Cha Henri Radelet (tên Việt là Gia) sinh ngày 24/01/1924 tại thôn Thilay (Ardennes), Mezières, nước Pháp.
Thụ phong linh mục: 29/05/1949.
Lên đường truyền giáo vào tháng 06/1949 đến Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc. Đến năm 1952 bị trục xuất khỏi nước này.
Sau đó ngài đến Giáo phận Hưng Hóa, Việt Nam và phục vụ cho đến năm 1960.
Đến Giáo phận Kontum năm 1960, cha Radelet Gia được bổ nhiệm phụ trách Trung Tâm truyền giáo Cheo Reo (Tín Lập, Qui Đức): 1960-1961.
Tiếp đến coi sóc Giáo điểm Thuần Mẫn (bao gồm Phú Bổn, Phú Thiện): 1961-1963.
Từ 1964-1975, cha là giáo sư Tiểu Chủng viện Thừa sai Kontum, tại Kontum và tại chi nhánh Đà Lạt.
Năm 1975, cùng với các thừa sai ngoại quốc, cha Radelet Gia bị chính quyền trục xuất khỏi Việt Nam.
Sau đó cha được gửi đến phục vụ trong Giáo phận Noumea, nước New Caledonia (Tân Đảo, thuộc địa của Pháp), làm cha sở Canala. Đến tháng 01/2010, ngài từ nhiệm cha xứ Canala vì lý do sức khỏe, rồi nghỉ dưỡng tại Nhà dòng các Sơ hèn mọn ở Noumea.
Cha Henri Radelet Gia đã được Chúa gọi về cách êm ái vào ngày 01/02/2016, trong phòng của ngài. Ngài được chôn cất tại nghĩa trang giáo xứ Canala, nơi địa sở của ngài thuộc Gp Noumea, nước New Caledonia.
Một vài hình ảnh kỷ niệm cha Henri Radelet Gia
và học sinh Chủng viện Thừa sai Kontum
-------------------------------
Sau đây xin phép đăng bài viết chi tiết về Tiểu sử Linh mục Henri Radelet Gia, bài viết của Hội Thừa sai Hải Ngoại Paris (MEP), do cha Phil. Nguyễn Hữu Tiến (Đài Loan) giới thiệu. Anh Trần Văn Toàn CVK đã chuyển dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, và được phổ biến trên trang mạng llcvk và huynhdekito.
Xin phép cha Tiến và anh Toàn cho phép đăng trên Blog Kontumquehuongtoi để phục vụ cho nhiều người cùng đọc.
Chân thành cám ơn!
CHA HENRI RADELET
(1924-2016)
Linh mục Fernand Henri Marie
Joseph Radelet sinh ngày 24 tháng 1 năm 1924 tại làng Thilay (Ardennes), ở
huyện Mezières, nhưng ngài đã trải qua thời thơ ấu tại Reims (vùng Marne). Cha
mẹ của ngài, Paul và Blanche Radelet Parisse, kết hôn năm 1920 tại Dizy-le-Gros
(vùng Aisne), làng Thiérache nằm gần Montcornet, khoảng ba mươi cây số về phía
bắc của Laon, thủ đô vùng. Ông bố Radelet là "thợ làm cho vải láng và
mịn" trong ngành công nghệ dệt may.
Anh trai của ông bố
Charles Radelet, dòng Thừa Sai (MEP) (1886-1940) sau đó đã được đi truyền đạo ở
Bắc Kỳ kể từ năm 1910, với sự gián đoạn 1914-1918 vì bị động viên phải về Pháp
thời thế chiến I. Năm 1937 ngài nhập tu-viện Phước-Sơn và qua đời tại Hà Nội
vào năm 1940.
Ông Bà Radelet có sáu
người con, năm trai và một gái. Bà Radelet chết sớm khi sinh đứa con thứ bảy
của họ. Họ là những Kitô hữu sùng đạo. Con gái của họ trở thành một nữ tu của
Nữ tu viện thừa sai và cha Henri nhập dòng Thừa Sai như Bác của Ngài. Ngài đã
có ý đi tu dòng này từ lúc sáu tuổi.
Bé Henry đã được rửa tội
ngày hôm sau ngày sinh, 26 tháng 1 năm 1924, tại nhà thờ Thánh Remy de Thilay,
thuộc tổng Giáo Phận Reims. Ngài chịu phép thêm sức ở Reims vào năm 1933 và
rước lễ lần đầu vào năm 1935. Sau khi học hết tiểu học tại trường thánh
Gioan Baotixita de la Salle do các Sư-Huynh đảm trách, cậu Henry đã học các lớp
trung học liên tiếp trong ba tiểu chủng viện, tiểu chủng viện của Giáo Phận
Reims từ 1936-1939, và trong các lớp tại dòng Thừa Sai từ 1939-1944 tại
Menil-Flin (vùng Meurthe-et-Moselle) và tiểu chủng viện Beaupréau (vùng
Maine-et-Loire).
Ngài nhập Đại Chủng viện
Thừa Sai Paris ngày 15 tháng 11 năm 1944. Lớp 1924 được miễn nghĩa vụ quân sự,
nên việc thụ huấn cho chức vụ linh mục của Ngài không bi gián đoạn. Ngài chịu
chức cắt tóc ngày 22 Tháng 12 năm 1945, chức đọc sách ngày 29 tháng 6 năm 1946,
chức giúp lễ ngày 28 tháng 6 năm 1947, phụ phó tế
29 tháng 6 năm 1948 và 18
tháng 12 năm 1948 chức phó tế, và cuối cùng là linh mục ngày 29 tháng 5 1949 ở
tuổi 25.
Vào tháng Sáu 1949, Tổng
bề trên, Giám mục Charles Lemaire (1900-1995) sai Ngài sang Côn Minh, Vân Nam
(Trung Quốc) và được tạm thời nhập Hội Thừa Sai ngày 18 tháng 9 năm 1949,
một ngày sau ngày khởi hành sang Trung Quốc. Sau đó, ngài biết được là ĐGM
Alexander Derouineau (1898-1973), được bổ nhiệm giám mục địa phận Côn Minh vào
năm 1944, đã chỉ trích các vị bề trên của Paris đã gửi quá nhiều LM truyền giáo
trẻ tuổi không lực lưỡng lắm (Côn Minh, Thành Phố của Mùa Xuân vĩnh cửu, có khí
hậu rất tốt). Khi thấy Cha Radelet hùng mạnh đến nơi trong tháng 12 năm
1949, Đức Cha chắc đã có cảm tưởng là Ngài
đã được các vị bề trên hội dòng đã nghe lời than của Ngài !
Hai tháng sau đó, vào
tháng Hai năm 1950, Cộng quân đến đóng trại binh ở Côn Minh, làm cho vị thừa
sai trẻ tuổi, sau sáu tháng học tiếng hoa tại tiểu chủng viện của Beilongtan,
không thể làm được gì nhiều. Năm 1951, Đức Giám mục Derouineau, cha Régis
Moulin, hội dòng Thừa Sai (1908-1994) đương kim cho sở nhà thờ chánh toà, và
cha Radelet bị bắt giam. Các vị bị quản thúc tại gia trong toà Giám Mục trong
mười một tháng, nhiều lần bị tra vấn và bị kết án những hành động xấu do
bịa đặt. Cuối cùng, một ngày trong năm 1952, một chiếc máy bay đưa các Ngài đến
Trùng Khánh và từ đó các Ngài bị trục xuất sang Hồng Kông.
Tại Hồng Kông, Cha Paul
Destombes (1902-1974), tổng đại diện, trao một sứ mệnh mới cho hai cha truyền
giáo mới bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Sau khi một vài tháng nghỉ ngơi tại Hồng
Kông, các ngài đã ra đi trong nhiệm vụ mới. Và cha Radelet, 28 tuổi, đã được
gửi đến Giáo phận Hưng Hóa, phía Tây Bắc của Hà Nội. Ngài hoạt động bảy năm ở
Sơn Tây và Yên Khoái.
Mùa xuân năm 1953 Ngài
đến Sơn Tây, và ở đó để học tiếng Việt cho đến khi Việt Minh đến đóng. Sau đó,
Đức Cha Jean-Marie Mazé, Hội Dòng Thừa Sai Paris (1897-1964), Đại Diện Tông Tòa
Hưng Hòa, gửi Ngài lên Yên Khoái để thay thế Cha Yves Tygréat (1925-1954), chết
vì mìn vào ngày 22 tháng 7 năm 1954. Ngài ở đó cho đến năm 1959. Đến tháng 5
năm 1956 Cha bị cấm di chuyển và sau đó mỗi tháng ngài được phép lên toà
Giám Mục Sơn Tây một ngày. Năm 1959 ngài phải ở đó vài tháng cho đến khi
bị trục xuất khỏi miền Bắc Việt Nam vào năm 1960.
Nhiều năm sau, ngài kể
lại : "Năm 1960, tôi bị đưa ra toà án nhân dân, một « màn kịch thích
thú » kéo dài năm tiếng đồng hồ ! Ở đây tôi thực được « sờ
thấy » Chúa Thánh Linh, vì chính Ngài « thổi » những câu
trả lời của tôi cho những câu hỏi của những cán bộ Cộng sản! Tôi bị nhốt trong
hai tháng, đến ngày được thà, tôi chỉ còn da bọc xương. Các "đồng
chí" [Cộng Sản] đã phải từ bỏ kế hoạch của họ [là trục xuất tôi] vì máy
bay bị hỏng, và tôi phải trở về tù trong vài ngày, nhưng tôi không thấy bực bội
vì « cú đòn nhỏ» mà « máy trời » đã đánh các cai ngục của tôi.
Rồi ngày định mệnh đã đến và dù chằng xin xỏ gì ai, tôi đã phải trở về Pháp
quốc. "
Quay lại Việt Nam ở miền
Nam lần này, cha Henri Radelet, tuổi 36, bắt đầu làm việc trong giáo phận
Kontum, điểm đến thứ ba của ngài. Từ năm 1960 đến 1963, ngài ở Cheo Reo, giáo
xứ Việt Nam của Cha Jacques Dournes, Hội Dòng Thừa Sai Paris (1922-1993),
chăm sóc những người dân tộc. Cha Radelet bắt đầu công việc phục vụ người kinh,
những người đã bị bỏ quên trước khi ngài tới. Từ 1963-1965, Ngài phục vụ tại
Thuần Mẫn.
Năm
1965 cha Radelet được bổ nhiệm làm giáo sư tại tiểu chủng viện Kontum, được
chuyển năm 1973 lên Đà Lạt vì chiến tranh. Ơn gọi thì rất nhiều, cả hai lớp đệ
thất đều đầy mỗi năm. Ngài dạy tiếng Pháp cho các chủng sinh hai lớp đó.
Cha tâm sự sau này: "thánh giá của tôi là sửa các bài viết, quá nhiều lỗi.
Cha Alphonse Desroches (1922-1989) bấy giờ mới cho tôi thấy những bài làm của
các chủng sinh lớp đệ tứ, trình độ thật khá hơn nhiều. Từ đó tôi biết cảm nhận
điều hữu ích của công việc của tôi ". Một trong những học trò cũ của ngài
viết: Cha Radelet rất vui tính và hiếm khi than phiền về cuộc sống hàng ngày
tại Kontum, dù rất nghèo nàn và hiu quạnh."
Sự chiếm đóng Miền Nam
Việt Nam bởi thể chế Hà Nội vào năm 1975 khiến ngài bị trục xuất lần thứ
ba bởi một quyền lực cộng sản. Điểm thứ tư và cuối cùng mà cha Radelet được gửi
đến là Tân Đảo hay Tân Thế Giới (New Caledonia hay Nouvelle-Calédonie thuộc
Pháp). Cha Denys Cuenot, qua người thân là một Linh Mục dòng Maria cũng làm
việc ở đó, đã là động cơ của sự gây dựng lại, tại đảo lớn này, một nhóm nhỏ các
linh mục đồng nghiệp cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam như ngài. Đến Tân Đảo vào
đầu tháng 5 năm 1975, Cha Cuenot đã liên tục tiếp đón các cha Pierre
Jeanningros (1912-2006), Marius Boutary, Olivier Deschamps (1921-2007), Jean
Kermarrec (1924-2014), và cuối cùng là các cha Radelet và Henri Paul Bardet
(1922-1990). Cha Radelet sẽ nhiều lần đảm trách nhóm các linh mục dòng Thừa Sai
này. Mỗi năm một lần, ngài tụ họp các bạn đồng nghiệp trong một bữa ăn và đôi
khi Đức giám mục được mời đến tham dự buổi hội ngộ mà ngài rất thích.
Năm 1976 cha Radelet
được 52 tuổi và gần 27 năm của cuộc đời truyền giáo, 3 năm ở Trung
Quốc, 24 tại Việt Nam. Khi ngài đến Tân Đảo ngài đâu ngờ rằng ngài sẽ sống 73
đó hơn bốn mươi năm, còn lâu hơn cả ở châu Á.
Đức Giám mục Eugene
Klein, Tổng Giám Mục Noumea từ 1972 đến 1981 (tiền thân của Đức Giám Mục Michel
Calvet), gửi cha tới làng Canala (cách thủ đô Nouméa hơn 16O cây sồ về phía
bắc) với cha Jean Kermarrec, một nơi nổi tiếng là khó khăn. Cha Kermarrec rời
Canala để tới làng Thio vào đầu tháng Ba năm 1987. Cha Henri Radelet
ở lại đó mãi đến tháng Giêng năm 2010. Từ năm 1994, hai vị là hai người
cuối cùng của nhóm HỘI DÒNG THỪA SAI PARIS vùng Tân Thế Giới ở lại trong nước.
Sau khi tham gia Đại Hội
Dòng Thừa Sai Ba-Lê vào năm 1992, Cha Radelet sẽ không bao giờ trở về đất Pháp
nữa. Niềm mong ước được chết trong sứ mệnh của ngài đã được toại nguyện. Mặc dù
khoảng cách giữa ngài với các bạn đồng nghiệp sống trên các lục địa khác không
cho phép các ngài gặp nhau, ngài vẫn luôn gắn bó cách sâu thẳm với Hội Dòng.
Ngài luôn quan tâm đến những gì các vị đang sống và ngài đọc mỗi ngày sau
kinh tối một kinh nguyện ngắn gọn kính Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng cho các mục vụ
truyền giáo.
Cha Radelet là một mục tử
hiền lành luôn lo lắng cho sự cứu rỗi của đàn chiên Chúa giao phó, không hề
quản ngại nhọc nhằn để gặp họ, để tìm hiểu họ và phục vụ họ. Ngài thường đi đến
mỗi bộ lạc, ít nhất mỗi tháng một lần, thăm người dân Canala, Méhové, Boikaine,
Gelima, Mia, Nakéty, Copelia, Kéredji, Ného, Cayou, Emma, Raco, Kouaoua, Koh
và Niéré. Ngài tìm đủ cách để biết các trẻ em bằng cách tụ tập chúng để trao
đổi giáo lý.
Tại trung tâm của giáo xứ
Canala, cha Radelet đã huy động các tín hữu để thay thế ngôi nhà thờ cổ
đã được xây dựng vào năm 1926 bằng một nhà thờ rộng lớn hơn theo kiểu kiến trúc
địa phương và đã được khánh thành năm 2002. Vì cha Radelet yêu tha nhân, ngài
đau khổ trước những cơn đau huỷ hoại họ , vui mừng trước những tiến triển của
họ, và ngài luôn cổ động các tín hữu sống cách trọn vẹn như là con cái của
Thiên Chúa. Nếu ngài vui mừng vào năm 1976 khi được gửi tới Tân Thế Giới, mà
ngài không biết chút gì, bởi vì ngài tìm thấy ở đó nhiều người Việt Nam,
nhưng ngài cũng tìm cách làm quen người dân địa phương, mà ngài luôn tôn trọng
một cách hết mực những quy tắc của cuộc sống chung.
Ngài nói với một cha đồng
nghiệp năm 2006: "Tôi đã là nạn nhân đầu tiên của những biến cố tháng tư
năm 1988. Có người đến để ăn cắp xe hơi của tôi. Tôi chỉ đủ thời giờ để hét lên
: "Bạn trả lại cho tôi, tôi cần nó!". Vài giờ sau đó, chiếc xe bị đốt
cháy trong một con mương. Một hành động vô căn cứ. " Tuy thế ngài đã không
giữ oán giận, vì ngài đã từng chứng kiến nhiều hành động tương tự khi ngài còn
là một nhà truyền giáo trẻ.
Sức khỏe của cha Radelet
giảm mạnh vào cuối thập niên đầu của thế kỷ 21. Từ năm 2008, ngài không thể đi
bộ mà không có một khung tập đi. Ngài đã phải nhiều thời gian nằm viện và phải
nghỉ ở nhà dòng các sơ hèn mọn ở Noumea vào tháng Mười năm 2010. Sự ở không
thật là một thử thách lớn cho ngài. Ngày 23 tháng 1 năm 2010, Cha Henri Radelet
đã từ giã giáo xứ Canala thân yêu của mình. Ngài còn sống được sáu năm, được
chăm sóc kỹ bởi các nữ tu và nhân viên của "Nhà mình", được đùm bọc
bởi Đức Cha Michel Calvet và hàng giáo sĩ của ngài, và luôn luôn sung sướng khi
đón tiếp các giáo dân cũ của mình ở giáo xứ Canala. Từ 2012 đến 2014,
người bạn cũ của ngài là Cha Jean Kermarrec đã đến nghỉ chung với ngài trong
nhà dòng.
Cuối năm 2015, sức khỏe
của cha Henri Radelet càng giảm. Ngày 01 Tháng Hai 2016, ngài qua đời một
cách êm ái trong phòng của ngài, tỉnh táo đến cùng. Thi hài ngài được chôn cất
tại nghĩa trang giáo xứ Canala chờ ngày sống lại đầy hạnh phước. "Đó là
một nhà truyền giáo thực sự, và ngài rất thương người", là lời của
một nhà truyền giáo đồng nghiệp khi nhớ về cha Radelet. Lạy Chúa, xin cho ngài
đầy hồng ân của Chúa đến muôn đời !
(Nguồn: MEP
do Lm Phil. Nguyễn Hữu Tiến và
anh Trần Văn Toàn CVK phổ biến)
(Nguồn: MEP
do Lm Phil. Nguyễn Hữu Tiến và
anh Trần Văn Toàn CVK phổ biến)
-----------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét