai cũng có rất nhiều
bạn nhưng chỉ có một hoặc vài người bạn thân. Tôi cũng vậy, tôi cũng có một
tình bạn đẹp dù có rất nhiều sóng gió.
Ba đứa
chúng tôi gồm có tôi, Đạt và Duy. Ba chúng tôi chơi thân với nhau từ khoảng ba
bốn năm trở lại đây, tuy chưa được lâu nhưng trong khoảng thời gian đó chúng
tôi đã hiểu rất nhiều về nhau. Chúng tôi có những tính cách rất khác nhau. Tôi
là một đứa khá là trầm tính, ít nói và hiền, Đạt thì nhìn khá bảnh trai, hay
nói và khá là vui tính, còn Duy thì khỏi phải nói, nó là thằng nghịch nhất
trong đám,nói nhiều và rất thích trêu gẹo người khác. Tuy mỗi đứa có tính cách
rất khác nhau nhưng khi chơi chung với nhau dường như mỗi phần tính cách của
chúng tôi được hòa quyện với nhau để giữ cho tình bạn đó được bền lâu.Chúng tôi
rất hay đi chơi cùng nhau, kể cả khi đi học cũng vậy,chỉ cần một đứa trong đám
đi đâu chơi thì chắc chắn cả đám sẽ đi cùng.Trên lớp thì chúng tôi là đám
nghịch ngợm nhất lớp, đặc biệt Duy. Chính sự nghịch ngợm của chúng tôi đã rất
nhiều lần gây ra những rắc rối cho mọi người xung quanh và cả cho chúng tôi
nữa, và đã có một chính sự đùa nghịch của thằng bạn thân tên Duy đã gần chút
nữa làm cho tình bạn của chúng tôi tan vỡ. Sự việc diễn ra vào một ngày cũng
như bao ngày khác, ba đứa chúng tôi cùng nhau đi học trên một con đường. Ngày
hôm đó đã xảy ra một sự việc mà không ai trong chúng tôi muốn xảy ra cả. Đó là
việc hai đứa bạn thân của tôi đánh nhau chỉ vì Duy lỡ chọc gẹo bạn gái Đạt.
Trong lúc đánh nhau hai đứa nó đã văng ra những lời nói xúc phạm đến nhau, lúc
đó tôi không biết làm gì cả, chỉ biết lao vào cản hai đứa nó ra. Sau ngày hôm
đó, hai đứa nó đã không thèm nhìn mặt nhau nữa,đến cả tôi chúng nó cũng không
thèm quan tâm tới. Bây giờ tôi không biết làm gì để giúp hai đứa nó làm hòa
nữa, không biết phải làm sao để tình bạn của chúng tôi trở lại như xưa. Tôi đã
suy nghĩ mãi, tôi chợt nhớ lại một lần đi lễ được cha giảng về sự yêu thương,
tha thứ và cầu nguyện. Tôi nghĩ chỉ cần mình biết cầu nguyện cho nhau thì Chúa
sẽ hằng hiện diện cùng chúng tôi, ở cùng chúng tôi, nên tôi quyết định cầu
nguyện cho hai đứa bạn thân. Tôi xin Chúa ở cùng với hai đứa nó, xin Chúa giúp
cho hai đứa bạn của tôi biết tha thứ cho nhau và biết yêu thương nhau để tình
bạn của chúng tôi có thể trở lại như xưa. Ngay ngày hôm sau tôi đã quyết định
giúp hai đứa nó ngồi nói chuyện với nhau để giảng hòa. Dường như Chúa đã nhận
lời cầu xin của tôi và hiện diện với hai đứa nó. Sau cuộc nói chuyện đó hai đứa
bạn thân của tôi đã tha thứ những lỗi lầm cho nhau và yêu thương nhau. Thế là
tình bạn của chúng tôi lại trở lại như xưa.
Sau sự việc hôm đó tôi chợt nhận ra một điều
rằng; Chúa luôn yêu thương chúng ta, người luôn đồng hành cùng chúng ta và luôn
tha thứ mội lỗi lầm cho chúng ta, vì thế mà giờ đây tôi luôn tin tưởng vào
Người vì Người là niềm cậy trông của tôi.
_____________________________
NGƯỜI MẸ YÊU QUÝ CỦA EM
*Maria Y Ni Thúy, sinh năm 2003,
Giáo xứ Kon Hring
Trong gia
đình, em thích nhất là mẹ em. Năm nay mẹ em 34 tuổi. Mẹ em rất là cao.
Dáng người thon gọn, da của mẹ em đen. Bàn tay mẹ em làm nghề nông. Tiếng
nói của mẹ em luôn cười tươi biểu lộ sự thân thiết. Đôi mắt của mẹ
em tròn xoe. Mẹ em lúc nào cũng gần gũi chúng em. Cả gia đình em ai
ai cũng yêu quý mẹ và kính trọng mẹ em. Ánh mắt mẹ em như vui hơn.
Trên đôi môi thắm hồng, mẹ em nở một nụ cười duyên dáng, để lộ hàm
răng trắng tinh rất đều. Mái tóc đen nhánh mượt mà của mẹ em ngang
lưng.Vì mẹ em rất yêu thương gia đình chúng em, mẹ em cố gắng chăm sóc
gia đình chúng em. Mẹ em rất vất vả vì chúng em, kiếm tiền để chúng
em ăn học, em sẽ học tập để cho mẹ em vui. Em rất yêu mẹ em vì mẹ em
đã nuôi em từ khi còn nhỏ bé và đến lớn khôn, lúc đó em mới biết mẹ em
là một người đi làm nương rất là vất vả.
Khi em bị
ốm mẹ em hay ở bên cạnh em, và chăm sóc em, mua thuốc cho em uống. Khi
em tỉnh lại em thấy mẹ rất buồn và rơi nước mắt. Em giúp mẹ em làm
việc nhà, còn mẹ em đi làm ruộng. Em thấy mẹ em rất yêu thương em,
hằng ngày mẹ em thường đi làm, rồi đến xong việc này thì làm việc
khác. Rồi đến chiều mẹ em đi làm về em chạy ào vào nhà lấy nước
cho mẹ uống rồi mẹ em đi tắm, ăn cơm xong thì xem phim và nói chuyện
với bố hoặc anh hai em. Mẹ em sống với gia đình em thật tốt và vui vẻ
với nhà người bên cạnh. Mẹ yêu tương lai tất cả gia đình chúng em và những
người bạn bè với em. Chúa Nhật mẹ em thường ở nhà nuôi em bé. Còn em
thì giúp mẹ làm mọi công việc. Sáng sớm mẹ em nấu cơm nấu rau cho
chúng em ăn. Em thấy mẹ làm việc rất là khéo léo nhanh nhẹn. Công
việc của mẹ em rất là bận rộn.
Người yêu
thương em chính là mẹ em, là tình yêu của mẹ dành cho con. Tính tình
của mẹ em rất là hiền lành. Mỗi khi em học bài mẹ em thường dạy em
làm bài. Em nghe mẹ em nói rất là dễ thương. Mẹ em đi trồng lúa trồng
mì cùng với bố em. Rồi buổi chiều mẹ em cùng với bố em về, khi đã
đến nhà mẹ em nghỉ ngơi rồi đi tắm nước giọt còn bố em thì tắm ở
nhà, tắm xong mẹ em cùng bố em đi lễ. Lễ xong mẹ em ăn cơm rồi xem
phim tây du kí. Hết phim tây du kí mẹ em bảo em học bài để ngày mai cô
giáo kiểm tra bài cũ ở nhà. Mỗi sáng em dậy sớm rồi ăn cơm rồi đi
học. Khi đến trường cô giáo kiểm tra bài cũ rồi cô nói ai đã thuộc
bài thì phát biểu bài. Có nhiều người giờ tay rồi cô gọi em và em
thuộc bài và cô giáo cho em 8 điểm rồi em rất là vui mừng. Mỗi tối
mẹ em bảo em lấy sách kinh tiếng Ba na để học thuộc để được xưng tội
rước lễ lần đầu. Trước khi đi ngủ mẹ giúp em học kinh để được xưng tội
và biết vâng lời cha mẹ và thầy cô ở trường với bạn bè.
Đến sinh
nhật của em, mẹ em mua cho em một bộ áo và một cái cặp mới rất là
đẹp. Trước khi em đi ngủ mẹ em cho em tiền để ăn sáng. Có khi em đi ngủ
mẹ em kể cho em một chuyện cổ tích rất rất là hay. Em muốn vâng lời
mẹ, mẹ bảo em làm việc này làm việc kia thì em cũng làm ngay. Mẹ em bảo
em nấu cơm thì em nấu, mẹ bảo em bảo quét sân thì em quét. Mẹ em là
một người tốt, đạo đức, và biết giúp đỡ người khác. Em thấy mẹ em
rất yêu mến em vì mẹ là một người tốt bụng với em. Em cảm thấy mẹ
rất thương như bạn bè của em, hiền lành với em. Em nói với mẹ em: con
yêu mẹ lắm và yêu mẹ thật nhiều. Em cũng đi theo mẹ đi làm và cùng
giúp đỡ mẹ làm công việc nặng. Em thấy mẹ đổ rất là nhiều mồ hôi và
em chạy lấy nước trong gùi rồi chạy cho mẹ uống và em nói mẹ nghỉ
ngơi đã rồi làm tiếp. Rồi mẹ em làm tiếp công việc hai mẹ con.
Khi mẹ em
bị ốm bố em thường mua thuốc cho mẹ uống và hai bố con em thường chăm
sóc mẹ chu đáo. Em nấu cháo cho mẹ ăn rồi mẹ em khỏi bệnh rồi thì
em thấy rất là vui. Từ lúc đó bố rất quan tâm mẹ của em và cả gia
đình em. Mẹ em nấu cơm nấu ăn và cả gia đình em cùng ăn, tay của mẹ
em nấu rất là ngon. Ăn xong hai mẹ con rửa chén thay đồ để đi làm. Mẹ
em thường đi tắm nước giọt.
Hồi mẹ
em còn sống bố em rất yêu thương mẹ em. Bố em giúp đỡ mẹ em trong
những công việc nặng nhọc như chặt củi, đi làm nương rẫy. Khi mẹ em đau
ốm bố lo mua thuốc cho mẹ em uống. Bố chở mẹ đi bệnh viện. Bố em
thường kiếm tiền để lo cho mẹ em. Hồi mẹ em còn sống, mẹ em thường đi lễ sáng
tối, mẹ em thường dạy dỗ em và bảo em phải sống tốt để làm con Thiên Chúa và
sống đạo đức và làm nhiều điều tốt. Mẹ em luôn ở bên cạnh em, tình yêu của mẹ em
dành cho em rất là chân thành. Em yêu mến mẹ và kính trọng mẹ em rất nhiều. Em
nguyện xin Chúa và Đức Mẹ cho mẹ em được hạnh phúc trên Thiên Đàng.
___________________________
*Maria Đỗ Thị Thanh Thương, sinh năm 1998
Giáo xứ Phú Túc
-“Chúc
anh chị em ra về bình an!”
-“Tạ
ơn Chúa!”
Nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó ngày thứ Sáu Tuần
Thánh kết thúc. Việt ra về, cô mang trong mình cái cảm giác u buồn của ngày lễ
tưởng niệm Chúa Giêsu chịu nạn. Cùng với sự mệt mỏi do Thánh Lễ kéo dài, Việt
băng theo lối tắt đi về nhà.
Ngôi nhà nhỏ của Việt nằm ngay bên hông nhà thờ,
ngăn nhau bởi một bức tường gạch đúc xi măng, thông qua bằng một cánh cửa tạm.
Đứng trước cửa nhà nhìn sang trái là một bãi đất cằn trống trơn, hai bên của nó
lác đác vài bãi mía, bãi sắn, vườn điều và cuối bãi đất là những vườn keo, bạch
đàn làm che bớt sự trơ trọi cây lá của những ngọn núi sau chúng. Không gian xóm
làng của Việt trước khi nối ra đầu hẻm chỉ vỏn vẹn năm căn nhà cấp bốn thấp bé.
Điểm xuyến cho nó là đất đá cỏ cây, những bầy gà thả rông, vài con chó hay sủa
inh ỏi cùng thời tiết khắc nghiệt của xứ sở địa hình lòng chảo.
Về đến nhà, Việt ngửi ngay thấy mùi tỏi phi thơm phức.
Nó đánh thức cái cảm giác thèm ăn trổi dậy của Việt. Tan lễ, mẹ Việt mau chóng
về trước để còn kịp lo “cơm đêm” cho chồng con. Bữa cơm ngày Chay Thánh dọn ra
đơn giản chỉ là rau xào và một bát nước tương vậy mà ai nấy ăn ngon lành.
Cơm nước xong, Việt trở về phòng. Cô ngước lên kệ
sách, “Mấy giờ rồi nhỉ?”- “ Chà! Đã hơn 11h!”, cô tự hỏi. Việt ngao
ngán nhớ ra mình còn một đống bài tập Giải Tích. Cô tặc lưỡi:
- Thôi, chậc kệ!
“Dẫu sao mình cũng không thể đo được khoảng
cách từ mình đến Chúa và cũng chẳng thế tính được diện tích Thiên Đàng, Luyện
Ngục hay Hỏa Ngục trong ngày sau hết!”- Việt tự bào chữa cho cơn thèm ngủ của
mình, và thế là cô trườn dài ra giường. Thể xác luôn chờ đợi sự thỏa hiệp của
linh hồn để chiều theo đòi hỏi của nó. Sự uể oải khiến giấc ngủ thâm nhập nhanh
và sâu vào tận trong tiềm thức của cô.
.....
Việt thấy mình cùng các chị trong lớp Ơn Gọi, dưới sự
hướng dẫn của Sơ bề trên, đang đến thăm trại phong Quy Hòa. Tại đó có rất nhiều
cây xanh, xen kẽ là các dãy nhà phong rêu trắng toát. Việt thấy lạ và chút sợ
hãi khi nhìn thấy vài người có hình hài kì dị. Bước chân của cô chậm lại, Việt
không biết các chị có cảm giác như mình không nhưng tất cả đều im lặng. Không
khí yên tĩnh đến lạ thường. Việt thoáng nghe thấy tiếng xối nước đâu đây, cô
đưa mắt nhìn, xa xa, ngay bên miệng giếng, một người đàn ông đang làm gì đó. Tò
mò, Việt muốn đến xem, nhưng vì sợ, cô đã kéo chị Phúc đi cùng. Nhìn ở khoảng
cách khá gần, Việt thấy đó là một người đàn ông trạc tuổi tứ tuần với hai bàn
tay bị cụt và ông đang làm công việc của một người bình thường: đó là cuốc đất!
Ông ta ngước mắt lên, chợt thấy người lạ, chiếc khăn vắt trên vai tuột xuống. Một
đứa trẻ chạy đến, nom nó chừng chín, mười tuổi, nó la lên:
-Ba ơi! Ba… mẹ gọi!
Ông quẳng ngay cái cuốc xuống đất, lao thật nhanh
như tên bắn về phía đứa trẻ đứng. Hai cha con họ chạy vào căn phòng số 13. Việt
và chị Phúc cũng chạy theo, ở ngoài nhìn vào. Ông kẹp một chiếc khăn vào giữa
hai tay rồi lau mặt cho người phụ nữ đang nằm trên giường. Khuôn mặt bà tiều tụy
và cơ thể dường như chỉ còn một nửa. Rồi thằng bé chạy đi, trông nó lành lặn và
nhanh nhẹn. Lúc về, cùng với nó còn có hai cô y tá. Được một lúc, Việt nghe thấy
những cơn ho của người phụ nữ, bà ta bắt đầu thở dốc. Trực giác mách bảo và lôi
cuốn Việt đến gần hơn. Việt tiến vào, chị Phúc cũng đi theo. Thấy sự xuất hiện
của hai người lạ, thằng bé đứng ngay cửa ngạc nhiên. Việt toan bước thêm vào để
thấy rõ hơn người phụ nữ, thì thằng bé, rất nhanh, nắm lấy cổ tay Việt như thể
ngăn cản không cho cô vào. Nó níu ngay vào cái chuỗi hạt đeo trên cổ tay Việt,
tay cô hất lên theo quán tính bước đi, vòng chuỗi căng ra và thế là cái vòng của
cô bị đứt, các hạt Mân Côi văng ra khắp nơi. Việt bất ngờ quay sang nhìn nó.
Như vỡ lẽ, mặt nó sợ hãi, cặp mắt nhìn cô đầy bối rối. Việt nhận ra đôi mắt của
nó: to tròn, đen láy, long lanh đáng yêu. Bàn chân nó bắt đầu lùi lại, hay tay
chắp sau mông, dí sát người vào tường, đầu cúi và đôi mắt của nó lén nhìn những
hạt Mân Côi đang “mỗi viên mỗi góc”. Việt cúi nhặt nhưng vì không kiên nhẫn, cô
đã bỏ lại hai hạt vừa nhặt được, coi như là mất. Thằng bé im lặng và quan sát.
Có chuyện gì đang diễn ra vô cùng căng thẳng trong căn phòng này bởi hầu như từ
nãy đến giờ, họ đã không biết đến sự hiện diện của hai người khách lạ, ngoại trừ
thằng bé, họ đang tập trung có điều gì đó quan trọng chăng?
Có lẽ tối nay chị nhà sẽ phải chịu đau đớn, cả anh nữa,
hai anh chị hãy uống thuốc này sau khi ăn tối đấy!
Đó là âm thanh của tiếng người mà nãy giờ Việt và chị
Phúc mới được nghe từ căn phòng đó. Người đàn ông nâng hai đôi tay cụt của mình
ôm lấy bịch thuốc với vẻ buồn rầu, sợ sệt.
Tối hôm đó trăng sáng vằng vặc chiếu rọi mọi ngõ
ngách-một đêm đau đớn của những người phong cùi. Người ta chạy ra chạy vào nhốn
nháo, tiếng la hét đến nao lòng. Trong lúc đó, cả đoàn đang nghỉ ngơi tại một
căn phòng lớn gọi là Nhà Chung. Nằm trên giường, như một thói quen, Việt tính lấy
cái vòng chuỗi để đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót nhưng cổ tay của cô trống hoác
và… cô nhớ đến thằng bé…
Sáng hôm sau, đoàn tham quan trở về theo lối mòn nối
ra cổng chính. Một chiếc lá rụng lên đầu Việt, cô giật mình phủi nó rơi xuống.
Nó mỏng manh, rơi nhè nhẹ như vương vấn rồi chạm đất. Việt nhặt lên, một chiếc
lá màu đỏ có sáu khía trông đẹp mắt. Cô kẹp nó vào cuốn sổ, toan bước lên xe,
thì thằng bé với đôi mắt thu hút ấy, vẫn nhanh nhẹn chạy vụt ra, nó mở mười
ngón tay bé nhỏ, mắt Việt dán vào đó. Thật không thể tin được! Cái vòng chuỗi,
vẫn nguyên vẹn nằm gọn trong lòng bàn tay nó.
-Sao em … có thể…!
Việt vô cùng ngạc nhiên. Thằng bé vẫn thế, không đáp
lại nhưng đã cười. Việt thật sự xúc động. Cô lấy ra trong balô một tấm ảnh Lòng
Chúa Thương Xót đặt vào tay nó và nói:
-Xin Chúa ban bình an và lòng thương xót của Ngài
cho gia đình em, chị thực sự rất cám ơn em!
Việt bước lên xe theo tiếng nổ máy thôi thúc. Ngồi
trên xe mà lòng cô thấy quyến luyến nặng trĩu. Cô nhìn vào gương chiếu hậu,
bóng dáng thằng bé đứng đó đẹp như thiên thần cứ khuất dần, khuất dần rồi mất hẳn
sau bức tường vôi trắng xóa…
Thằng cu Tí nằm ở phòng bên trở mình, vung chân hất
cái cặp nó để cuối giường rơi xuống đất kêu “uỳnh” một cái. Việt chợt tỉnh giấc,
mắt cô mơ màng nhìn ngắm không gian trong căn phòng của mình. Hóa ra là một giấc
mơ. Bóng tối bao trùm gây cho Việt cảm giác ngột ngạt. Cô ra sau bếp uống một cốc
nước. Vừa uống, Việt vừa nghĩ đến giấc mơ lạ lùng ban nãy. Bất giác, Việt nhìn
vào cổ tay trái, cái vòng chuỗi bằng đá vẫn nằm đó, bao nhiêu năm nay…
Việt trở lại phòng, cô cảm thấy tỉnh táo. Cô mở then
cửa sổ, đẩy nhẹ hai cánh cửa tạt sang hai bên. Việt vươn vai hít một cái thật
sâu, cô nhìn thấy những ngọn cây đang đung đưa theo gió. Trong bóng tối, người
ta thường hay tưởng tượng. Việt cũng vậy, tự nhiên cô thấy sợ. Việt vung tay định
kéo cửa lại thì kìa, cô ngỡ ngàng trước một vẻ đẹp toàn bích: mảnh trăng treo
trên đỉnh núi chiếu rọi một góc trời vàng ươm như màu hoa phách. Ánh trăng ấy
như vỗ về, an ủi, tâm hồn Việt cảm thấy bình an…Giờ đây, Việt đang ngắm nhìn vầng
sáng ấy. Cô tưởng tượng về hình ảnh Thầy Giêsu đang đứng trên hào quang của nhật
nguyệt, đầu Người cúi xuống, tay phải giơ cao như chúc lành. Hai luồng ánh sáng
đỏ và trắng phát xuất từ Trái Tim Yêu Thương đang soi chiếu vào thế gian u tối.
Việt cầu nguyện: “Lạy Chúa giàu lòng
thương xót. Ngài đã từng chữa lành cho những bệnh nhân phong cùi, những người
phải chịu đau đớn thể xác và tệ hơn nữa, họ bị cộng đồng xa lánh. Ngài không chỉ
chữa lành bệnh tật mà còn cho họ được hòa nhập, được trở lại “trình diện với tư
tế”. Ngày nay, căn bệnh đó đã có thuốc đặc trị với sự tiến bộ của y học. Nhưng
lạy Chúa, xã hội ngày nay còn có thêm nhiều căn bệnh mới, con người đang phải
chịu sự mù lòa của bệnh vô cảm, đau khổ do nghèo đói, do sự xuống dốc trầm trọng
của đạo đức, sự thiếu thốn tình thương, sự lầm đường lỡ bước dẫn đến sa cơ thất
thế. Tất cả chúng con đều cần nương nhờ vào Lòng Chúa Xót Thương. Xin cho những
công trình vĩ đại của con người không làm đóng cửa tâm hồn họ, đừng để họ tự đắc
mà không cần chối bỏ lòng thương xót của Chúa. Xin cho bàn tay của Ngài chiếu
giãi bình an luôn mãi xuống trên trái đất này, để bao mái ấm được an vui, bao
em thơ được vui cười, đừng như chú bé trong giấc mơ của con…Mong sao con có thể
gặp lại chú bé ấy trong hoàn cảnh khác, được nghe nó nói cười, thấy cộng đồng
quan tâm đến gia đình nó nhiều hơn chứ không phải là cái không khí vắng lặng đầy
sự cô đơn ấy nữa. Không chỉ là trong giấc mơ...”
Mở mắt ra, cô nhìn thấy trời đã gần sáng, vầng trăng
đã khuất dần sau áng mây. Việt tin là Chúa đã lắng nghe lời cầu nguyện của
mình. Việt để nguyên cửa sổ, lên giường nằm. Lòng cô bỗng lâng lâng niềm vui của
buổi rạng đông ngày Chúa sống lại. Alleluia!
______________________________
CHA
PHANXICO XAVIE LÊ TIÊN THÂN MẾN
*Katarina Y Thắm, sinh năm 2004,
Giáo xứ Kon Hring
Ngày 13/11/2013, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh
đã bổ nhiệm Cha Phanxicô Xavie Lê Tiên làm Cha sở giáo xứ Kon Hring và
làm Hạt trưởng hạt Đăk Mót.
Cha sinh năm 1953, nay cha 63 tuổi. Khi Cha Tiên
mới về giáo xứ, giáo dân đi lễ ở nhà thờ cũ lợp bằng lớp lá cọ.
Khi trời mưa, chung quanh trống rỗng mưa tạt nước rất ướt và lạnh. Cha
sở cùng giáo dân lên nền nhà thờ xưa, cuốc đất đặt nền, dọn cây để
xây nhà sinh hoạt và nhà giáo lí. Rồi chỉ 10 tháng đã xây xong nhà
giáo lí và nhà sinh hoạt. Ngày 15/1/2016 thì nhà sinh hoạt và nhà
giáo lí đã được Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị về làm phép khánh
thành. Ngày đó, Đức Cha làm phép, chúng con rất vui mừng, người lớn
múa xoang với cồng chiêng cùng giáo xứ. Cha luôn luôn quan tâm đến đời
sống đạo và việc học giáo lí của giáo xứ. Cha luôn nhắm mục đích
giáo dục đức tin và nhân bản cho giáo dân. Đặc biệt là thanh thiếu
niên, để nâng cao đời sống cộng đồng, để giúp anh em sắc tộc Sê-đăng của
chúng con hội nhập tốt với xã hội. Hàng tháng, Cha sở họp cùng ban
chức việc và những chú Yao phu, các Sơ dòng thánh Phao lô và các Yă
dòng Ảnh Phép Lạ. Cha lên chương trình phục vụ cho giáo xứ.
Ngày nào Cha cũng quan tâm để nâng đỡ ca đoàn
và người giúp lễ và các hội đoàn phát triển. Con rất thích nhà
sinh hoạt và nhà giáo lí này. Những giờ rảnh rỗi, con thường đến vui
choi cùng với các bạn, những trò chơi mà con thường chơi là đánh cầu
lông và còn có chơi bi lắc. Cha mua rất nhiều loại sách truyện để
hằng ngày cho chúng con đọc, học hỏi, thêm về kiến thức. Cha vẫn cho
chúng con xem phim và thích nhất là karaoke. Cha cùng hát karaoke nhạc
thánh ca với chúng con. Cha trang bị một phòng máy vi tính để cho
chúng con học đánh máy trong nhà sinh hoạt và nhà giáo lí. Cha xây
một dãy nhà vệ sinh sạch sẽ đẹp và thoáng mát. Ngày Chúa Nhật, Cha
dạy chúng con cách sử dụng nhà vệ sinh: “Khi các con đi nhà vệ sinh
xong thì dội nước cho sạch sẽ, để nhà vệ sinh luôn sạch sẽ”. Các
phòng học giáo lí thoáng mát sáng sủa sạch sẽ còn các cửa kính vừa
sáng vừa che kính cho ấm, các bàn mới tinh làm sao! Không chỉ mới
tinh mà còn xếp thẳng hàng, giúp chúng con học giáo lí rất tốt.
Nhờ có nhà cầu nguyện giúp chúng con đọc kinh
và tham dự thánh lễ mới sốt sắng. Hằng ngày Cha dâng lễ tại nhà
nguyện mới và Cha dâng lễ ở các làng là: Đăk Kang, Kon Đao Yôp, Kon
Mong, Thôn 6, Đăk Kơ Lok, Đăk Rao… Cha sở dâng lễ sốt sắng, Cha đọc lời
nguyện thật là chậm rãi để nghe rõ, hiểu rõ, để chúng con cùng thưa lại
đều, để chúng con ca tụng Chúa tốt. Khi Cha giảng lễ Cha nói về Năm Thánh
Lòng Thương Xót Chúa: “Chúng ta hãy yêu thương nhau và hãy tha thứ cho
nhau. Những người uống rượu thì hãy bỏ rượu, làm việc để có cơm ăn
để nuôi gia đình”. Cha còn nói: “Những người làm cha mẹ hãy nuôi dưỡng
dạy dỗ con cái cho con cái đi học để có nghề nghiệp”. Cha lại khuyên
trong năm lòng thương xót này hãy chia sẻ cơm áo cho người nghèo, thăm
viếng người đau ốm. Hãy đem Lời Chúa cho mọi người.
Khi chúng con học máy tính, đọc truyện, chơi
cầu lông, tập hát xong Cha luôn cho chúng con ăn bánh kẹo, ăn chuối và
Cha còn cho sữa tươi. Chúng con rất thích quà bánh của Cha tặng cho. Ngày
hôm nào đó trời nắng chang chang, Cha đã dặn chúng con: “Khi các con rửa
tay, rửa chân, thì phải kéo vòi nước ra chỗ có cây, vừa rửa tay chân
vừa tưới cây”. Cha cũng biết tên của con: Y Thắm. Cha còn nhắc nhở hãy
yêu thương nhau và giúp nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Qua lời Cha nói
với con và mọi người con sẽ giữ lời Cha và hứa học thật giỏi, luôn
vâng lời cha mẹ và vâng lời Cha sở Cha phó, các Yă, chú Yao phu, để các
ngài luôn luôn sống đạo tốt và giảng dạy Tin Mừng của Chúa Giê-su
Ki-tô.
Con muốn chúc Cha sở một bài thơ này:
Cha ơi, con chúc Cha sống lâu trăm năm tuổi và
mạnh khỏe
Cha của con, con rất yêu mến Cha
Con chúc Cha mỗi ngày tốt lành và có Chúa ở
cùng Cha.
Cha luôn luôn yêu thương mọi người và Cha chia
sẻ cho người khuyết tật, người già, người mồ côi và những người ốm
nặng. Cha luôn phát quà như là: mì tôm, nước mắm, gạo nếp và bánh
kẹo. Cha cũng cho chúng con một đôi dép và Cha còn cho áo ấm thật là
đẹp. Chiều ngày Chúa Nhật chúng con họp Lêgiô. Cha nói rằng nếu các
con muốn học bài thì hãy học tại nhà sinh hoạt và nhà giáo lí ở
đây nhé các con! Cha nhắc nhở chúng con rằng khi các con học xong rồi
thì tắt đèn tắt quạt và xếp thẳng bàn ghế cho ngay ngắn các con nhé!
Con cảm ơn Chúa và các Đức Cha, quý Cha đã cho
giáo xứ Kon Hring có một Cha sở hiền lành, để Ngài luôn gần gũi mọi
người hơn, chăm sóc giáo xứ hơn. Con rất yêu Cha sở của con, qua Cha con
đã cảm nghiệm Lòng Chúa Thương Xót. Con nguyện xin Chúa giúp con vâng
lời Cha sở hơn, chăm chú học hành sống đạo tốt để đem tình yêu thương
của Chúa đến cho mọi người hơn, để mọi người cùng tạ ơn Thiên Chúa,
chúc tụng tình yêu của Thiên Chúa hơn.
_______________________
ĐÊM
HỒNG ÂN
*Đôminicô Phan Trọng Ngọc Sơn, sinh 1995,
Giáo xứ Ia
Dreng
Trời về
đêm, ánh đèn điện xung quanh nhà ông chủ được bật lên, một khung cảnh hữu tình
gồm đồi núi, hồ nước và những bóng điện mờ ảo lấp ló dưới mặt hồ làm cho không
gian trở nên lung linh. Vẻ đẹp nhân tạo hòa
quyện với vẻ đẹp thiên nhiên đã làm cho khung cảnh mộc mạc sẵn có dần trở nên
sang trọng. Không khí nóng bức trong ngày dần trở nên mát dịu, những cơn gió se
lạnh cũng dần ùa về làm cho Hoàng trở nên cô đơn hơn trong kiếp làm thuê.
Ngày hôm
đó, ông chủ của Hoàng phải đi công tác, để lại căn nhà cho Hoàng và những vị
khách quý của ông. Trước khi đi, ông chủ hướng dẫn Hoàng để anh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong thời gian ông vắng nhà.
Ông cũng không quên dặn Hoàng là không được phép cho ai lên khu vực riêng tư
của ông. Sau khi bàn giao lại công việc, nhà cửa cho Hoàng, ông chủ an tâm và
vui vẻ lên đường, giao căn nhà lại cho Hoàng vì ông chủ rất tin tưởng Hoàng,
mặc dầu trong quá khứ, ông chủ thừa biết Hoàng là
một con người rất hạn chế về nhiều phương diện, mặc cho quá khứ của
Hoàng là một người không tốt nhưng ông chủ đã để
cho quá khứ của Hoàng được khép lại với một sự tin
tưởng vô điều kiện mà ông đã ưu ái dành cho Hoàng.
Một ngày
dài dần khép lại với nhiều mệt mỏi, lo toan nhưng Hoàng rủ bỏ tất cả, Hoàng về
với gia đình để lấy một số giấy tờ cá nhân, để lại căn nhà cho những vị khách.
Với sự hiếu kỳ, những vị khách đã đến khu vực riêng tư của ông. Qua những người
bạn thân, ông biết được những vị khách kia đã lên khu vực riêng tư của mình.
Ông chủ liền điện thoại cho Hoàng, Hoàng chạy ngay vào nhà của ông chủ để xác
nhận lại thông tin. Đúng như ông chủ nói, những vị khách kia đã đến khu vực
không dành cho họ, khu vực mà ông chủ đã dặn Hoàng không được để ai lên. Hoàng
vội vàng xin lỗi ông, nhưng cơn giận của ông chủ đã lên tới đỉnh điểm, không
chấp nhận lời xin lỗi, ông chủ nói Hoàng với cung
giọng đầy giận giữ:
-Cậu thu
xếp toàn bộ những gì của cậu, ngày mai tôi về và cậu phải rời khỏi căn nhà này.
-Thưa….
Thưa ông chủ, con… con xin lỗi ông. Mong ông tha lỗi cho con.
-Không xin
xỏ gì cả, đã nhiều lần lắm rồi, cậu đã không nghe lời tôi, tôi không chấp nhận
“nuôi ong tay áo”.
Hoàng thực
sự hối hận, Hoàng đã không ngờ chỉ vài giây phút
lơ đãng mà nó lại quyết định cả cuộc đời của Hoàng. Hoàng phải rời khỏi nơi ấm
cúng và đầy thân thương này, một nơi mà ông chủ đã rất thương Hoàng, lo lắng
cho Hoàng rất nhiều.
Đêm hôm
đó, Hoàng không thể chợp mắt, Hoàng phải thu dọn toàn bộ hành trang trước khi
ông chủ về, Hoàng thu dọn trong một tâm trạng buồn tủi, thù hận những vị khách,
thù hận chính bản thân mình. Những giọt nước mắt bắt đầu lăn trên má của Hoàng,
Hoàng đã ân hận nhiều lắm.
Buổi chiều
ngày hôm sau, ông chủ về, với vẻ mặt đầy giận giữ. Ông chủ của Hoàng đi dạo
xung quanh căn nhà, căn phòng của ông, khu vực những vị khách kia đã lên, ông
chủ cũng không quên ghé qua căn phòng mà Hoàng nghỉ ngơi và ông chủ đã thấy mọi
thứ đồ đạc của Hoàng đã trong tư thế sẵn sàng. Tối hôm đó, Hoàng được ông chủ
gọi ra căn phòng có hai chiếc võng, ông chủ nằm một cái, cái còn lại dành cho
Hoàng. Nói chuyện với Hoàng, ông chủ đưa ra những gì ông đã thấy và ông nói một
cách dứt khoát:
-Không còn
gì để nói nữa, cậu đã rất muốn rời khỏi nơi này rồi đúng không?
-Dạ không,
con rất muốn ở đây, ông chủ tha cho con lần này.
-Không!?
Vậy tại sao cả đêm hôm qua cậu không lo nghỉ ngơi, lại
còn vội vã thu dọn toàn bộ đồ đạc.
Ông chủ
tha lỗi cho con, mong ông chủ cho con một cơ hội.
Hoàng im
lặng, ông chủ trách Hoàng một hồi lâu về tình
thương cũng như những cơ hội thăng tiến mà ông đã dành cho Hoàng, nước
mắt của Hoàng tuôn ra từ lúc nào. Hoàng cố gắng khóc trong lặng thầm, Hoàng
không muốn để cho ông chủ biết mình đang khóc. Nhẹ nhàng, Hoàng kéo áo lên để
lau những giọt nước mắt. Hoàng không dám cãi lời ông chủ, Hoàng chỉ lặng lẽ cầu
nguyện với Chúa của Hoàng trong thâm tâm.
Chúa ơi,
xin giúp con với…
Cứ thế,
Hoàng cầu nguyện với Chúa. Đêm hôm đó, Hoàng quan
sát và nhận thấy, không chỉ có Hoàng mà cả ông chủ của Hoàng cũng không
ngủ được. Với tâm trạng buồn tủi, thể lý mệt mỏi, Hoàng đã thiếp đi từ lúc nào.
Nhưng giấc ngủ không trọn vẹn, Hoàng lại tỉnh dậy chỉ sau vài phút.
Một đêm
dài trôi qua, bây giờ đã gần năm giờ sáng, chuyện gì đến cũng bắt đầu đến.
-Bây giờ
cậu tính sao? Tôi không đồng ý cho cậu ở đây thêm một ngày nào nữa, cậu phải
rời khỏi đây ngay. Ông chủ của Hoàng dứt khoát.
-Thưa ông
chủ, ông chủ cho con ở đây tới trưa, sáng nay con sẽ thu xếp toàn bộ giấy tờ
cho ông chủ, sau đó con sẽ về với gia đình của con.
-Không cần
thu xếp gì cả, trước năm giờ, cậu phải rời khỏi đây. Ông chủ gắt gao.
Không gian
trở nên nặng trĩu, Hoàng thực sự đã cảm thấy rất mệt mỏi, Hoàng muốn buông xuôi
tất cả và về với gia đình. Hoàng đứng lên, đi qua võng của ông, ôm lấy ông, hôn
lên má ông chủ, và nói:
-Con xin
lỗi.
Nước mắt
của Hoàng chảy dài, Hoàng hành động mà không phải của
Hoàng nữa, một hành động không suy nghĩ, hành động như có một điều gì đó
muốn Hoàng làm như vậy.
Nước mắt
của ông chủ cũng rơi theo, lần đầu tiên Hoàng nhìn thấy ông chủ rơi nước mắt,
lần đầu tiên ông chủ phải khóc vì một người làm công như Hoàng.
-Thôi được
rồi, ông tha cho con với sự khiêm tốn và biết nhận
lỗi của mình, ông sẽ bỏ qua cho con để chứng minh cho con thấy về lòng yêu
thương tha thứ mà ông đã và đang dành cho con, kể từ giờ phút này, ông muốn
nhận con làm con, ông sẽ lo cho con.
Lúc
này, Hoàng đã phần nào lấy lại được sự bình tĩnh cũng như phần nào cảm nghiệm
được sự bao dung, tha thứ của ông chủ, Hoàng thấy ông chủ của Hoàng nói nhẹ nhàng và
không kịp suy nghĩ. Trong quá khứ Hoàng đã quá nhiều lần sai lỗi và đều nhận
được sự tha thứ từ ông chủ nhưng lần này là một sự tha thứ đặc biệt đối với
Hoàng. Đó không chỉ là tha thứ, đó còn là một ân sủng mà ông chủ dành cho
Hoàng.
Hoàng gật
đầu đồng ý và gọi một tiếng: “BA”. Sau tiếng gọi BA
của Hoàng, Nước mắt của Hoàng và Ba lại
tuôn ra nhiều hơn, không ai còn kiềm chế được nữa, cả hai khóc như những đứa
trẻ.
Cuộc sống
của Hoàng từ hôm đó đã dần thay đổi, Hoàng không còn là một người làm thuê.
Hoàng được sống trong hạnh phúc, tình thương yêu, được người khác tôn trọng,
Hoàng được ông lo cho ăn học. Hoàng đã cố gắng thay đổi, lắng nghe và làm theo
những lời chỉ dạy của ông.
Mỗi ngày,
Hoàng sống tích cực hơn trong mọi chuyện, hai Ba con quan tâm, lo lắng cho nhau
nhiều hơn. Ba của Hoàng luôn tha thứ và chỉ dạy Hoàng mỗi khi Hoàng mắc lỗi,
luôn khen Hoàng khi Hoàng biết suy nghĩ và có những quyết định đúng. Hai Ba con
sống với nhau trong sự ngưỡng mộ của mọi người. Hoàng cảm thấy thương yêu Ba
của mình vô cùng. Ba của Hoàng thì chăm lo cho Hoàng như một đứa con mình sinh
ra. Ông đã cho Hoàng đầy đủ cả về tinh thần lẫn vật chất, cho Hoàng cảm nhận
được tình thương của người Cha dành cho con mà hơn mười năm nay Hoàng không
được nhận. Mỗi ngày, Hoàng tự nhắc mình luôn yêu thương, chia sẻ vui buồn, cố
gắng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cùng Ba.
____________________________
YĂ
GIÊR TÔI LUÔN YÊU THƯƠNG KÍNH TRỌNG
*Anna Y Lệ
Hằng, sinh năm 2001,
Giáo xứ Kon Hring
Giáo xứ
KonHring chúng tôi được nhờ hồng ân Chúa thương nâng đỡ nên gần chục năm nay đã
có sự hiện diện vô cùng quý giá của các Soeur, các Yă. Nhưng người mà tôi yêu
quý nhất chính là Yă Giêr.
Yă Giêr
năm nay đã được 25 tuổi, thân hình Yă đầy đặn, người cao to, khỏe khoắn. Yă rất
vui tính và rất quan tâm đến chúng tôi- những em nội trú tại cộng đoàn. Hằng
ngày Yă thường xuống vườn trồng rau, cuốc đất, dẫy cỏ với chúng tôi. Thỉnh
thoảng Yă thường hay qua các làng bên cách làng chúng tôi khoảng 10 cây số để
giúp các Yă tại cộng đoàn làng Kon Mong. Công việc bận rộn và vất vả của một
người tu trì không dễ dàng gì nhưng Yă vẫn chu toàn công việc bằng sự nhiệt
huyết và lòng yêu mến. Hằng ngày Yă tranh thủ thời gian trước khi xuống vườn để
dạy chúng tôi học đệm đàn nhà thờ, hằng tuần các Yă thường đi thăm và giúp đỡ
người nghèo, khi thì vài kg gạo, khi thì mấy gói mì tôm, mắm, muối, bột ngọt…
tuy chẳng đáng là bao nhưng đối với tôi công việc và hành động của Yă làm gợi
cho tôi nhớ đến lòng thương xót Chúa mà hằng ngày đi lễ tôi vẫn thường đọc
kinh.
Hằng ngày
đi lễ Yă mặc y phục của nhà dòng, chiếc váy màu xanh viền hoa văn của người địa
phương tưởng chừng như đơn giản và nhàm chán nhưng lại đẹp đến mê lòng trong
tôi. Mỗi lần được nhìn các Yă khoác trên mình chiếc áo màu xanh đó tôi lại ước
sẽ có một ngày nào đó tôi cũng sẽ được như vậy, được bước theo tiếng gọi của
Thiên Chúa. Để được như vậy tôi cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trên con đường
học vấn và đặc biệt là đời sống.
Mỗi khi
tập hát Yă tập rất nhiệt tình, giọng của Yă to, khỏe và rõ ràng. Nhiều khi có
bài hát khó, tập mãi mà không được, Yă không la mắng mà lại cố nán lại thêm ít
phút để tập cho chúng tôi được hát tốt hơn. Qua những lần như vậy tôi lại thấy
ở Yă sự yêu thương và quan tâm đặc biệt với thiếu nhi, tôi thầm cảm ơn Chúa đã
ban cho chúng tôi có được một người Yă tốt tính, vui vẻ, yêu thương và quan tâm
tới chúng tôi như vậy. Yă rất khôn khéo trong việc dạy học, ban đầu lớp giáo lý
được giao cho Yă chỉ toàn gồm các bạn trai lì lợm, không biết một tí gì về giáo
lý, nhưng khi lớp được giao cho Yă, chỉ trong vài tháng các bạn ấy đã trở nên
ngoan hiền hơn, hiểu biết về Chúa nhiều hơn. Ngoài việc dạy giáo lý, Yă còn đến
thăm gia đình các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, Yă nói chuyện với gia
đình bố mẹ các bạn để họ quan tâm nhiều hơn đến con cái.
Vào ngày
Chúa Nhật, sau Thánh lễ dành cho người lớn là giờ học giáo lý, tiếp theo sau đó
là Thánh lễ nhì dành cho thiếu nhi chúng tôi. Trước khi bước vào giờ lễ, Yă
cùng các anh chị giáo lý viên tổ chức sinh hoạt giáo lý cho chúng tôi rất là
vui, giọng của Yă to và vang, ngay cả cha mẹ các bạn đi lễ ngồi sau cũng phải
chú ý và khâm phục sự nhiệt tình ấy của Yă. Sau khi sinh hoạt là giờ đọc kinh
trước Thánh lễ, sau đó thì Yă và chú Yao phu A Kă đều tranh thủ vài phút để tập
hát đáp ca và alleluia cho cả nhà thờ, để cả cộng đoàn cùng nhau hát rập ràng
ngợi ca tôn vinh Thiên Chúa.
Hằng tháng
các Yă đều có một ngày tĩnh tâm ở tại nhà dòng, thỉnh thoảng các Yă có tham gia
học vài lớp giáo lý, những lúc như thế chúng tôi ở nhà mỗi người chia phiên
nhau đánh đệm đàn nhà thờ vào các giờ lễ. Sau mỗi lần như thế Yă đều khen chúng
tôi, tuy tôi biết tôi thật sự đánh đàn chưa hay lắm, nhưng Yă vẫn ra sức khen
để động viên chúng tôi cố gắng hơn nữa. Yă đệm đàn rất hay, thỉnh thoảng ở tại
nhà cộng đoàn chúng tôi được nghe Yă đánh nhiều bài hát hay, Yă đệm đàn và
chúng tôi hát, khung cảnh lúc ấy đẹp làm sao.
Hằng ngày
chúng tôi đi học, nhiều khi xe bị hư hoặc không có xe thì chúng tôi được Yă chở
đi học, có hôm trong nhà có ba bạn học buổi sáng mà xe đều bị hư hết, Yă liền
cấp tốc chở ba bạn đó đi học, vì mỗi người học trường khác nhau, lại cách xa
nhau nữa nên Yă phải chạy chỗ này rồi lại qua chỗ khác, rất cực và thương Yă.
Chúng tôi tuy không có gì để cảm ơn Yă đã chở chúng tôi đi học nhưng mỗi người
một lời cảm ơn là đã khiến Yă vui lắm rồi, Yă tâm sự với chúng tôi như vậy đấy.
Buổi tối
Yă thường kèm cho chúng tôi học, Yă luôn quan tâm đến việc học của chúng tôi,
Yă dạy chúng tôi không được bỏ học, phải biết cố gắng học hành để sau này giúp
cho những người khác nữa. Trong giờ học nếu có ai không biết làm bài thì Yă sẽ
hướng dẫn chỉ cho cách làm bài, Yă rất kiên nhẫn để chúng tôi hiểu được bài tập
trên lớp. Ngoài giờ học và làm bài tập trên lớp, Yă còn dạy cho chúng tôi học
về nhân bản, về đời sống tu trì mà chúng tôi đang tìm hiểu, ngoài ra Yă còn kể
cho chúng tôi về con đường đi tu đầy khó khăn của Yă, chúng tôi rất thương Yă,
nhận thấy chúng tôi bây giờ sung sướng hơn các Yă trước đây rất nhiều, vì vậy
chúng tôi cần phải cố gắng rất nhiều mới có thể được giống Yă như bây giờ.
Tôi rất
yêu quý và tôn trọng Yă vì chính Yă đã cho chúng tôi được nhận ra tình yêu
thương của Chúa luôn hiện diện xung quanh chúng tôi. Tôi tạ ơn Chúa đã cho
chúng tôi những người biết yêu thương và quan tâm đến người địa phương chúng
tôi nhiều như thế. Sau này dù Yă có chuyển đi đâu thì tôi vẫn luôn nhớ và biết
ơn Yă, người đã luôn yêu thương và rất nhiệt tình với chúng tôi. Nguyện xin
Thiên Chúa luôn chúc phúc lành cho Yă để Yă luôn trung thành với ơn gọi của
chính mình. Con yêu và quý mến Yă nhiều lắm!
________________________________
GIÁO LÝ VIÊN LÀ TẤM GƯƠNG ĐỜI
TÔI
*Maria Y Bun, sinh năm 2002,
Giáo xứ Kon Hring
Trong làng tôi có rất nhiều anh chị giáo lý
viên nhưng trong số đó người mà tôi yêu mến tên là Maria Y Li. Chị Li
sinh năm 1996, năm nay chị 20 tuổi. Chị cao khoảng 1m45, dáng chị gầy
nhưng chị rất khỏe và cũng có ngày chị sốt. Chị dạy lớp Căn Bản 2.
Thường thường vào ngày Chúa Nhật chị dạy chúng tôi học giáo lý rất
vui và rất dễ hiểu. Chị đọc Lời Chúa rất to và rất rõ ràng, chị
nói là nếu chưa hiểu thì hỏi chị để mà chị giảng lại, nhưng đa số
trong lớp chẳng có ai hỏi lại, chị rất vui tại vì các em đã hiểu
bài.
Chị Li dạy chúng tôi rất chăm chỉ. Mỗi khi
sắp về học chị thường nhắc nhở chúng tôi phải học bài cũ ở nhà để
tuần sau chị kiểm tra bài cũ. Chúng tôi rất lo lắng bởi vì Chúa Nhật
tuần sau chị lại kiểm tra bài cũ nữa rồi. Nhưng bữa tối tôi thường
học bài cũ ở nhà, để Chúa Nhật tuần sau chị lại kiểm tra bài. Hôm
ấy chị lại kiểm tra bài tôi và rất vui tôi thuộc bài, và tôi rất vui
và cả lớp đều khen tôi thuộc bài.
Chị thường dạy chúng tôi học những cái quan
trọng nhất đối với Thiên Chúa và đời sống đạo. Trước khi kiểm tra một
tiết chị thường nhắc phải xem lại bài cũ ở nhà. Chị thường lấy đề
trong Tân Ước. Chị thường xem chúng tôi học có giỏi hay không, và học
có hiểu bài hay không. Sau khi học giáo lý xong, chú giáo phu đánh
trống để mọi người tập trung trong nhà thờ để Cha sở Phan-xi-cô Xa-vi-ê
Lê Tiên làm lễ. Trước thánh lễ, các anh chị giáo lý viên thường nhắc
mấy em thiếu nhi, trong thánh lễ không được có ai nói chuyện, không ai
được quay lên quay xuống dù chỉ một lần. Các giáo lý viên thường
nhắc chúng tôi phải nghe Lời Chúa và nghe Cha giảng bài Tin Mừng. Cha
làm lễ xong thì chú giáo phu thường bảo chúng tôi tưới cây và nhặt
rác hoặc quét sân nhà thờ, và lau màng nhện trên nhà thờ. Khi quét dọn
xong thì điểm danh, ai điểm danh xong rồi thì đường ai người ấy tự đi.
Khi đến tháng Mân Côi chị tập cho chúng tôi múa để thứ bảy múa dâng cho
Chúa trong tháng Mân Côi. Mỗi năm dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh chị đều
tập cho chúng tôi múa rất hay.
Thường thường vào ngày thứ năm Cha phó Joang
Batisita Nguyễn Minh Hoàng thường dạy các anh chị giáo lý viên học
sách Kinh Thánh và Tân Ước, Cha thường kể cho các anh chị giáo lý
viên những lời nói về Chúa Giê-su qua các dụ ngôn,…
Chị thường kể cho các người khác về đức tin.
Chị hay kể cho các em thiếu nhi về Chúa Giê-su sinh ra trong hang đá và
lớn lên ở Na-da-ret, và các em thiếu nhi rất vui. Đối với những người
trong làng chị là một người ai ai cũng mến chị, và trong làng chị
thường giúp mọi người những công việc tốt đẹp, và chị cũng thường
giúp những cụ già đau yếu. Trong gia đình chị, chị luôn luôn là con
ngoan nhất, và mỗi khi mẹ chị đi làm chị luôn cố gắng làm việc trong
nhà để mà bố mẹ phải bớt đau lòng và không cần bố mẹ làm mọi
việc nhà nữa. Chị rất thương bố mẹ và anh chị em trong gia đình mình
và tôi muốn luôn luôn làm theo chị. Thường vào ngày thứ ba, năm, bảy tôi
thấy chị đi lễ rất sớm, để mà chị bắt kinh cho các em thiếu nhi và
thấy chị bắt kinh rất to rõ ràng, và chị rất nghiêm trang trong giờ bắt
kinh và khi Cha làm lễ.
Nhưng bây giờ thì chị đã lập gia đình và
cũng không dạy chúng tôi học giáo lý nữa, và chúng tôi rất buồn, và
thấy nhớ chị ấy nữa. Và bây giờ tôi đang nghĩ rằng bây giờ chị ấy
đang làm gì nhỉ, và bây giờ chị ấy có hạnh phúc hay không và có
nhớ những học trò cũ của chị ấy hay không? Mỗi lần tôi nghĩ đến
chị dạy chúng tôi học giáo lý, tôi thấy rất vui và cũng có lúc
buồn, bởi vì chị không còn dạy chúng tôi học giáo lý nữa.
Tôi muốn nói với chị: “Em rất yêu mến chị, vì
chị là tấm gương đời em, và em rất cảm ơn chị đã dành thời gian để
đến lớp dạy giáo lý cho chúng em. Em sẽ ghi nhớ những lời chị đã dạy
và đã làm cho em trước đây, và bây giờ em đã cảm nghĩ rằng chị đã
yêu thương chúng em dường nào. Bây giờ em sẽ yêu thương chị như là chị
đã yêu thương em như vậy. Chị đối với em rất quan trọng, vì chị đã dạy
cho em biết Chúa. Trong mắt em chị mãi mãi là chị giáo lý viên tốt
nhất và tốt bụng”.
Và tôi thưa với Chúa: “Con rất
cảm ơn Chúa bởi vì Chúa đã ban cho chúng con một giáo lý viên biết
tận cùng giúp đỡ chúng con”. Có một ngày tôi gặp chị ở đường chị
hỏi tôi rằng: “Em, học kỳ 2 em có được thưởng gì không?”, tôi liền trả
lời “Dạ có chị ạ” và tôi thấy chị mỉm cười, và chị rất vui bởi vì
chị đã nghe lời đó từ học trò. Trước khi chị sắp về chị lại dặn
tôi một điều nữa đó là phải học bài trước khi đến lớp, lúc ấy tôi
rất bối rối vì có một giáo lý viên tốt bụng như vậy. Bởi vì thế
tôi muốn luôn luôn là học trò của chị ấy, tôi luôn luôn xin Chúa chúc
phúc cho chị ấy được mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi và một lần
nữa tôi rất cảm ơn chị đã quan tâm tới các học trò của chị. Và con cảm
ơn Chúa đã ban cho con giáo lý viên biết giúp đỡ mọi người và yêu
thương mọi người. Con cảm ơn Thiên Chúa rất nhiều.
______________________________
BIẾN
ĐỔI NHỜ CHÚA
*Maria Kp Ă
H’Hân, sinh năm 2000,
Giáo xứ Ia Dreng
Trong đời
sống chúng ta, chắc hẳn tiền bạc là thứ quan trọng nhất. Nếu có tiền sẽ mua
được tất cả, nhưng còn có một thứ nữa mà chúng ta không thể dùng tiền bạc để
mua, đó là “lòng tha thứ”. Cuộc sống dù có nghèo đến đâu, nếu chúng ta biết tha
thứ những lỗi lầm của nhau, ắt sẽ mang lại cho chúng ta một niềm hạnh phúc thực
thụ.
Trên con
đường về nhà, tôi chợt nhớ lại những câu chuyện ngày xưa. Câu chuyện mà tôi
không sao quên được. Hoa là bạn thân của tôi. Bạn ấy sống với mẹ từ nhỏ, cuộc
sống cũng bấp bênh. Ngày nào mẹ của bạn Hoa cũng đi nhặt ve chai để kiếm thêm
chút tiền để mua gạo ăn. Một ngày nọ, tai họa ập đến thật bất ngờ với gia đình
bạn Hoa. Trong lúc mẹ của bạn Hoa đang nhặt ve chai thi một người thanh niên
uống rượu say lao đến và tông chết mẹ của bạn. Tôi đang chơi với bạn Hoa thì
chú Tư chạy đến và cả người chú run rẫy, và gọi tên Hoa:
-Hoa…Hoa…mẹ
con tai nạn và đã chết rồi.
Nghe vậy,
tim Hoa như ngưng đập, đôi mắt cay cay rơi những giọt nước mắt thật đẫm lệ. Từ
lúc đó, Hoa sống như người mất hồn khi biết tin người đã khiến cho Hoa mất một
người mẹ là một chú trạc tuổi ba mươi, vì uống rượu say quá nên đã dẫn đến cái
chết đau thương. Nhiều lần chú ấy đến xin lỗi và muốn Hoa tha thứ cho tội lỗi
của chú, nhưng bạn Hoa quyết không bao giờ tha thứ. Tôi thấy tội cho Hoa lắm.
Một lận nọ tôi đến chơi với bạn Hoa, tôi nói:
-Hoa này,
cậu tha thứ cho chú ấy được không?
-Không bao
giờ mình tha thứ cho ông ta. Ông ta đã cướp đi người mẹ thân yêu của mình. Hoa
tức tối và nói to
Thấy vậy,
tôi lái sang câu chuyện khác nói với bạn Hoa.
-Uhm…Hoa
này, hay là ngày mai, cậu cùng tớ đi nhà thờ nhé ! Vì ngày mai là ngày lễ Quốc
tế Thiếu nhi.
Và Hoa vui
vẻ đã gật đầu. Một ngày mới đã đến, chúng tôi cùng nhau lên đường đi vào nhà
thờ. Chúng tôi vừa tới nhà thờ thì cha đang dâng lễ. Khi cha giảng, bạn Hoa
chăm chú nghe. Khi cha nói đến lòng tha thứ thì bỗng nhiên hai dòng nước mắt
của bạn Hoa rơi xuống hai bên gò má. Hoa ngả vào vai tôi và khóc nức nở:
-Mình sẽ
tha thứ cho ông ấy.
Từ đâu
thốt ra những lời nói tuyệt vời đó nếu không phải là Chúa đã tác động đến lòng
của bạn Hoa? Quả thật, Chúa đã soi sáng cho bạn Hoa. Sau đó, chúng tôi ôm chặt
lấy nhau cùng nở những nụ cười tươi ấm áp. Khi vừa tới nhà, Hoa thấy người đàn
ông đã tông phải mẹ mình đang đứng bên cổng. Chú đó cất tiếng nói:
-Cháu có
thể tha thứ cho chú được không ?
-Dạ, dù mẹ
cháu là người mà cháu yêu thương nhất đã bị chú cướp đi sinh mạng. Nhưng giờ
cháu không tha thứ cho chú thì mẹ cháu cũng không thể sống lại được. vì thế,
cháu tha thứ cho chú.
Tôi ngạc
nhiên vô cùng, Hoa đã được biến đổi. Từ lúc đó, tôi nghiệm ra một điều, cuộc
sống của chúng ta luôn cần có Chúa ở cùng và cùng đồng hành.
Con xin tạ
ơn Chúa vì đã biến đổi cuộc đời của bạn Hoa. Tôi nhận ra rằng, dù cuộc sống có
nghèo nhưng biết tha thứ cho nhau thì cuộc sống luôn hạnh phúc và bình an. Cũng
từ câu chuyện này đã ch tôi biết sống tốt hơn và chắc chắn câu chuyện này sẽ
khắc sâu tận tâm trí tôi và sẽ nhớ mãi.
______________________________
LÒNG
THƯƠNG XÓT CHÚA VÔ BIÊN
*Anna Y Makta,
sinh năm 1996,
Giáo xứ Kon Hring
Có lời bài hát rằng “Bao la tình
Chúa yêu con, mênh mông như biển Thái Bình, dạt dào như ngàn con sóng vỗ về năm tháng đời đời con. Tình Ngài như mưa đỉnh núi, suốt đời con, đổ dạt dào, một tình yêu vô biên, một tình yêu vô biên”.
Ôi ! vô biên và vô biên, vô biên tới tận vô cùng là thước đo tình yêu của
Thiên Chúa dành cho ta, thật cao cả và vĩ đại. Và chính từ tình yêu to lớn này đã khởi điểm và làm dấu
chỉ cho sự xót thương của Đức Chúa Trời. “Lòng thương xót” khi cất lên đã không
ít người nghe cảm thấy trừu tượng, mơ hồ và khó hiểu. Con hi vọng qua cuộc thi này và qua mỗi ơn riêng đặc
biệt mà Chúa soi sáng cho từng câu chữ, từng bài viết của mỗi thí sinh và kể cả
bài viết của con sẽ góp phần nào nho nhỏ trong công cuộc cứu độ của Thiên Chúa
và giúp cho mọi người phần nào thấu và thấm nhuần tình yêu to lớn và lòng thương xót của Thiên Chúa.
Với những người theo Công Giáo như chúng ta thì “lòng
thương xót” nghe quen lắm, quen lắm và quen lắm! Thế nhưng vấn đề đặt ra ở đây là gì? Sau mỗi lần nghe và
nghe nhiều như vậy thử hỏi rằng ai có thể cảm nhận được, có thể thấu
hiểu được về giá trị của lòng thương xót? Hỏi cao thêm và ai đã làm gì sau khi thấu hiểu thấu được
lòng thương xót của Chúa? Phần lớn câu
trả lời nghe xong rồi cho qua, rồi quên lãng vì đa phần trong suy nghĩ của mỗi người
nghĩ rằng đó chỉ là một câu từ đơn thuần hay nhắc đến trong các giờ kinh phụng vụ, được mấy ai
ngồi suy ngẫm lại về giá trị của ba từ “lòng thương xót”, có nhưng chiếm
số ít! Chúa ban cho
mỗi người một ơn riêng, không ai giống ai. Theo cảm nhận, suy nghĩ của con thì “lòng thương xót” khi
cất lên thì có cái gì đấy nghẹn ngào, trắc ẩn, chứa đựng một tình thương yêu vô
bờ bến nhưng ẩn sâu bên trong là một nỗi đau xót xa vô cùng. Bao quanh cả lòng thương xót là một
tình yêu cao thượng rộng lớn đại diện cho sự rộng lượng, tha thứ đến độ vô
cùng. Vì sao Chúa tha thứ cho ta nhiều đến vậy? Là vì Chúa đã quá yêu thương
ta. Và chúng ta được
dựng nên theo hình ảnh Ngài cũng là vì yêu cả. Thử đặt ngược lại vấn đề nếu
Chúa không tạo dựng con người thì sao? Thì chẳng sao cả, Chúa vẫn là Chúa là
vua của muôn loài, là Chúa tể càn
khôn sung sướng và hạnh phúc.
Nhưng yêu con người, muốn cùng con người chia vui, góp
phần vào hạnh phúc vinh quang của Người nên đã hình thành trái đất và tạo dựng con người. Sau khi tạo dựng, con
người đã làm gì để đền đáp tình yêu cao cả đấy? Ôi! Đau đớn khi thay sự cảm tạ
bằng sự tham lam, kiêu ngạo chống lại Thiên Chúa (Adam và Evà). Và tội mẹ đã
bắt đầu từ đây, rồi đẻ ra vô vàn tội con… Dần dần con người lạc lối trong vòng vây của tội lỗi,
khiến con người ngày càng xấu xa trước mặt Thiên Chúa. Dẫu vậy Chúa không tránh
xa, không trừng phạt các con cái Ngài, Ngài luôn trông chờ con cái xin lỗi để
tha thứ. Chờ và chờ nhưng sao không thấy ai trở về, nhìn xuống trần gian… Ôi! Sự thật thật
đắng lòng, đau nghiệt ngã khi các con cái Ngài đã bị quỷ dữ Satan trói
buộc bằng những đồng tiền, danh vọng bất chính. Vì những ánh hào nhoáng xa hoa trước mắt, vì niềm vui
thể xác mà con người âm mưu hãm hại lẫn nhau, mất bản tính lương thiện của phận người: kẻ
tham ô, kẻ trộm cắp, kẻ
chè chén, loạn luân…
Còn đâu sự yêu thương, tôn trọng lẫn nhau và kính sợ Thiên Chúa nữa! Chúa đau xót
vô cùng, nhưng thay vì trừng
phạt, Ngài đã yêu thương tha thứ mọi lỗi lầm. Lòng người sắt đá, chai lì, vô tâm thờ ơ trước sự yêu
thương của Thiên Thúa. Nhưng
vì chữ “thương” mà Chúa đã ban
Con Một yêu dấu của
Ngài xuống thế làm người và chịu chết đau đớn trên cây thánh giá để cứu chuộc
muôn người. Từ “Đấng Tự Mình Mà Có”, Ngài đã hạ
mình, chịu khiêm nhường bỏ cả ngai vàng và quên thân mình để hi sinh cho nhân
loại. Và Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình
yêu nào cao quý bằng tình yêu dám hi sinh vì bạn hữu”. Đây là sự hi
sinh vô giá, thể hiện một tình yêu cao thượng.
Đến đây ta có thể hiểu nôm na, lòng thương xót là sự hi
sinh vô điều kiện mà biểu hiện rõ nhất là cái chết đau thương của Chúa Giêsu
trên thập giá. Lòng thương xót không phải bắt đầu và kết thúc từ khi Chúa Giêsu
xuống thế làm người và chết rồi phục sinh là hết, mà trải dài vô tận ở mọi thế hệ. Quay lại thời cựu ước
trước khi thành Sôđôm bị đốt, tổ phụ
Apbraham đã cầu cứu xin Chúa thứ tha, 50 người tốt Chúa có phạt không? Chúa nói rằng
không, thậm chí có 5 người tốt
thôi Chúa vẫn
không phạt. Lòng thương xót ở đây thể hiện sự kiên nhẫn chờ đợi, tìm kiếm con
cái lạc lối trở về.
Sang trang Tân
Ước ta lại bắt gặp hình ảnh này qua ba dụ ngôn: con chiên bị mất, đồng bạc bị
đánh mất, người cha nhân
hậu. Lòng thương xót
của Chúa cho vua Đa-vít nhận ra sai
lầm, khiến Phê-rô khóc lóc ăn
năn, khiến Phao-lô trở lại… Đặc biệt Chúa
không bao giờ mệt mỏi,
không bao giờ
ngừng nghỉ tha thứ. Vậy chúng ta đừng chán nản, đừng mệt mỏi xin lỗi Chúa,
hãy mở lòng với tòa giải tội, Chúa sẽ tha
thứ tất cả. “Tội chị rất
nhiều nhưng đã được tha vì chị đã yêu mến nhiều” Chúa sẵn sàng tha thứ mọi lỗi
lầm chỉ cần ta biết sám hối, khiêm
nhường nhận lỗi lầm của mình.
Lòng thương xót gói gọn trong sự bao dung thứ tha, chúng
ta đã được Chúa xót thương nhiều và Chúa muốn chúng ta cũng xót thương nhau,
tha thứ cho nhau. Qua bài bài viết này con nhắn nhủ với người đọc “hãy sám hối, hãy tha thứ cho tới hơi thở cuối cùng”.
_____________________________
CHỊ
*Maria Dương Thị Ngọc Bích, sinh năm 1999
Giáo xứ Phú Túc
-Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, sao
chị cứ thích đụng vào đồ của tôi thế? Bộ chị bị điếc hay sao, hay không hiểu tiếng
người? Nó vùng vằng giật lại chiếc áo
trong tay chị và tuôn ra những lời trách móc nặng nề.
-Chị chỉ định gấp lại quần áo cho em thôi mà Nguyên!
- Giọng chị nó buồn buồn
-Tôi thừa biết làm, không cần chị giả vờ tốt bụng,
đi ra khỏi phòng tôi. Nó quát lên:
-Chị biết rồi
Vẫn cái giọng nói đó, chị nó đi ra khỏi phòng. Nó ngồi
xuống giường bực dọc. Đúng! Cái người vừa đi ra khỏi phòng đó chính là chị hai
của nó. Tên chị là Yến Nhi. Chị là con nuôi do ba mẹ nó nhận nuôi ở cô nhi viện.
Nhiều lần nó tự hỏi không biết nó là con nuôi hay chị là con nuôi nữa. Ba mẹ rất
thương chị, còn nó thì lúc nào cũng bị quát mắng. Nó ghét chị nhiều lắm, chị
không những có nhan sắc, thành tích học tập lúc nào cũng đứng đầu lớp lại nữ
công gia chánh, hiền lành tốt bụng. Nói chung những từ ngữ tốt đẹp nhất đều
dành cho chị. Tuy nhiên đó chỉ là trong con mắt của người khác, còn đối với nó,
thì lại nghĩ rằng chị chỉ giả tạo để giành sự yêu thương của ba mẹ. Trở lại phần
nó, nó tuy là một đứa con gái chính hiệu nhưng so với Nhi thì khác nhau một trời
một vực. Nó có nhan sắc bình thường nếu không muốn dùng từ tầm thường để hình
dung, thành tích thì lúc nào cũng đứng chót, quậy phá như con trai, đến nỗi mẹ
lúc nào cũng so sánh nó với chị:
-Nguyên, bao giờ con mới thôi ngay cái trò này đi hở?
-Nguyên, bao giờ con mới chịu học hành chăm chỉ đây?
-Nguyên, sao con không bằng một phần mười của chị
Nhi hả?
…
Những lúc như thế, nó chỉ muốn hét lên thật to tại
sao ông Trời lại bất công như thế, càng ngày nó càng ghét chị hơn. Đó cũng
chính là lý do mà nó thường xuyên ăn nói khó nghe với chị, luôn tìm cớ để bắt bẻ
chị, có lúc nó còn kêu bạn bè chặn đường ăn hiếp chị. Tất nhiên nó sẽ không ngu
mà ra mặt. Những lúc như thế, chị Nhi ngồi khóc ở trong phòng. Tự nhiên nó cảm
thấy đau đau. Bỏ qua sự dao động nhỏ nhoi ấy, nó vẫn còn đang bận suy nghĩ xem
tối nay sẽ cùng anh em chiến hữu đi quẩy ở đâu. Như sực nhớ ra điều gì, nó đi
sang phòng chị, đẩy cửa vào, mặc dù nó vẫn luôn càu nhàu là người khác vào
phòng nó phải gõ cửa
-Chị còn tiền không, cho tôi mượn mấy trăm! (Vì nó
phá nhiều quá, nên mẹ liền cắt giảm tiền chi tiêu mấy tháng nay, nhưng lỡ hẹn rồi
chả nhẽ không đi thì mất mặt quá. Nó liền nghĩ đến chị, tuy ghét thì ghét thật
nhưng lần nào xin tiền chị cũng cho)
-Em lại muốn đi chơi sao, chắc mẹ sẽ giận đấy! Chị
nó đang học bài, nghe tiếng nói liền ngẩng đầu lên
-Mẹ giận thì giận tôi chứ giận chị đâu mà lo, lắm
chuyện!
-Chị chỉ là nghĩ cho em thôi mà, Nguyên!
-Đừng lên mặt dạy đời tôi, có cho mượn không thì
nói. Nó cáu lên.
Rốt cuộc chị cũng lấy trong túi ra tờ tiền mới đưa
cho nó. Nó giật lấy:
-Tôi sẽ trả!
Nó đi ra ngoài, đóng cửa cái rầm mà không để ý ánh mắt
của ai đó đầy bi thương “đến bao giờ em mới chấp nhận chị”
….
Sáng Chúa Nhật, khi nó còn đang vùi mình vào chăn
bông ấm áp thì nghe thấy tiếng mẹ gọi:
-Nguyên, dậy ăn sáng rồi cùng gia đình đi lễ
-Dạ.
Giọng nó ngáp ngủ đáp lại! Được mỗi ngày Chúa nhật để
nghỉ ngơi thư giãn mà cũng bắt đi lễ, đúng là phiền chết mà. Tại sao nó lại
sinh vào cái gia đình này chứ. Đây là lần thứ “n” nó nghĩ như thế, nhưng không
dám nói ra vì nó rất sợ mẹ.
Khi nó bước xuống phòng, nó đã thấy ba nó đang ngồi
đọc báo, mẹ nó đang thu dọn đồ đạc, còn chị thì đang đọc quyển “Kinh thánh”,
quyển sách mà chẳng bao giờ nó động đến chứ đừng nói lướt qua. Tất cả như đang
sẵn sàng chờ một mình nó vậy, bỗng nó nghe mẹ nó trách móc.
-Con không thể dậy sớm tí nữa sao, con gái gì mà lề
mề thế hả? Sao con không học tập chị Nhi đi.
Lại câu này, mẹ không thể sáng tác được câu nào mới
hơn sao.
Sau khi đi qua mấy con phố, cuối cùng thì xe của ba
cũng dừng trước cổng nhà thờ khang trang, mỹ lệ. Nó cũng chẳng thèm để ý mấy bởi
việc đi đến đây chỉ là miễn cưỡng làm cho ba mẹ vui thôi. Vì hôm nay đi sớm nên
chưa đến giờ vào lễ, nó đi loanh quanh vài vòng hóng gió thì loáng thoáng nghe
được ở trong một lớp học vang lên giọng nói trong trẻo của một sơ nào đó: “Ngôn sứ là người được chính Thiên Chúa đã
chon và trao cho họ sứ mạng chuyển đạt lời Ngài cho người khác”
-“Trời ơi, thời
đại này là thời đại nào rồi mà có chuyện thần thánh hay ma quỷ, ngôn sứ gì đó
chứ”, nó thầm nghĩ. Bỗng sau lưng nó vang lên tiếng nói của trẻ con:
-Chị à, lúc có thì không biêt trân trọng, đến lúc mất
rồi mới thấy hối tiếc thì đã quá muộn.
Nó giật mình quay lại, nhưng không thấy bóng dáng ai
hết. Chắc là có đứa nào chơi xỏ mình, nó nghĩ.
Ở trong nhà thờ mà nó đứng ngồi không yên, cứ như là
đang phải chịu cực hình khổ sở lắm vậy. Chỉ khi nhận được ánh mắt như muốn ăn
tươi nuốt sống của mẹ, nó mới hậm hực chịu ngồi yên, Nó nhìn qua chị, tại sao
con người này có thể giả tạo như thế chứ, xem kìa, quỳ trước giáo đường, hai
tay đan vào nhau, khuôn mặt như đang chăm chỉ cầu nguyện. Có khi nào là cầu cho
mình nhanh nhanh bị đuổi ra khỏi nhà không ta! Tất nhiên đó cũng chỉ là suy
nghĩ, chứ có cho mười lá gan nó cũng không dám nói ra
Chẳng biết đã qua bao lâu, khi đôi chân nó tê rần đi
thì mới nghe được lời kết lễ của cha xứ. Nó vui vẻ đi ra nhà thờ như là được giải
thoát vậy. Nó đi lướt qua chị và ném lại một câu “Đồ giả tạo” rồi ngúng nguẩy
bước lên xe, bỏ lại sự thẩn thờ trên gương mặt của ai đó.
Sáng hôm sau, nó đến lớp như bình thường và cả buổi
học, nó làm những việc mà nó cho là “hết sức bình thường”: ngủ trong giờ học, hết
buổi thì xách cặp ra về. Nó đi ra cổng trường với gương mặt uể oải mà không hề
để ý tiếng còi xe đằng sau. Nó cảm nhận được có một lực kéo nó về phía sau. Nó
chỉ kịp nghe hai chữ “cẩn thận” của một giọng nói vô cùng quen thuộc rồi sau đó
nó cảm giác như trời đất quay quay và bất tỉnh nhân sự. Lúc tỉnh lại, đập vào mắt
nó là một căn phòng màu trắng trắng. Nó biết mình đang ở bệnh viện. Đầu nó đau
nhức. Mẹ nó nghẹn ngào:
-Nguyên, con tỉnh rồi sao, con có sao không? Con có
thấy không tốt ở chỗ nào không?
-Bao nhiêu câu hỏi ập đến làm đầu óc nó cứ ọng ong.
Nó trả lời
-Con không sao. À mẹ, chuyện gì xảy ra vậy? - Nó thấy
nước mắt mẹ nó như tuôn ra nhiều hơn, cảm giác như có gì không ổn, nó lại hỏi
-Mẹ, là chuyện gì vậy? Ba đâu, sao con không thấy
ba?
-Ba..ba..con đang chờ ở phòng phẫu thuật, Nhi bị xe
tông
Như một trận sét đánh ngang tai, nó sửng sốt, bỗng
nhớ lại câu nói trước lúc mình mất đi ý thức. Đó không phải là giọng của chị
sao, là chị đã cứu mình sao, nó cảm giác như trời đất sụp xuống, nó lắp bắp
-Chị…chị… ở đâu, con phải đi tìm chị, chị sẽ không
sao, không sao đúng không mẹ?
Nó kéo mẹ ra khỏi phòng bệnh, chạy đến phòng phẫu
thuật. Ba nó đang đứng ở đó, đúng lúc này cửa phòng phẫu thuật mở ra. Bác sĩ bước
ra, ba người nhà nó xô vào hỏi dồn dập bác sĩ:
-Bác sĩ, sao rồi, con gái tôi không sao chứ!
-Bác sĩ, chị cháu không sao đúng không? - Nó mếu máo
Bác sĩ lắc đầu bất lực:
-Xin lỗi,
nhưng chúng tôi đã cố gắng hết sức..
Cả ngày hôm đó trôi qua trong sự tuyệt vong, bi
thương của gia đình nó. Sau khi làm tang lễ cho chị nó xong, mọi người ra về hết,
nó xin ba mẹ ở lại một lúc. Đứng trước ngôi mộ có cây thập giá, nó rưng rưng nước
mắt:
Chị, em xin lỗi, là em đã hại chị, nếu người bị chết
là em thì giờ đã tốt rồi. Chị, em hối hận lắm, em đã không tốt với chị, vậy mà
chi vẫn luôn yêu thương luôn quan tâm, chăm sóc em. Vậy mà em không biết trân
trọng, em đúng là một đứa ích kỉ. Em xin lỗi, em hứa với chị em sẽ sống tốt, em
sẽ sống cả phần của chị.
Nó bước ra từ nhà thờ khi vừa dự xong thánh lễ. Nó
bây giờ không quậy phá nghịch ngợm như ngày xưa nữa, thay vào đó là vẻ chững chạc
của cô gái mười tám tuổi. Nó đã thay đổi kể từ ngày đó. Bỗng nó như nhìn thấy
đâu đó hình bóng của chị, chị mặc chiếc váy trắng như thiên sứ đang mỉm cười với
nó rồi bỗng chốc tan biến. Ai nói trên đời này không có thần thánh chứ, một câu
nói vang lên trong đầu nó: “Lúc có thì
không biết trân trọng, đến lúc mất rồi mới thấy hối tiếc thì đã quá muộn”.
______________________________
TÔI
YÊU CHA HOÀNG CỦA GIÁO XỨ KON HRING
*Gutsma A
Định, sinh năm 2002,
Nội trú giáo xứ Kon Hring
Cha Gioan
Baotixita Nguyễn Minh Hoàng sinh ngày 30/9/1977, năm nay Cha 39 tuổi. Cha có
một thân hình to khỏe và khuôn mặt đẹp bởi vì Cha tập thể dục hàng ngày nên Cha
rất là khỏe. Cha về làm Cha phó ngày 1/7/2015 để cùng với Cha sở Phan-xi-cô
Xa-vi-ê Lê Tiên phục vụ giáo xứ Kon Hring. Tôi thấy Cha là một con người hiền
lành nói chuyện như là bạn của tôi vậy.
Mỗi khi
Cha nhìn tôi ánh mắt tròn của Cha lung linh. Khi chúng tôi chào Cha để đi học,
Cha chúc chúng tôi đi học cho giỏi nữa. Công việc chính của Cha là: Dâng thánh
lễ, đọc kinh cầu nguyện, làm công việc của giáo xứ và giải tội. Cha là một con
người rất hăng say cầu nguyện và làm việc bác ái. Cha cũng nhiều lần cho tôi
quà bánh, tôi rất là cảm ơn Cha. Có một lần tôi bỏ học đi chơi và Cha đã khuyên
bảo tôi đừng có bỏ học vì bỏ học là có tội với Chúa đấy, từ đó tôi rất cố gắng
chăm học hơn.
Cha thường
xuyên thăm hỏi chúng tôi và quan tâm đến việc sống đạo, việc học giáo lý để mỗi
người biết thêm về Chúa hơn. Cha dặn tôi phải cố gắng làm tròn việc bổn phận
của mình đó là việc học và hãy biết sống lòng thương xót Chúa, để Thiên Chúa
nhân hậu tha thứ mọi tội lỗi. Hằng ngày Cha làm lễ sốt sắng, đọc lời nguyện rõ
ràng, chậm rãi để chúng tôi hiệp thông. Tôi được giúp lễ để ở gần Chúa hơn và
để cầu nguyện với Chúa, để được Chúa thứ tha tội lỗi, để được xứng đáng rước
Chúa.
Công việc
của Cha khá bận rộn, trong suốt mùa chay, Cha làm lễ xong rồi Cha lại ngồi tòa
giải tội, rồi đến chiều Cha lại làm lễ cho các bạn thiếu nhi. Cha luôn quan tâm
đến giáo dân, Cha giúp đỡ người nghèo, thương yêu giáo lý viên, giáo phu, ca
đoàn, hội giúp lễ. Đến thứ năm Cha lại họp về việc giáo lý với Cha sở, các chú
Yao phu, các Yă, các Sơ và ban chức việc để lo công việc chung của giáo xứ.
Cha phó là
một người phục vụ rất là nhiệt tình. Cha giúp Cha sở làm việc của giáo xứ như
đi làng làm lễ an táng, lễ làm phép nhà. Cha hay nhắc các bạn thiếu nhi: “Các
bạn đừng nói chuyện trong nhà thờ, nếu ai muốn nói chuyện thì hãy ra ngoài sân
mà nói, vì trong nhà thờ có Mình Thánh Chúa”. Cha đã nhắc rất là nhiều lần
nhưng các bạn không nghe nên Cha rất là buồn, tôi rất thương Cha và tôi cũng
giúp Cha nhắc nhở các bạn đừng nói chuyện nữa. Rồi có mấy bạn cũng nghe lời
tôi, còn mấy người lớn thì không nghe lời vẫn cứ nói chuyện. Thánh lễ xong, tôi
lên bàn thờ giúp các bạn dọn đồ lễ mang vào phòng thánh.
Buổi sáng
tôi tranh thủ cuốc đất để trồng hoa và tôi thấy Cha đi dạo, rồi Cha dừng lại
đưa cho tôi hai cái bánh và nói chuyện với tôi. Cha hỏi mấy bạn trong làng tại
sao không đi học nữa, tôi nói: “Thưa Cha, con nghe mấy bạn nói là ở nội trú chỉ
toàn là học bài và không được đi chơi”. Cha nói: “Con phải cố gắng học hành để
sau này khỏi phải khó khăn”.
Hằng ngày
Cha đá bóng với chúng tôi rất vui. Sắp đến phục sinh rồi ai cũng đi xưng tội ăn
năn sám hối làm việc bác ái. Còn đối với Cha mùa chay này Cha rất siêng năng
cầu nguyện để Thiên Chúa là Cha yêu thương tha tội cho Cha và cho mọi người.
Cha rất yêu thương các điều răn của Chúa và Cha hay nói với chúng tôi là: “Điều
răn trọng nhất là thờ phượng Một Mình Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi
sự, thứ hai là phải yêu thương anh em như chính Thầy đã yêu thương anh em”. Cha
hay giúp những người đã bỏ xưng tội lâu năm ăn năn sám hối trở về với Thiên
Chúa. Mùa chay này tôi thấy nhiều người đi xưng tội trở về với Chúa.
Tôi rất
yêu mến Cha và tôi muốn nói với Cha rằng: “Cha
ơi! Cha có biết con thương Cha nhiều lắm không? Con coi Cha như là một người
Cha đẻ của mình vậy. Con rất yêu mến Cha. Con cầu xin Chúa luôn ở cùng Cha để
Cha hằng đem Tin Mừng đến cho mọi người chưa biết Chúa, để họ được thấy ân sủng
của Thiên Chúa ở cùng họ. Con cảm ơn Chúa đã cho giáo xứ chúng con có một vị
linh mục hiền lành và tốt bụng như thế. Con cũng ao ước được học giỏi để sau
này đi tu giống như Cha vậy”. Một lần nữa con cảm ơn Chúa đã cho Cha phó
của mọi người biết quan tâm đến việc giáo xứ và quan tâm giúp đỡ mọi người
nghèo trong làng.
Qua Cha,
tôi rất là yêu Chúa vì Ngài đã ban cho giáo xứ tôi được nhận lãnh các bí tích
và cho Cha sống lòng thương xót Chúa, biết hy sinh vì giáo xứ. Tôi rất yêu quý
Cha và tôi rất cảm động vì Cha là người luôn yêu thương mọi người xung quanh và
tất cả làng.
___________________________________
GIÁO
XỨ QUÊ TÔI
*Anna Maria
Kpă H’Lơm, sinh năm 2002,
Giáo xứ Ia Dreng
Tôi là một
người con trong giáo xứ Ia Dreng. Giáo xứ tôi ngày một thay đổi, từ một nhà thờ
nhỏ mà nay đã trở thành nhà thờ rộng lớn, có những cái quạt gió ở trên đầu,
những chiếc ghế ngồi thì khá đủ hơn trước. Trước đây, mọi người đi tham dự
thánh lễ phải ngồi bệt xuống đất. Nhờ lời cầu nguyện của mọi người và quí cha,
Chúa đã ban cho. Nhìn ra bên ngoài thì mọi thứ đã thay đổi, từ những vườn Cao
su bạt ngàn mà nay đã trở thành khuôn viên xanh tươi, có nhiều loài cây cối,
loài hoa đẹp phủ kín những mảnh đất đỏ bazan. Khuôn viên nhà thờ có những căn
nhà sàn lơ lửng làm nơi sinh hoạt của người Jrai trong các làng. Chúng tôi được
phân chia theo từng làng, khi lễ xong, làng nào về chòi của làng ấy để sinh
hoạt trong các dịp lễ lớn như ; Giáng sinh, năm mới, Phục sinh…người dân ở lại
ăn uống. Ăn uống xong, mọi người ra nhảy múa rất vui. Có người nhà gần thì về,
nhà xa thì ở lại ngủ qua đêm để tham dự thánh lễ ngày hôm sau. Trong đêm, mọi
người đốt lửa nhảy múa cồng chiêng rất đông và vui. Những ngọn lửa cháy bập
bùng, rồi có tiếng chiêng vang qua những đám lửa hồng. Tiếp nối những phụ nữ
lớn tuổi là những đôi bạn trẻ cùng nhảy múa theo giai điệu cồng chiêng. Càng
thâu đêm lửa càng cháy to, mọi người hò hét trông rất vui vẻ. Sáng sớm hôm sau,
mọi người về hết, chỉ còn lại nhà thờ trống trải và lặng thinh, nó hiện lên như
một bức tranh về đồng quê có đầy đủ màu sắc của những loài hoa khách nhau. Tôi
ngồi bên gốc cây, có những chiếc ghế đá, tôi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, tôi
nghĩ: “lâu rồi không về, mọi thứ thay
đổi”. Lòng tôi rất vui và dường như tôi không muốn rời xa nơi này. Nhưng
rồi tôi lại nghĩ, một lúc nào đó, tôi cũng rời xa nơi này mà thôi. Tôi đi học
và ở lại trong Giáo xứ Phú Nhơn. Tôi thấy khác hẳn so với Giáo xứ Ia Dreng của
chúng tôi. Ở giáo xứ Phú Nhơn chỉ đánh chiêng vào ngày Chúa nhật, còn giáo xứ
Ia Dreng của chúng tôi ngày lễ nào cũng đánh chiêng. Tôi nói với một bạn của
tôi:
-Này mày,
sao ở đây khác thế nhỉ ?
-Có khác
gì đâu.
Rồi, tôi
kể về giáo xứ Ia Dreng của chúng tôi. Nghe xong, nó nói:
- Khi nào
rảnh mày dẫn tao đi thăm với nha !
Một năm
học trôi qua, tôi quay về với giáo xứ của chúng tôi. Một buổi sáng đẹp trời,
tôi đi ra ngoài nghe thấy tiếng cồng chiêng vang đến từ nhà thờ. Tôi nghĩ thầm:
“ôi…lạ thật ! Mấy giờ rồi mà sao vẫn còn
nghe thấy tiếng cồng chiêng?” Tôi đi vào nhà, thấy mấy đứa em của tôi đang
sửa soạn chuẩn bị đi lễ, tôi hỏi:
-Bọn mày
định đi đâu vậy ?
-Chúng em
chuẩn bị đi lễ.
Tôi vội
nghĩ trong đầu, sáng sớm mà cũng có lễ ư ? Mẹ tôi nói:
-Bây giờ
sáng lễ thiếu nhi. Chín giờ lễ cho người lớn. Sao mày còn không rửa mặt đi lễ
hả con ?
Tôi vào
trong nhà rửa mặt, thay đồ, khi đi tới nhà thờ, tôi thấy mấy em thiếu nhi đứa
nào cũng rất đẹp trong trang phục truyền thống – đồng phục Jrai. Tôi vào trong
nhà thờ ngơ ngác không biết ngồi vào chỗ nào, bởi trong nhà thờ hàng ghế được
chia làm bốn hàng dành cho các em thiếu nhi mặc đồng phục. Thiếu nhi người Kinh
hai hàng và thiếu nhi người Jrai hai hàng. Trong đó, thiếu nhi người Jrai đông
hơn. Thiếu nhi người Kinh thì mặc áo trắng quần xanh. Mấy anh chị huynh trưởng
ngồi kề bên các em thiếu nhi để trông coi các em. Một mình tôi ngồi đằng sau.
Tôi thấy sao mà thay đổi thế ? Bước vào thánh lễ, tiếng chiêng vang lên những
giai điệu thật du dương vang khắp nhà thờ. Các em thiếu nhi múa theo giai điệu
cồng chiêng theo các anh chị huynh trưởng trông rất đẹp mắt. Cha giảng rất hay.
Thánh lễ nào cha cũng dạy phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ. Nghe vậy,
nước mắt tôi cứ tuôn trào. Tôi ngẫm nghĩ lại những việc tôi đã làm với cha mẹ
của tôi. Tôi ngẩng đầu nhìn lên ánh mắt của cha đang giảng, tôi thấy ánh mắt
của cha long lanh và những giọt nước mắt của tôi đan xen vào ánh mắt của cha,
tôi thấy rất cảm động. Lễ xong, mấy em thiếu nhi đi đến nhà sinh hoạt để học
giáo lý. Các em rất ngoan ngoãn học giáo lý. Tôi chợt nghĩ lại, lúc tôi còn nhỏ
thật lỳ lợm. Sau đó, tôi đi dạo xung quanh nhà thờ, thấy có mấy người tới múc
nước uống. Tôi lại nghĩ, à hôm nay còn có cả nước sạch nữa ư ? Cha xứ mình tốt
thật. Mỗi tháng cha vào trong xã Ia Hla làm lễ. Ở trong đó có it người theo
đạo. Ở xã Ia Hla rất xa nhà thờ giáo xứ, nên rất ít người theo đạo. Từ khi cha
vào đó làm lễ và nói về Chúa thì có nhiều người theo đạo. Những người mắc bệnh
phong cùi cũng theo đạo. Tuy họ còn ngại ngùng không dám đến dự lễ, nhưng cha
đã đích thân đến từng buôn làng thăm và cũng có mấy người làm việc từ thiện đến
tặng quà cho họ, nên họ cũng ít ngại ngùng. Bởi họ nghĩ rằng, họ không tồn tại
và bị mọi người xa lánh, nhưng không phải vậy, giáo xứ của chúng tôi luôn hoan
nghênh chào đón họ và cầu nguyện cho họ, vì Chúa luôn ở với họ. Những người mắc
bệnh phong cùi rất cần sự quan tâm từ chúng ta, vì họ rất nghèo. Tôi thấy cha
xứ yêu thương và quan tâm đến họ, điều đó cũng đã an ủi lòng họ phần nào. Chúng
tôi rất yêu thương cha và cha luôn có Chúa ở cùng để cha có sức khỏe đi loan
tin mừng cho người chưa biết Chúa. Nhờ lời chuyển cầu của mọi người mà giáo xứ
chúng tôi luôn thay đổi.
Sau cùng tôi nguyện cầu Chúa luôn ở cùng chúng
ta để chúng ta sống hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau mà không phân biệt tốt xấu hay
giàu nghèo, bởi chúng ta là con một Chúa.
______________________________
(Còn tiếp)
Nguồn : HOA NÚI RỪNG II
Ban Mục vụ Văn hóa Giáo phận Kontum
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét