Cha Đạt quê ở Phú Yên.
Năm 1866, Cha Bề Trên Ân (Dourisboure) xuống Trung Châu xin Đức Cha Charbonnier (Trí) tăng viện linh mục cho cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên đang thiếu hụt trầm trọng. Dưới đồng bằng vừa trải qua cơn bắt đạo, các cha tử đạo khá nhiều nên Đức Cha cũng không còn linh mục để đáp ứng thỉnh nguyện của Cha Bề Trên Miền Truyền Giáo Thượng.
Lúc đó thầy Đạt còn đang học thần học. Cha Bề Trên Ân nài xin Đức Cha phong chức linh mục gấp cho thầy để có thể theo ngài lên phục vụ xứ Thượng. Đức Cha túng thế phải nghe theo lời người xin và phong chức linh mục cho thầy Đạt và cho theo Cha Bề Trên Ân, ngay trong năm 1866.
Cha Đạt lên ở tại địa sở Kontum để học tiếng dân tộc.
Năm 1868, khi Cha Do thành lập được làng Tơuer (làng này trước do Cha Kính (Besombes) khởi lập, nhưng chưa thành thì cha Kính qua đời năm 1867, Bề Trên giao công việc tiếp tục lập làng Tơuer cho Cha Do), nòng cốt là từ dân làng Kon Xơlăng và một số đến từ làng Kontum, nhân số hơn 300 người, được một nửa có đạo. Cha Bề Trên Ân đặt Cha Đạt qua coi sóc địa sở mới này. Cha Đạt là người đạo đức, chuyên chăm. Ngài ân cần dạy dỗ nên thanh niên nam nữ siêng năng dâng lễ đọc kinh. Nhưng qua thời gian sau, ngài hay đau ốm, ít dạy dỗ được, tín hữu cũng sinh lôi thôi trễ nải, kéo bè kéo phái gây chia rẽ. Thấy lời giảng dạy lâu thấm vào lòng dân làng này, nhất là dân Jơrai, ngài cũng cảm thấy nao lòng thối chí.
Trong làng Tơuer có một người Jơrai tên là Gleh, mê tín dị đoan, hay bỏ thuốc độc cho người ta chết để mình khỏi chết và trở nên giàu có. Cả làng ai cũng sợ tên này. Có một lần tên Gleh mời cha Đạt uống rượu và định bỏ thuốc độc hại ngài, nhưng nhờ vợ nó can ngăn, nên cha Đạt thoát chết. Nhưng nó lại bỏ thuốc hại chết một người Kinh giúp việc cho cha, tên là Tố. Cha Đạt giận lắm, kêu dân làng Hàbầu đến đánh dằn mặt nó. Gleh chạy trốn thoát qua Jơrai Hơtu và tập họp bọn Jơrai đến vây đánh trả thù làng Tơuer. Dân làng Tơuer thấy vậy thì khiếp sợ chạy tản tác.
Cha Đạt đem một số người dân tộc là người làng Kontum qua Tơuer lúc trước, và một số người Kinh chạy về phía gần Kontum lập làng mới gọi là làng Dak Lai. Lúc đó cha Do rất buồn phiền vì làng Tơuer bất thành, ngài ra công giúp cha Đạt lập làng Dak Lai. Tuy nhiên, làng Dak Lai cũng không thành, do lũ Jơrai thường rình rập đánh phá, mà cầm đầu là Pép, một người kêu cha con với cha Đạt, nhưng đã phản bội vì tính tự ái, cố chấp. Dân làng Dak Lai thấy hay bị quấy phá, thì bỏ chạy về lại Kontum hết; còn cha Đạt thì về Rơhai ở với cha Do.
Năm 1872, cha Do về Đồng Hâu và qua đời tại đó. Tại Rơhai chỉ còn có cha Đạt, lúc đó đã có tuổi lại thường đau yếu luôn không làm được việc gì. Cuối năm 1873, cha Hugon (Xuân) đến Rơhai. Năm 1874, cha Đạt về thăm quê. Tháng 10/1875 ngài trở lên, có cha Poirier (Tân) tháp tùng lên, theo sắp xếp của Đức Cha Trí. Cũng trong năm 1875, nhận thấy đau yếu luôn ít làm nổi việc gì, cha Đạt vâng lời Bề trên về lại đồng bằng. Ngài ở Gò Thị vài năm, sau đó vô Phú Yên, suốt thời kỳ bắt đạo, ngài phải lẩn trốn trên vùng núi sống cuộc đời khổ hạnh. Đến khi cuộc bắt đạo tạm lắng (sau 1885), Đức Cha gọi ngài về hưu trí tại Lòng Sông, và qua đời tại đó năm 1902.
Cha Đạt đem một số người dân tộc là người làng Kontum qua Tơuer lúc trước, và một số người Kinh chạy về phía gần Kontum lập làng mới gọi là làng Dak Lai. Lúc đó cha Do rất buồn phiền vì làng Tơuer bất thành, ngài ra công giúp cha Đạt lập làng Dak Lai. Tuy nhiên, làng Dak Lai cũng không thành, do lũ Jơrai thường rình rập đánh phá, mà cầm đầu là Pép, một người kêu cha con với cha Đạt, nhưng đã phản bội vì tính tự ái, cố chấp. Dân làng Dak Lai thấy hay bị quấy phá, thì bỏ chạy về lại Kontum hết; còn cha Đạt thì về Rơhai ở với cha Do.
Năm 1872, cha Do về Đồng Hâu và qua đời tại đó. Tại Rơhai chỉ còn có cha Đạt, lúc đó đã có tuổi lại thường đau yếu luôn không làm được việc gì. Cuối năm 1873, cha Hugon (Xuân) đến Rơhai. Năm 1874, cha Đạt về thăm quê. Tháng 10/1875 ngài trở lên, có cha Poirier (Tân) tháp tùng lên, theo sắp xếp của Đức Cha Trí. Cũng trong năm 1875, nhận thấy đau yếu luôn ít làm nổi việc gì, cha Đạt vâng lời Bề trên về lại đồng bằng. Ngài ở Gò Thị vài năm, sau đó vô Phú Yên, suốt thời kỳ bắt đạo, ngài phải lẩn trốn trên vùng núi sống cuộc đời khổ hạnh. Đến khi cuộc bắt đạo tạm lắng (sau 1885), Đức Cha gọi ngài về hưu trí tại Lòng Sông, và qua đời tại đó năm 1902.
(L.M.S sưu tập theo các tài liệu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét