Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Tin tổng hợp về việc ĐGH Benêđictô từ chức (cập nhật 2)




Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican - Những ngày cuối trong triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô Thứ XVI


Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican - Những ngày cuối trong triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô Thứ XVI
Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican - Những ngày cuối trong triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô Thứ XVI
 Những ngày cuối trong triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô Thứ XVI



Những ngộ nhận về việc giáo hoàng thoái vị và mật nghị



CatholicCulture.org (15-2-2013) – Các phương tiện truyền thông bất ngờ “chú ý” nhiều đến vụ việc của Vatican – nhất là báo chí đời, vì “sự tò mò báo chí” mà thôi! Họ đã phái các ký giả đi thu thập các “tin đồn” từ Rôma. Trong khi đó, những người tự nhận là chuyên gia về Công giáo đang làm tràn ngập internet với các lý thuyết suông của mình. Hậu quả là hàng ngàn câu chuyện không chính xác đang xuất hiện mỗi ngày. Độc giả hãy cẩn trọng với những thông tin đó, và đừng vội tin các bài tường trình mang tính giật gân như vậy. Để phân biệt lúa mì và cỏ lùng, cứ theo quy luật “cẩn tắc vô ưu”.

Chúng ta có thể sửa đổi mỗi câu chuyện lệch lạc trên các phương tiện truyền thông, vì đơn giản là chúng quá nhiều, chẳng biết thực hư ra sao, ngay cả các trang thông tin lớn cũng có những thông tin thiếu chính xác, độc giả phải đủ khả năng chọn lọc thông tin chính xác.

Đây là vài ngộ nhận phổ biến nhất, có thể sẽ gây bất ngờ:

  • Vatican không che giấu chứng cớ về sự khủng hoảng về việc từ nhiệm của ĐGH Biển Đức XVI. Đúng vậy, mới đây ngài đã thay đổi một số nhân vật về việc kiến tạo hòa bình của ngài, nhưng đó là hoạt động theo thông lệ. Ngài đã trượt chan và bị thương ở đầu trong chuyến tông du Mexico hồi năm ngoái. Nhưng vết thương đó không nghiêm trọng, ngài vẫn hoàn tất mọi dự định trong chuyến đi này, và ngài đã hoàn toàn phục hồi. Đó là điều nhạy cảm đối với các viên chức Vatican nếu tiết lộ sự cố vào lúc này, và sự bí mật vẫn còn. Những người nhìn giáo hoàng trên nền tảng bình thường đều không nói về sức khỏe của ngài, khác với các hệ quả bình thường về tuổi tác nói chung và chứng viêm khớp nói riêng. Có thể giáo hoàng đã được điều trị trong vài tuần qua, nhưng nếu vậy, ngay cả các viên chức cấp cao của Vatican vẫn giữ bí mật. Các lý thuyết thông đồng vẫn sai, dù cứ cho là bệnh cũ hoặc tổn thương cũ không được công bố.

  • ĐGH Biển Đức XVI sẽ không trực tiếp ảnh hưởng việc chọn người kế vị. Ngài sẽ rời Rôma sau khi từ nhiệm, sống một thời gian ở Castel Gandolfo. Có thể ngài sẽ không trở lại Rôma cho tới khi bầu được tân giáo hoàng. Ngài sẽ không tham dự các hội nghị hồng y tham dự mật nghị, ngài cũng không thể bỏ phiếu tại mật viện trong bất kỳ trường hợp nào, vì ngài đã ngoài 80 tuổi. Chắc chắn những điều ngài nói từ nay tới ngày 28-2-2013 sẽ rất cẩn trọng đối với tư tưởng của ngài về tương lai của cương vị giáo hoàng. Nhưng những người biết rõ ĐGH Biển Đức XVI cũng đồng ý rằng ngài sẽ cố gắng hết sức để tránh làm ảnh hưởng việc bầu chọn tân giáo hoàng.

  • ĐGH Biển Đức XVI không từ nhiệm vì vụ bê bối lạm dụng tình dục (ngài đã chịu đựng điều này hơn 10 năm qua, và tạo sự tiến bộ quan trọng), cũng không vì rắc rối ở ngân hàng Vatican (với một tân thống đốc sớm được bổ nhiệm, sự khủng hoảng này đã là quá khứ), cũng không vì ngài buồn về những gì ngài đọc được khi theo dõi Twitter (sự thật là ngài không hề sử dụng internet; người khác giúp ngài đưa lời ngài nói lên Twitter). Hai lần ngài đã giải thích động lực của ngài: Ngài thấy mình không còn đủ sức khỏe và khả năng thực hiện nhiệm vụ. Và một lần nữa, các lý thuyết đưa ra lạ sai!

  • ĐGH Biển Đức XVI không dự định vào tu viện. Cuối cùng, ngài sẽ lui vào một tòa nhà ở Vatican là nơi đã từng là một tu viện. Các nữ tu ở tu viện này đã đi hết rồi. Hiện nay tu viện này đang được tu sửa. Ngài đã nói rằng ngài muốn biến tu viện này thành nhà của ngài để sống ẩn dật và cầu nguyện.

  • ĐHY Angelo Sodano, nguyên Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, sẽ không chủ tọa mật nghị. Ngài cũng ngoài 80 tuổi, và không thể vào mật viện. Là hồng y niên trưởng (trưởng hồng y đoàn), ngài là người chủ tọa nghi lễ an táng giáo hoàng, và do đó ngài được thế giới chú ý. Nhưng trong trường hợp này lại không có tang lễ. ĐHY Sodano vẫn ảnh hưởng đáng kể, điều mà ngài có thể sử dụng trong thời gian “chuyển giao” (trống ngôi). Nhưng khi mật nghị khai mạc, ngài sẽ không được tham dự (on the sidelines).

  • ĐHY Francis Arinze không ở trong các ứng viên hàng đầu được chọn làm giáo hoàng. Ngài là một trong những người có thể trở thành giáo hoàng từ 5 hoặc 10 năm trước, nhưng nay ngài cũng đã ngoài tuổi 80, và hơn 4 năm qua đã bị bỏ qua vì ngài đã từ chức Bộ trưởng Bộ Phụng Tự. Chắc chắn ngài sẽ không hiện diện tại mật nghị, và mật nghị không thể chọn ngài.

  • ĐGH Biển Đức XVI đã KHÔNG nói rằng người kế vị ngài sẽ tham dự Ngày Giới Trẻ tại Rio de Janeiro, hoặc thư ký riêng của ngài là TGM Georg Ganswein sẽ tiếp tục ở vị trí của ngài với tư cách trưởng quản gia sau khi ngài từ nhiệm. Chắc chắn cả hai câu này là đúng – rằng tân giáo hoàng sẽ tới Rio, và TGM Ganswein sẽ giữ vị trí đó. Nhưng ngài không thể bắt buộc người kế vị, và phát ngôn viên Vatican cẩn trọng nói về các vấn đề này, khi nhận xét về lễ tân chính thức. Theo lý thuyết, tân giáo hoàng có thể quyết định không tới Rio. Ngài có thể chọn người khác làm quản gia, cũng có thể bổ nhiệm TGM Ganswein coi sóc giáo phận. Rất có thể tân giáo hoàng sẽ tôn trọng quyết định của vị tiền nhiệm, nhưng không hẳn là phải như vậy.

  • Không hồng y nào mất quyền bỏ phiếu trong thời gian giáo hoàng hưu trí và khai mạc mật nghị. Giáo luật quy định rằng một hồng y mất quyền cử tri nếu qua sinh nhật thứ 80 trước khi Tòa Thánh trống ngôi. Tình trạng trống ngôi chắc chắn xảy ra từ 20 giờ ngày 28-2-2013. Như vậy, ĐHY Walter Kasper 80 tuổi vào ngày 5-3-2013, và vẫn đủ tư cách tham dự mật nghị bầu giáo hoàng lần này.
 TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)



Ai điều hành Vatican trong thời gian trống tòa?



Ai điều hành Vatican trong thời gian trống tòa?
Ai điều hành Vatican trong thời gian trống tòa?
Vào lúc 20 giờ ngày 28.2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không còn là giáo hoàng và Vatican sẽ bước vào thời kỳ “trống tòa” (sede vancate), nghĩa là ngôi giáo hoàng sẽ được bỏ trống.

 

Khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai vị giáo hoàng được quy định bởi những nghi thức cổ xưa và những chức vụ thường bị quên lãng ngay cả trong chính Vatican.
Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, đây cũng là khoảng thời gian Giáo hội Công giáo phảng phất bóng hình của một mô hình dân chủ, với Hồng y đoàn hoạt động như nghị viện với các quyền lực giới hạn khi chuẩn bị bầu ra một tân giáo hoàng trong Mật nghị Hồng y.
Ai điều hành Vatican trong thời gian trống tòa?
 Hồng y Tarcisio Bertone (giữa) sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian trống tòa nhờ vào cương vị Giáo chủ Thị thần, chứ không phải cương vị Quốc vụ khanh - Ảnh: Reuters
Theo Tông hiến Universi Dominici Gregis, một văn bản được cố Giáo hoàng John Paul II ban hành năm 1996 quy định các thể thức trong khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai vị giáo hoàng, trong thời kỳ trống tòa, mọi chức vị đứng đầu các cơ quan của Vatican đều bị ngưng chức, ngoại trừ một số ngoại lệ.
Các chức sắc còn tại vị là Giám quản Rome, người tiếp tục đáp ứng nhu cầu mục vụ của giáo dân Rome (hiện là Hồng y Agostino Vallini), Chánh tòa Ân giải Tối cao (hiện là Hồng y Manuel Monteiro de Castro) và Giáo chủ Thị thần (Cardinal Camerlengo, còn gọi là Hồng y Nhiếp chính).
(Các đại diện ngoại giao ở nước ngoài vẫn tiếp tục tại vị bởi họ là đại diện của Tòa thánh, chứ không phải đại diện của cá nhân giáo hoàng).
Nghĩa là từ lúc 20 giờ ngày 28.2, Hồng y Tarcisio Bertone cũng sẽ không còn giữ chức Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Tuy nhiên, ngoài chức vụ Quốc vụ khanh, Hồng y Bertone còn giữ một vị trí khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian trống tòa, đó là Giáo chủ Thị thần.
Giáo chủ Thị thần cùng với Văn phòng Giáo chủ Thị thần sẽ điều hành thành quốc Vatican và phụ trách trông nom tài sản và ngân khố của Giáo hội trong thời gian trống tòa, theo Washington Post.
Trong thời gian trống tòa, Niên trưởng Hồng y đoàn (hiện là Hồng y Angelo Sodano, nguyên Quốc vụ khanh dưới thời Giáo hoàng John Paul II) sẽ chủ trì các buổi họp hằng ngày của các hồng y vốn tạm thời điều hành giáo hội.
Tuy nhiên, Hồng y Sodano hiện trên 80 tuổi và không có quyền bỏ phiếu trong mật nghị nên vị trí của ông sẽ được chuyển giao cho thành viên cao niên nhất trong số các hồng y cử tri, Hồng y Giovanni Battista Re, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục của Vatican, khi mật nghị bắt đầu.
Hồng y Bertone, tức Giáo chủ Thị thần, sẽ chủ tọa các buổi họp nhỏ hơn của nhóm các hồng y được chọn ra bằng cách bốc thăm ba ngày một lần, vốn xử lý những vấn đề ít quan trọng hơn.
Thực tế, nhiệm vụ duy nhất của nhóm các hồng y chọn lọc là “giải quyết nhanh những công việc thông thường và các vấn đề không thể trì hoãn” và chuẩn bị cho mật nghị bầu ra tân giáo hoàng.
Tại các buổi họp hằng ngày, vốn buộc có mặt mọi hồng y cử tri (dưới 80 tuổi), những người hiện đã đến Rome, các hồng y sẽ quyết định theo đa số phiếu.
Một khi Mật nghị Hồng y bầu ra tân giáo hoàng, quyền lãnh đạo Vatican sẽ được trao lại cho người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
Sơn Duân

Giáo Hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào?




Giáo Hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào?
Giáo Hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào?
Khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị, người kế nhiệm ông sẽ được hội nghị của đoàn giáo chủ bầu ra trong cuộc họp kín tại Nhà thờ Sistine ở Vatican. Cách thức lựa chọn được thay đổi nhiều lần qua nhiều thế hệ Giáo hoàng.
Tất cả Giáo hoàng gần đây đã thay đổi các quy tắc lựa chọn người kế vị, trừ Giáo hoàng John Paul I, qua đời ngày 29/9/1978, khi vừa đăng quang 33 ngày và chưa thay đổi quy tắc.

Giáo hoàng Benedict XVI hôm nay tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 28/2 và ông cũng chính là người sửa đổi cách thức lựa chọn người kế nhiệm cho mình để đảm bảo vị Giáo hoàng mới có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất có thể.

Theo quy định này, Giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có đủ 2/3 số hồng y trong hội nghị của đoàn giáo chủ lựa chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử. Như vậy là "chiếu chỉ" của Giáo hoàng Benedict XVI đã đảo ngược lại cách thức lựa chọn của người tiền nhiệm, Giáo hoàng John Paul II, được ban hành năm 1996.

Cụ thể, cách thức được áp dụng hiện tại như sau:

Từ năm 1970, Giáo hoàng Paul VI quyết định đoàn giáo chủ được giới hạn đến 120 người với độ tuổi không quá 80. Ông cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nghe lén.

Trong thời gian chuyển giao, người đứng đầu đoàn Hồng y Giáo chủ sẽ tạm thời là người đứng đầu của nhà thờ Thiên chúa La Mã.

Nếu Giáo hoàng tiền nhiệm đã qua đời thì người đứng đầu kể trên sẽ là người chủ trì tang lễ, chôn cất Giáo hoàng quá cố và tổ chức cuộc bầu cử người kế nhiệm, cùng với sự hỗ trợ của ba vị hồng y do đoàn Giáo chủ bầu ra. Ba vị hồng y này cứ ba ngày sẽ được bầu mới một lần.

Mật viện bầu cử phải gặp mặt trong ít nhất 15 ngày, nhưng không được kéo dài quá 20 ngày, sau khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị. Các vị hồng y phải tuyên thệ sẽ giữ bí mật khi họ bước vào cuộc họp kín. Hình thức xử phạt cho việc vi phạm lời thề là tự động bị khai trừ.

Từ năm 1271, sau một khoảng thời gian gián đoạn, các hồng y phải tuân thủ hình thức bị khóa trái trong một phòng riêng, chỉ ăn bánh mỳ và uống nước, có một thầy thuốc và đầu bếp phục vụ, để thực hiện quá trình bầu cử hoàn toàn độc lập, không thảo luận với ai.

Các hồng y thực hiện bỏ phiếu kín 4 lần một ngày, hai cuộc bỏ phiếu vào buổi sáng, hai cuộc vào buổi tối, cho đến khi có được kết quả cuối cùng. Các hồng y không được bỏ phiếu cho bản thân. Phiếu bầu được đốt sau mỗi vòng kiểm đếm. Nếu đã bầu được Giáo hoàng mới thì các phiếu bầu được đốt cùng với chất cho ra màu khói trắng, báo hiệu cho đám đông đang chờ đợi bên ngoài. Nếu chưa có ứng cử viên nào đạt được số phiếu cần thiết thì làn khói sẽ là màu đen.

Khi một hồng y được chọn, ông sẽ được hỏi ý kiến xem có đồng ý trở thành Giáo hoàng hay không và muốn được gọi tên là gì. Khi đã hoàn thành việc này thì ông sẽ trở thành Giáo chủ tối cao, đức Giáo hoàng La Mã thần thánh.

Chủ tịch đoàn giáo chủ khi đó sẽ bước ra ban công chính của tòa thánh Vatican và tuyên bố với thế giới: "Habemus Papam!", "Chúng ta có Giáo hoàng mới". Sau đó Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công và gửi lời chào và cầu nguyện đến các con chiên của mình.

Giáo hoàng Benedict VXI, vị giáo hoàng thứ 265, được bầu trong Mật nghị Hồng y vào tháng 4/2005, hôm nay tuyên bố trước các hồng y rằng ngài sẽ thoái vị ngày 28/2 tới vì lý do sức khỏe.

Giáo hoàng là người đứng đầu Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm gọn trong thành phố Rome, Italy, và cũng là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo Rome. Theo Giáo luật Công giáo Rome, giáo hoàng là người có quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp trọn vẹn trong lãnh thổ Vatican. Giáo hoàng là một chức vụ trọn đời, nghĩa là thời kỳ lãnh đạo của một giáo hoàng chỉ kết thúc khi giáo hoàng đương nhiệm qua đời.


Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng



Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng
Giáo hoàng Benedict XVI có buổi cầu nguyện trước hàng chục nghìn tín đồ tụ họp từ khắp nơi trên thế giới hôm 17/1. Đây là lần xuất hiện cuối cùng của vị giáo hoàng 85 tuổi trên cửa sổ nhìn ra quảng trường Thánh Peter.
Tuần trước, Giáo hoàng Benedict XVI khiến cả thế giới sửng sốt khi thông báo sẽ từ nhiệm. Ông chính thức thôi chức vào ngày 28/2 để rút về sống cuộc đời lặng lẽ đằng sau những bức thành cổ Vatican.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
"Chúng con sẽ rất nhớ cha"
Việc quản lý đám đông khổng lồ vừa qua cũng như là đợt thử nghiệm khả năng tổ chức, đảm bảo an ninh khi con chiên đổ về tham dự lễ bầu cử để lựa chọn Hồng y kế nhiệm ông Benedict lãnh đạo 1,2 tỷ tín đồ Công giáo.
Thị trưởng Rome Gianni Alemanno cho biết có tới 100.000 người đã có mặt trong buổi lễ hôm Chủ nhật, và mọi việc diễn ra suôn sẻ. Dù quảng trường vẫn còn chỗ cho người tham dự, nhưng nhiều người vẫn không ra vào dễ dàng vì các lối vào quảng trường quá hẹp.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
Nhiều người già, người tàn tật, người đang nuôi con nhỏ cũng không thể bỏ qua buổi lễ cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI
Đám đông khổng lồ, có cả những ông bố bà mẹ địu theo con nhỏ hay người già phải chống gậy, người tàn tật ngồi trên xe lăn, chen chúc qua hai lối vào với hai hàng cảnh sát đứng kiểm tra. Nhiều người hoảng sợ vì đám đông hoặc phải nhờ cảnh sát trợ giúp thì mới ra hoặc vào được quảng trường.
Giáo hoàng tỏ ra xúc động vì tình cảm của đám đông trước sự kiện 600 năm mới có một Giáo hoàng từ nhiệm. Tuần trước, Giáo hoàng cho biết ông không còn đủ sức khỏe tinh thần và thể chất để dẫn dắt con chiên của nhà thờ.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
Nuối tiếc
Dưới ánh nắng mặt trời ngày Chủ nhật, Giáo hoàng mỉm cười với đám đông bên dưới hòa trộn với những người hành hương mang theo cờ quốc gia và các biểu ngữ thể hiện tình cảm và sự ủng hộ dành cho ông. Một nhóm tín đồ Italia giương cao dòng chữ: “Chúng con yêu cha”.
Sử dụng tiếng Italia, Giáo hoàng nói với đám đông hò reo: “Cảm ơn sự ủng hộ lớn lao của mọi người! Điều này cũng nói lên tình cảm và sự gần gũi tâm hồn mà các con dành cho ta trong những ngày này”. Nói rồi, Giáo hoàng giang rộng tay để thể hiện mong muốn ôm cả đám đông trong quảng trường.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
Tình cảm của các con chiên khiến Giáo hoàng xúc động
Sau khi từ chức ngày 28/2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không giữ bất kỳ vai trò nào ở Vatican và cũng không tham gia vào việc bầu chọn người kế nhiệm.
Tòa thánh dự kiến tổ chức bầu giáo hoàng mới trước lễ Phục Sinh, có thể là trong 15 đến 20 ngày tới. Giáo hoàng Benedict XVI đã sửa đổi cách chọn người kế nhiệm nhằm đảm bảo tân giáo hoàng có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất.
Theo đó, giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có ít nhất 2/3 số hồng y giáo chủ trong hội nghị hồng y chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
Đám đông đổ về từ khắp nơi trên thế giới
Trong tổng số 118 hồng y giáo chủ tham gia cuộc họp bầu tân giáo hoàng sắp tới, khoảng một nửa là người châu Âu và có tới 67 hồng y là do Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm.
Lượng giáo dân ở Mỹ Latin hiện chiếm 42% số tín đồ Thiên chúa thế giới, gần gấp đôi ở châu Âu (25%). Vì thế, một số người dự đoán, nhiều khả năng một hồng y ngoài châu Âu sẽ được bầu làm giáo hoàng.
Xúc động buổi cầu nguyện cuối của Giáo hoàng, Tin tức trong ngày, giao hoang benedict XVI cau nguyen lan cuoi, tu nhiem, quang truong thanh peter, tin do, nguoi ke nhiem, hong y, nguoi hanh huong
1,2 tỷ giáo dân sắp có người dẫn dắt mới
Theo Hồng y người Mỹ Theodore McCarrick, Vatican sẽ lựa chọn những ứng cử viên có được sự thông thái như Giáo hoàng Benedict XVI và uy tín như Giáo hoàng John Paul II.
Hồng y người Thụy Sĩ Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Hiệp nhất tín đồ Thiên chúa của Vatican, từng đề cao việc xem xét bổ nhiệm những ứng cử viên từ châu Phi hoặc Nam Mỹ được nhắc tới trong Mật nghị Hồng y sắp tới.
Trúc Quỳnh (theo AP)


Cuộc sống ĐTC Bênêđíctô XVI sau khi từ nhiệm


Cuộc sống ĐTC Bênêđíctô XVI sau khi từ nhiệm
Cuộc sống ĐTC Bênêđíctô XVI sau khi từ nhiệm
"Trước một thế giới với quá nhiều thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu xa đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005 (…)”.


Đó là những lời tuyên bố rõ ràng của ĐTC Bênêđíctô XVI vào ngày 11.2.2013 trước công nghị các Đức Hồng Y, được triệu tập từ khắp thế giới về Vatican.

Qua những lời tuyên bố rõ ràng trên đây của Đức Thánh Cha, chúng ta đều nhận thấy được rằng, sau khi tự nhận thấy rõ tình trạng sức khỏe với tuổi cao sức yếu của mình không còn cho phép tiếp tục lèo lái con thuyền Giáo Hội đang luôn phải đối mặt với bao bão táp và sóng gió cực kỳ phủ phàng của thời đại ngày nay, ĐTC Bênêđíctô XVI đã tuyên bố sẽ từ nhiệm ngôi vị Giáo Hoàng vào ngày 28.02.2013. Đây là một quyết định vô cùng can đảm và sáng suốt, nói lên một đức tin mạnh mẽ, một tình yêu cao vời đối với Giáo Hội cũng như lòng khiêm nhu sâu xa của ngài: Chỉ muốn tìm kiếm và thực thi thánh ý Thiên Chúa và chỉ biết đặt lợi ích của Giáo Hội lên trên tất cả, trên cả danh dự và quyền lợi cá nhân của ngài. 

Quyết định này có thể là một mở đường hợp lý và cần thiết cho các Đấng Kế Vị của ngài sau này. Bởi vì, theo Giáo Luật (GL), các Đức Giám Mục một khi đã đạt tới 75 tuổi đều được yêu cầu phải đệ đơn xin từ chức (GL 401§1), và trên nguyên tắc Đức Giáo Hoàng cũng chỉ là một Giám Mục, Giám Mục giáo phận Roma, như chính ngài đã tự nhận trong lời tuyên bố từ nhiệm trên. Điều đó cũng muốn nói rằng một vị Giáo Hoàng hay một vị Giám Mục giáo phận Roma cũng có quyền từ chức như các Giám Mục khác, mặc dù Giáo Luật không quy định việc „yêu cầu“ ngài phải đệ đơn từ chức hay thoái vị. Và trên thực tế đã có một vài vị tiền nhiệm của ngài đã từ chức Giáo Hoàng, như trước đây 719 năm ĐGH Coelestin V đã từ nhiệm sau khi lên ngôi Giáo Hoàng được một ít tháng.

Nhưng nhiều câu hỏi khác có liên quan đến vấn đề đang được đặt ra là sau khi ĐTC Bênêđíctô XVI không còn là Giáo Hoàng nữa thì cuộc sống của ngài sẽ thay đổi như thế nào, và ở đây các câu trả lời cũng chỉ mang tính cách phỏng đoán mà thôi, chẳng hạn:

Đức Thánh Cha sẽ tiếp tục giữ tước hiệu Bênêđíctô hay trở lại tên gọi Joseph Ratzinger?

Có lẽ ĐTC sẽ lấy lại tên đời Joseph Ratzinger của ngài. Chính các sách ngài xuất bản trong những năm làm Giáo Hoàng luôn vẫn kèm theo tên Joseph Ratzinger. Còn đối với Đức Ông Georg Ratzinger, người anh trai yêu quý của ngài thì ngài luôn là Joseph. Riêng đối với cá nhân ngài việc lấy lại tên đời hoàn toàn không thành vấn đề, nhưng dĩ nhiên theo thói quen bình thường thì việc một vị Giáo Hoàng sau khi từ nhiệm lấy lại tên đời của mình chưa hề xảy ra.

Ngài sẽ mang tước hiệu cựu Giáo Hoàng, Hồng Y hay Tổng Giám Mục?

Câu trả lời là không chắc chắn. Nhưng một điều khác hoàn toàn chắc chắn là nếu một ngày nào đó ngài băng hà thì sẽ được an táng tại Đền Thờ Thánh Phêrô với tước hiệu „Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.“

Ngày 28.2.2013 sẽ có một cuộc tiễn biệt long trọng được công khai tổ chức tại Vatican?

Đây là một vấn đề đang được dư luận bàn tán. Nhưng nếu muốn làm thỏa mãn sự mong đợi của công chúng là cần tổ chức một cuộc tiễn biệt long trọng công khai cho xứng với một vị Giáo Hoàng thời danh như Đức Bênêđíctô, thì việc tìm ra được một hình thức tiễn biệt thích hợp không phải là chuyện đơn giãn, vì Đức Thánh Cha luôn khiêm tốn và chỉ muốn tuân giữ trọn tinh thần Mùa Chay Thánh và không muốn một sự nhộn nhịp ngoại lệ không cần thiết. Trong trường hợp này, lễ nghi tiễn biệt Đức Thánh Cha có lẽ sẽ xảy ra trong âm thầm. Đàng khác, Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro do ngài chủ sự vừa qua cùng với sự tham dư của các Đức Hồng Y và các Đức Giám Mục thuộc giáo triều Roma có thể được coi là việc cử hành phụng vu công khai cuối cùng của ngài trên cương vị Giáo Hoàng.

ĐTC Bênêđíctô XVI sẽ có mặt khi Đức Tân Giáo Hoàng đã được bầu xong?

Chắc chắn là không. Đây là một điều đã được Lm Federeco Lombardi, phát ngôn viên của Tòa Thánh, khẳng định một cách rõ ràng và dứt khoát. Và trên lý thuyết, Đức Bênêđíctô cũng không còn được phép tham dự cơ mật viện bầu Tân Giáo Hoàng của các Đức Hồng Y nữa, vì ngài đã quá 80 tuổi, tuổi giới hạn để được tham dự cơ mật viện bầu Giáo Hoàng.

ĐTC Bênêđíctô có thể gây ảnh hưởng trong việc bầu vị kế vị ngài?

Câu trả lời là không, và chính ngài cũng không hề tìm cách ảnh hưởng trực tiếp trong việc bầu chọn này. Tất cả sự lựa chọn và bầu Tân Giáo Hoàng hoàn toàn phó thác cho sự soi sáng và dẫn dắt của Chúa Thánh Thần. Dĩ nhiên, những ảnh hưởng gián tiếp thì rất có thể, vì trong số khoảng 117 Hồng Y sẽ tham dự cuộc bầu Giáo Hoàng sắp tới thì đa số đã được chính ngài tuyển chọn và tấn phong Hồng Y trong tám năm qua.

Phải chăng trong quảng đời còn lại, Đức Bênêđíctô phải giữ im lặng và không được phát biểu một cách công khai nữa hay ngài vẫn tiếp tục được phép can thiệp vào công việc của Giáo Hội?

Như chính ngài đã công bố là ngài sẽ để toàn tâm vào đời sống nội tâm cầu nguyện trong thinh lặng, chứ không còn bày tỏ quan điểm riêng một cách công khai hay can thiệp vào các công việc của Giáo Hội. Hơn nữa, ngài cũng sẽ không còn xuất hiện trước công chúng nữa. Trong bài phát biểu từ nhiệm, ngài đã nói rõ định hướng cá nhân của ngài: „… Phần tôi, cả trong tương lai nữa tôi luôn muốn hết lòng phục vụ Hội Thánh Thiên Chúa qua một cuộc sống trong kinh nguyện.“

ĐTC Bênêđíctô sau khi từ nhiệm sẽ nhận được lương hưu?

Lương hưu được hiểu theo nghĩa bình thường thì chắc chắn là không, vì chính bản thân ngài hoàn toàn không cần đến. Trên thực tế, do khoản thu nhập trong việc xuất bản các sách của ngài cũng như do ngân quỹ Tòa Thánh chu cấp, Đức Bênêđíctô XVI sẽ không cần phải bận tâm về vấn đề „lương thực hằng ngày“ nữa. Đàng khác, trước khi ĐTC Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng Trưởng thánh Bộ Đức Tin vào năm 1981, Đức Bênêđíctô từng là Tổng Giám Mục giáo phận München và Freising ở Đức. Đó là chưa kể thời gian trước khi làm Tổng Giám Mục München, ngài từng là giáo sư lâu năm tại các đại học Regensburg, Bonn, München, v… và đương nhiên ngài sẽ nhận được lương hưu từ các hoạt động này. Tuy nhiên, năm 1981 khi ngài sang Roma phụ trách thánh Bộ Đức Tin, Đức Bênêđíctô đã tự nguyện hy sinh không nhận số lương hưu ở Đức. Đối với Đức Thánh Cha, những lo lắng về việc bảo đảm cuộc sống vật chất là dư thừa, vì đơn giản là ngài không bao giờ quan tâm tới. Điều quan trọng và chính yếu đối với ngài là chính hồng ân cuộc sống với tất cả những gì cao quý mà ngài đã lãnh nhận được từ tình yêu ba la của Thiên Chúa, những điều cao quý mà một vị Linh Mục có thể mơ ước được. Điều đó đã quá đủ cho ngài.

Đức Bênêđíctô sẽ sống ở đâu sau khi ngài từ nhiệm?

Sau khi từ nhiệm, Đức Thánh Cha sẽ cư trú tại Tu Viện Mater Ecclesiae, tọa lạc trong nội thành Vatican, hiện đang được trùng tu lại. Đây là một tòa nhà ba lầu. Những lầu trên gồm có 12 phòng, trong mỗi phòng gồm có tượng Thánh Giá và và các bức tranh thời danh, được họa theo chủ đề tôn giáo. Ở lầu trệt gồm có những phòng rộng lớn, một thư viện, một phòng bếp và một nhà nguyện. Bên ngoài tòa nhà là cả một khuôn viên xanh và rộng rãi, gồm có những cây chanh, cam xanh tốt và có cả một số cây rau quả khác nữa. Đặc biệt nhất là có hai cụm hoa hồng tươi tốt mà Đức Thánh Cha rất ưa thích, đó là cụm hoa hồng màu hồng lợt „Beatrice d´Este“ và cụm hoa hồng màu trắng „Giovanni Paolo II“. Nói chung, đây là một nơi đi dạo lý tưởng. Trong thời gian chờ đợi công việc trùng tu xong, Đức Bênêđíctô sẽ tạm cư trú tại dinh mùa hè Castel Gandolfo ở ngoại thành Roma. Điều đó cũng muốn nói rằng, không lâu nữa sẽ xảy ra một hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử Giáo Hội là tại chính Vatican sẽ đồng thời có hai vị Giáo Hoàng cư ngụ, một Vị tại chức và một Vị khác hưu trí.

Khi nào Đức Bênêđíctô XVI lại ghé thăm quê hương Đức Quốc của ngài?

Có lẽ một điều khá chắc chắn là sau khi từ nhiệm, ĐTC Bênêđíctô sẽ không bao giờ trở lại nước Đức nữa. Người anh của ngài là Đức Ông Georg Ratzinger đã cho hay: „Một cuộc công du trên cương vị Giáo Hoàng đương nhiên sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Còn một cuộc thăm viếng mang tính cách cá nhân thì theo tôi có lẽ cũng khó lòng xảy ra.“ Điều đó cũng muốn nói rằng chính ngôi nhà riêng của Đức Ông Georg ở Regensburg cũng sẽ không bao giờ còn được hân hạnh đón tiếp người em thời danh của ngài. Đức Ông cũng cho hay là trong nơi cư trú mới của Đức Bênêđíctô cũng sẽ có một phòng được dành riêng cho ngài mỗi khi ngài về Roma thăm viếng em mình.

Sau khi từ nhiệm, Đức Bênêđíctô sẽ mặc áo màu gì?

Một điều chắc chắn là qua cách ăn mặc bên ngoài của ngài sẽ phải có một dấu chỉ rõ ràng cho thấy là ngài đã từ nhiệm và không còn là Giáo Hoàng nữa. Vì thế, có lẽ chắc chắn ngài sẽ không sử dụng màu trắng nữa. Trong trường hợp đó, ngài sẽ sử dụng áo chùng thâm có viền màu đỏ như các Đức Hồng Y. Nhưng cả trang phục này, có lẽ ngài cũng chỉ sử dụng trong ngày Chúa Nhật mà thôi, còn hằng ngày ngài chỉ mặc chiếc chùng thâm đơng giản của một Linh Mục. Còn chiếc nhẫn Giáo Hoàng của ngài sẽ được hủy bỏ ngay sau khi ngài từ nhiệm. Chính Lm Lomabrdi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cũng đã cho hay: „Tất cả những vật dụng có liên quan trực tiếp đến chức vị Giáo Hoàng đều phải được hủy bỏ.“ Bình thường theo truyền thống của Tòa Thánh thì chiếc nhẫn của mỗi Đức Giáo Hoàng đều được dùng búa công khai phá bỏ sau khi vị Giáo Hoàng ấy băng hà.

Tóm lại, hiện tượng một vị Giáo Hoàng từ nhiệm là điều ít xảy ra trong Giáo Hội, ít nhất là trên 700 năm nay. Vì thế, việc ĐTC Bênêđíctô XVI tuyên bố sẽ từ nhiệm ngôi vị Giáo Hoàng đã làm cho tất cả mọi thành phần trong Giáo Hội cũng như cho cả thế giới phải ngỡ ngàng tiếc nuối, lẫn bàng hoàng và kinh ngạc. 

Nhưng trên nguyên tắc, việc từ nhiệm của một vị Giáo Hoàng đã được Giáo Luật dự trù trước và đã quy định những hướng dẫn rõ ràng để xử sự và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và cần thiết. 

Còn trên thực tế, việc từ nhiệm của Đức Bênêđíctô XVI là một quyết định hoàn toàn tự do, vô cùng can đảm và sáng suốt. Vì sự quyết định từ nhiệm của ngài sẽ là một khai thông cần thiết cho các Đấng Kế Vị của ngài sau này. 

Trách nhiệm và bổn phận chính của một vị Giáo Hoàng hay một vị Giám Mục là chăn dắt, hướng dẫn và bảo vệ đoàn chiên Chúa, nhưng một khi do hoàn cảnh sức khỏe, thể lực cũng như trí lực, không còn cho phép các ngài chu toàn được nhiệm vụ trao phó, thì các ngài nên từ nhiệm để đoàn chiên Chúa không bị thiệt thòi, thua thiệt.

Vì thế, khi ngài tự nhận thấy rõ tình trạng sức khỏe của ngài cả về thể xác lẫn tinh thần hoàn toàn không còn phụ hợp với trọng trách lèo lái con thuyền Giáo Hội trong một thời đại đầy khó khăn nữa, ĐTC Bênêđíctô XVI đã tự nguyện từ nhiệm. Đây là một quyết định vô cùng can đảm, nói lên đức tin sâu xa và tình yêu mến Giáo Hội vô bờ bến của ngài, đã khiến ngài biết đặt Thánh Ý Chúa và quyền lợi Giáo Hội lên trên tất cả, trên cả danh dự và lợi ích riêng của ngài. Hành động can đảm và sáng suốt này của Vị Cha Chung của Giáo Hội là một gương sáng hi hữu cho mọi thành phần Dân Chúa, là trong tất cả mọi sự chỉ vì „ad majorem Dei gloriam“, chỉ vì Vinh quang cao cả của Thiên Chúa mà thôi!

Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, của Thánh Cả Giuse cũng như của hai thánh Phêrô và Phalô, chúc lành và gìn giữ Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI khả kính của chúng ta trong tình cha vô biên của Người. Amen

Lm. Nguyễn Hữu Thy


Đức Thánh Cha có thể ban hành Tự Sắc minh định luật bầu Giáo Hoàng

Đức Thánh Cha có thể ban hành Tự Sắc minh định luật bầu Giáo Hoàng
Đức Thánh Cha có thể ban hành Tự Sắc minh định luật bầu Giáo Hoàng
VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết ĐTC Biển Đức 16 cứu xét việc ban hành một Tự Sắc xác định một số điểm trong qui luật bầu Giáo Hoàng.

 


Theo luật hiện hành, trong Tông Hiến ”Mục tử của toàn thể đoàn chiên Chúa”, các Hồng y có mặt tại Roma phải đợi các Hồng Y khác trọn 15 ngày thì mới có thể bắt đầu mật nghị bầu Giáo Hoàng.

Tuy nhiên, hoàn cảnh hiện nay khác hẳn, vì ĐTC Biển Đức 16 tuyên bố trước (17 ngày) sự bắt đầu có hiệu lực việc từ nhiệm và ngoài ra, lần này không có 9 ngày chuẩn bị lễ an táng Đức Giáo Hoàng. Vì thế, trong thời gian qua, nhiều Hồng y đã nêu ý kiến về việc nên để cho các Hồng Y có thể bắt đầu mật nghị sớm hơn.

Cha Lombardi nói với giới báo chí sáng 20-2-2013 rằng: ”ĐGH đang cứu xét việc công bố một tự sắc, trong những ngày tới đây, dĩ nhiên là trước khi Tòa Thánh trống tòa, để làm sáng tỏ một vài điểm đặc thù trong Tông Hiến về mật nghị Hồng Y. Tôi không biết ĐGH có thấy tự sắc ấy là điều cần thiết hoặc thích hợp để xác định vấn đề bắt đầu mật nghị hay không.. Việc nghiên cứu này cũng làm sao để hòa hợp với văn kiện về nghi thức mật nghị bầu Giáo Hoàng. Dầu sao thì quyết định chung kết tùy thuộc ĐTC. Và nếu có văn kiện này, thì nó sẽ được công bố một cách thích hợp”.

Mặt khác, hôm 19-2-2013, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, đã ra thông báo mời gọi tất cả các tín hữu trong giáo phận đến tham dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của ĐTC Biển Đức 16 tại quảng trường thánh Phêrô vào lúc 10 giờ rưỡi sáng thứ tư 27-2 tới đây.

ĐHY viết: ”Cộng đoàn giáo phận chúng ta trong những năm qua đã nhiều lần cảm nghiệm sự gần gũi hiền phụ của ĐTC Biển Đức 16, Ngài không bao giờ thiếu những lời soi sáng để hướng dẫn chúng ta trên hành trình thiêng liêng và mục vụ. Các cuộc viếng thăm ngài thực hiện trong các giáo xứ và các thực tại khác đã cho nhiều người trong chúng ta được cảm thấy sự hiền dịu và tâm hồn tế nhị của ngài.”

”Vì thế, tôi muốn mời gọi tất cả anh chị em hãy tham dự thời điểm đầy ý nghĩa này trong đời sống Giáo Hội và giáo phận chúng ta để một lần nữa biểu lộ lòng kính mến của chúng ta đối với ĐTC và khẩn nguyện Chúa Giêsu vị Mục Tử Đời Đời của Giáo Hội với ngài, cho ngài.

Để vào Quảng trường Thánh Phêrô dự tiếp kiến ngày 27-2-2013 của ĐTC, không cần phải có vé (SD 19-2-2013)

G. Trần Đức Anh OP


Một bên mắt Giáo hoàng gần như không nhìn thấy



Một bên mắt Giáo hoàng gần như không nhìn thấy
Một bên mắt Giáo hoàng gần như không nhìn thấy
Trang mạng Vatican Insider đưa tin thị lực một bên mắt của Giáo hoàng Benedict XVI đã giảm khá nhiều và ông được các bác sĩ khuyên nên hạn chế đi máy bay.

 



Giáo hoàng Benedict XVI. (Nguồn: EPA)
Giáo hoàng Benedict XVI. (Nguồn: EPA)
Tin cho biết vị giáo hoàng 85 tuổi thường gặp các vấn đề khi đi ngủ và đã ngã ra khỏi giường đôi lần trong những lần đi ra nước ngoài gần đây, khiến ông trông có vẻ mệt mỏi ở những lần xuất hiện trước công chúng.

Trang Vatican Insider cũng trích dẫn các nguồn tin cho biết chuyên gia về các vấn đề của Vatican, ông Marco Tosatti đã cam kết sẽ chỉ công bố những vấn đề về sức khỏe của Giáo hoàng Benedict XVI sau khi cuộc bỏ phiếu chọn người kế nhiệm ông kết thúc vào ngày 28/2 tới.

Ngoài ra, Vatican Insider cũng trích dẫn thông tin của bác sĩ Patrizio Polisca, người chữa bệnh cho Giáo hoàng cách đây hai năm, rằng huyết áp của Giáo hoàng Benedict XVI có thể tăng bất cứ lúc nào nên ông được "khuyên hạn chế đi lại bằng máy bay".

Cũng vì lời khuyên trên, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không bay xuyên lục địa sang Rio de Janeiro để dự ngày Giới Trẻ Thế giới.

Trong bài báo, ông Tosatti cũng tiết lộ rằng thị lực bên mắt trái của Giáo hoàng Benedict XVI đã giảm mạnh. Ông gần như không thể nhìn bằng mắt trái của mình nữa.

Theo Trà My
Vietnam+


Video-Quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha, diễn tiến và cảm xúc tại Giáo Triều Rôma


Video-Quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha, diễn tiến và cảm xúc tại Giáo Triều Rôma
Video-Quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha, diễn tiến và cảm xúc tại Giáo Triều Rôma
Quyết định thoái vị của Đức Thánh Cha, diễn tiến và cảm xúc tại Giáo Triều Rôma



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét