Vừa qua tại Giáo xứ Tân Hương-Kontum có thánh lễ an táng ông Phanxicô Xaviê Trần Kia vào lúc 14h ngày Chúa Nhật.Một số người đã thăc mắc sao có thể cử hành lễ an táng vào ngày Chúa Nhật?Xin đăng tải bài viết của linh mục Giuse Trần Thiện Tĩnh sau để quí ông bà anh chị em được rõ hơn về giáo luật.
- Trong các Thánh Lễ cầu cho người qua đời, đứng hàng đầu là lễ AN TÁNG. Lễ này được cử hành bất cứ ngày nào, trừ các ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, ngoài ra phải giữ tất cả những gì luật buộc phải giữ. [1](* Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm tuần thánh, Tam nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục Sinh. Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.)
Trong lễ an táng thường nên có bài giảng ngắn do vị chủ tế hoặc một linh mục đồng tế, hay phó tế, nhưng phải trình bày đúng tinh thần và nội dung bài giảng trong thánh lễ “Omelia” tránh mọi loại điếu văn ca tụng người quá cố hay lời văn thiếu tinh thần hiệp thông gây chia rẽ. [2]
- Đứng sau lễ An Táng là thánh lễ cầu cho người qua đời sau khi được tin báo tử, hay lúc mai táng, hay ngày giỗ đầu. Thánh lễ này có thể được cử hành cả trong những ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, các ngày có lễ nhớ buộc, hoặc những ngày trong tuần Mùa Chay mà không phải thứ Tư Lễ Tro hoặc Tuần Thánh.
- Tiếp theo là lễ cầu cho người qua đời khác, gọi là "các lễ hằng ngày", có thể được cử hành trong các ngày trong tuần thuộc Mùa Thường Niên, mà trong những ngày này chỉ có lễ nhớ tự do hoặc lễ trong tuần, miễn là thực sự chỉ lễ cho người qua đời. [3]
Hội thánh khuyến khích các tín hữu, nhất là những người thân trong gia đình người quá cố, tham dự Thánh lễ cầu cho người quá cố, kể cả việc rước lễ. [383] Hội Thánh dâng hy lễ tạ ơn Vượt Qua của Chúa Kitô cầu cho những người qua đời, để nhờ sự hiệp thông giữa mọi chi thể của Chúa Kitô, người thì nhận được ơn ích thiêng liêng, người thì có được niềm an ủi cậy trông. [4]
[1] xem Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (QCTQSLRM) số 380
[2] x. QCTQSLRM số 382
[3] x. QCTQSLRM số 381
[3] x. QCTQSLRM số 379
Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh
Trong lễ an táng thường nên có bài giảng ngắn do vị chủ tế hoặc một linh mục đồng tế, hay phó tế, nhưng phải trình bày đúng tinh thần và nội dung bài giảng trong thánh lễ “Omelia” tránh mọi loại điếu văn ca tụng người quá cố hay lời văn thiếu tinh thần hiệp thông gây chia rẽ. [2]
- Đứng sau lễ An Táng là thánh lễ cầu cho người qua đời sau khi được tin báo tử, hay lúc mai táng, hay ngày giỗ đầu. Thánh lễ này có thể được cử hành cả trong những ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, các ngày có lễ nhớ buộc, hoặc những ngày trong tuần Mùa Chay mà không phải thứ Tư Lễ Tro hoặc Tuần Thánh.
- Tiếp theo là lễ cầu cho người qua đời khác, gọi là "các lễ hằng ngày", có thể được cử hành trong các ngày trong tuần thuộc Mùa Thường Niên, mà trong những ngày này chỉ có lễ nhớ tự do hoặc lễ trong tuần, miễn là thực sự chỉ lễ cho người qua đời. [3]
Hội thánh khuyến khích các tín hữu, nhất là những người thân trong gia đình người quá cố, tham dự Thánh lễ cầu cho người quá cố, kể cả việc rước lễ. [383] Hội Thánh dâng hy lễ tạ ơn Vượt Qua của Chúa Kitô cầu cho những người qua đời, để nhờ sự hiệp thông giữa mọi chi thể của Chúa Kitô, người thì nhận được ơn ích thiêng liêng, người thì có được niềm an ủi cậy trông. [4]
[1] xem Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (QCTQSLRM) số 380
[2] x. QCTQSLRM số 382
[3] x. QCTQSLRM số 381
[3] x. QCTQSLRM số 379
Lm. Giuse Trần Thiện Tĩnh
Nguồn: Anh em CVK 9X
http://cvk9x.blogspot.com/2016/08/quy-inh-cu-hanh-thanh-le-tang.html#more
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét