Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Sứ Vụ Truyền Giáo tại Tây Nguyên



Cuốn phim do cha Christian Simonnet, thuộc Hội Thừa Sai Paris (MEP) thực hiện.

Cha Christian Simonnet sinh ngày 26 tháng 9 năm 1912 tại Warmeriville, vùng Marne, Pháp. Ngài được thụ phong linh mục ngày 19 tháng 12 năm 1936, và lên đường đi sang Hà Nội truyền giáo ngày 25 tháng 12 năm 1939. Sau khi học tiếng ở Ke- nguom, ngài làm cha phó ở Hà Đông từ năm 1940 đến 1942, rồi cha sở từ năm 1942 đến năm 1945, tuyên uý quân đội ở Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1947, rồi cha sở xứ các thánh tử đạo ở Hà Nội từ năm 1949 đến năm 1954.

Sau đó, ngài được Hội Thừa Sai Paris giao trách nhiệm làm những cuốn phim về các xứ truyền giáo. Từ năm 1974 đến năm 2000, ngài sống ở Paris và dành trọn thời giờ lo cho phòng các thánh tử đạo của MEP. Từ năm 2000, ngài về Montbeton hưu dưỡng và qua đời tại đó ngày 29 tháng 5 năm 2002.
Ngoài cuốn phim Sứ vụ truyền giáo tại Tây Nguyên, ngài còn thực hiện 7 phim khác về các xứ truyền giáo được gom lại trong một bộ có tên là “au coeur de la mission- Giữa lòng truyền giáo” gồm 3 DVD. Những cuốn phim đó là:
1) La jonque de Pierre
2) Corée Terrre d’espérance
3) Le Japon à l’allure du Shinkansen
4) Hong Kong, incroyable micro-Chine
5) L’exode du Nord Viet Nam
6) Thailand, terre des eaux
7) Malaisie, terre et ciel
Published on Sep 15, 2013
“Cuốn phim lướt qua một thời truyền bá Tin Mừng yêu thương trên mảnh đất Tây Nguyên. Các vị Thừa Sai Paris giữ vai trò chính yếu. Có một vài nét văn hoá “ngày xưa” có thể không còn hợp với “cái nhìn thời nay”, nhưng thiết tưởng cứ giữ lại để người xem hôm nay càng nhận thức thêm về bối cảnh được sai đến cùng những hy sinh vất vả của các vị Thừa Sai ngày xưa” (Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám Mục Giáo Phận Kontum).

NGUỒN: HỘI ÁI HỮU VÀ TRUYỀN GIÁO KONTUM
GPKONTUM (18/10/2015) KONTUM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét