Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2014

PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM




PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG 

TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM



Kontumquêhươngtôi xin kính giới thiệu bài nghiên cứu của Linh mục GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN về PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM:
Những câu hỏi được đặt ra:
♦ THIÊN CHÚA CHA ĐÃ GIEO LỜI CỦA NGƯỜI VÀO LÒNG ĐẤT TÂY NGUYÊN và được các VỊ THỪA SAI CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?.
♦ ĐÂU LÀ HƯỚNG ĐI KHẢ DĨ TRONG TƯƠNG LAI ĐỂ  làm tỏa sáng vẻ đẹp của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ lộ trong Đức Giêsu Kitô Chịu Chết và Phục Sinh cho NHỮNG CON NGƯỜI ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG trong một thế giới đang đổi thay nhiều mặt?.
 Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng (EVANGELII GAUDIUM)
của Đức Thánh Cha  Phanxicô
 “Tất cả chân lý mặc khải đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và phải tin tất cả với cùng một lòng tin, nhưng có một số quan trọng hơn số khác vì trực tiếp diễn tả tâm điểm của Tin Mừng. Trong cái cốt lõi cơ bản này, cái tỏa sáng chính là vẻ đẹp của tình thương cứu độ của Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô đã chết và sống lại từ cõi chết (…) (số 36)
GPKONTUM (11/10/2014) KONTUM
XIN KÍNH MỜI
.

NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG

(PHƯƠNG THỨC LOAN BÁO TIN MỪNG 
TRÊN VÙNG ĐẤT TÂY NGUYÊN – KONTUM)

Thiên Chúa độ lượng gieo Lời Chúa trên mọi mảnh đất. Người Tây nguyên nói chung, dân tộc Bắc Tây nguyên – Giáo phận Kontum- nói riêng là một mảnh đất được Thiên Chúa gieo Lời của Người, là hạt giống cứu độ từ lâu đời đã tồn tại nơi đó, trước khi tiếp xúc nền văn minh cận đại. Chúng tôi xin mạn phép dựa trên dụ ngôn “NGƯỜI GIEO GIỐNG” (Mt 13, 3-23; Lc. 8, 5 -15) như sợi chỉ đỏ xuyên suốt gợi nhớ lại quá trình Hạt Giống Lời Chúa phát triển như thế nào nơi người dân tộc thiếu số Tây Nguyên này.
 image001
Trong bài nguyên cứu ngắn này, chúng tôi xin chia ra 4 phần sau đây:
I – TÂY NGUYÊN ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG, LÀ MẢNH ĐẤT ĐƯỢC THIÊN CHÚA GIEO LỜI CỦA NGƯỜI TỪ LÂU ĐỜI.
II – NHỮNG CÔNG VIỆC CÁC VỊ TRUYỀN GIÁO CẦN LÀM ĐẦU TIÊN KHI ĐẶT CHÂN LÊN VÙNG  DÂN TỘC TÂY NGUYÊN.
III – PHƯƠNG THỨC NÀO CÁC VỊ THỪA SAI VUN TRỒNG ĐƯỢC MỘT CÁNH ĐỒNG LÚA BỘI THU NHƯ HIỆN TẠI.
IV – MỘT VÀI SUY NGHĨ  NHƯ PHẦN KẾT LUẬN

-----------o0o----------.
.
I – TÂY NGUYÊN ĐƯỢC THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG, LÀ MẢNH ĐẤT ĐƯỢC THIÊN CHÚA GIEO LỜI CỦA NGƯỜI TỪ LÂU ĐỜI.
 image003
  
Chúng tôi xin dựa vào tài liệu “NHỮNG BƯỚC CHÂN TRUYỀN GIÁO TÂY NGUYÊN” (Thế kỷ XVII – XIX)[1] và “DÂN LÀNG HỒ”[2] và một số tư liệu khác.
Trong bài khảo luận lịch sử các dân tộc thiểu số, ông Bernard Bourotte có viết : “Hiểu biết các người dân tộc: Các bản đồ địa dư Âu châu không đề cập đến các dân tộc thiểu số vào trước thế kỷ XVII, nói cho chính xác hơn trước năm 1645. Nhưng chính các vị thừa sai mới nói đến sự có mặt của họ. Các ngài là những người đầu tiên nói đến các người “mọi” ghi trong bản đồ của mình: nói cho người Âu châu biết các cư dân bản địa này, và những vị thừa sai đặt cho họ một “tên”[3].
Các vị thừa sai thử tìm hiểu về họ, học hỏi các phong tục tập quán cũng như lối sống của họ. Cha RHODES cũng có nói đến những “KEMOI”, hay “RUMỌI”[4], những con người hoang dã sống trên những dãy núi phái Tây Việtnam được ngài ghi trên bản đồ của ngài[5].
Vào năm 1680, Cha de COURTAULIN, M.E.P có nói: “Thấy các người dân tộc miền núi năng xuống Đàng Trong, tôi cũng nhận xét họ là những con người có bản tính rất thuần thục, và họ không có đình miếu, không thờ ngẫu tượng … Ngày đêm tôi lo lắng tìm mọi cách đem Tin Mừng đến với họ(…)”[6].
Đức Cha PIGUEL, Vị Đại Diện Tông Tòa khi ở Campuchia đưa ra dự án truyền giáo cho những người dân tộc, có ghi trong thư đề ngày 10 tháng 07 năm 1765 gởi cho Bề trên Chủng Viện MEP. Ngài viết : “Có những dân tộc sống giữ Campuchia, Lào, Annam và Bắc Kỳ, là những người không thờ ngẫu tượng; có một số được gọi là người STIENG, người khác được gọi là PRODE (RAĐÊ), QUERAIE (Jrais), PENONG (Pnong) v.v… Nhất là người PENONG tâm tính đơn sơ dễ thương, và họ tỏ ra thiện cảm đối với tôn giáo chúng ta… Nếu tôi có số linh mục thừa sai nhiều hơn, tôi sẽ gởi vài vị trong họ đến rao giảng đức tin cho các cư dân đó”.
Đức cha Bá Đa Lộc qua đời ngày 09 tháng 10 năm 1779 và vua Gia Long qua đời ngày 03 tháng 02 năm 1820. Chính lúc đó là bắt đầu một thời kỳ những cơn bắt hại dữ dội dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và nhất là Tự Đức đã làm cho biết bao người công giáo phải hy sinh chết vì đạo. Từ năm 1825 trở đi, bao nhiêu sắc chỉ cấm đạo của nhà vua được ban hành chống lại người tín hữu và các thừa sai trong ba triều đại vua kế tiếp nhau. Đó là những cuộc bách hại khủng khiếp và cũng là nguyên nhân cho một cố gắng mới truyền giáo vùng Cao Nguyên.
Sau những lần thất bại kế tiếp nhau, Đức Giám mục CUÊNOT THỂ, Đại Diện Tông Tòa Đông Đàng Trong, Đấng đã tử đạo chết rũ tù ngày 14 tháng 11 năm 1861 không ngã lòng, đã gởi thầySÁU DO tìm kiếm và khám phá con đường truyền giáo và hai vị thừa sai vừa mới đến là chaCOMBES và FONTAINE được chỉ định lao vào công việc khám phá mạo hiểm đó. Công việc khai sáng này đạt được là xây dựng VÙNG TRUYỀN GIÁO KONTUM.
Năm 1851: Đoàn truyền giáo đã đến vùng đất người dân tộc Cao Nguyên và thành lập 4 trung tâm :
1/ Vùng truyền giáo cho người dân tộc Bahnar Jơlơng (nay là vùng Hà Tây, huyện  Mang Yang). Cha Bề Trên Combes Bê đảm nhận.
2/ Vùng truyền giáo cho người dân tộc Bahnar – Rơngao (thành phố Kontum ngày nay), do cha Degouts và thầy Sáu Do phụ trách.
3/ Vùng truyền giáo cho người Sơdăng tại Kontrang (nay thị trấn Đak Hà), cha Dourisboure  chăm sóc.
4/ Vùng truyền giáo cho người dân tộc Jrais (vùng giáp phụ lưu Pơkô và sông Đak Bla), do cha Fontaine đảm trách.
Ngày 16 tháng 10 năm 1853, các cha rửa tội cho hai dự tòng đầu tiên người Sơđăng.
Ngày 28 tháng 12 cùng năm, cha Bề Trên Combes rửa tội ông Hmur chủ làng Kon Kơ xâm, người tín hữu Bahnar-Jơlơng đầu tiên.
Trong năm 1854, cha Dourisboure rửa tội them 4 em nữa. Như vậy, số tân tòng tại Kontrang là 6 người.[7]
Từ năm 1854 – 1855: khoãng 20 người dân tộc trở thành con cái Giáo hôi.
Năm 1901, số giáo dân Bahnar : 8.000 người.
Năm 1932, năm thiết lập Giáo phận Kontum, tách từ Giáo phận Qui Nhơn: có 3 linh mục bản xứ người Bahnar (Cha Hiau (+1949); cha Châu (+1955), cha Đen (1987). Số giáo dân : 23.000 tín hữu kinh và dân tộc; 24 linh mục.
Năm 1936 : Giáo phận Kontum : 22.812 tín hữu (17.683 dân tộc); 27 linh (3 linh mục dân tộc, 12 kinh), 22 địa sở và 203 giáo họ.
Cuối năm 2013: Diện tích25.225 Km(Gia Lai: 15.536 Km2, Kontum: 9.689 Km2)
Dân số 2 tỉnh Gialai và Kontum: 1.775.200 (năm 2012)
Số giáo dân: 300.649 (+ Kinh: 96.941, +Dân tộc: 203.708)
Dòng Ảnh Phép Lạ: 28 cộng đoàn; 141 nữ tu; Yao phu: 2006 chú
Địa sở: 78;  giáo họ (làng): trên 465; Dự tòng: 2.570 (gần 2/3 là dân tộc).
.
II – NHỮNG CÔNG VIỆC CÁC VỊ TRUYỀN GIÁO CẦN LÀM ĐẦU TIÊN KHI ĐẶT CHÂN LÊN VÙNG  DÂN TỘC TÂY NGUYÊN.
Trong suốt thời gian 160 (từ 1853 – 2013), số địa sở cũng như số tín hữu đặc biệt tín hữu người dân tộc gia tăng mạnh. Lịch sử của các vị thừa sai lên vùng Tây Nguyên phải trả một giá rất đắt với muôn nghìn khó khăn, anh hùng được cha Dourisboure thuật lại trong tác phẩm của ngài có tựa đề “Les sauvages Bahnars” và được cha Simonet ghi lại trong quyển có tựa đề “La Mission des Grandes Plateaux”.
Chúng ta tìm hiểu các vị thừa sai nhận định người dân tộc, nhất là khi đón nhận Lời Chúa họ chuyển hóa đời sống tâm linh như thế nào?. Chúng tôi xin dựa vào tài liệu của cha Dourisboure để tìm ra chất đất tốt để Lời Chúa phát triển trên vùng Truyền giáo Tây nguyên này.
1 – Cha Bề trên Combes phụ trách loan báo Tin Mừng cho cư dân Bahmar Jơlơng tại Kon Kơxâm tả ngạn sông Đăk Bla (xã Hà Tây, tỉnh Gialai bây giờ) trong thư của ngài giử cho các cha trong ban Giám đốc Chủng viện Hội Thừa sai, ngày 29 tháng 09 năm 1853 như sau (xin trích) :
Con rất muốn miêu tả thật chi tiết về những vùng đất mà cho đến nay chưa một ai biết đến. Nhưng vì quá bận bịu trong việc học thổ ngữ để dịch kinh nguyện và các bài giáo lý; đàng khác, bị cắt ngang bỡi những cuộc viếng thăm thường xuyên của anh em dân tộc, vì thế hôm nay con cũng không thể cung cấp cho quí cha điều gì khác ngoài những cái nhìn khái quát nhất và vô trật tự về sắc dân mà con đang rao giảng Tin Mừng, cũng như các bộ tộc sống chung quanh”[8]
a. Học thổ ng. Việc các vị thừa sai học thổ ngữ là ưu tiên hàng đầu. Đây là phương tiện để tiếp xúc với cư dân bản địa, là chiếc cầu nối giữa người với người trong đời thường, giữa 2 tâm hồn trong đời sống giáo dục và tâm linh. Vấn đề học thổ ngữ không có thông dịch, không có tự điển giúp đỡ thật là vất vả !
1/ Để có thể truyền giáo cho người sắc tộc thì phải biết ngôn ngữ của họ.
Việc trước tiên phải làm là học tiếng. Cha Dourisboure, tác giả cuốn Dân Làng Hồ, kể lại kinh nghiệm như sau: “Trên đời này, ít có điều gì khó hơn là học một ngôn ngữ mà không có sách vở, không có tự điển, không có sách ngữ pháp, không có người thông dịch; và nhất là những người nói ngôn ngữ đó lại là những người dân khốn khổ, hiểu biết hạn chế, trí khôn chậm phát triển[9]. Vậy phải bắt đầu từ đâu? Cha Dourisboure viết tiếp: “Chúng tôi lên nhà rông để học vài ba từ Bahnar. Mỗi người cầm bút chì và một mảnh giấy, ngay khi tưởng là đã nắm được nghĩa của một từ thì vội ghi lại”.
Đến lúc anh em dân tộc đã đi rẫy hoặc đi ngủ, thì ba anh em chúng tôi họp lại để so sánh những điều đã ghi lại, và thống nhất những điều mà chúng tôi đã học được, hoặc tưởng là đã hiểu được” (Sđd trg 79). Việc học tiếng Bahnar chỉ là bước đầu, về sau, với các Trung Tâm truyền giáo cho các sắc tộc khác nhau, các vị thừa sai cũng phải học cho biết các thổ âm khác nữa.
2/ Chữ viết với nhu cầu truyền giáo
Cha vị thừa sai tại Vùng Tây Nguyên dần dần lập ra tự điển bằng ký hiệu chữ Latinh. Riêng cha Dourisboure đã tạo được quyển từ điển “DICTIONNAIRE BAHNAR-FRANÇAIS”, NXB. Hồng-Kông 1889.
Sứ mạng chính yếu của các vị thừa sai là rao giảng Lời Chúa, nền luân lý công giáo. Do đó, các vị thừa sai cần thấu hiểu ngôn ngữ nói và tạo ra ngôn ngữ viết như phương thế tối cần thiết cho sứ vụ của mình. Cha Dourisboure xác định điều đó như sau:
Thế mà rao giảng Đạo, để giải thích tín lý cao siêu trong một thổ âm nghèo nàn thì phải biết tường tận thổ ngữ đó. Cho nên một trong những phận sự thiết yếu của người thừa sai là học cho rành ngôn ngữ mà ông phải dùng để giảng dạy, ban phép giải tội, hành xử nhiệm vụ thừa tác (…)  Một trong những phương tiện đầu tiên là phải nói thông thạo ngôn ngữ của những người mà mình muốn rao giảng Tin Mừng”[10].
Với cố gắng vượt mức trong thời gian ngắn, các Ngài đã đủ để nghe để nói, để giảng dạy. Đồng thời các ngài ổn cố lại được lối phiên âm cho tiếng nói dựa trên một số nguyên tắc ngữ học, hoặc trên thực tế, dùng âm sắc của tiếng nói. Các Ngài vừa học vừa nghiên cứu cách phiên âm ra chữ viết tiếng Bahnar.
Khi linh mục Dourisboure lên ở KONTRANG một mình vào năm 1852 giữa những anh em dân tộc, với thổ ngữ xa lạ, Ngài cảm thấy một nỗi buồn da diết. Lúc đó Ngài bắt đầu học tiếng Sơđang rất cần cho giao dịch và dạy giáo lý. Tạm trú tại nhà ông LAM, được sự giúp đỡ tận tình của ông, con cái, và  người nhà, Ngài biết vừa đủ thổ ngữ.
Năm 1853, tức là sau 2 năm mày mò học tiếng, các thừa sai đã có những bản kinh và giáo lý cho các dự tòng đầu tiên. Tác giả Dân Làng Hồ cho biết: “Tôi đã bắt đầu biết kha khá thổ ngữ thông dụng ở Kon Trang. Còn Cha Combes đã soạn xong tập giáo lý nhỏ bằng tiếng Bahnar và đã dịch xong các kinh mà mỗi Kitô hữu phải biết và phải đọc. Đến lượt mình, tôi dịch lại công trình nhỏ bé của ngài sang tiếng Sơđăng[11] . Và cứ như thế, các cộng đoàn kitô giáo dần dần phát triển trên Miền Truyền Giáo Tây Nguyên.
3/ Dạy đọc và dạy viết cho người dân tộc.
Sau một thời gian ở vùng Sơđang-Rơngao, cha Doursiboure trở lại vùng Bahnar. Ngài có dịp nghiên cứu tiếng Bahnar với mục đích phiên âm tiếng Bahnar cho chuẩn như chữ phổ thông cho cả vùng truyền giáo. Ngài cố gắng trong thời gian dài để hoàn thành một quyển TỰ ĐIỂN BAHNAR – FRANÇAIS dựa trên những nguyên tắc ngữ học rất khoa học. Trong khi đó cha Bề Trên COMBES cũng tạo chữ viết cho tiếng Bahnar theo một hướng khác : phiên âm tiếng nói  theo cách phát âm nói.
Trong quyển tự điển Bahnar –Français, cha Dourisboure đã hiệu chính được nhiều tiếng dân tộc bahnar và tìm thấy ý nghĩa thích hợp dùng trong việc soạn giáo lý và trong phụng vụ [12].
b.Về mặt tôn giáo của người dân tộc
“Về mặt tôn giáo, người Bahnar tin vào rất nhiều thần linh, có lợi hay gây hại cho con người. Theo họ, mỗi ngọn núi, mỗi con sông, mỗi tảng đá, mỗi cây to, tắt một lời, mỗi loại đều có thần linh riêng của mình. Còn ý nghĩ về một Đấng cao cả, Đấng tối thượng và là Đấng tạo dựng muôn loài, thì dường như không có, hay ít ra con không nhận thấy điều đó. Nếu hỏi họ con người bỡi đâu mà có, thì họ chỉ có thể trả lời rằng đó là một vị cha chung của nhân loại được cứu khỏi một trận lụt lớn nhờ chui vào một cái thùng (…) Linh hồn thì bất tử, khi lìa khỏi xác nó sẽ đi lang thang một thời gian quanh các mồ mả và các núi đồi lân cận. Nó thường hiện ra ban đêm làm người ta khiếp sợ, rồi biến mất hút vào vực sâu tăm tối ở phương Nam. Đó là điểm hẹn chung của các linh hồn sau khi chết. Đây là tất cả những gì người Bahnar biết về số phận của chúng ta ở cõi đời sau; tương lai đối với họ là một huyền nhiệm mà họ chẳng cần tìm hiểu, duy chỉ có hiện tại là điều thu hút toàn bộ tâm trí họ và họ chẳng còn muốn quan tâm đến điều gì khác nữa[13].

 .
III – PHƯƠNG THỨC NÀO CÁC VỊ THỪA SAI VUN TRỒNG ĐƯỢC MỘT CÁNH ĐỒNG LÚA BỘI THU NHƯ HIỆN NAY.
 Chỉ có hiện tại là điều thu hút toàn bộ tâm trí người dân tộc Tây Nguyên. Người dân tộc Tây Nguyên mộc mạc thiếu những kiến thức trừu tượng, không có áng văn chữ viết, thường bị coi là hoang dã, rừng rú và có một thời gian dài bị gọi gán cho một tên “MỌI”. Nhưng các vị thừa sai lên vùng dân tộc đã nhận định và đánh giá họ là con cái cùng một Cha trên trời, là con người tốt lành, có nhiều điểm đáng tôn trọng, là một mãnh đất tốt để Hạt Giống Tin Mừng là Lời Chúa sẽ trỗ sinh nặng trĩu những hạt lúa cho Thiên Chúa.
Họ có ĐÔI TAI “DON” để nghe, có MIỆNG “BƠR” để cầu khẩn và ĐÔI TAY “TI” BÀN TAY “KƠPANG TI” để cúng tế: Ai cũng có, nhưng ở đây là con đường tuyệt hảo Thiên Chúa đã thương ban riêng cho người dân tộc như MẢNH ĐẤT TỐT để Lời Chúa cắm rễ sâu trong lòng họ và tồn tại đến ngày hôm nay. Họ cầu khẩn, cúng vái các thần linh chung quanh họ để xin được an thân, thoát những điều không may trong cuộc sống của họ. Cho nên, TAI người dân tộc nghe những lời các linh mục thừa sai DẠY ĐẠO nhằm trừ khử những “cây gai, đá sỏi, xua đuổi chim trời” làm chết nghẹt Lời Chúa trong lòng họ. Mặt khác các ngài củng cố niềm tin cho họ dựa vàotâm thức cầu khẩn cúng bái của họHọ lắng TAI “DON” nghe những câu chuyện về Đạo;MIỆNG “BƠR họ cầu khẩn với Đấng mà họ được biết là Cha chung yêu thương của mọi người và họ dâng cúng của lễ lên Đấng có thể cứu vớt họ khỏi khổ đau trần tục để đưa họ về nơi mà họ cho rằng thời Hoàng kim sẽ đến.

Trong phần III, chúng tôi xin chia ra 3 phân đoạn :
♦ Phân đoạn thứ nhất: KINH BỔN:Dạy Đạo luôn kèm theo dạy CẦU NGUYỆN;
♦ Phân đoạn hai: KINH SÁCH: Những kinh được qui định đọc chung
♦ Phân đoạn ba: HIẾN LỄ: Thánh lễ.

Phân đoạn thứ nhất: KINH BỔN
Dạy Đạo luôn kèm theo dạy cầu nguyện.

Người dân tộc có ĐÔI TAI (DON) được thiên phú cách đặc biệt. Sau một ngày làm việc đồng áng vất vả, và cơm tối xong, nhất là vào mùa đông gió rét, dân làng dần dần qui tụ trước sân nhà rông, quanh đống lửa vừa mới nhóm cháy. Những người đàn ông ngậm ống điều phì phà trên miệng, các bà người thì bì bập điếu thuốc lá quấn kèn, kẻ đang cho con bú, các trai trẻ ngồi từng nhóm nghe cụ già trong làng kể chuyện cổ tích. Mỗi người tự tìm một chỗ ngồi, ngồi trên thân cây, ngồi trên hòn đá gần đó, ngồi bệt dưới đất không sao, miễn gần đống lửa có khí ấm, nghe ngọn lửa kêu lách tách, xít lại gần để nghe cụ già kể chuyện rõ hơn. Họ có thể ngồi suốt đêm để nghe cụ già kể chuyện anh hùng của bộ tộc, những câu chuyện cổ tích về tình yêu của đôi trai gái đời xa xưa được truyền lại, gọi là KHAN. Họ không có chữ viết ở ghi lại, nhưng họ có một trí nhớ, một “DON” TÂM HỒN ĐỂ IN SÂUTAI “DON” của họ để nghe, cũng là “DON” TẤM LÒNG của họ để ghi khắc và cảm nghiệm bài học của tổ tiên truyền lại bằng MIỆNG “BƠR”  từ nhiều thế hệ, vượt thời gian. Họ có văn chương bình dân có giá trị. Chính vì ý thức tầm quan trọng của việcKỂ TRUYỆN (KHAN), ĐÓN NHẬN  QUA TAI (DON) và THẤM NHẬP VÀO CON TIM (MUT LÂM DON) mà được các linh mục theo quá trình đó để DẠY ĐẠO, CẦU NGUYỆN và CHUYỂN HÓA TÂM LINH.
Trong phân đoạn thứ nhất này chúng tôi xin đề câp việc học KINH BỔN. Chúng tôi xin trình bày việc học BỔN, học GIÁO LÝ luôn kèm theo học KINH đã sẵn có, nhất là dạy cho họ biết CẦU NGUYỆN, kết hợp với Chúa trong mọi lúc và mọi nơi. Người dân tộc cũng đã quen cúng tế, cầu vái cùng thần linh trong đời thường của họKhi vào rừng trước khi đốn một cây mang về làm nhà, họ khấn vái xin thần rừng cho một cây mang về làm chỗ nương thân. Vái xong mới chặt cây mang về. Trước khi gieo trồng đem gà ra cúng, xin Trời chúc phúc rồi mới trồng tỉa. Nói vài câu với con sông trước khi lấy nước, nói vài câu trước khi hái một trái rừng gọi là xin phép thần linh (Yang). Trong tâm tưởng họ nghĩ rằng cái không phải của mình khi muốn dùng phải xin.
Chúng tôi cho rằng điểm hội nhập văn hóa cho người dân tộc Tây Nguyên, là những con người luôn sống trong không gian tôn giáo: thần linh chi phối cuộc đời của họ và họ quen cầu vái các thần linh, vong hồn, vong linh.
1 – Tâm thức cầu khẩn cúng bái các thần linh là MẢNH ĐẤT TỐT để gieo Lời Chúa vào tâm tưởng của người dân tộc. Do dó,  việc “dạy Đạo và dạy Kinh” cho người dân tộc gắn liền nhau như cá với nước. Họ ngồi nghe dạy ĐẠO, không có vấn đề thời gian vì họ đã quen ngồi nghe các cụ làng kể KHAN.
Cha Bề trên Combes cho biết cách và môi trường dạy bổn cho dân tộc Bahnar Jơlơng như thế nào; ngài cho các Bề trên biết :
“Phần con, con tự buộc mình phải đến đó (nhà rông) một hay hai lần trong ngày khi điều kiện cho phép. Thế là, con kể cho họ nghe một vài câu chuyện hấp dẫn bên trời Âu hay ở nơi khác để lôi cuốn sự chú ý của họ. Họ chăm chú lắng nghe những gì đang diễn ra vì đã đánh trúng trí tưởng tượng của họ, và thỉnh thoảng con cố gắng lồng vào đó những suy tư có thể mang lại hoa trái của ơn cứu độ, nếu Thiên Chúa đoái thương chúc lành[14]
Với thời gian, việc dịch các kinh thường đọc hằng ngày là một yêu cầu cấp bách được các cha thừa sai cần quan tâm để cho các người có đạo gắn kết với nhau trong gia đình, trong cộng đoàn tín hữu. Những kinh này dịch từ những kinh trong địa phân Đông Đàng Trong (Địa phận Qui-Nhơn) và phần lớn còn tồn tại đến này hôm nay đúc kết trong Hlabar Khop Tih hoặc Hlabar Iẽ.  Cha Dourisboure cũng thuật lại trong quyển “Les Sauvages Bahnars” nói đến việc dạy đạo cho Ngui và Pát.
 image006

 “Mỗi lần Ngui đến gặp tôi, sau một hồi nói chuyện linh tinh, tôi hướng dần câu chuyện  những chân lý của đạo chúng ta. Nhất là khi dạy cho biết có hỏa ngục, ý nghĩa đó đã gây ấn tượng rất mạnh nơi em. Tôi dậy cho em một vài ba kinh mà tôi đã dịch. Ngay khi nhớ những kinh đó, em liền có thói quen đọc thường ngày. Cuối cùng, suốt gần 2 tháng, hầu như chiều nào tôi cũng thấy em đọc như thế và Chúa đã ban cho em ơn Đức tin. Em tin vững vàng mọi chân lý mà tôi đã dạy cho em[15].
Về phía người Bahnar: “Cha Combes đã chỉ cho ông Hmur biết phương thế tốt nhất để giải thoát tâm trí ông khỏi những sợ hãi vô lối này: “Ông hãy cầu nguyện nhiều và xin Chúa thương xót ông” – Ông đã ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên này. Dù ở đâu, nơi công cộng hay chỗ riêng tư, sáng hay chiều, ông đều trịnh trọng làm dấu Thánh giá và lớn tiếng đọc những câu kinh mà ông đã thuộc lòng…”[16] .
Nhờ được dẫn dắt ý nghĩa Đạo, nhờ cầu nguyện, đọc kinh sáng chiều, ông Hmur vượt qua những nỗi sợ hãi đã từng áp chế tâm trí ông do sức ép của dân bản địa, do sợ hãi để được một nội tâm an bình. Cha Dourisboure thuật tiếp:
“Ông càng vượt thắng và không thấy tai ương nào xảy đến với mình, đức tin của ông càng nảy nở nên vững vàng hơn và ảnh hưởng của mê tín đã dần dần phai mờ tâm trí ông”[17].
Đức tin của ông Hmur trở nên công cụ của Chúa để đưa nhiều dân bản xứ của ông xin tòng giáo[18].
2-  Có nhiều lời kinh cá nhân tự phát trong nhiều trường hợp cụ thể.
Thiết nghĩ đây là điểm được các thừa sai nhấn mạnh và dạy trong giờ giáo lý.
Chúng ta thấy rất nhiều trường hợp cầu nguyện tự phát, cá nhân theo nhu cầu.
a/ Cha Dourisboure nói về đời sống em Ngui khi được học đạo và cầu nguyên đã thay đổi lối sống trở nên người tốt lành. Cha thuật lại: “Từ lúc đó, mỗi khi vô ý bị thương, chân vấp phải đá, hoặc bị một tai nạn gì khác, em luôn nói những lời tốt đẹp sau: “Lạy Chúa, con xin dâng cho Chúa sự đau đớn nhỏ bé nầy”[19].
Lời kinh nguyện đã thay đổi cuộc sống tâm linh của Ngui, cha thuật tiếp : “Nếu có lần nào nổi giận, em thường chạy đến thuật lại cho tôi nghe chuyện đó, và có khi còn rưng rưng nước mắt nữa[20]
Con ngồi bên dòng nước này để lần chuỗi. Vừa đọc kinh vừa nghĩ đến việc rước Mình Thánh Chúa sáng nay. Con cũng nghĩ đến tất cả những tội lỗi mà con đã phạm trong đời. Con thấy Thiên Chúa quá tốt và thấy con quá xấu. Ấy thế mà Chúa lại thương yêu con, nghĩ đến đó nước mắt con cứ tuôn trào. Có lẽ sự ăn năn xám hối đã làm cho con khóc, nhưng tại sao nước mắt lại làm con vui mừng, sung sướng? Từ lúc con khóc, con không thấy buồn nữa. Thưa Cha, xin Cha giải thích cho con. Có lẽ Cha đã thường gặp những việc này. Phần con, chưa giao giờ khóc khi cầu nguyện. Vì vậy, con xin thưa với Cha, không biết nước mắt của con là nước mắt của sự vui mừng hay đau khổ?”[21].
b/ Suốt dọc lịch sử Loan báo Tin Mừng tại Tây nguyên này, dạy Đạo luôn kèm theo dạy cầu nguyện tự phát theo nhu cầu hoàn cảnh. Cha Nicolas dạy giáo lý bằng tiếng Jrais tại vùng Habâu có soạn kinh cho các em hoặc cho dự tòng vào những năm 1910- 1920. Xin xem bài nguyên cứu có đường dẫn vào Trang truyền thông Giáo phận Kontum[22].
 image007
 image009

Trong Hlabar Tơbang, một nguyệt san dành cho các chú yao phu chúng ta cũng thấy những lời cầu nguyện rất chân thành của các chú là những con người dạy Đạo cho người đồng chủng mình. Nguyệt san Hlabar Tơbang năm 1911, số 10, tháng Mân Côi trang 70, một lời cầu nguyện lên Đức Trinh Nữ Maria luôn cầu bầu cho những ai đến van nài Mẹ. Trong nguyệt san năm 1912 số 14, trang 20 cũng ghi lại một lời cầu xin rất cảm động của chú Andre Xia viết thư cho cha Bề trên. Chú yao phu này có một người con còn nhỏ bị bệnh nặng sợ không thể sống qua đêm, nên chú đã lần hạt cầu nguyện suốt đêm với Chúa và với Đức Maria. Đến sáng con ông được khỏi bệnh cách lạ lùng. Anh Xia viết tiếp “Từ ngày đó “inh ling oa gơnơm  kơ B.I. gơnơm kơ  Maria tơpă” (Từ ngày đó, con hằng trông cậy vào Chúa và Mẹ Maria cứu giúp). Cũng trong nguyệt san Hlabar Tơbang năm 1912, số  21 trang  85, một lá thư khác của chú yao phu là Ôgutin Bien ở họ đạo Kon Rơbang viết cho cha Bề Trên Phưk (Phước) kể lại tình trạng gia đình, bà mẹ bệnh tật nghèo đói không có gì ăn. Ông đã làm một bàn thờ đặt ảnh Chúa Giêsu và Mẹ Maria lên đó, đặt bàn thờ nơi đẹp nhất và cầu nguyên. Chú viết:
“Sau đó, con kêu cầu Danh thánh Chúa và cầu xin với Mẹ Maria như sau: “Ớ Mẹ Maria ! Mẹ luôn đoái thương những người bệnh! Hôm nay con cầu xin Mẹ đang ngự bên Thiên Chúa; xin Mẹ thương người mẹ của con, cho người mẹ con được an lành. Mẹ luôn là Đấng thương những bệnh nhân!. Sau đó, mẹ con  được lành bệnh thật sự”.
image011
 Năm 1913, số 33, trang  85,  ghi lại hoàn cảnh buồn: Cha Bảo qua đời, một linh mục khác lâm bệnh nặng, một lời cầu nguyện tự phát rất cảm động dựa vào lòng phó thác như ông Job xưa: “Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hạnh phúc, chúng ta xin tạ ơn Ngài; Mà Ngài ban cho chúng ta khổ đau, chúng ta cũng xin tạ ơn Ngài như vậy!” 
Năm 1913, số 35, trang 100 – 103 nói đến cuộc đời của chú NƠT và ghi lại lời cầu nguyện của chú dâng mình cho Mẹ Maria.
Năm 1914, số 36, trang 2, ghi lại lời cầu nguyện với Chúa Hài Đồng Giêsu:
“Ớ Đức Giêsu, ớ Hài Đồng Giêsu,
Chúng con yêu mến Chúa hết tâm hồn,
Chúa là Đấng toàn năng,
Sinh hạ làm người khó nghèo,
Nằm trong hang lừa máng cỏ, (…)”.
Trong Hlabar Tơbang năm 1914, số 38, trang 21 có ghi lại một lời cầu nguyện nhân ngày Chầu Mình Thánh Chúa cách trọng thể của địa phận:
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu ! Chúng con kính thờ yêu mến Ngài,
Ngài đã yêu thương vùng đất chúng con quá đỗi!
Ngực của Ngài đã xé nát ra, chúng con xin chân tình cảm ơn.
Khi nghĩ đến những tội lỗi chúng con, chúng con đau đớn thật trong lòng,
Xin biến đổi tâm hồn chúng con nên giống tâm hồn của Ngài
Trong sạch thật, nhân hậu, hay thương ban ơn cứu rỗi”.
Trong nguyệt san Hlabar Tơbang năm 1915, có lời cầu nguyện kính các thiên thần. Sau đây là đoạn thứ nhất trong 7 lời kinh:
“Lạy Thiên thần, Đấng gìn giữ chúng con,
Ngài ở bên chúng con là con cái của Thiên Chúa,
Bây giờ tại trần gian này, xin ngài gìn giữ chúng con ngày đêm,
Và sau này trên Thiên quốc xin để chúng con ở bên Ngài”.
Với thời gian, địa phận cũng quan tâm đến nhu cầu đời thường, theo tâm thức cầu kinh của người dân tộc và gom lại một số kinh đưa vào Hlabar Kop Tih. Điều đó, chúng ta có thể gọi là “Hội nhập văn Hóa” trong cuốn Hlabar Khop Tih có một phần với tựa đề : KHOP PHŎ PHŎ DIK(theo sách hiện hành, trang 94-106). Những kinh nguyện trong những chuyện thường ngày nhưGAH BƠ MIR (Làm rẫy, từ trang 94 đến trang 96); GAH  AH CHOI (Trồng trĩa, từ trang 97 đến trang100); GAH AH KECH BA (Cắt gặt, từ trang 100 đến trang101); GAH BƠ HNAM NAO (Làm nhà mới, từ trang 102 đến trang 103);  KHOP TƠ TONGLANG DAK, TƠ TƠNÊM,  (Kinh cầu cho giọt nước, lò rèn, trang 104); AH JI JĂN (cầu cho người bệnh, trang 104). Đây là những hướng dẫn và lời nguyện được đề nghị cho những hoàn cảnh, công việc thường ngày ở nhà cũng như ngoài nương rẫy… theo phong tục xưa, người Sắc Tộc Thiểu Số có thói quen cầu cúng các thần linh trong mọi hoàn cảnh sống.
Người dân tộc được gọi là “BƠNGAI KHOP” (NGƯỜI ĐỌC KINH. NGƯỜI CÓ ĐẠO); PLEI KHOP (LÀNG ĐỌC KINH, đồng nghĩa người CÓ ĐẠO)
c/ Có thể nói đời sống đạo của các chú yao phu gắn liền với lời cầu nguyện tự phát, dâng mình cho Chúa Giêsu Thánh Thể và Trái Tim Mẹ Maria. Các chú có trách nhiệm dạy Đạo cho dân làng, khi dạy giáo lý dạy các KINH SÁCH được qui định để cộng đoàn tín hữu đọc chung. Có những con em chuẩn bị rước lễ được các chú dạy về bí tích Thánh Thể, Thánh lễ…Chúng ta gặp thấy quyển sách có tựa đề : “HLAMAR DE HAIOH JESU[23]
 Quyển sách giáo lý nhỏ này cắt nghĩa về Thánh lễ, có hình ảnh minh họa, trình bày từng nghi thức, và kèm theo lời cầu nguyện. Trong trang 5 có minh họa hình ảnh Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh Thể, có ghi bằng tiếng Bahnar:
Pơiup minh don păng bok soi, inh gô plang kơ Bă Iang. Tơdrong soi akâu pham Jesu”.
 image013
 Trang kế tiếp (trang 6) có hình minh họa một em bé quỳ gối trước bàn thánh, có ghi lời cầu nguyện:
Ơ Jesu, inh kup kơ Ih, Inh duh băt kơ Ih. Tsơ, Jesu dei khan: “Bê, iem lê de haioh tơkan truh tơ Inh mơi, “. Kơna, ơ Jesu, Inh tơkan tơ Ih”.
Tập giáo lý về Thánh lễ này có hình minh họa gồm 62 trang  A6, mỗi trang có hình minh họa, câu giải nghĩa nghi thức và lời cầu nguyện kèm theo. Đường lối dạy giáo lý và nhiều trường hợp khác đều có kèm lời cầu nguyện, không chỉ kiến thức suông.
Chúng ta cũng gặp thấy những quyển sách chuẩn bị những khóa “cấm phòng” như “Hlabar Tơnhăk de kup Hapong kơ XANTÔ XAKRAMENTÔ  Păng Hapong kơ XANTA MARIA (Nhà in Trường Cuênot năm 1962), 160 trang A6. Nội dung sách giúp tĩnh tâm cấm phòng, chầu Thánh Thể, viếng Đức Mẹ Maria, và luôn kèm theo lời kinh cầu nguyện sau mỗi đoạn suy gẫm.
Quyển sách có tựa đề : “HLABAR KHEI MARIA”, NXB Cuenot Kontum năm 1962 trình bày nhiều đoạn suy gẫm về Mẹ Maria và liền sau mỗi đoạn có lời cầu nguyện.
Lời Chúa, Bí Tích Thánh Thể được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện tự phát với một tâm hồn luôn gắn bó với đời sống tâm linh như vừa trình bày sinh nhiều hoa trái như dụ ngôn Người Gieo Giống đã được Chúa khẳng định xưa.

Phân đoạn hai: KINH SÁCH:
Những kinh được qui định đọc chung.
 Cha Jacques Dournes cho chúng ta thấy phần nào “Một Lời Cầu Khẩn” mang tính tập thể như thế nào, xin trích đoạn trong quyển sách “Dieu aime les Paiens” sau đây:
“MỘT LỜI CẦU KHẨN được dâng lên do một người cầu nguyện chuyên nghiệp, hướng mặt về phía đông đang khi liệt kê đạo binh các Thần Linh, hoặc do người chủ gia đình chỉ để xin phúc lành cho gia đình; một vài người tham dự sẽ nói lại những công thức quen thuộc nhất và được lặp lại lúc uống rượu ghè. Tất cả những yếu tố của các lời cầu kinh đó đều thuộc truyền thống, ám chỉ đến phần căn bản của nghi lễ”[24].
Thật thế, người dân tộc Tây Nguyên sống tập thể. Trong khi cúng vái, một người xướng, những người khác họa lại một tâm tình chung qua lời cầu. Để gắn bó mọi người trong gia đình, trong buôn làng có đạo, cần “KHOP” (ĐỌC KINH) chung với nhau . Cần có kinh để đọc chung, chúng tôi tạm gọi là KINH SÁCH,  kinh được qui định và dùng trong cộng đoàn có linh mục dâng lễ hoặc không có linh mục do chú yao phu chủ tọa, xướng kinh cho mọi người đọc. Qua mọi biến cố thăng trầm trong Giáo phận do chiến tranh, hoặc vì làm ăn hay dời làng, cộng đoàn tín hữu – nôm na gọi là “PLEI KHOP” vẫn còn chất nối kết nhau nhờ KHOP, ĐỌC KINH.
Từ trước đến nay có nhiều sách ghi lại các kinh bằng tiếng Bahnar được dùng cho mọi sắc tộc. Sau đây là vài quyển KINH SÁCH tiêu biểu được dùng cho đến ngày nay.
 1 – Hlabar Khop Iĕ, Hlabar Khop Tih.
Chúng tôi không tìm lại được những văn bản ghi lại những sách KINH (KHOP) thời các thừa sai đầu tiên. Tuy nhiên trong văn khố của TGM Kontum có ghi lại một số  thư mục, trong đó có thư mục về những sách bằng tiếng Bahnar xuất bản tai Làng Sông hoặc tại Nhà in Trường Cuênot. Chúng tôi gặp thấy quyển kinh lâu đời từ năm 1909 có tựa đề “HLA MAR KHOP”, dày 265 trang, in tại Làng Sông. Nhân dịp nầy chúng tôi xin đính kèm một phần danh sách sau đây :
 image016
 Cuốn Hlabar Khop Iĕ (sách kinh nhỏ, đơn giản, vắn tắt) xuất bản năm 1957 được phổ biến rộng rãi trong giáo phận cho các làng tiện dùng dạy đọc kinh cho dân làng. Ngoài ra, con có cuốn sách kinh lớn Hlabar Khop Tih bằng tiếng Bahnar, Đây là tác phẩm do nhà in Trường Cuênot xuất bản 1965 và được hiệu chính và tổng hợp với các kinh hôm sớm, Kinh ngày Chúa nhật, kinh cầu nguyện theo nhu cầu, về Bí tích, sách hát, Thánh Lễ v.v…, và hiện nay vẫn còn dùng nhiều nơi.
Nội dung:
♦ Cuốn Hlabar Khop iĕ (năm 1957)  sách kinh nhỏ, ngắn gọn gồm 7 chương:
I- Kinh sáng tối ngày thường (KHOP RIM NAR)
II- Kinh ngày Chúa Nhật (KHOP NĂR NĂR B.I)
III- Kinh khi xem lễ (KHOP LƠM NĂNG SOI)
IV- Rước Mình Thánh Chúa (OĂ IOK STÔ STÔ)
V- Xưng tội (OĂ HNHÂM TƠNGLA)
VI- Các “Kinh cầu” (KHOP SƠDRING)
(Trái tim Chúa Giêsu – Đức Bà Maria – thánh Giuse – các thánh)
VII. Đàng Thánh Giá (KHOP BOI TRONG LONG PƠGLANG)
♦ Cuốn Hlabar Khop tih (700 trang, xb 1965), đóng gộp với Hlabar Hat (456 trang, xb 1959).
 image017

image020

image022














Riêng cuốn Hlabar Khop tih này tập hợp 3 cuốn sách:
+ Phần đầu là 1 cuốn sách Kinh gốc có từ lâu trước (Tr 1-351).
+ Phần cuối là cuốn nghi thức tuần thánh về các ngày lễ trọng in đối chiếu tiếng Latin với bản dịch tiếng Bahnar. Hai phần này trước kia đánh liền với nhau. Cùng loại chữ, cùng một cách trình bày.
+ Hai phần trên bị tách đôi và cắt bỏ 63 trang không rõ nội dung là gì để ghép một cuốn sách hoàn toàn mới là Hlabar Bơr Bă Yang-sách Lời Cha, gồm thánh thư và Phúc Âm các ngày Chúa Nhật cũng như lễ trọng, dầy 224 trang có mục lục riêng.
Ba phần riêng này đóng chung lại và có 1 mục lục chung.
Chúng tôi không có bản gốc quyển  “HLA MAR KHOP” từ năm 1909 in tại nhà in Làng Sông. Nhưng thiết nghĩ đa phần những kinh trong sách này in lại trong phần kinh của Hlabar Khop tih.
♦ Sau Công Đồng Vaticanô II.
Xuất bản cuốn Kinh Thánh trọn bộ Tân Ước, còn Cựu Ước chuyển dịch theo Bible de la jeunesse (1969). Sách lễ Phụng Vụ các bí tích theo nghi lễ Rôma, cũng được dịch và xuất bản (1970).
♦ Sách HLABAR-KHOP-HAT, hiện nay đang xử dụng được Đức Cha Paul Seitz Kim, Giám mục Giáo phận Imprimatur năm 1973, in tại nhà in Saint-Paul (Pháp), ngày 17 janvier 1977, loại giấy mỏng (giấy bible) cỡ giấy lớn hơn A5, dày 750 trang, do cha Rannou đảm trách hiệu chính.
♦ Sách HLABAR-KHOP-HAT này được in photo nhân ra theo cỡ giấy nhỏ (lớn hơn A6) tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc, Hà Nội năm 1999, giấp phép, mã số 78-781/AN-98/ 02/I-25-98.
Nội dung quyển Hlabar-Khop-Hat gồm 2 phần chính:
I/ Phẩn Hlabar Khop (Phần Kinh sách): từ trang 07 đến 229.
II/ Phần Hlabar Hat (Phần Hát): từ trang  230 – 730
Sau cùng là phần mục lục
Bắt đầu thập niên 80 thế kỷ trước, giáo phận thường xuyên xử dụng quyển sách Hlabar Khop-hat này trong cộng đoàn tín hữu khắp buôn làng và đồng thời các linh mục dùng trong nghi thức các Bí tích cho đến ngày nay. Dù loạn lạc hay di dời các buôn làng và nhất là khi thiếu vắng linh mục, anh em tín hữu qui tụ đọc kinh, hát Thánh ca trong gia đình hay nơi công cộng. “Chỗ nào có hai ba người hợp nhau lại nhân Danh Chúa mà cầu nguyện, chỗ đó có Chúa”. Nhờ vậy, người tín hữu dân tộc giữ vững đức tin trong hiệp thông cầu nguyện với nhau.
♦ Ngoài ra, còn có sách kinh (có dấu nhạc) cầu cho người chết, xử dụng khi không có linh mục, nhà in Trường Cuênot năm 1960. Nội dung sách có 2 phần : một phần cho người lớn và phần  khác dành cho trẻ em.
2 – Ngôn ngữ – phong tục tập quán.
 Kinh Sách nhiều, “quá đầy đủ”. Các kitô hữu thường xuyên đi nhà thờ, đọc kinh rất nhiều, rập ràng, rất hay, là một điều mới mẻ đối với người Sắc Tộc Thiểu Số. Sách Công Vụ thuật lại việc các tín hữu ở Antiôkia được gọi là kitô hữu (Cv11,26). Sách Công Vụ cũng cho biết số người khỏi Do Thái Giáo được gọi bằng một từ: ĐẠO (Cv 9,2;18,26;19,9-23;22,24;24,14-22) …Ở Kontum không có chữ Đạo, nên có lẽ những người ngoại đã lấy các sinh hoạt nổi bật của nhóm là KHOPmà gọi chăng?. Các làng tin thờ Chúa được gọi là “Plei Khop”- Vậy một từ không có trong sách vở, nhưng lại thông dụng trong bà con Sắc Tộc: LUI-KHOP (Lui là tin- Khop là cầu cúng)
            Ih hâm wă lui khop? (Bạn có muốn theo Đạo không?)
           Ih lui khop lơm xơnăm dôm? (Bạn theo Đạo từ năm nào?)
Từ “khop” Lui-Khop này có lúc chỉ cùng nghĩa như “Lui” tức là tin: Inh lui khop kơ Bă Yang, kơ Giêsu Kritô..(Tôi tin Chúa Cha, Chúa Giêsu Kritô …): Tin nhận Thiên Chúa là Cha và Đức Giêsu chết trên khổ giá, cứu chuộc nhân loại.

Phân đoạn ba : HIẾN LỄ : Thánh lễ.

1 – Tầm quan trọng của Thánh Lễ, Thánh Thể trong đời sống truyền giáo.
Cuối năm 1850 đầu năm 1851, 4 linh mục thừa sai đã qui tụ tại Kon Kơlang có một nhà đa năng, dành rieng một phần để cầu nguyện dâng Thánh Lễ. Cha Dourisboure thuật lại hoàn cảnh lúc đó như sau:
Trong những ngày ở Kơ Lang, nhiều lần sau khi tiến lên bàn thờ, tôi đã phải bỏ ngang trước phần kết lễ, thậm chí có lần tôi đã đột quỵ ngã ngửa. Tuy nhiên, tôi phải luôn ngợi khen Chúa Quan Phòng vì chưa bao giờ tôi buộc phải ngưng Thánh lễ sau khi cử hành nghi thức truyền phép. Các cha khác cũng thế, chính các ngài, hơn một lần, đã phải bỏ Thánh Lễ giữa chừng, nhưng chưa bao giờ buộc phải bỏ khi có hiện diện của Bí Tích Cực Thánh[25].
Sức sống của các vị thừa sai chính là Thánh Lễ, Bí Tich Thánh Thể, nhờ đó các ngài vượt thắng mọi thử thách chông gai trong công cuộc truyền giáo.
Thánh Thể là trọng tâm của việc dạy Đạo, của lời cầu nguyện cho các dự tòng. Các ngài đã gặp được một dân tộc thực hành một tôn giáo “cầu cúng Thần”, nghĩ rằng đó là con đường đưa họ gặp được nguồn nuôi dưỡng Đức tin. Cha Bề Trên Combes khi sống tại Kon Kơ Xâm cũng có một vài nhận xét dù chưa toàn diện như ngài viết thư ngày 29 tháng 09 năm 1853 trình cho các Bề Trên Chủng viện Hội Thừa sai liên quan đến niềm tin của họ, trong thư có ghi như sau:
Tất cả các cử hành thờ phượng của người dân tộc bao gồm việc cúng tế, thề  nguyền và tuân giữ vô số luật lệ hảo huyền mà họ thực hành với mục đích duy nhất là nguyền rủa những điều bất hạnh, xoa dịu những đau khổ và trì hoãn giờ chết. Vì, cũng như mọi lương dân, nền tảng tôn giáo là sự sợ hãi và ích kỷ. Mỗi người chủ gia đình đương nhiên cũng là người lo việc cúng tế[26].
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, người tân tòng dù còn nhỏ tuổi cũng đã ý thức được nhu cầu dâng Thánh Lễ, và Mình Máu Thánh Chúa: “Con ngồi bên dòng nước này để lần chuỗi. Vừa đọc kinh vừa nghĩ đến việc rước Mình Thánh Chúa sáng nay”[27].
2- Thông dụng trong bà con Sắc TộcLUI-KHOP (Lui là tin- Khop là cầu cúng).
Người dân tộc thiểu số nuôi sống mình bằng TI (TAY),  KƠPANG TI (BÀN TAY). Có nhà ở,  có lúa rẫy ăn, chống được bọn địch đến cướp phá làng, cũng nhờ Ti, nhờ KƠPANG TI. NgườI dân tộc cầu kinh bằng BƠR (miệng,  nhờ TI, KƠPANG TI giết gà, giết heo, đâm trâu cúng thần, mới bảo đảm được cuộc sống, được an vui buôn làng.
Các sắc tộc thiểu số Tây Nguyên miền Trung Việt Nam thường xuyên có những nghi lễ cúng tế và khấn vái.
Họ thường dùng gà, heo và trâu để tế lễ. Nhỏ nhỏ theo kiểu ăn cắp vặt, xin cầu phúc thì cúng con gà. Vừa vừa như xin tẩy uế để hết bệnh, chúc lành cho vợ chồng mới cưới thì dùng heo cũng được. Nhưng những việc hệ trọng, ảnh hưởng đến cả làng cả dòng tộc thì buộc phải cúng trâu.
Có nhiều ý nghĩa trong việc cúng tế và khấn vái Yang trong nghi thức lễ tế và một con vật bị sát sinh thay mạng người.
Cha Kemlin phân tích chiều sâu mối tương quan giữa người với người, giữa người với Yang, đó là KẾT NGHĨA [28].
  • Giữa người với người (không kể hôn nhân), có 5 loại kết nghĩa : 1/ krao pô (kết nghĩa bạn bè); 2/ krao kon bă (kết nghĩa cha con); 3/ xêp (kết nghĩa bằng máu); 4/ krao kon ŭ tuh (kết nghĩa mẹ nuôi); 5/ krao ban (kết nghĩa với các vong hồn).
  • Giữa người và Yang thần linh.
Trong tất cả nghi thức kết nghĩa đều có lời cầu kinh, rượu, con vật sát tế và ăn của lễ sát tế .
Linh mục Jacques Dournes cũng đã nghiên cứu phân tích lễ cúng của người Jrai cho thấy nhiều yếu tố trong nghi thức tế lễ: “GIẾT CHẾT một con vật, với việc ĐỔ MÁU là trung tâm nghi thức”. Ngài tìm ra mối tương quan trong lễ cúng của người Jrai những yếu tố ăn khớp với Thánh Lễ. Ngài viết  trong Dieu aime Les Paiens như sau:
Tìm lại trong lễ cúng của người Jrai những yếu tố ăn khớp với Thánh Lễ – như trong tất cả hình thức tôn giáo – giúp tôi hiểu nghi lễ của tôi, lối giải thích và những hậu quả của nó, nhưng không thúc đẩy tôi chút nào đến việc biến đổi phụng vụ của tôi thành phụng vụ của họ, và càng không biến đổi niềm tin căn bản trong đó. Và người Jrai thì ngược lại. Lật ngược những tình huống có thể là tốt để thấy được những gốc cạnh của vấn đề[29].
Những trang kế tiếp linh mục nói đến nhiều chiều kích của nghi lễ:
1/ Nghi lễ diễn tả cuộc tìm kiếm một BẢO ĐẢM cho mọi rủi ro. Những nghi thức đồng áng để bảo đảm mùa gặt; nghi lễ gia đình để bảo đảm sức khỏe (…) (Jacques Dournes, sđd, trang118).
2/ Khi cảm thấy các thần bảo vệ đã bỏ họ và bị các ác lực đeo đuổi và Trật Tự bị quấy phá, họ liền dâng cúng để tất cả trở lại trong trật tự nhờ một việc ĐỀN BÙ. Mọi bệnh tật đòi ĐỀN BÙ. Lỗi phạm trước tiên phải được đền tạ, tất cả vấn đề ở chỗ đó.
3/ Cách riêng, việc ĐỀN BÙ  tội loạn luân đặc biệt gây ấn tượng – loạn luân ở đây là sự chung sống giữa một người nam và một người nữ có cùng họ, bất kỳ mấy đời. Sau đó, linh mục Jacques Dournes trình bày diên tiến nghi thức diễn đền bù về tội loạn luân như thế nào (Jacques Dournes, sđd, trang 119).
4/ Cha cũng cho biết thêm: “Nhìn sâu hơn vào các sự vật, tôi tin rằng cốt yếu của nghi lễ là một sự TRAO ĐỔI. Tôi tìm thấy một dấu chỉ của việc trao đổi trong các câu chuyện truyền thống”.
Nơi bất cứ người Jrai nào cúng tế, không chỉ có một con người nô lệ cho Trật Tự thế giới, mà – tuy hư hỏng đến đâu – vẫn có một người con của Thiên Chúa NHẬN BIẾTnguồn gốc cao cả của bất cứ ơn nào, bất cứ của ăn nuôi sống nào[30].
Cũng có thể cho rằng việc GIẾT TRÂU TẾ TRỜI luôn luôn liên quan đến chuyện tẩy uế rộng rãi. Có ba trường hợp gần như là bắt buộc phải tế trâu:
  • Người mắc tội loạn luân phải Giết Trâu Tế Thần (Yang), vì tội loạn luân sẽ làm Yang nổi giận và hậu quả là cả làng có thể bị tiêu diệt bởi bị nhuốc nhơ ô uế.
  • Sau khi làm xong ngôi nhà chung phải Giết Trâu Tế Thần (Yang), vì trong quá trình làm nhà, có thể có những người ô uế chưa được tẩy uế  lên làm hay đến chơi, và nhất là những vật liệu sử dụng có thể đang ở trong tình trạng cần tẩy uế.
  • Sau một trận chiến trở về thì phải Giết Trâu Tế Thần (Yang) , vì các chiến binh đã hạ sát người, cho dù đó là kẻ thù đi nữa thì họ đã bị máu người làm cho nhiễm uế.
Trong trường hợp Giết Trâu Tế Trời (Yang) sau trận chiến, cha Combes Bê cho chúng ta nhìn một khía cạnh độc đáo khác: “Những con trâu, hiện thân quân thù bại trận, phải gánh lấy sức nặng của sự thù hận mà nó gợi lại và được nhân cách hóa việc bại trận bằng cái chết thật sự dã man (…)”.
“Sau khi giao chiến, bây giờ đến lúc làm hòa. Đối với việc này, những người trung gian khôn khéo sẽ dàn xếp các khó khăn giữa đôi bên để đi đến chỗ thỏa thuận và hòa hợp. Người ta ấn định ngày ký hiệp ước hòa bình, ngày này phải được đánh dấu bằng một lời thề long trọng: hai làng sẽ tụ họp tại nhà rông của làng muốn thương lượng, và mỗi bên chọn một bậc kỳ lão để hành động nhân danh cả làng. Bên này chọn một ông thì bên kia chọn một bà. Sau đây là cách thức mà các đại biểu tiến hành: họ dùng một con dao cắt máu ở một ngón tay của mình và cho máu chảy vào một cái chén rồi trộn thật kỹ; kết thúc việc trộn máu đầy ý nghĩa này, mỗi bên còn phải đọc một số công thức nữa, khi ấy việc nối kết được hoàn tất. Ít ngày sau, người ta phê chuẩn hiệp ước bằng cách lặp lại chính những nghi lễ ấy tại nhà rông của làng bên kia [31].
Hòa ước này được gọi là “kết nghĩa bằng máu” (Xêp) được cha Kemlin trình bày khá chi tiết trong tài liệu nghiên cứu của ngài được trưng dẫn ở trên (Cha Kemlin, sđd, trang 16-17).
Thiết nghĩ nghi thức đâm trâu sau cuộc chiến với lời cầu cúng nói lên ý nghĩa triệt hạ tận gốc đối phương. Nhờ lời cầu cúng của Bơdâu (phù thủy, người cúng), các hồn (Pơngol) của bên bại trận nhập vào con trâu tựa như nhập vào cái khung và con trâu nay là hiện thân và thật sự quân thù cần triệt hạ như trong trận chiến, để các hồn bên bại trận không chỗ nương tựa.
Tuy nhiên, kết ước hòa giải sau trận chiến là kêu đến Thần Linh (Yang) chứng giám hai bên giữ hòa khí bằng lời thề XÊP (bằng máu) và bên nào lỗi phạm sẽ bị Yang làm đổ máu như thế.
Cho nên, việc Giết Trâu Tế Thần và hòa giải ký kết giữa hai bên lâm chiến sau trận chiếnkhông phải là một lễ hội vui, mà là một lễ nghi thuần tuý tôn giáo bản địa. Đây là niềm tin liên quan trực tiếp đến Yang, đến thực tại trận chiến, đến trận chiến kéo dài và sự tồn vong các buôn làng;  do vậy, theo tập tục cũng phải làm công khai cho bàn dân thiên hạ được tỏ tường và hiệp thông, chứ không được làm cách trùng lén. Trong trường hợp diễn lại những nghi thức này như Lễ Hội mà gạt bỏ khía cạnh niềm tin sẽ vô nghĩa và trở thành tình trạng man rợ trong thời kinh văn minh, tựa như xem trận đấu quyền quyết sinh tử vậy .
Qua nghi thức cầu khẩn, cúng vái, nhất là nghi thức tế trâu và hòa ước sau trận chiến của người dân tộc phần nào nói lên hình ảnh con dê thế mạng trong Cựu Ước sau khi đổ mọi tội lỗi của dân lên nó và đuổi nó chạy vào hoang địa. Nhớ lại lời khẳng định của Thánh Phê-rô về vai trò hiến tế, xá tội và giao hòa của Đức Kitô trong thư thứ nhất câu đoạn 2, câu 24a như sau: “Tội lỗi của chúng ta, chính Đức Ki-tô đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính”.
Phải chăng nhờ tâm thức tôn giáo trong nghi lễ cúng vái tế sinh nói chung của người dân tộc mà người dân tộc cảm nghiệm dễ dàng khi tiếp cận với Thánh Lễ và Thánh Thể ?

3 – Âm nhạc-  múa trong đời thường và tôn giáo của người dân tộc.
 a.Hát bằng hai lần cầu nguyện.
 Người dân tộc sống giữa cảnh thiên nhiên. Họ luôn hòa nhập tâm tình mình với nhịp điệu thiên nhiên qua tiếng chim hót trên ngàn, với dòng suối chảy róc rác, gió rì rào quanh rừng, trong vườn… tạo nên khung cảnh âm nhạc sâu ấn trong mọi tâm hồn người dân tộc. Trong đời thường, việc đánh chiêng chinh, múa xoang hát tập thể là tập quán lâu đời của người dân tộc bản địa. Giáo hội Kontum đã tôn trọng những loại hình văn hóa bản địa này từ đầu cuộc Loan báo Tin Mừng[32]. Trong dịp phong Giám mục cho cha Bề trên trường Cuênot năm 1933,  khi rước quan khách đến Trường Thánh Giuse (nay là Nhà Mẹ Dòng Ảnh Phép Lạ, đối diện Nhà thờ Chính Tòa) đoàn rước gồm các yao phu trường chào mừng quan khách với những câu ca tiếng hát dân tộc làm cho nhiều người thán phục. Trường Cuênot cũng tổ chức đêm canh thức diễn nguyện về “Cuộc Thương Khó Chúa Giêsu”, với nhiều bài hát dân tộc thâm thúy.
Hát bài thánh ca bằng tiếng dân tộc cũng đã được đưa từ khá lâu vào sinh hoạt đạo đức bình dân như trong giờ kinh vào dịp kính Đức Trinh Nữ Maria. Chầu Mình Thánh Chúa, có quyển sách tựa đề: HLAMAR HAT AH JOL SANTÔ SAKRAMENTÔ, (nhà in trường Beatô Cuênot Kontum, năm 1944, số trang 105).
Một quyển sách hát: “Hlabar Hat”, (xuất bản năm 1955). Nội dung dựa theo sách Kinh. Đây là các bài hát bình ca trong Paroissien Romain hay trong Cantiques des Cantiques lời được dịch ra tiếng Bahnar.Tiếng Bahnar được các Thừa sai chọn làm “tiếng phổ thông” cho các sắc tộc thiểu số trong Giáo Phận, dùng trong phụng vụ, nhà trường Cuênot và các báo chí, sách Đạo.
 bChương trình đào tạo yao phu về môn học âm nhạc
 Chúng tôi xin trình bày qua vấn đề dạy nhạc trong trường đào tạo yao phu. Trường Cuênot nơi đào tạo nhân sự phục vụ người dân tộc, trong đó có âm nhạc, múa. Năm 1961, Trường đã hoàn chỉnh một quyển sách có tựa đề “HLABAR BƠTHO HAT” , nhà in Trường Cuênot Kontum năm 1961, 50 trang A4. Đây là quyển sách dạy nhạc căn bản, gồm 2 phần chính : I – GAH HAT BAHNAR và II – GAH HAT LATINH
Trong phần I chia ra 12 đề mục: từ dòng nhạc, dấu nhạc. khuôn nhạc, chìa khóa sol, khóa Fa, dấu thăng, dấu giảm…. Nói tóm lại, sách dạy đủ để xướng âm, tập hát, sáng tác nhạc tân thời. Nhờ vậy, các yao phu đủ hành trang tập hát tại làng và giúp đánh nhịp trong các thánh lễ.
c- Âm nhạc vào Phụng vụ
Nhưng đưa âm nhạc vào Phụng vụ Thánh Thể trong thời điểm muộn hơn, theo tinh thần địa phương hóa của Công Đồng Vaticanô II vào thập niên 60 của thế kỷ trước.
Linh mục Jacques Dournes nói lên khía cạnh âm nhạc trong buổi cúng tế của người Jrai như sau:
Tôi đã tìm hiểu lý do đưa âm nhạc vào bất cứ buổi cúng tế nào. Một ngày kia, tôi nghe một người Jrai nói với tôi : “Chúng tôi đánh chiêng và trống để tôn vinh các Yang đã cho chúng tôi thịt để ăn và chiêng để đánh”. Âm nhạc cũng được hiến tế, trước khi được thưởng thức. Ở đó có một ý nghĩa ca ngợi, không được diễn tả bằng công thức, mà bằng hành động. Nói đúng ra, đó là một “hành vi tạ ơn”. Đàng khác, ai xin cái gì, đối với người Jrai cũng là cách nói lên lòng biết ơn với người ấy. Ai cho, người ta còn xin thêm, vì lòng biết ơn” [33].
Sau năm 1975, từ Pháp chuyển về cuốn Hlabar Khop: chỉ in một số Kinh, một số bài hát, những phần 150 thánh vịnh thì thấy mới. Và điều quan trọng là giữ lại phần Khop Phǒ Phǒ Dik trong cuốn Hlabar Khop Tih. Hơn nữa điểm đặc biệt ta gọi là Hội Nhập Văn Hóa, trong cuốn này là có in bộ lễ Hat Xoi (Hri Bahnar)-bộ lễ Kontum.
 d- Về bộ lễ Hat Xoi (Hri Bahnar) – bộ lễ Kontum,
Từ khi có Công Đồng Vaticanô II, trong trường Cuênot, đã có phong trào học Tôh Ching Ching. Anh em muốn hát theo những làn điệu cổ truyền của người dân tộc thiểu số. Rồi năm 1965, được cha Bề Trên Hoàng khích lệ, 3 Thầy đã hợp tác sáng tác bộ lễ:
Thầy Laurent Ngip, sinh 1929, vào trường Cuênot khóa 1942-1948, bok Thầy vào năm 1964, hiện sinh sống tại Pháp.
Thầy Đôminik Hun sinh 1926 thuộc Giáo xứ Chính Tòa, vào Trường Cuênot khóa 1948-1953, bok Thầy vào 1957 và nay đã qua đời.
Thầy Micae Wer (người làng Kon Rơbang, sinh năm 1937, học trường Cuênot từ năm 1950-1957, đi giúp ở Kon Kla. Năm 1962 thầy được cha Phêrô Nguyễn Hoàng đưa về làm văn phòng trường Cuênot.
Trọn Bộ Lễ tiếng Bahnar thông dụng đến ngày nay và là nền tảng cho những Bộ Lễ sau này.
- Thầy Luca Ngip:       Ơ Yang Bă (Kyrie)
Thui Ư Ang (Gloria)
Bok Lơng Keh (Sanctus)
Kon Chin Bă Yang (Agnus Dei)
- Thầy Dom Hun:        Inh Lui (Credo)
- Thầy Micae Wer:      Ơ Bă Nhôn (Pater). Thầy còn sáng tác bộ lễ tang rất truyền thống.
Các năm 1967-1968 bộ lễ đã được phép hát trong các nhà thờ. Hát với Tôh Ching và múa. Đây là công trình của các Yao Phu: Thầy Hun đã về với Chúa. Thầy Luca Ngip đang ở Pháp. Thầy Micae Wer còn ở Kon Rơbang vẫn hết lòng tập Ching Ching cho các dân làng trong Giáo Xứ và luôn luôn vẫn sáng tác nhạc “Kon Kông”. Có thể tìm hiểu thêm đề tài này trong Trang Mạng của Giáo phận Kontum [34].
Có nhiều Bộ Lễ cũng như những bài thánh ca bằng tiếng Jrai, Sơđăng… theo phong cách dân tộc với số lượng tăng và mang tính tập thể sinh động nồng thắm hơn.
Hiện nay, trong các Thánh Lễ trọng cũng như trong các tháng kính Đức Trinh Nữ Maria như tháng năm, tháng mười nhiều giáo xứ tổ chức tôh chieng, xoang múa hát theo tiếng nói riêng và cung cách từng bộ tộc. Giáo dân người dân tộc tham gia rất tích cực loại hình truyền thống này. Nhiều cụ bà 65, 70 tuổi cũng ao ước trước khi chết được xoang múa hát dâng hoa trong tháng hoa năm 2006 tại Giáo xứ Kon Rơbang, Kontum. Nói như thế, việc đạo đức bình dân rất được người dân tộc quí chuộng.
IV – MỘT VÀI SUY NGHĨ NHƯ PHẦN KẾT LUẬN.
 Chúng tôi khai triển những giai đoạn: KINH BỔN (học ĐẠO, CẦU NGUYỆN) – KINH SÁCH(KINH dùng cho cộng đoàn) – PHỤNG VỤ THÁNH THỂ  trong việc HỘI NHẬP VĂN HÓA BẢN ĐỊA TÂY NGUYÊN. Thành quả công cuộc truyền giáo của Giáo phận ngày càng phát triển dù gặp biết bảo thử thách, bị chèn ép do thời thế, nhưng lòng tin của người tín hữu nhất là người dân tộc kiên vững, nhờ Hạt Giống là Lời Chúa được gieo vào MẢNH ĐẤT TỐT. Các vị thừa sai cố công ngăn chặn các loài sâu bọ, chim chóc đến cướp Lời Chúa khỏi lòng người dân tộc; phát hoang gai gốc che phủ làm chết ngạt Hạt Giống Lời Chúa nơi họ, đem đất tốt vun vào gốc, thêm chất bón, tưới nước và Hạt Giống trổ hoa, đậu hạt thơm ngát đến mùa gặt lúa bội thu dâng lên Chúa.
MẢNH ĐẤT TỐT làm trổ sinh Hạt Giống là LỜI CHÚA, chính là LÒNG ĐƠN SƠ CHÂN TÌNH VỚI TÂM THỨC TÔN GIÁO CẦU KINH, CÚNG BÁI CÁC THẦN LINH của họ.
Nhưng thử hỏi hôm nay khung cảnh tôn giáo truyển thống của người dân tộc Tây Nguyên, nói chung, Giáo phận Kontum nói riêng còn giữ được như xưa chăng? Trừ một số buôn làng vùng sâu vùng xa hy vọng còn giữ được nét cổ truyền, nhưng vì ảnh hưởng của nền giáo dục vô thần, do truyền thông đại chúng của một thế giới hưởng thụ, sống theo loại luân lý tương đối, phần đông giới trẻ người dân tộc mất gốc, mất tính ban sơ tốt đẹp của cha ông họ. Do đó, cần có tầm nhìn về TƯƠNG LAI  trong việc LOAN BÁO LỜI CHÚA một cách khác. Chúng tôi xin mạo muội đề nghị HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI như sau:
 I-  Đào tạo nhân sự:
Vấn đề nhân sự để phục vụ Lời Chúa, phục vụ Giáo Hội: Ðây là vấn đề hàng đầu: đào tạo người tông đồ giáo dân và đào tạo các linh mục, tu sĩ. Giáo phận Kontum đã có một truyền thống đào tạo người giáo dân ngay từ những ngày đầu của Miền Truyền giáo Tây Nguyên. Chính các câu biện đã đi hàng đầu và dẫn các đoàn truyền giáo đi tìm đường lên miền cao. Giáo phận đã được thừa hưởng 2 tổ chức đào tạo người tông đồ giáo dân: Hội Yao Phu và Hội dòng Ảnh Phép Lạ. Chương trình “người người hầu việc Chúa, nhà nhà hầu việc Chúa, xứ xứ hầu việc Chúa, và cả giáo phận hầu việc Chúa” vẫn là ước nguyện khôn nguôi của giáo phận. Nhiều nơi trong giáo phận hiện không linh mục, không nhà thờ, không phụng vụ thánh lễ nhưng luôn có những tông đồ giáo dân hiện diện.
+ Đức Giám mục ưu tư đào tạo linh mục trong giáo phận tăng về số lượng, nhất là chất lượng, trong đó quan tâm đặc biệt đào tạo linh mục người dân tộc. Ngài cổ võ, mời gọi và tạo mọi điều kiện để cho các Dòng tu gởi linh mục tu sĩ đến phục vụ trong vườn nho là giáo phận Truyền giáo Kontum. Số lượng linh mục trong giáo phận tăng đáng kể
+ Các Hội Dòng được Đức Giám mục không ngại bỏ công sức đến từng Hội Dòng từ các Giáo phận khác mời gọi và tạo mọi điều kiện để phục vụ tại Giáo phận. Ngài trình bày những thuận lợi và khó khăn khi dấn thân sống đời tu sĩ tại Giáo phận Kontum còn nhiều thách đố. Các Hội Dòng gởi thêm số tu sĩ và các Hội Dòng chưa có mặt tại Giáo phận vui vẻ đến hiện diện tại nhiều điểm truyền giáo trong giáo phận.
So sánh thống kê năm 2003 và 2013 thấy rõ nét về tăng số lượng linh mục tu sĩ trong 10 năm qua.

Năm
Linh mụcTu sĩ
Giáodân
Giáo xứ
Chủng sinh
Giáo lý viên
Giáo phu
12/2002
35
198
197.206
GX Ghọ: 68
ĐCS: 27
   3387
12/2003
46194
203.723
Có Lm: 21
Khg Lm: 27
ĐCS: 27
   3.515
12/2006
Lm: 65
phó tế:12
352244.432(dt:197.859) Địa sở: 48G.họ: 249 ĐCS: 3825081210
12/2012Lm: 109518291.063Địa sở: 48G.họ: 249 ĐCS: 634.297
12/2013Lm: 121+Triều: 71+Dòng: 50538300.649GX: 89ĐCS: 69Hviện: 9Dự bị: 1702.569
2.006

+ Việc đào tạo ơn gọi linh mục, tu sĩ thánh thiện cũng như những tông đồ giáo dân đích thật, cần được quan tâm chăm sóc cách đặc biệt. Gia đình là nền tảng. Gia đình đã và đang giữ vai trò vô cùng to lớn trong việc duy trì và phát triển đời sống lòng tin của đoàn Dân Chúa. Cho nên, Đức Giám Mục đã tổ chức Hội Thánh Phanxicô Xaviê và Gia đình Ơn Gọi chẳng những nhằm mục đích hỗ trợ mặt tài chánh trong việc đào tạo Ơn Gọi linh mục tu sĩ mà còn tạo môi trường gia đình nhờ lời cầu nguyện, giáo dục con cái thiết tha ơn gọi linh mục tu sĩ để dấn thân vào đời sống tu trì. Việc đào tạo được phân chia thành từng giai đoạn: trong môi trường gia đình, môi trường giáo xứ giáo hạt, môi trường giáo phận chuẩn bị thành viên ứng sinh vào Đại Chủng Viện.
+ Đào tạo giáo phu: bước theo đường lối độc đáo của giáo phận trong vấn đề đào tạo giáo phu có những hoa trái dồi dào. Năm Thánh Yao Phu (2007 – 14.11 – 2008) kỷ niệm 100 năm thành lập trường giáo phu Cuenot nói lên thành quả Chúa Thánh Thần ban cho Giáo phận trong suốt 100 năm qua. Tuy  nhiên, mỗi giai đoạn thời đại có những hoàn cảnh mới khác nhau, nên việc đào tạo giáo phu cần xem xét và thích hợp cho việc củng cố nếp sinh hoạt của các chú giáo phu trong họ đạo và ra đi loan báo Tin Mừng có hiệu năng hơn.
+ Đào tạo người tín hữu Loan Báo Tin Mừng trong những lãnh vực: tâm linh, văn hóa và văn hóa. Người tín hữu đặt nền tảng sống đạo và loan báo Tin Mừng nơi Đức Kitô Phục Sinh: Đức Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là một. Ngài là Đường, là Sự Thật và  là Sự Sống, qua Ngài đến cùng Thiên Chúa là Cha, trong Thần Khí của Ngài. Do dó, người cán sự Loan Báo Tin Mừng sống đời sống nhân bản với anh em đồng loại, thể hiện tinh thần và con người Đức Kitô trong môi trường xã hội, trong mầu nhiệm hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi, dưới sự hướng dẫn của Vị Đại Diện Giáo hội địa phương và hoàn vũ.
Và phải chăng vấn đề truyền giáo cho người dân tộc đã đến lúc trở thành vấn đề lớn không chỉ của riêng Giáo phận Kontum! Ðâu đâu trên đất Việt đều có anh chị em dân tộc khao khát đi tìm Lời Chúa. Vấn đề hội nhập văn hoá, đưa tinh thần Tin Mừng vào chính nền văn hoá là một thách đố lớn cho tất cả những ai đang phục vụ trên cánh đồng truyền giáo.
Sau những ngày mừng lễ sốt sắng, giáo phận Kontum trở lại với thực tế đầy cam go thử thách, nhưng cũng nhiều hy vọng chứa chan. Số linh mục, tu sĩ không nhiều, tuy có phần gia tăng cần đáp ứng nhu cầu mục vụ và nhu cầu loan báo Tin Mừng ngày càng cao. Số anh chị em tìm về với Giáo Hội càng nhiều, không chỉ anh chị em dân tộc, nhưng còn có cả anh chị em người Kinh, nhiều vấn đề đặt ra cho giáo phận.

II- Nâng cao đời sống của người dân:
 Học vấn là chìa khóa thành công trong cuộc sống: nâng cao phẩm giá nhân bản con người, biết quí trọng môi trường thiên nhiên, đời sống phục vụ, … Trong Giáo phận, mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn tu sĩ trở nên môi trường phát huy “CHỮ VÀ NGHĨA” cho các con em học sinh, nhất là các giới trẻ người dân tộc. Giáo phận cũng gặp nhiều cản trở trong việc nâng cao năng lực TRÍ THỨC, ĐẠO ĐỨC cho con em học sinh trong những năm qua.
Dù sao đi nữa, nâng cao GIÁO DỤC nói chung, HỌC VẤN nói riêng là BỔN PHẬN ĐẦU TIÊN VÀ TRỰC TIẾP của  CHA MẸ TRONG VIỆC LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI CHO CON CÁI. Do đó, nâng cao tầm hiểu biết toàn diện cho cha mẹ, đặc biệt đối với người dân tộc ” THĂNG TIẾN PHỤ NỮ” rất cần thiết và cấp bách.
Hàng ngũ hóa trong công cuộc giáo dục. Giáo dục con tim, giáo dục lương tâm đạo đức của con người trong một thế giới tục hoá và hưởng thụ hôm nay lại càng cấp thiết hơn: lo sao giúp cho con người, cách riêng lớp trẻ được phát triển hài hoà giữa khối óc và con tim để có khả năng biết yêu thương và dấn thân phục vụ hết tình, để cùng nhau xây dựng môi trường sống trên nền tảng sự thật, công bình và thương yêu. Công việc giáo dục giới trẻ đang bị những phương tiện truyền thông ảnh hưởng xấu, sống trong tình trạng thất nghiệp cần kết hợp nhiều mặt: gia đình, học đường, xã hội và tôn giáo. Giáo xứ vạch ra chương trình giáo dục toàn diện cho giới trẻ, bằng nhiều nhân tố: gia đình, giáo xứ và đoàn thể biết kết hợp hài hòa với chương trình đoàn ngũ hóa giới trẻ trong việc học tập giáo lý, giáo dục nhân bản tại giáo xứ, tại bản làng. Nhờ đó, công tác giáo dục mới hy vọng đi sâu đi sát cuộc sống của giới trẻ được nhờ hàng ngũ hóa này, giáo lý viên không rơi vào tình trạng “giáo lý viên công chức”, cha xứ không bị động vo tròn trong nhà xứ.
Phục vụ người nghèo cũng là một vấn đề lớn! Nhiều anh chị em xung quanh vẫn còn nghèo! Phải làm gì để anh chị em hằng ngày “được dùng đủ” được có cuộc sống xứng với phẩm giá con người. Ðó là điều giáo phận luôn trăn trở.

III- Xây dựng cơ sở tôn giáo.
 Tôn giáo nào cũng cần có nơi qui tụ và nơi thờ tự. Đây là một nhu cầu tối thiểu và cần thiết. Tuy nhiên, dù luật Pháp Việt nam chấp nhận Công giáo là một tôn giáo hợp pháp và được bảo trợ sinh hoạt theo tôn chỉ được Giáo luật của Giáo hội và truyền thống giáo phận qui định. Nhưng thực tế, việc xây dụng cơ sở tôn giáo như nhà thờ nhà nguyện, nơi qui tụ sinh hoạt tôn giáo trong Giáo phận theo cơ chế: “XIN  – CHO”. Nên, cơ chế nhà nước quản lý người có đạo vượt ra ngoài khuôn khổ quyền thế tục cần thiết, muốn biến tôn giáo là cơ quan trần tục dưới quyền điều hành của ủy ban. Do đó, khung quản lý tôn giáo không tôn trọng đường lối đặc thù tôn giáo, tạo nên khó dễ việc hành đạo người có đạo. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, người tín hữu luôn nhắc nhở cho nhau câu của Thầy Chí Thánh đã nói xưa kia cho các môn đệ : “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không có chỗ gối đầu”, nên việc xây dựng nơi thờ tự dù có khó khăn hoặc bị từ chối nại ra nhiều lý do cũng không thay đổi Đức tin mà còn làm  mạnh mẽ đời sống Đức tin của người tín hữu nữa.
Và miền đất truyền giáo Kontum vẫn vẫy gọi tất cả những con người thiện chí dấn thân phục vụ để các anh chị em dân tộc ngày càng được phát triển xứng với phẩm giá con người, những người con của Chúa và được sống hài hòa với tất cả các thành viên của một cộng đồng đang có diễm phúc sống trên miền đất đỏ hiền lành hôm nay.

      Ngày Lễ Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu
           Kontum, ngày 01 tháng 10 năm 2014
Linh Mục GIOAKIM NGUYỄ HOÀNG SƠN
GHI CHÚ
[1] Lm Boutary (bản đánh máy) “Les Missionnaires et Les Montagnards”.
[2]   Cha Dourisboures, nguyên tác  “Les Sauvages Bahnars”, Paris 1929,  bản dịch  của Tòa Giám mục Kontum : ”Dân Làng Hồ” NXB. Đà Nẵng, 2014.
Chúng tôi sẽ trích dẫn sách “Dân Làng Hồ” theo bản dich 2014 này
[3] Bulletin de la Socciété des Estudes Indochinoises (BSEI), q. 30, Ier trimestre 1955.
[4]  Theo tự điển  ANNAM-LUSIATAN-LATIN, in tại Rome, 1651 (Quyển Gốc) của linh mục ALEXANDRE DE RHODES, từ ‘mọi, rợ mọi” gente do mato; fylneftres homines, quê mùa : villão : rufticus, i. (Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội 1991, cột 479).
  • Chúng tôi tìm hiểu thêm cột 354, từ “rustico : rufticusia, vm. quê mùa.
  • Cột 479: “mọi, rợ mọi” gente do mato: fylneftres homines, quê mùa: villão: rufticus, i.
  • Cột 486 cùng nghĩa : quê mùa : ruftico rufticus, a, vm.
  • Cột 652 :”rợ mọi” : mato brauo fylua incula. Đứa rợ mọi : homen do mato; fylue tris homo.
  • Vào thế kỷ  XVIII, các bản đồ của người Tây phương có ghi giữa vương quốc Chàm và Campuchia có Kemoi. Danh xưng này kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX, một số sách của người Pháp cũng có phiên âm kiểu Pháp các cư dân trên vùng núi Trường Sơn là “Mois”. Trong Đại Nam Thục Lục, tập I, tr. 172, Viện Sử học, Hà Nội 1962, có ghi vào năm 1711, vùng Nam Bàn và Trà Lai (Jrai) thuộc Hoả Quốc. Năm 1751, Thuỷ Xá và Hoả Xá triều cống cho triều đình. Mãi cho đến năm 1848, các vua này được phong phẩm tước, không  được coi như  “Mọi, Rợ”…   
  • Những danh xưng “Mọi” được định nghĩa và hiểu như thế nào?
  • Pierre Pigneau de Béhaine – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu, Tự vị Annam Latinh(Dictionarium Anamitico Latinum 1772-1777), NXB Trẻ, 1999, dịch và giới thiệu do Hồng Nhuệ và Nguyễn Khắc Xuyên, 1999, trong từ “Mọi” có nghĩa “Người man di ở ranh giới Đàng Trong”.
  • Theo Lm. Anthony Trần Văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, NXB Thuận Hoá, Huế 1999, trong từ “Mọi” được định nghĩa: “tiếng xưa gọi dân thiểu số Trung Việt”.
  • Để hiểu rõ hơn, xin đối chiếu từ  “Man Di”.
  1. Bá Đa Lộc, sđd, từ Di, tr. 115: Di: rợ mọi, rừng rú, từ Man di: rợ mọi (sđd, tr. 283).
  2. Lm. Anthony Trần Văn Kiệm, sđd, tr. 611: Từ “Man” có nghĩa là “tên Nam Man (dân miền nam ngoài biên giới Trung Hoa”; từ “Di”: tên người Trung Hoa ngày xưa gọi các dân ở Tây Nam bên ngoài biên cương Trung Hoa: Man di”; “Tiếng xưa gọi người ngoại quốc”.
[5]  Maitre (H) Les Jungles, Paris 1912, trang 551.
[6]  Launay: “Histoire de la Mission de Cochinchine. Documents Historiques”, Tome I, trang 244.
[7]  Dourisboure, sđd , chương XVII,  trang 157-166
[8  Dourisboure, sđd, trang 278
[9]   Dourisboure, sđd, trang 77
[10]  Dourisboure, sđd chương VIII, trang 78
[11]  Dourisboure, sđd trg 122
[12] Xem thêm trong Trang Mạng Truyền thông Giáo phận Kontum, địa chỉ : 
[13] Dourisboure, sđd, trang  302-303.
   Xin xem thêm :  “Les Sacrifice du Bufle chez les Bahnars de la Province de Kontum – Fête”, par  P.P. GUILLEMINET – Bulletin des Amis du Vieux Hué , XXIX Année, N0  2, Avril-Juin 1942.
[14] Dourisboure, sđd trang 291
[15] Dourisboure, sđd. Trang123
[16]  Dourisboure, sđd.trang 128
[17] Dourisboure, sđd trang 129
[18] Dourisboure, sđd. trang 130
[19] Dourisboure, sđd, trang 125-126
[20]  Dourisboure, sđd trang 126
[21]  Dourisboure, sđd, trang 179.
[23] “ HLAMAR DE HAIOH JESU”, Imprimatur :  Kontum, die 26 octobris 1956, Paul Seitz Vicaire Apostolique.
      Nhà in Saint-Paul, 184, Avenue de Verdun, Issy-Les Moulineaux (Seine), imprimé en France,  4è trimester 1967.
[24] Jacques Dournes, nguyên tác “Dieu aime les Paiens”, bản dich của  Tòa Giám mục Kontum, Nhà xuất bản tôn  giáo 2011, trang116.
[25] Xem Dourisboure, sđd, trang 52.
[26  Dourisboure, sđd, trang 303-304.
[27]  Dourisboure, sđd, trang 179
[28] Xin xem J.E. Kemlin, “Alliances Chez Les Reungao”, 1910.
[29] Jacques Dournes, sđd,  trang 117
[30]  Jacques Dournes, sđd, trang 121.
[31]  Dourisboure, sđd, trang 301-302.
[32] Xin xem Hlabar Tơbang năm 1912, số 15 trang  22-24.
[33] Jacques Dournes, sđd, trang 121 -122.

(Nguồn:
http://gpkontum.wordpress.com/2014/10/11/nhung-nguoi-duoc-thien-chua-yeu-thuong/#more-18416)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét