Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Hội ngộ và tri ân Linh mục Hiệu Trưởng, người sáng lập Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kon Tum


Hội ngộ và tri ân Linh mục Hiệu Trưởng, người sáng lập Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kon Tum


VRNs (22.03.2014) – Kontum – Tình cờ được tin có một số anh chị cựu học sinh Trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện Kontum đang sinh sống tại 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai trở về giáo xứ An Khê để thăm Cha Giuse Phạm Minh Công người sáng lập ngôi trường nói trên và cũng là dịp mừng thọ Cha bước vào tuổi 80, chúng tôi xin đồng hành.
Ngày 19/3/2014 lúc 7giờ các anh chị xuất phát từ Kon Tum đến Pleiku lúc 9 giờ để đón một số anh chị ở Gia lai và chúng tôi cũng tháp tùng từ Gia Lai. Lên xe chúng tôi thấy có khoảng 28 anh chị tuổi đời trên 50 và có 4 thầy cô tuổi ngoài 60 đã sát cánh với Cha hiệu trưởng từ ngày trường mới thành lập cũng đến để hội ngộ với học trò, để mừng vị cựu Hiệu Trưởng kính yêu. Qua trao đổi với các anh chị trong đoàn chúng tôi mới cảm được lòng kính trọng, tình thương yêu của đoàn dành cho Cha hiệu trưởng, người sáng lập trường Tôma Thiện trước năm 1975 tại Kon Tum.
Năm 1971 cha được Đức Giám mục Giáo phận Kon Tum thời bấy giờ bổ nhiệm về làm tuyên úy cho tiểu khu Kon Tum. Thấy có một dãy nhà không sử dụng Cha vận động và tìm kinh phí để xây trường học (có lẽ ngôi trường được nhiều bàn tay góp sức nên Cha mới đặt tên là trường Tiểu học Nghĩa Ái Tôma Thiện để nói lên lòng tri ân). Giai đoạn năm 1971 Kon Tum là một trong những trọng điểm thời chiến tranh, nhưng Cha đã không quản ngại để xây dựng nên ngôi trường này. Các anh chị trong đoàn có người theo học từ lớp 1, lớp 2, lớp 3,… Các anh chị nói Kon Tum thời bấy giờ bao quanh là chiến sự, tiếng súng tiếng pháo luôn nghe văng vẳng bên tai. Nhưng trong ngôi trường thân yêu, nhờ sự dạy dỗ chân tình của thầy cô và sự thương yêu của Cha hiệu trưởng đã tạo nên mái ấm gia đình như gắn kết các anh chị lại, khó có từ ngữ để diễn tả nổi.
Rồi một ngày đang yên vui với tuổi học trò, chiến sự nổ ra ngay thị xã Kon Tum. Sau biến cố 1975 ngôi nhà trường bị chiếm dụng, các anh chị thay đổi môi trường học tâp mới, nhưng rồi hình ảnh ngôi trường, bóng dáng Cha hiệu trưởng không sao mờ được trong lòng các anh chị. Rồi tin Cha bị bắt đi “cải tạo” với tội danh “làm tuyên úy quân đội”. Lúc đó các anh chị còn nhỏ chưa hiểu nhiều chỉ biết nói Cha hiền quá mà sao bị đi cải tạo? Thời gian kéo dài cho đến năm 1988 nghe tin Cha được phóng thích. 13 năm trong giam cầm gần như đã hủy diệt hết tinh thần, thể xác của Cha. Lần đầu tiên gặp lại Cha sau mười mấy năm đoạn trường trên đôi gò má của từng đứa con chảy dài nước mắt và Cha cũng vậy, ôm từng đứa con mà nói không thành lời. Sau thời gian giam cầm tưởng rằng đoàn con cùng cha sẽ yên ấm trên mảnh đất thân yêu ngày trước, nhưng nhà cầm quyền ngày ấy không chấp nhận để Cha ở Kon Tum. Giáo phận Kon Tum phải đưa cha về Pleiku để giúp các giáo xứ.
11 giờ trưa xe đến Giáo xứ An Khê, cũng là lúc cha vừa đi dâng lễ về. Nhìn thấy sự quấn quýt giữa cha con cùng thầy cô trong lòng chúng tôi cũng không tránh khỏi bùi ngùi. Cha mời đoàn vào nhà sinh hoạt giáo xứ. Tại đây các anh chị trong giáo xứ cũng đã chuẩn bị chu đáo đón đoàn. Khởi đầu cho buổi gặp mặt, Cha cùng thầy cô hát lên bài ca truyền thống của trường Tôma Thịện mà chính cha sáng tác. Sau bài hát, các anh chị đã tặng cha quà mừng thọ 80 tuổi. Cha đến bên từng thầy cô, gọi tên từng người rồi các anh chị cũng vậy. Cha cũng lục trong trí nhớ để gọi tên, cũng có anh chị Cha đành chịu thua vì không nhớ nổi nên các anh chị phải nêu tên. Cha cười nói mình già rồi 80 cái tuổi đã bị thời gian bào mòn trí tuệ xin đừng buồn.

140321-Tieu hoc Nghia Ai (1)



140321-Tieu hoc Nghia Ai (2)

Bao câu chuyện xa xưa được hồi kể lại, rồi xen lẫn trong chương trình các bài về người thầy, mái trường xưa, tuổi học trò cũng được cất lên. Trong đoàn có người xin Cha phổ biến bài “Về với Mẹ Măng Đen” mà chính Cha sáng tác. Cha vui vẻ nhận lời. (Cần nhắc lại sự kiện này: Cha Giuse Phạm Minh Công là người đưa tượng Mẹ về đặt tại Măng Đen và chính là tượng Mẹ Măng Đen bây giờ). Khi Cha cất lên lời hát với âm điệu Tây nguyên cùng nội dung của bài hát như kéo chúng tôi về với Mẹ núi rừng. Chiến tranh đã cướp mất đôi bàn tay Mẹ nhưng quyền năng của Mẹ không một thế lực đen tối nào lấn át được. Mẹ luôn tuôn ban Hồng Ân cho đoàn con khi đến với MẸ.

140321-Tieu hoc Nghia Ai (3)

140321-Tieu hoc Nghia Ai (4)

Tình Cha con, nghĩa thầy trò sau gần hai tiếng cũng đến lúc chia tay. Bữa liên hoan được các anh chị trong giáo xứ chuẩn bị, nhưng cả đoàn gần như không ai nuốt nổi khi nghĩ đến người Hiệu Trưởng năm xưa giờ đây bị thời gian bào mòn với tuổi 80. Rồi nước mắt, lời chúc nghẹn ngào trước lúc lên xe khắc ghi mãi nơi mọi người.

KCC
(Nguồn: www.chuacuuthe.com)


*Trường Tôma Thiện Kontum, hiện nay là Trường Mần Non Tuổi Thơ, số 992 Phan Đình Phùng, Phường Quyết Thắng, Tp Kontum.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét