Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN




Konrumquehuongtoi xin kính giới thiệu đề tài nghiên cứu sau đây của linh mục GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN, bài viết đăng trên trang Web của Gp Kontum: 
Nhà Rông ở Kontum - Ảnh: Minh Đức
"TÔN KÍNH TỔ TIÊN  đối với dân tộc nào cũng có. Người dân tộc Tây nguyên cũng có phong tục “TÔN CÚNG TỔ TIÊN”, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến  “ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN” CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC TẠI GIÁO PHẬN KONTUM. Nó nằm trong việc cụ thể hóa của nhân sinh quan và vũ trụ quan của người dân tộc. Nó được thể hiện ra ngoài một trạng thái tâm lý và tư tưởng chung, nên trong đó không khỏi có những chỗ liên quan tới tín ngưỡng, tức là đến quan niệm và cách xử trí đối với Đấng họ cho là Thần thiêng. Nếu quan niệm về Đấng Thần thiêng không có gì vướng bó, kìm hãm, thì phong tục sẽ không phản chiếu một cái gì có thể ngăn cản con người ngưỡng mộ đến Đấng Chí Tôn. Nhưng nếu quan niệm đó thiển cận, khấp khểnh, thì trong phong tục sẽ có những chỗ chằng chịt, vướng mắc, ức chế, không cho tâm chí con người hướng thượng đến Đấng Chí Tôn một cách tự nhiên và tột cùng.

Nhưng phong tục không phải bất di bất dịch. Nó một phần tùy thuộc ở điều kiện địa lý, nhưng nó còn tùy thuộc nhiều ở hoàn cảnh xã hội, ở trình độ văn hóa. Nói cách khác, phong tục có thể thay đổi tùy sự tiến bộ của mỗi dân tộc đạt được.
Người dân tộc Tây nguyên nói chung cảm nghiệm được một ÔNG TRỜI”, “THẦN CAO CẢ, được gọi bằng nhiều danh xưng khác nhau tùy mỗi dân tộc, như BĂ YANG, DNU, ƠI ADEI, XEANG BOK. Hình ảnh “ÔNG TRỜI”, “THẦN CAO CẢ” này bị tắt nghẽn, và bị phủ lấp do những phong tục cúng bái các yang theo các nhu cầu trước mắt họ, nên họ chưa đạt đến Đấng Chí Tôn một cách tự nhiên và tột cùng. .
  Chúa Giê-su trả lời, khi có những người chất vấn Người:
Ông tự coi mình là ai?. Đức Giê-su đáp: “Nếu tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh tôi chính là Cha tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người (…)” (Ga. 8, 54-55a). Nên công việc truyền giáo tiếp nối sứ mạng Chúa Giê-su: chính là kéo sự chú ý của họ vào Đấng-Tối-Cao, là Đấng-Tạo-Thành, và chân nhận Người là CHA của hết mọi người. “Còn tôi, tôi biết Người”: công việc truyền giáo giúp cho người dân tộc nhờ qui hướng về cội nguồn chung là CHA, nên họ ngày càng ý thức hơn mọi người là anh em liên kết trong hành vi nhân linh với ĐỨC KITÔ, ĐẤNG PHỤC SINH. Nhờ ánh sáng đó, việc thực hành ĐẠO HIẾU  còn vượt ra ngoài gia tộc, có giá trị vĩnh hằng, tin vào cuộc sống mai sau trong thế giới “Trời Mới Đất Mới”.
Ban mục vụ Truyền thông xin giới thiệu một bài nghiên cứ về “ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN” theo tập tục người Tây Nguyên và đâu là cách thức được các Vị Thừa sai đã giúp cho họ nhận thức và sống như thế nào đúng nghĩa “ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN”. Mặt khác, trong thời đại chạy theo cá nhân chủ nghĩa, thụ hưởng …. dần dần đánh mất giá trị tâm linh và đạọ đức gia đình xuống cấp, thử hỏi đâu là những đường hướng cần thiết để Giáo hội địa phương giúp cho giới thanh thiếu niên dân tộc sống “ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN” vốn sẵn có trong tâm thức chân chất của cha ông họ.
Ban mục vụ Truyền thông Giáo phận Kontum xin kính giới thiệu bài nghiên cứu của linh mục GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN về
 “ĐẠO HIẾU – TÔN KÍNH TỔ TIÊN” CỦA NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN” sau đây."
XIN KÍNH MỜI
.
XIN CLICH VÀO

GPKONTUM (31/12/2014) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét