Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

NHÂN THÁNG MÂN CÔI KÍNH ĐỨC MARIA, TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HAI HANG ĐÁ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC PHƯƠNG NGHĨA VÀ TÂN HƯƠNG

  
Việc tôn kính Đức Mẹ Maria đã bắt rễ sâu trong lòng tín hữu Việt Nam.
Đối với Miền truyền giáo Kontum, ngay từ buổi đầu khai sinh đã đón nhận Đức Mẹ là Đấng bảo trợ. Cha Bề trên Phêrô Combes (Bê), ngay khi còn đang trên đường vượt biển đến với Miền truyền giáo, đã khấn hứa rằng nếu Chúa thương cho ngài thoát chết khỏi tay quân cướp biển, ngài sẽ dâng kính Đức Mẹ cơ sở truyền giáo đầu tiên ngài thiết lập ở miền Thượng du, với danh hiệu là Đức Mẹ Giải Thoát, và đã được Đức cha Cuénot ban phép. Vì vậy, vào khoảng giữa năm 1852, Kon Kơxâm - một trong bốn trung tâm được thiết lập đầu tiên đã được cha Bề trên Miền truyền giáo long trọng đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ, với tên gọi: "Cơ sở Truyền Giáo Đức Mẹ Giải Thoát" (Mission de Notre-Dame de la Délivrance) [1]. Kể từ đó, nhiều cộng đoàn khác cũng đã tín nhiệm chọn Mẹ làm bổn mạng: Trung tâm Rơhai (Plei Rơhai, Tân Hương, Kon H’rachôt.v.v. chọn Đức Mẹ Mân Côi (Paroisse du Saint-Rosaire); Địa sở Kontum-Phương Nghĩa chọn Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Paroisse de l’Immaculée-Conception).v.v.
Ngoài những nhà thờ được xây dựng với thánh tượng Đức Mẹ đặt trên cao phía trên cung thánh - với ý nghĩa nhà thờ và giáo xứ đã được dâng kính cho Hiền Mẫu Chúa Giêsu, nhiều hình thức tôn vinh Đức Mẹ khác cũng được duy trì và phát triển trong nếp sống đạo đức của cộng đoàn qua dòng thời gian như: Hang đá kính Đức Mẹ, Đài tôn vinh Đức Mẹ…

Nhân tháng Mân Côi, xin tìm hiểu về lịch sử hai Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức tại hai giáo xứ Phương Nghĩa và Tân Hương, để chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ, thường xuyên đến cầu khẩn và bắt chước gương lành của Mẹ, để được Mẹ hướng dẫn đến gặp Chúa Giêsu con của Ngài.

Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Phương Nghĩa

Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức Tân Hương


Xin mời bấm các links sau đây để xem tiếp :




Lê Minh Sơn
Đầu tháng 10.2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét