Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

DÂN BẮC HÀN KHÓC CÓ THẬT KHÔNG?


Tom Geoghegan
Cảnh vật vã khóc than tại Bắc Hàn sau khi ông Kim Jong-il qua đời thật như một cơn sốt lan rộng.
Nhưng người dân thực sự cảm nhận mất mát hay chỉ là vì họ nghĩ mình phải ra vẻ như thế?

Cảnh tượng khóc than gợi nhắc giây phút xót thương theo sau cái chết của người cha, Kim Nhật Thành năm 1994. Đây có phải là nỗi đau chân thực?Cả quốc gia Bắc Hàn như nhận được ám hiệu từ người dẫn chương trình truyền hình nhà nước mặc áo đen và không thể kiềm được nước mắt.
Thật khó biết, theo lời Anthony Daniels, một nhà phân tâm học thường viết với bút danh Theodore Dalrymple. Ông thăm Bắc Hàn năm 1989 trong đoàn đại biểu Anh quốc tham dự Lễ hội Quốc tế Thanh niên và Sinh viên.
"Tất cả là sự trộn lẫn tội nghiệp giữa sợ hãi, khủng bố, lo lắng về tương lai, sự cuồng tín của đám đông và cũng có thể có cả nỗi đau từ đáy lòng."
Cảm xúc đám đông
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật"
Ông nhớ lại vào năm 1989, tại đây nước này người ta chẳng hề biểu lộ cảm xúc - ngoại trừ sự cuồng tín của đám đông.
"Khi tôi có mặt ở sân vận động khổng lồ và Lãnh tụ Vĩ đại (Kim Nhật Thành) bước vào, tất cả đứng dậy và bắt đầu thờ phụng thành kính và la hét."
"Có thể họ sợ hãi nếu họ không làm thế, nhưng cũng rất có thể nhiều người thực sự trung thành với Lãnh tụ Vĩ đại."
"Ta còn nhớ khi Stalin chết, người dân khóc than trên đường phố, dù rằng ít dạt dào như ở Bắc Hàn."
Tại phương Tây, có vài trường hợp khi người dân thực sự thấy phải bộc lộ tình cảm, theo lời ông Daniels.
Sau khi Công nương Diana tử nạn, một số người thấy thật không phải nếu chỉ trích nỗi buồn đau của đám đông. Nhưng dù sao cảm giác bắt buộc phải khóc cũng khác hẳn so với ở Bắc Hàn.
Trong tác phẩm về Bắc Hàn, 'Nothing To Envy: Ordinary Lives in North Korea', Barbara Demick nói đến cái chết của Kim Nhật Thành năm 1994: "Tấn kịch đau khổ có cả tính chất cạnh tranh. Ai có thể khóc to nhất?"
Bà để ý một sinh viên ở Bình Nhưỡng chẳng thấy cảm xúc gì trong khi xung quanh vật vã than khóc.

Cảnh người dân Bắc Hàn khóc trên truyền hình khi nghe tin lãnh tụ Kim Yong Il qua đời
"Cả tương lai của anh tùy thuộc khả năng khóc được không. Không chỉ sự nghiệp, tấm thẻ đảng Lao Động, mà cả sinh mạng. Đó là chuyện sống hay chết."
Anh ta được cứu thoát sau khi tự kéo căng mi mắt và nhãn cầu cho đến khi mi mắt rách toạc. Thế là, anh ta bắt đầu khóc hệt như mọi người.
Còn theo ông Kerry Brown, đứng đầu chương trình Á châu của Chatham House, nhiều người có lẽ thực sự phản ứng tự nhiên, vì cái chết của lãnh tụ đặt ra những câu hỏi về bản ngã, an toàn và khả năng sống sót của họ.
Đây là một đất nước cảm thấy luôn đứng ở bờ vực chiến tranh, được lãnh tụ yêu quý chăm sóc. Nhưng chúng ta không biết gì nhiều về cảm xúc thực của người dân cũng như ta biết rất ít về cuộc đấu tranh quyền lực trong ban lãnh đạo.
"Việc kiểm soát thông tin lớn đến mức rất có thể người dân bị sốc thật. Nghĩa là có sự cuồng loạn thực, nhưng ta không biết có nên gọi đó là nỗi đau theo cách hiểu của phương Tây hay không," ông nói.
Ông cho hay người dân được nhắc nhở luôn đang ở trong chiến tranh với Mỹ, và "những chiến thắng vĩ đại" trong quá khứ là nhờ tài lãnh đạo, vì thế khi người đứng đầu hệ thống qua đời, từng người dân đều cảm nhận mất mát.
Nhưng ông Kerry Brown nói nỗi đau của năm 1994 gây sốc hơn, vì vị trí của Kim Nhật Thành trong xã hội lớn hơn nhiều.
Vì vậy, giai đoạn đau thương này sẽ không sâu sắc hay chân thành như lần trước.

(NGUỒN: BBC VIETNAMESE)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét