Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

MỘT TRANG THẢM SỬ HAY LÀ LÒNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI XƯA


NHÂN LỄ KINH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - CN XXXIII THƯỜNG NIÊN 19.11.2017,

ĐỌC LẠI "MỘT TRANG THẢM SỬ HAY LÀ LÒNG ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI XƯA".


Di tích lăng "Tử Đạo" Gia Hựu hiện nay

Báo “Lời Thăm”, Địa phận Qui Nhơn,
số 44, Thứ Năm, 13 Nov. 1941

Huỳnh Tảo

Trong những ngày an tịnh đời nay, giáo nhơn cũng như người thiên hạ, mãi miết cuộc sanh tồn, kẻ lo kinh doanh sự đời, người lo kiếm miếng cơm nuôi mình, vậy mà vẫn nhớ và biết việc xưa dữ lắm.
Trước nhà thờ Gia Hựu, một sở đạo lớn trong địa phận Qui Nhơn, có một ngôi mộ to, xây đắp công phu, xem đã cổ, người ta kêu lăng “Tử Đạo”. Một lần đi ngang qua đó, tôi tò mò hỏi thăm, thời một người trong địa sở, người coi còn trai trẻ, mà thuộc chuyện xưa nằm lòng, kể đầu đuôi, tôi nghe lấy làm hay lắm, xin đem hiến bạn đọc một chuyện tử đạo chưa ấn hành, coi cho biết, cũng là chuyện có ích.
Kêu lăng “Tử Đạo” vì là cái mồ chung chôn hài cốt các bổn đạo ông bà chúng tôi bị năm “Văn Thân”, ấy là năm 1885. Năm ấy, nửa tháng 7 tây, ngoài Quảng Ngãi “Văn Thân” dậy, giết đạo, đốt nhà, lấy của, đông lắm. Có người ngã Trà Câu trốn vô đưa tin tai nạn. Thôi, ông bà chúng tôi đều kinh hãi bàng hoàng, tin chắc sao cũng tới mình. Tin dữ ấy bay ra, người nào cũng thất thần, đùm đệ đem nhau rút thảy hết, chiu chít với nhau trong khuôn viên nhà thờ đó.
Cách mươi hôm, không biết ở đâu mà “Văn Thân” giáo, mác, họ kéo tới đông vô cùng, vây hết ngoài vòng nhà thờ. Ban đầu, ông bà chúng tôi quyết cự. Mà tình cảnh hiểm nguy: xung quanh thành quách không có, có mấy bờ tre với hàng rào cây lếu láo; trong vòng có tới 2.000 người; phải chi được từng ấy người tráng lực hết, thì nói gì; cái này hơn hai phần là đàn bà, con nít. Hai phần này để mà than với khóc thì được, chớ nói võ bị thì không. Hễ ở ngoài người ta “hê!”, trong vòng người tráng lực cầm giáo sao chực tống ra, ở giữa thì họ khóc kể, ngó thảm thiết lắm, không ra chỗ chiến trường.

Chịu đựng được ít ngày, một đêm bên nghịch phóng lửa đốt mất một mặt rào. Khi ấy Cố Bửu (P. Geffroy) chánh sở, đang ở ngoài kinh, ở nhà có Cố Dupont, còn mới và Cha Nhứt. Các chức nhắm bề kháng không kham, bàn tính với hai ngài, xin lo rút đi vô Qui Nhơn, chớ tình hình ngõ hiểm nghèo, e phải chết chùm không sót một người.
Hai cha thấy tình thế, thì ưng phê ý ấy, mới ra lịch thôi kháng, sửa rút vô Qui Nhơn. Mọi người kéo hết vô nhà thờ chịu phép giải tội chung. Rồi 2.000 con người cả nam, phụ, lão, ấu nheo nhóc kéo ra đi. Thiệt là một đám kiệu cả thể, những người tráng lực, lớp cản hậu, lớp diện tiền, đàn bà, con nít, lão nhược đi giữa, cả tiếng lần hột đọc kinh dậy đàng. Không biết bên “Văn Thân” họ thấy bên này gan quá là họ sợ, hay là họ mắc hôi của mà quên đuổi đánh. Bên ông bà chúng tôi cứ vậy đi miết tới trong gò Hội Đức, xa đây 15 cây số, tưởng là thoát được bình an.
Ai dè qua khỏi dốc Hội Đức, bên kia thôi người ta thiên vạn, giáo, mác lớp thấp lớp cao nghiêng qua ngã lại hằng hà như một rừng cây, trống giục, còi ru, mõ khắc, lịnh troan, inh ỏi một góc trời. Ôi thôi! Ông bà chúng tôi rụng rời tay chơn, tấn thối cái nào cũng khó bề. Bấy giờ Cố Dupont mới giảng khuyên mọi người mạnh gan dung mạng mình làm của lễ Chúa. Ngài khuyên lơn an ủi chung mọi người bảo xem gương Cha, rồi ngài bước tới bước xa quỳ gối chắp tay, ngửa mặt lên trời cầu nguyện, tỏ dấu nạp mình chịu tử đạo. Đảng “Văn Thân” thấy vậy họ tuôn tới, chém Cha chết tại chỗ.
Thấy đầu Cha rơi xuống, bên ông bà chúng tôi thảm thương, tiếng khóc dội đất, mọi người bắt chước Cha quỳ gối sắp lớp giữa đàng chực chết. Cả ngày quân dữ gươm trần giáo nhọn kẻ chém người đâm, ông bà chúng tôi đầu rơi, máu chảy, đoàn trước đoàn sau, tiếng rên tiếng khóc vang trời, ước quỷ thần cũng cảm động, mà quân dữ dững dưng tận sát hết mọi người tới nửa đêm mới thôi. Xong rồi xúm nhau, kiếm của, áo xiêm gì nó cũng lột tuốt hết, bỏ nằm trần ngỗn ngang chồng chất trên đàng vậy tới hai ngày. Cách hai ngày, phủ Bồng Sơn mới sức đào hầm hai bên đàng đem giập xuống đó.
Kinh hoàng! 2.000 người ra đi không còn sót một người!
Cách hai năm, chừng yên đâu đó, Cố Bửu về, ngài mới xây lăng kỹ lưỡng như thấy đó, hốt hết mấy cái hầm nói trên cho vào quách đóng hẵn hoi đem về tang.
Vậy đó mà chúng tôi ngày nay gọi là lăng “Tử Đạo”.
Tính ra trước giặc “Văn Thân”, bổn đạo cả miền Bồng Sơn chúng tôi là 3.000, giặc về rồi còn có 700. Quá sức! 
Nguồn: giaophanquinhon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét