Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

CHỨNG TÍCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ TỪ NĂM 1632 ĐẾN NAY: TIẾN TRÌNH CỦA KINH LẠY CHA



Tác giả Roland Jacques
Người dịch Nguyễn Đăng Trúc

Lời người dịch: Chúng tôi trích hai bản Phụ Đính trong tác phẩm song ngữ (Pháp Việt) “Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam” (Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam) của Roland JACQUES (Nxb: Định Hướng Tùng Thư , năm 2004) để cống hiến một chứng tích hình thành và phát triển chũ quốc ngữ từ năm 1932 dến nay, qua . tiến trình của Kinh Lạy Cha.
  
Phụ Trương VII
Tiến trình của Kinh Lạy Cha
Để lượng giá tiến trình của chính tả và ngữ nghĩa từ năm 1632, chúng tôi chép lại dưới đây vài bản văn kinh Lạy Cha tiếng Việt được viết bằng chữ cái.
Lưu ý : Đối với bản văn La Tinh của tài liệu và những chỉ dẫn phát âm, đề nghị xem bảng nhất lãm.
Bản văn gốc tiếng Việt trong tài liệu (1632)
 ðẽ ciúm toi sa cium cám dõ. Bèn cẽa ciúm toi cium tai dũ. toi bẽi. Lãi cœ ciúm toi bàm ciúm toi ít tha kẽ ciũ nœ i bẽi. Ciúm toi tlom cia rài cio ciúm toi hàm ngäì dum ðũ. Mà tha nœ i ciúm toi nguyẽn daim Cia cã sám. Coác Cia trĩ ðen. Bum í cia lam cium ðét bàm cium blœ tlen blœ Cia ciúm toi œ
Bản văn 1632 ghi lại theo chính tả được chuẩn hóa trong từ điển Alexandre de Rhodes (1651)
 đủ, mà tha nợ chúng tôi bàng chúng tôi ít tha kẻ chủ nợ tôi βậy. Lại chớ để chúng tôi sa chưng cám dĕỗ, bèn chữa chúng tôi chưng tai dữ. Cha chúng tôi ở tlên blời, chúng tôi nguiẹn danh Cha cả sáng. Cuốc Cha trị đến. βâng í Cha làm chưng đất [đết] bàng chưng blời βậy. Chúng tôi tloū Cha rày cho chúng tôi hàng ngày dū
Bản văn 1632 ghi lại theo qui tắc chính tả hiện nay:
Cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng. Quốc Cha trị đến. Vâng ý Cha làm trưng [chưng] đất bằng trưng [chưng] trời vậy. Chúng tôi trông Cha rày cho chúng tôi hằng ngày dùng đủ, mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi ít tha kẻ chủ nợ tôi vậy. Lại chớ để chúng tôi sa trưng [chưng] cám dỗ, bèn chữa chúng tôi trưng [chưng] tai dữ.
Bản văn kinh Lạy cha 1700-1750 [1]
 tha kẻ có nợ chúng tôi vậy. Xin chớ để chúng tôi sa chưng cám dỗ. Bèn chữa chúng tôi chưng sự dữ. Chúng tôi lậy thiên địa chân chúa ở trên blời là cha chúng tôi. Chúng tôi nguyện danh [cha] cả sáng. Cuốc cha trị đến. Vâng ý Cha [làm] dưới đất bằng trên blời vậy. Chúng tôi xin cha rày [cho] chúng tôi hằng ngày dùng đủ. Mà tha nợ chúng tôi bằng chúng tôi cū
Bản văn kinh Lạy Cha nhận vào năm 1905
Lạy Cha chúng tôi ở trên trời, chúng tôi nguyện danh Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Vưng ý Cha làm dưới đất bằng trên trời vậy. Chúng tôi xin Cha cho chúng tôi rày hằng ngày dùng đủ. Và tha nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi. Lại chớ để chúng tôi phải sa cám dỗ, bèn chữa chúng tôi cho khỏi sự dữ.
Bản văn kinh Lạy Cha được đề xuất năm 1992
Lạy Cha chúng con là Ðấng ngự trên trời, xin làm cho danh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
________
Phụ Trương V – Bản văn tiếng Việt
A – Le Pater Noster
* Lưu ý : Trong bản viết tay năm 1632, các cột chữ hầu như đều tương ứng với nhau, ngữ nghĩa lại khác nhau tùy mỗi thứ chữ. Ở đây chúng tôi theo nguyên tắc ấy. Bản 1992 đặc biệt đã thay đổi cú pháp truyền thống của Kinh Lạy Cha. Xin đừng xem cột cuối là bản dịch các cột song song đằng trước.

 
B. Từ vựng
C. Số
Chú thích thống kê về từ vựng trong văn kiện 1632

Nếu ta thử xếp loại các từ theo chữ Nôm (N), Hán-Việt (HV) và hỗn hợp (HVN), theo những qui ước trong từ điển Huình-Tịnh Paulus Của [Dictionnaire annamite. Đại Nam quấc âm tự vị, 2 tập, Saigon, Rey-Curiol, 1895-1896], ta sẽ có kết quả sau:

Đối với kinh Lạy Cha:
Tất cả mọi chữ: HV 19; HVN 5; N 41, nghĩa là giữa 23.2% và 27,1% Hán Việt
Từ vựng: HV 13; HVN 3; N 27, nghĩa là giữa 33,1 và 37,2% từ Hán Việt
Đối với toàn bộ tài liệu.
Tất cả mọi chữ: HV 30; HVN 7; N 116, nghĩa là giữa 19,6% và 27,1% Hán Việt
Từ vựng: HV 23; HVN 5; N 93, nghĩa là giữa 19,0% và 27,1% từ Hán Việt



[1] Những chữ trong móc đơn dường như là vô tình bị bỏ sót trong bản chép tay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét