Mừng 75 năm Nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn (1939-2014)
Nhà thờ chính
tòa Qui Nhơn còn gọi là Nhà thờ Nhọn nằm ở thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Qui Nhơn.
Năm 1924, Giáo
phận Đông Đàng Trong được đổi thành Giáo phận Qui Nhơn. Tòa Giám mục lúc này đặt
ở Làng Sông, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định, nhà thờ Chính tòa của giáo phận là
nhà thờ Tiểu Chủng Viện Làng Sông. Nhà thờ này được Giám mục Van Camelbeke Hân
khởi công xây dựng vào năm 1892 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Năm 1930, Giám
mục Tardieu dời tòa Giám mục xuống Qui Nhơn. Nhà thờ giáo xứ Qui Nhơn được sử dụng
như nhà thờ chính tòa. Tuy nhiên do nhà thờ này nhỏ hẹp nên ngày 1 tháng 10 năm 1938, Giám mục Tardieu đã
khởi công xây dựng nhà thờ chính tòa mới[1].
Nhà thờ này do hội kiến trúc SIDEC thiết kế và được khánh thành vào ngày 10
tháng 12 năm 1939 với tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi[2].
Nhà thờ được
xây dựng theo bố cục hình thánh giá, dài 57,5 mét, rộng 22,6 mét, hai hàng cột
đúc ximăng cốt thép. Gian chính giữa rộng 8 mét, cung thánh rộng 8 mét, dài
14,50 mét. Sau cung thánh có 5 bàn thờ phụ. Nhà thờ có sức chứa lên đến 1.500
người[3].
Điểm đặc biệt là nhà thờ có một tháp nhọn cao 47,2 mét cao vút lên nền trời.
Chính điều này lý giải vì sao người dân thường quen gọi đây là nhà thờ nhọn.
Trong thời
gian 1945-1975, mặc dù có lệnh tiêu thổ kháng chiến được ban hành vào cuối năm
1946 nhưng nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn đã không bị tàn phá. Dưới thời linh mục
Phêrô Nguyễn Đình Tịch làm chính xứ, nhà thờ được tu sửa. Ngày 23 tháng 2 năm
1962, quả chuông lớn nặng 1.800 kg của nhà thờ thánh Pancratius ở Chicago, Mỹ được
dâng cúng cho nhà thờ chính tòa.
Ngày 25 tháng
6 năm 1961, Giám mục Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi chọn Đức Mẹ
hồn xác lên trời làm bổn mạng nhà thờ. Ngày 19 tháng 3 năm 1963, bàn thờ bằng một
khối hồng thạch có hình dáng hòm bia thánh được đặt ở cung thánh. Cũng trong dịp
nầy, tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời được đặt trên trụ đá kê giữa bàn thờ.
Để mừng kỷ niệm
50 năm xây dựng nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn 1939-1989, Giám mục Phaolô Huỳnh Đông Các đã cho lát đá
hoa cương gian cung thánh và sơn quét lại ngôi thánh đường. Đồng thời khởi công
xây dựng Hang Đá Lộ Đức bên cạnh nhà thờ Chính Tòa.
Năm 1992, đồng hồ điện
tử có bốn mặt được đặt trên tháp chuông. Điểm đặc biệt là bên cạnh tiếng chuông
đồng hồ còn có bài nhạc thánh ca Ave Ave Ave Maria phát ra mỗi khi điểm giờ.
Năm 2005, kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ, linh mục Anrê Huỳnh Thanh Khương
đã tu sửa nhà thờ, thay nền gạch bông, nới rộng, nâng cao và lát đá granite nền
cung thánh.
……...
__________________________
Chú thích:
1.
Sau khi nhà thờ Chính Tòa hiện nay được khánh thành, nhà
thờ trong khuôn viên Tòa Giám mục được tháo dỡ, cây gỗ và nhà tạm được chuyển
đến giáo họ Gò Dài để làm nhà thờ giáo họ.
2.
Société Indochinoise d’études et construction
3.
“Lược sử giáo xứ
chính tòa Quy Nhơn”. Giáo phận Quy Nhơn. Truy cập ngày 23 tháng 9
năm 2013.
(Theo http://gpquinhon.org/ ngày 01/08/2014)
Để hiểu rõ hơn, xin trân trọng giới thiệu " Lược sử giáo xứ chính tòa Qui Nhơn", do Lm Gioan Võ Đình Đệ biên soạn, trong trang web của Gp Qui Nhơn http://gpquinhon.org/. Xin chân thành cám ơn Cha Gioan Võ Đình Đệ.
P. Lê Minh Sơn
GIÁO XỨ CHÍNH TÒA
Bổn Mạng : Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Phần đất giáo xứ Chính Tòa Qui Nhơn ngày nay nằm trong thành phố Qui Nhơn: gồm các phường Trần Hưng Đạo, Thị Nại, Hải Cảng, Lê Lợi, xã đảo Nhơn Châu và thôn Hải Minh, Hải Giang xã Nhơn Hải.
Nhà thờ Chính Tòa tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Qui Nhơn.
II. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP
1. TÊN GỌI QUI NHƠN
Trong tiến trình mở cõi về phương Nam, năm 1470, vua Lê Thánh Tông sáp nhập phần đất vừa mới chiếm được của Chiêm Thành vào đạo Quảng Nam, đặt tên là phủ Hoài Nhơn gồm ba huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Phủ lỵ được đặt tại thành Đồ Bàn, thuộc thôn Bá Canh, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn ngày nay.
Năm 1602 (Nhâm Dần), chúa Tiên Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn lấy tên phủ Qui Nhơn, đặt chức quan Tuần Phủ Khám Lý coi sóc.
Năm 1651 (Tân Mão), chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần đổi tên phủ Qui Nhơn lấy tên phủ Qui Ninh.
Năm 1742 (Nhâm Tuất), chúa Nguyễn Phúc Khoát lấy lại tên phủ Qui Nhơn và dời phủ thành Qui Nhơn về phía Bắc thành Đồ Bàn, địa điểm nầy thuộc thôn Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn ngày nay.
Năm 1773 (Quý Tỵ), Nguyễn Nhạc xưng vương, mở rộng thành Đồ Bàn làm Hoàng Đế Thành.
Năm 1797 (Đinh Tỵ), sau khi thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lấy tên Bình Định thay cho tên phủ Qui Nhơn, Hoàng Đế thành đổi tên là Bình Định thành, tên gọi Bình Định xuất phát từ đây. Sau khi thống nhất lãnh thổ, năm 1802, Nguyễn Ánh xưng vương lấy hiệu Gia Long, đặt chức Qui Nhơn Án Trấn. Năm 1808, Bình Định Dinh được đổi thành Bình Định Trấn. Năm 1814, Bình Định thành bị phế bỏ, lập Dinh Bình Định tại địa điểm mới thuộc thôn An Ngãi và Kim Châu, trung tâm phường Bình Định, thị xã An Nhơn ngày nay. Năm 1832, vua Minh Mạng đổi Bình Định Trấn thành Bình Định Tỉnh. [1]
Trên đà Bình Định phát triển ở giai đoạn tiền bán thế kỷ 19, một phố thị được hình thành bên bờ đầm Thị Nại. Hiện nay Bảo Tàng Tổng Hợp Bình Định đang lưu giữ tấm bia bằng gỗ ghi công đức của 141 đơn vị và cá nhân cúng dường xây dựng miếu Quan Thánh đế quân, ngày nay gọi là chùa Ông Nhiêu, 251 Bạch Đằng, Qui Nhơn. Tấm bia được mở đầu như sau: “Nước Đại Nam, Thái tử Thiếu bảo Hiệp biện Đại học sĩ lãnh binh Bình - Phú Tổng đốc họ Võ, cùng Phố trưởng Trần Đức Hiệp, Cai trưởng Ngô Văn Phóng ở ấp Chánh Lộc, thôn Vĩnh Khánh, tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn thành tâm ăn chay niệm Phật để xây miếu Quan Thánh đế quân. Ngày mồng một tháng ba năm Đinh Dậu (1837) bắt đầu khởi công xây dựng…”.[2] Số tiền cúng dường của 141 đơn vị, cá nhân được ghi trên bia tổng cộng là 415 quan. Trong số 141 đơn vị, cá nhân cúng dường có 91,5% là thuyền hộ và 8,5% là các quan chức triều đình và hiệu buôn. Trong số 91,5% thuyền hộ cúng dường có 8% là người Hoa, phần lớn là người Việt.
Những chứng từ trên cho thấy vùng đất sau nầy có tên gọi thành phố Qui Nhơn là một vùng đất từ thời điểm năm 1837 đã có phố thị, có thương thuyền, có hiệu buôn, có cơ chế hành chánh nhưng tên gọi của đơn vị hành chánh vẫn là thôn Vĩnh Khánh. Sự thuận lợi của vùng đất cảng nầy đã thu hút các thương nhân, ngư dân và nhiều người thuộc nhiều thành phần khác nhau đến định cư. Do việc phát triển dân số cùng với nhu cầu mở rộng địa cư tại vùng đất nầy, hai làng Chánh Thành và Cẩm Thượng được thành lập từ thôn Vĩnh Khánh, tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước. Hai làng Chánh Thành và Cẩm Thượng là cơ sở để Cơ Mật Viện của Triều đình Huế có văn bản đề nghị thành lập thị xã Qui Nhơn vào ngày 20/10/1898.
Như thế có sự phân biệt phủ Qui Nhơn từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 19 với thành phố Qui Nhơn ngày nay, cả hai có cùng một tên gọi Qui Nhơn nhưng là hai đơn vị hành chánh với hai chỉ giới khác nhau và được hình thành trong hai thời điểm khác nhau. Về sự xuất hiện tên gọi Qui Nhơn của thành phố Qui Nhơn có nhiều ý kiến:
- Theo Quách Tấn: “…Đến khi đã dẹp yên phong trào Cần Vương, đặt vững nền đô hộ lên đất nước Việt nam, Chánh Quyền Thực Dân dùng Thị Nại làm lỵ sở và đổi tên là Qui Nhơn…”.[3]
- Theo Trần Đình Thái: “Khoảng tháng 3 năm Đinh Hợi (1887), sau khi dẹp xong phong trào Cần Vương, tại Bình Định người Pháp thiết lập lại cửa Thị Nại một thành phố gọi là Qui Nhơn”.[4]
Cách chung, theo hai ý kiến trên và đa số các ý kiến khác, tên gọi Qui Nhơn của thành phố Qui Nhơn do người Pháp thiết đặt sau khi phong trào Văn Thân Cần Vương bị tan rã. Tuy nhiên việc xác định năm tháng ngày giờ xuất hiện tên gọi Qui Nhơn của thành phố Qui Nhơn có nhiều ý kiến khác nhau:
- Trong các bản báo cáo hằng năm của các Giám mục thừa sai gởi về nhà MEP. Bản báo cáo năm 1879 của Đức cha Van Camelbeke có nói đến “Ông Lãnh sự Pháp ở Qui Nhơn – M. le Consul de France à Qui-Nhon”.[5]
- Trong các Văn bản, Hiệp ước giữa Việt - Pháp và các văn bản của Triều đình Huế:
- Điều 11 của Hiệp ước Giáp Tuất (1874), trong đó Triều đình Huế phải mở các cửa biển cho ngoại quốc vào buôn bán, tên gọi cửa Thị Nại được dùng trong văn bản. Tên gọi cửa Qui Nhơn chưa có trong văn bản nầy.
- Trong thư của ông Vernéville, Lãnh sự Pháp ở Qui Nhơn viết năm 1881, đã có tên gọi Qui Nhơn. [6]
- Điều 7 của Hiệp ước Quý Mùi (25/8/1883), tên gọi cửa biển Qui Nhơn được dùng trong văn bản.
- Năm 1884, trong văn bản của Triều đình Huế nói về việc người Pháp chủ động thông thương các cửa biển từ Biên Hòa đến Ninh Bình,[7]trong đó tên gọi cửa Thị Nại vẫn được dùng cho đến khi Cơ Mật Viện của Triều đình có văn bản đề nghị thành lập thị xã Qui Nhơn vào ngày 20/10/1898. Ngày 12/7/1899 vua Thành Thái ký chỉ dụ thành lập thị xã Qui Nhơn. Ngày 14/3/1900 Toàn Quyền Đông Dương, Paul Doumer, ký Nghị định qui định ranh giới thị xã Qui Nhơn khoảng 7km², gồm hai làng Chánh Thành và Cẩm Thượng. Ngày 30/4/1930, Toàn quyền Đông Dương, Pasquier, ký Nghị định thành lập thành phố Qui Nhơn. Với Nghị định nầy, thành phố Qui Nhơn được chia làm năm khu phố: Khu 1 và khu 2 (làng Chánh Thành), khu 3 và khu 4 (làng Cẩm Thượng), khu 5 (một phần đất của làng Hưng Thạnh).[8]
Khu 6 hiện nay là một phần đất xưa của thôn Xuân Quang và thôn Xuân Vân.[9] Thôn Xuân Quang và thôn Xuân Vân của huyện Tuy Phước được sáp nhập vào thị xã Qui Nhơn theo Nghị định số 594-BNV ngày 12/10/1961. Như thế, Khu 6 có thể được thành lập sau ngày 12/10/1961.
Từ những sử liệu trên đây, về phía người pháp, tên gọi Qui Nhơn để chỉ phần đất tiền thân thành phố Qui Nhơn ngày nay đã xuất hiện sau năm 1874 và trước năm 1881. Về phía Việt Nam, Qui Nhơn chính thức là tên gọi của một đơn vị hành chánh (thị xã Qui Nhơn) được ghi trong văn bản của triều đình vào ngày 20/10/1898.
Theo dòng lịch sử, địa giới thành phố Qui Nhơn đã nhiều lần đổi thay. Mới nhất, theo Quyết định số 159/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2010, thành phố Qui Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Thành phố Qui Nhơn có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ.
Hiện nay trên địa hạt thành phố Qui Nhơn có 10 giáo xứ: Chính Tòa (Qui Nhơn), Qui Đức, Hòa Ninh, Qui Hiệp, Ghềnh Ráng, Qui Hòa, Đồng Tiến, Xuân Quang, Ngọc Thạnh, Phú thạnh và giáo họ Đông Định của giáo xứ Tân Dinh.
Từ những sử liệu trên đây, về phía người pháp, tên gọi Qui Nhơn để chỉ phần đất tiền thân thành phố Qui Nhơn ngày nay đã xuất hiện sau năm 1874 và trước năm 1881. Về phía Việt Nam, Qui Nhơn chính thức là tên gọi của một đơn vị hành chánh (thị xã Qui Nhơn) được ghi trong văn bản của triều đình vào ngày 20/10/1898.
Theo dòng lịch sử, địa giới thành phố Qui Nhơn đã nhiều lần đổi thay. Mới nhất, theo Quyết định số 159/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/01/2010, thành phố Qui Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Thành phố Qui Nhơn có 16 phường: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Văn Cừ, Đống Đa, Thị Nại, Hải Cảng, Ngô Mây, Ghềnh Ráng, Quang Trung, Nhơn Bình, Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, và 5 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hội, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Phước Mỹ.
Hiện nay trên địa hạt thành phố Qui Nhơn có 10 giáo xứ: Chính Tòa (Qui Nhơn), Qui Đức, Hòa Ninh, Qui Hiệp, Ghềnh Ráng, Qui Hòa, Đồng Tiến, Xuân Quang, Ngọc Thạnh, Phú thạnh và giáo họ Đông Định của giáo xứ Tân Dinh.
Một hình ảnh xưa nhìn từ phía Chủng viện sang nhà thờ Chính Tòa
2. GIÁO XỨ QUI NHƠN
Năm 1885, phong trào Văn Thân hành động với chủ trương Bình Tây Sát Tả rất khắc nghiệt. Ngày 04/8/1885 Đức cha Van Camelbeke Hân, truyền cho giáo dân phía bắc Bình Định và các vùng lân cận Làng Sông phải di cư đến cửa Thị Nại để tránh Văn Thân bách hại. Giáo dân từ các họ đạo Nước Nhỉ, Nhà Đá, Đại An, Kiều Đông, Gò Thị, Nam Bình, Tân Dinh đã vội trốn về đây tị nạn. Phong trào Văn Thân vừa chấm dứt, năm 1887 phần lớn giáo dân hồi cư về quê cũ, một số ít người ở lại sinh sống tại làng chài cửa Thị Nại.
Năm 1876 Vua Tự Đức cho phép Pháp lập lãnh sự quán tại Thị Nại sau khi cấp cho Pháp 2,5 ha làm đất nhượng địa.[10] Từ đó, quân đội và các cơ quan chính phủ bảo hộ dần dần trấn đóng trên phần đất nầy. Năm 1892, Tòa Công sứ Pháp được xây dựng tại vị trí hiện nay là khách sạn Quy Nhơn, 08 Nguyễn Huệ.
Từ khi người Pháp đặt Tòa Công sứ và khai thác cửa biển Qui Nhơn, cảng Qui Nhơn trở thành một cảng quan trọng trong vùng bờ biển giữa Sài Gòn và Đà Nẵng. Qui Nhơn dần dần trở nên một đô thị sầm uất, nhà cửa ở đây được xây dựng theo kiểu Tây phương. Cư dân Qui Nhơn có người Việt, người Hoa, người Pháp và một ít thương nhân Ấn Độ. Một số người Việt và người Pháp Công giáo làm thành giáo họ Qui Nhơn, thuộc giáo xứ Làng Sông. [11]
Trong xu thế phát triển ở Qui Nhơn, Đức cha Grangeon Mẫn đã trưng một khu đất có chỉ giới ngày nay là đường Trần Bình Trọng (Đông), đường Hàn Thuyên (Tây), đường Trần Hưng Đạo (Nam), đường Bạch Đằng (Bắc). Năm 1903, chính quyền đã cấp trích lục khu đất nầy do cha Louis Célestin Vallet Ngân đứng tên. Trên khu đất nầy, cơ sở nhà chung được thiết lập đầu tiên là nhà Quản lý. Lúc bấy giờ cha Louis Célestin Vallet, quản lý Nhà chung từ Làng Sông về Qui Nhơn để nhận hàng và gởi thư. Trong lúc đó ở Qui Nhơn đã có một số giáo hữu Việt và Pháp nên cha Vallet dựng ngôi nhà thờ tạm nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ cho họ. Nhà thờ nầy lúc bấy giờ tọa lạc trong khuôn viên Tòa Giám Mục ngày nay.
Năm 1905, Qui Nhơn được thành lập giáo xứ với số giáo dân là 294 người, trong đó khoảng 50 người Châu Âu. Cha Louis Célestin Vallet được bổ nhiệm làm chính xứ đầu tiên. [12]
III. CÁC CHA SỞ VÀ CHA PHÓ
01. Cha Louis Célestin Vallet Ngân (1905-1908)
Trong thời gian cha Vallet làm chính xứ Qui Nhơn, cha đã lập giáo họ Xóm Cát, tức Qui Hoà ngày nay.
02. Cha Paul Emile Mathey (1908-1911)
Cha phó : Marie Félix Bérard (1911)
03. Cha Guillaume David Yên (1911-1912)
04. Cha Henri Bonhomme Toại (1912-1914)
05. Cha Jules Joseph Saulot Lượng (1914-1917)
06. Cha Tôma Thiềng (1917-1923)
Cha Tôma Thiềng đặc trách tín hữu Việt Nam. Các tín hữu ngoại quốc do cha Quản lý Nhà chung làm tuyên úy. Lúc bấy giờ (1918-1920), khu dân cư làng chài thuộc khu 2 ở cuối đường Trần Phú ngày nay bị giải tỏa để chỉnh trang thị xã, trong đó có một số gia đình công giáo, lần lượt họ đến ở tại vùng đất ngày nay là công viên vòng xuyến ngã năm đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Ỷ Lan, rồi dời đi lần nữa và định cư tại Gò Rộng. Để đáp ứng nhu cầu đạo đức của giáo dân ở đây, cha Tôma Thiềng đến giúp mục vụ và ban các bí tích. Trong bối cảnh đó, một nhà nguyện mái tranh vách đất được hình thành tại Gò Rộng và giáo họ Gò Rộng thuộc giáo xứ Qui Nhơn được khai sinh vào thời cha Pierre Sanctuaire Khánh làm cha sở Qui Nhơn (1929-1932).
Thời gian cha Tôma Thiềng đặc trách chăm sóc mục vụ tín hữu Việt Nam tại Qui Nhơn (1917-1923), giáo họ Hội Lộc, còn gọi là họ Đầm được nhập về giáo xứ Qui Nhơn. Nguyên giáo họ Hội Lộc lúc mới thành lập thuộc giáo xứ Gò Thị thời cha Panis Ngãi, rồi thuộc giáo xứ Tân Dinh thời cha F.X. Huỳnh Công Ẩn làm cha sở Tân Dinh (1904-1923).
07. Cha Antôn Huỳnh Ngọc Thạnh (1923-1929)
08. Cha Pierre Sanctuaire Khánh (1929-1932)
Cha phó : GB. Nguyễn Khắc Trung (1930-1932)
09. Cha Jules Vincent Labiausse Sáng (1932-1941)
Thời cha Labiausse Sáng làm cha sở, tại giáo xứ Qui Nhơn có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ : Trường Gagelin ở Kim Châu do các sư huynh dòng Lasan phụ trách, dời về Qui Nhơn năm 1932. Năm 1933, bão lớn làm sập nhà thờ Gò Rộng, Cha Labiausse Sáng dựng lại. Cũng trong năm 1933, Đại Chủng Viện Đại An dời về Đại Chủng Viện Qui Nhơn.[13] Đại Chủng Viện Qui Nhơn được Đức cha Tardieu Phú cho khởi công xây dựng từ năm 1930. Năm 1935, nhà in Làng Sông dời về Qui Nhơn. Tòa Giám mục Qui Nhơn được Đức cha Tardieu Phú xây dựng và khánh thành vào đầu năm 1936. Cũng trong năm nầy, cha Labiausse lập giáo họ Qui Hải, các nữ tu Bác Ái Vinh Sơn đến mở trường tiểu học và Cô nhi viện tại Qui Nhơn. Đặc biệt, nhà thờ Chính Tòa cũng là nhà thờ của giáo xứ, rất khang trang, bề thế nhất trong vùng, được khánh thành vào ngày 10/12/1939. Như thế, lúc bấy giờ trên địa bàn giáo xứ Qui Nhơn có nhiều cơ sở công giáo quan trọng. [14]
Các cha phó :
* Cha GB. Nguyễn Khắc Trung 1932-1937
* Cha Phaolô Nguyễn Xuân Bàn 1937-1939
* Cha Giacôbê Nguyễn Đình Thuận 1939-1941
10. Cha Pierre Sanctuaire Khánh (lần 2) (1941-1945)
Chiều ngày 09/3/1945, Nhật lật đổ Pháp, chiếm chính quyền ở Qui Nhơn. Các thừa sai Pháp tại các nhiệm sở được sự giám sát chặt chẽ của người Nhật một ít lâu, sau đó các thừa sai được lệnh của Nhật tập trung về Tòa Giám Mục Qui Nhơn. Lúc bấy giờ Đức cha Piquet không thể trực tiếp điều hành giáo phận, ngài bổ nhiệm cha Phêrô Đặng Quyền Huy làm Đại Diện Thừa Ủy, thay mặt Đức cha điều hành giáo phận. Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng minh. Lợi dụng tình thế, Mặt Trận Việt Minh khởi nghĩa chiếm chính quyền.
Được lệnh chính quyền đương thời, ngày 21/11/1945, Đức cha Piquet, các thừa sai và các nữ tu ngoại quốc lên tàu lửa đi Huế.[15]
Các cha phó :
* Cha Giacôbê Nguyễn Đình Thuận 1941-1943
* Cha Augustinô Nguyễn Thanh Long 1943-1944
* Cha Phaolô Nguyễn Minh Đoan 1945-1946
* Cha Antôn Hồ Ngọc Hạnh ở Tòa Giám Mục, thỉnh thoảng đến giúp mục vụ.
11. Cha Phaolô Nguyễn Minh Đoan (1945-1946)
Sau khi cha Pierre Sanctuaire Khánh cùng toàn bộ các thừa sai phải rời khỏi vùng Việt Minh, cha Phaolô Đoan điều hành giáo xứ Qui Nhơn cho đến đầu năm 1946,[16] cư dân Qui Nhơn phải thực hiện lệnh tản cư lần thứ nhất của Mặt trận Việt Minh thị xã Qui Nhơn. Lúc bấy giờ cha Phaolô Đoan di cư về giáo họ Mỹ Cang giáo xứ Gò Thị, sau đó cha về an dưỡng tại giáo họ Suối Nổ giáo xứ Nhà Đá và qua đời tại Suối Nổ năm 1949.
Ngày 19/12/1946, lệnh Toàn quốc Kháng chiến được ban ra, sau đó là lệnh tiêu thổ kháng chiến vào tháng 3/1947, một lần nữa, cư dân thị xã Qui nhơn được đặt trong tình trạng tản cư và tiêu thổ. Đứng trước tình trạng các cơ sở Công giáo sẽ bị tàn phá, nhất là để bảo vệ Nhà thờ Chính toà và Toà giám mục, một phái đoàn thương thuyết của giáo phận được thành lập. Phái đoàn gồm có: cha Bề trên Phêrô Ðặng Quyền Huy, cha Phaolô Trương Công Chánh (Quản lý Ðịa phận), cha Giuse Lê văn Ly (cha sở Nhà Đá) và Cha Augustinô Nguyễn Cao Thìn (cha sở Nước Nhỉ). Phái đoàn trực tiếp thỉnh cầu Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh; sau ba tháng đi lại không kết quả, phái đoàn phải trực tiếp đến Liên Khu V để xin can thiệp. Cuối cùng Lãnh đạo Liên khu V chấp thuận và quyết định không đập phá các cơ sở Công giáo tại Qui nhơn, nhưng khi lệnh đến nơi thì trường Gagelin của các sư huynh La san, cơ sở các nữ tu Bác Ái Vinh Sơn, nhà in, nhà quản lý đã thành bình địa, chỉ còn lại Nhà thờ Chính Toà, Tòa Giám mục, Ðại Chủng viện đã bị tháo gỡ mái ngói. Dù không tiếp tục triệt phá 3 cơ sở trên, nhưng du kích thị xã đã cho gài mìn sẵn, hễ quân Pháp đổ bộ lên Qui nhơn là cho đánh sập các cơ sở nầy.[17]
Từ khi cha Phaolô Đoan rời khỏi giáo xứ cho đến năm 1955, giáo xứ Qui Nhơn không có cha sở. Cha Phêrô Đặng Quyền Huy Đại diện thừa ủy, điều hành giáo xứ (1950-1954); Ngày 23/11/1954, cha Phêrô Đặng Quyền Huy qua đời.
12. Cha Phêrô Nguyễn Đình Tịch (1955-1964)
Cha Phêrô Nguyễn Đình Tịch đảm nhận nhiệm vụ Đại diện thừa ủy, kiêm nhiệm giáo xứ Qui Nhơn thay cho cha Phêrô Đặng Quyền Huy đã qua đời. Lúc bấy giờ cha Phêrô Tịch đang ở Làng Sông, cha cho thầy Giuse Nguyễn Hữu Ngợi lo tu sửa nhà xứ Chính Tòa[18] sau một thời gian dài vườn không nhà trống vì lệnh tiêu thổ kháng chiến. Cha Phêrô cho thầy Phêrô Nguyễn Quang Báu đi thu gom bàn ghế, chặng đàng thánh giá của nhà thờ trước đó được phân tán gởi ở nhà thờ Phổ Trạch, nhà thờ Gò Thị, Cô nhi Gò Thị. Thầy Báu thu gom và chở bằng ghe từ Gò Thị theo đường Đầm thị Nại về Qui Nhơn. Công việc được hai thầy gấp rút hoàn thành để kịp đón Đức cha Piquet từ Nha Trang về thăm Qui Nhơn.[19]
Thời cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Đình Tịch làm chính xứ Qui Nhơn, cha tổ chức nhiều hoạt động Công giáo tiến hành. Lúc bấy giờ tại giáo xứ có các hội đoàn như Hiệp Hội Thánh Mẫu, Legio Mariae, Bác ái Vinh Sơn, Nữ đoàn bác ái. Vừa là cha sở Qui Nhơn, vừa là Giám đốc Công giáo tiến hành của giáo phận, do đó nhân sự và các hoạt động của Công giáo tiến hành được cha Phêrô điều hành hầu hết khởi sự từ giáo xứ Qui Nhơn, như một đầu tàu. Cha Phêrô được sự cộng tác năng động và tích cực của các cha phó và rất nhiều giáo dân như các ông Nguyễn Như Quỳnh, Phạm Xuân Áng, Nguyễn Lụt, Nguyễn Trượng, Nguyễn Đức Bạng, Bùi Tấn Ba, Huỳnh Nhuận, Huỳnh Kim Long, Nguyễn Quang Hiển… Hoạt động Công giáo tiến hành đã đem lại kết quả rất tốt đẹp, nhiều giáo họ được thành lập : Giáo họ Hòa Ninh (1955), giáo họ Vân Canh (1957), các giáo họ Hải Giang, Hải Minh, Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu [20] và Phú Huề (1958), giáo họ Ghềnh Ráng (1959), giáo họ Xuân Quang (1960), giáo họ Khu Sáu và Đồng Tiến (1962), tái lập giáo họ Qui Hải (1964).
Theo thông cáo của Tòa Giám Mục Qui Nhơn đề ngày 01/6/1968: “…từ ngày ra thông cáo này Họ Đạo Nhà Thờ Khu Sáu sẽ mang tên Qui Hiệp”.[21]
Ngày nay các giáo họ Hòa Ninh, Ghềnh Ráng, Xuân Quang, Qui Hiệp, Đồng Tiến đã được thành lập giáo xứ. Giáo họ Vân Canh thuộc giáo xứ Ngọc Thạnh; Phú Huề thuộc Qui Đức ; Qui Hải được sáp nhập vào giáo xứ Qui Hiệp.
Các cha phó:
* Cha FX. Nguyễn Quang Sách 1956
* Cha Giuse Lê Khắc Tâm 1956
* Cha GB. Đinh Đức Hậu 1959
* Cha Luy Cao Đức Thuận 1960-1962
* Cha GB. Nguyễn Văn Vàng CssR. 1960
* Cha Phêrô Nguyễn Quang Báu 1960-1964
* Cha Đôminicô Bùi Phúc Dinh 1962-1964
* Cha Augustinô Nguyễn Văn Chế 1962-1963
13. Cha Giuse Nguyễn Sồ (1964-1970)
Cha Giuse Nguyễn Sồ đang làm quản lý giáo phận được Đức cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn bổ nhiệm làm cha sở Qui Nhơn kiêm hạt trưởng Qui Nhơn, quản lý giáo phận và giám đốc Caritas giáo phận. Lúc bấy giờ cha Giuse Nguyễn Sồ vẫn ở tại Sở quản lý tại Tòa Giám Mục cho đến khi cha Giuse Phan Văn Hoa từ giáo xứ Đồng Tre về nhận nhiệm vụ Quản lý giáo phận vào tháng 3 năm 1967, cha Giuse Nguyễn Sồ đến ở nhà xứ Chính Tòa.
Từ khoảng tháng 10 năm 1964, cha Giuse Nguyễn Sồ cáng đáng việc tiếp cư, tạm cư và cứu trợ đồng bào tị nạn chiến tranh từ các giáo xứ miền quê tấp nập kéo về Qui Nhơn. Cha cho thành lập các trại tạm cư tại Khu I (nay thuộc giáo xứ Chính Tòa), khu VI (nay thuộc giáo xứ Qui Hiệp), Ghềnh Ráng, Xuân Quang, Qui Đức, Đồng Tiến. Các trại tạm cư nầy có đông giáo dân, tạo nền cho việc thành lập các giáo xứ Qui Hiệp, Đồng Tiến, Qui Đức, Xuân Quang, Ghềnh Ráng.
Các cha phó:
* Cha Phêrô Nguyễn Quang Báu 1964-1968
* Cha Phêrô Tuần Nguyễn Cao Hiên 1964-1966
* Cha Antôn Hoàng Tiến Nam 1966-1970
* Cha Giuse Phạm An Ninh 1968-1970
* Cha Luca Nguyễn Huy Kỳ 1968-1970
14. Cha Phaolô Huỳnh Tấn Ngoan 1970-1973
Các cha phó:
* Cha Luca Nguyễn Huy Kỳ 1970-1974
* Cha Antôn Hoàng Tiến Nam 1970-1971
* Cha Giuse Phạm An Ninh 1970-1974
15. Cha Giuse Tô Đình Sơn 1973-1975
Cha phó: Stêphanô Dương Thành Thăm 1974-1975
16. Đức Cha Giuse Phan Văn Hoa 1975-1986
Các cha phó:
* Cha Giuse Võ Đình Sen 1975-1986
* Cha Phaolô Lê Văn Nhơn 1975-1986
17. Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các 1986-1992
Các cha cộng tác:
* Cha Phêrô Nguyễn Soạn 1989-1992
* Cha Ignatiô Huỳnh Đắc Nhì 1989-1992
Các cha phó:
* Cha Giuse Võ Đình Sen 1986-1989
* Cha Phaolô Lê Văn Nhơn 1986-1992
18. Cha TĐD Phêrô Nguyễn Soạn 1992-2000
Các cha phó:
* Cha Phaolô Trịnh Duy Ri 1992-1999
* Cha FX. Lữ Minh Điểm 1994-1995
* Cha Giuse Lê Kim Ánh 1995-2000
* Cha Phêrô Võ Thanh Nhàn 1999-2000
19. Cha Anrê Huỳnh Thanh Khương 2000-2005
Các cha phó:
* Cha Giuse Lê Kim Ánh 2000-2000
* Cha Phêrô Võ Thanh Nhàn 2000-2001
* Cha Gioakim Trần Minh Dũng 2001-2002
* Cha Gioakim Dương Minh Thanh 2001-2005
* Cha Giuse Nguyễn Bá Trung 2001-2005
* Cha Phêrô Võ Hồng Sinh 2003-2005
20. Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi 2005-2010
Các cha phó:
* Cha Gioakim Dương Minh Thanh 2005-2009
* Cha Giuse Nguyễn Bá Trung 2005-2008
* Cha Giuse Dương Quang Minh 2005-2006
* Cha Phaolô Võ Đình Hoài 2008- 2010
* Cha Gioakim Bùi Tấn Lộc 2009- 2010
21. Cha Giuse Lê Kim Ánh 2010- …..
Các cha phó:
* Cha Phaolô Võ Đình Hoài 2010- ….
* Cha Gioakim Bùi Tấn Lộc 2010-2011
* Cha Giuse Phan Thế Vinh 2010- ….
IV. CƠ SỞ VẬT CHẤT:
1. Thời Đức cha Augustinô Tardieu Phú
Nhà Thờ Chính Toà
Trước khi Đức cha Augustinô Tardieu Phú làm Giám mục Đại diện Tông tòa giáo phận Qui Nhơn, Tòa Giám Mục đặt ở Làng Sông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, nhà thờ Chính tòa của giáo phận là nhà thờ Tiểu Chủng Viện Làng Sông. Nhà thờ này ngày nay vẫn còn đứng vững cùng với cơ sở Tiểu Chủng Viện. Nhà thờ này theo kiến trúc cổ, mái ngói tường gạch với bốn hàng cột danh mộc, Đức cha Van Camelbeke Hân khởi công xây dựng vào năm 1892. Năm 1901, ngài qua đời và được an táng trong nhà thờ này.
Khi Đức cha Tardieu làm Giám mục (1930-1942), thì Tòa Giám Mục và sở Quản lý nhà chung được dời xuống Qui Nhơn. Lúc bấy giờ nhà thờ giáo xứ Qui Nhơn nhỏ hẹp nằm trong khuôn viên Tòa Giám Mục ngày nay, được sử dụng như nhà thờ Chính tòa tạm. [22]
Sau khi xây dựng Tòa Giám mục, Đức cha Tardieu xây dựng nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn như ngày nay. Công trình được khởi công ngày 01 tháng 10 năm 1938 do hội kiến trúc SIDEC [23] thực hiện. Cha Dorgeville thay mặt giáo phận giám sát việc thực hiện hợp đồng. Công trình kiến thiết đã hoàn tất ngày 10/11/1939 và lễ khánh thành nhà thờ đã được cử hành ngày 10/12/1939, Nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ Mân Côi. Dự lễ khánh thành có Đức cha Lemasle (Huế) chủ tọa lễ đại triều và giảng lễ, Đức cha Jannin (Kontum) ban phép lành bế mạc trọng thể, Đức cha Tardieu làm phép nhà thờ, độ 30 linh mục, trong số đó có cha Chapuis Đại diện Thừa ủy Huế, cha Louison miền truyền giáo Kontum, các thầy đại chủng viện hát lễ, độ 30 chú tiểu chủng sinh giúp lễ, các em thiếu nhi đồng phục dàn chào, nam nữ tu sĩ các hội dòng: Thừa sai Bác Ái, Thánh Giuse Kim Châu, Mến Thánh Giá Gò Thị, Franciscaine Qui Hòa, St. Paul de Chartres Kim Châu; giáo dân Qui Nhơn và các giáo xứ lân cận.[24]
Kiến trúc của nhà thờ: Nhà thờ hình thánh giá, dài 57,50 mét, rộng 22,60 mét, hai hàng cột đúc ximăng cốt thép, phân nhà thờ ra ba gian. Gian chính giữa rộng 8 mét, cung thánh rộng 8 mét, dài 14,50 mét. Sau cung thánh có 5 bàn thờ phụ. Nhà thờ có thể dung nạp đến 1.500 người.
Nhà thờ có một tháp nhọn cao 47,20 mét tại cửa tiền. Trong Bulletin MEP tháng 2-1940 có ghi vài nét về nhà thờ: “Qui Nhơn chưa có nhà thờ Chính Tòa. Trong 10 năm qua đã kiến thiết Đại Chủng Viện, Tòa Giám Mục. Sự chờ đợi đã kéo dài, dù sao ngày nay đã có kết quả, gây thán phục chung trước một ngôi thánh đường đẹp, tháp nhọn bắn vút lên nền trời Qui Nhơn. Bên trong bài trí tuy giản dị, song gây một ấn tượng hùng tráng và tỉnh mịch ” .
Qua những cuộc chiến tranh xảy ra trong thời gian 1945-1975, nhất là khi lệnh tiêu thổ kháng chiến được ban hành vào cuối năm 1946 nhưng nhà thờ Chính Toà Qui Nhơn đã không bị tàn phá, người tín hữu Qui Nhơn nhìn nhận đây là nhờ ơn che chở của Mẹ Maria, bổn mạng của giáo xứ.
2. Thời Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi
Thời cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Đình Tịch làm cha chính xứ, nhà thờ Chính Tòa được tu sửa, quét vôi, sân trước tiền đường được mở rộng và nâng cao như chiều cao và diện tích hiện nay,[25] bên dưới các cửa sổ được đặt những tấm lam để nhà thờ được thông thoáng hơn.
* Ngày 23/02/1962, quả chuông lớn nặng 1.800kg, đường kính 1,25m đã được đặt lên tháp nhà thờ trên độ cao 25m. Quả chuông nầy nguyên là của nhà thờ Saint Pancratius ở Chicago do cha Robert Niec phụ trách. Với ý hướng hòa bình và tình hữu nghị, cha Robert Niec dâng cúng quả chuông nầy qua trung gian ông John Grozdiak, một kỹ sư người Hoa Kỳ đã quen biết Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi từ nhiều năm trước. Quả chuông được chở trên chiếc tàu ‘Sainte Mère Eglise’ và cập bến Sài Gòn ngày 27/01/1962, đưa về tới Qui Nhơn ngày 14/02/1962.[26]
* Ngày 19/03/1963, bàn thờ bằng một khối hồng thạch dài 3m, rộng 1,10m, cao 1m, có hình dáng hòm bia thánh với hai chân tròn vững chắc được đặt ở cung thánh. Bàn thờ nầy đã được khởi công khai thác đá tại Non Nước, Đà Nẵng từ cuối năm 1962. Cũng trong dịp nầy, cung thánh và lối đi giữa lòng nhà thờ được lát gạch bông, tượng Đức Mẹ hồn xác lên trời được đặt trên trụ granito kề giữa bàn thờ.[27] Nguyên từ ngày khánh thành (10/12/1939) nhà thờ Chính Tòa đã được dâng kính Đức Mẹ tước hiệu Mân Côi. Đến ngày 25/06/1961, cuối nghi thức đăng tòa Giám mục Chính Tòa, Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi xướng kinh kính Đức Mẹ hồn xác lên trời, từ đó Đức Mẹ tước hiệu hồn xác lên trời được chọn làm bổn mạng nhà thờ Chính Tòa.[28]
* Cha Phêrô Nguyễn Đình Tịch xây dựng trường tiểu học Sao Biển, sát khuôn viên nhà thờ chính tòa, giao cho các sư huynh Lasan điều hành.
* Cha lập cô nhi viện thánh Phaolô, nằm phía Tây trong khuôn viên đất nhà thờ, ngày nay là tu viện Phaolô.
3. Thời Đức cha Đôminicô Hoàng Văn Đoàn
* Năm 1974 cha Giuse Tô Đình Sơn đã khởi công xây dựng hội trường nhà thờ Chính Tòa. Họa đồ hội trường có ba tầng, nhưng chỉ mới thực hiện được hai tầng, công trình bị dừng lại và chưa khánh thành.
* Bên cạnh nhà thờ về phía Đông, có dãy nhà 01 tầng, ngày nay là Chủng Viện Qui Nhơn. Cha Phêrô Nguyễn Đình Tịch đã từng đặt văn phòng giáo xứ tại đây.
4. Thời Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các
- Thời cha Tổng Đại diện Giuse Phan Văn Hoa làm chính xứ, sau đó làm Giám mục phó, Đức cha Giuse tìm cách giúp đỡ, đưa các gia đình tạm cư phía sau nhà thờ Chính Tòa định cư nơi khác, một số về quê quán, một số định cư ở Qui Nhơn.
* Tu sửa nhà thờ Chính Tòa và chỉnh trang khuôn viên
Để mừng kỷ niệm 50 năm xây dựng nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn 1939-1989, Đức cha Phaolô đã cho lát đá hoa cương gian cung thánh và sơn quét lại ngôi thánh đường. Cũng trong dịp nầy, bờ tường và cổng ngõ được xây dựng kiên cố. Đại lễ kỷ niệm 50 năm đã được cử hành trang trọng và ấm cúng.
* Hang đá Đức Mẹ Lộ Đức
Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các đã khởi công xây dựng Hang Đá Lộ Đức bên cạnh nhà thờ Chính Tòa. Thầy F.X. Lữ Minh Điểm phụ trách thực hiện kết cấu, cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi phụ trách mỹ thuật. Công trình được làm phép ngày 07/11/1991.[29]
- Thời cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Soạn làm cha sở Chính Tòa:
* Đồng hồ trên tháp
Năm 1992, đồng hồ điện tử có bốn mặt được đặt trên tháp chuông. Tiếng chuông đồng hồ và bài nhạc thánh ca Ave Ave Ave Maria điểm giờ là lời mời gọi con cái nhớ đến Hiền Mẫu Maria, bổn mạng của giáo xứ và cũng là một nét văn hóa ở Qui Nhơn.
* Nhà thờ Hội Lộc
Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Soạn đã xây dựng ngôi thánh đường khang trang tại Hội Lộc thuộc bán đảo Phương Mai. Lúc bấy giờ chưa có cầu Thị Nại dài gần 3 km nối liền bán đảo Phương Mai với thành phố Qui Nhơn như ngày nay. Tất cả vật tư xây dựng phải được vận chuyển bằng ghe thuyền, rất khó khổ và tốn kém gấp bội. Công trình nhà thờ đã khởi công xây dựng năm 1995 và đã hoàn thành năm 1996. Tại đây có thánh lễ Chúa nhật hàng tuần do các cha giáo xứ Chính Tòa phụ trách. Ngày 28/8/2005, cha Gioakim Dương Minh Thanh, phó xứ Chính Toà được bổ nhiệm đặc trách Hội Lộc, thường trú tại đây để chăm sóc mục vụ cho các tín hữu ở rải rác trên bán đảo nầy. Ngày 17/9/2009, Hội Lộc được thành lập giáo xứ.
5. Thời Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn
- Cha Tổng Đại Diện Anrê Huỳnh Thanh Khương làm chính xứ giáo xứ Chính Tòa, đã tu sửa và xây dựng:
* Nhà xứ mới
Đức cha Phêrô đã cho nâng tầng hội trường nhà xứ lên một tầng nữa đúng với kiến trúc nguyên thủy, để làm nhà xứ. Công trình được khởi công ngày 05/9/2000, hoàn thành ngày 20/12/2000. Tòa nhà ba tầng, nằm cạnh nhà thờ, có chiều dài 42m, rộng 15,6m, có đủ phòng cho các cha chính xứ, cha phó, thầy giúp xứ, phòng họp, phòng khách, phòng truyền thống và hội trường.
* Nhà An Bình
Vì nhu cầu của của giáo xứ, cha Tổng Đại Diện Anrê Huỳnh Thanh Khương đã cho xây dựng nhà An Bình để đặt hài cốt các tín hữu. Công trình đã được khởi công ngày 18/6/2001 và được làm phép ngày 29/11/2001. Nhà có chiều dài 20m rộng 4m, giữa có nhà lục giác để cử hành thánh lễ. Đây là một công trình độc đáo, lộ thiên và đẹp đẽ, rất thuận tiện cho việc thăm viếng và cầu nguyện. Nhà An Bình có thể dung nạp 2.200 quách hài cốt, hiện nay đã đặt khoảng hơn 1.500 quách. Trước đó, Đức cha Phaolô Huỳnh Đông Các đã cho làm Nhà An Bình tại hội trường nhà xứ. Nhà An Bình nầy đã được dời ra Nhà An Bình mới.
* Nhà cơm, nhà bếp, nhà kho, nhà để xe
Để chuẩn bị cho việc xây dựng Tượng đài và quãng trường Thánh Giuse, cha Tổng Đại Diện Anrê đã xây một dãy nhà dài 28m, rộng 8m, gồm phòng ăn, phòng nấu ăn, nhà để xe và ba phòng kho để thay thế dãy nhà cũ cần tháo dỡ làm quãng trường. Công trình khởi công ngày 18/11/2001 hoàn thành ngày 25/5/2002.
* Tượng đài và quảng trường Thánh Giuse
Cha Tổng Đại Diện Anrê khởi công xây dựng ngày 10-02-2003, khánh thành ngày 01/5/2003 nhằm ngày lễ Thánh Giuse Thợ và cũng là ngày lễ truyền chức linh mục cho 7 thầy phó tế tại lễ đài nầy. Tượng thánh Giuse cao 2,4m. Lễ đài có diện tích: 22m x 9m, cao 1,2m thuận lợi cho việc cử hành Thánh lễ ngoài trời.
* Nhà xứ Hội Lộc
Khởi công xây dựng ngày 01/7/2003, diện tích 14m x 10m gồm 3 phòng, giữa là phòng khách, hai bên là phòng ở. Trong khi xây dựng nhà xứ, nhà thờ cũng được tu sửa: Thay mái ngói bằng mai tôn, thay một số cây đà và ruôi mè bị mối mọt, sửa lại trần nhà thờ, gia cố hai cánh nhà thờ, sơn sửa toàn bộ trong ngoài, mua thêm đất nới rộng khuôn viên nhà thờ và xây tường rào khuôn viên nhà thờ. Lễ khánh thành đã được tổ chức vào ngày 28/12/2003.
* Nhà thờ Chính Tòa
Để chuẩn bị cho ngày đại lễ tạ ơn Thiên Chúa 100 năm thành lập giáo xứ (1905 –2005), ngoài việc chuẩn bị tâm hồn giáo dân, cha Anrê Huỳnh Thanh Khương còn khởi công tu sửa, chỉnh trang nhà thờ Chính Toà. Khi việc sơn nước bên trong, việc thay nền gạch ciment thô nhám bằng nền gạch bóng láng, việc nới rộng, nâng cao và lát đá granite nền cung thánh vừa xong, cha Anrê lâm bạo bệnh và đột ngột qua đời vào ngày 13/01/2005. Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Soạn cho tiếp tục sơn nước bên ngoài, lắp đặt hệ thống âm thanh mới hiện đại và hiệu quả.
Thời cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi làm cha sở, cha đóng mới lại toàn bộ bàn ghế giáo dân trong nhà thờ.
* Mừng 100 năm thành lập giáo xứ (1905 –2005) và bổ nhiệm cha sở mới
Vào lúc 17 giờ 00 ngày 12/8/2005, Thánh lễ tạ ơn được cử hành trang trọng do Đức cha Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục giáo phận chủ tế với 48 Linh mục đồng tế, cùng hiệp dâng Thánh lễ có các tu sĩ Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ và đông đảo giáo dân trong và ngoài giáo xứ. Cộng đoàn phụng vụ còn hiệp ý cầu nguyện cho Đức Giám mục, giáp 06 năm lãnh nhận sứ mạng chủ chăn. Cũng trong Thánh lễ nầy, Đức Giám Mục bổ nhiệm cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi làm chính xứ giáo xứ Chính Toà Qui Nhơn. Cuộc mừng lễ 100 năm thành lập giáo xứ được nối dài với buổi diễn nguyện tại quảng trường Thánh Giuse, đại lễ tạ ơn của giáo xứ đã kết thúc vào lúc 21giờ 30 cùng ngày.
* Nhà giáo lý
- Ngày 26 tháng 02 năm 2007, cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi đã khởi công xây dựng nhà giáo lý tại khu đất phía sau nhà thờ với tổng diện tích sử dụng 680m². Sau một năm xây dựng, nhà giáo lý đã hoàn thành. Ngày 15 tháng 3 năm 2008, Đức cha Phêrô làm phép ngôi nhà giáo lý nầy .
V. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ (năm 2011)
1. SỐ GIÁO DÂN
4.068 người trong 981 gia đình được phân bố như sau:
Giáo Họ | Nhà thờ, Nhà nguyện | Tình hình giáo dân | ||
Xây dựng | Hiện trạng | Gia đình | Giáo dân | |
Chính Toà | 1938 | Tốt | 961 | 3.990 |
Hải Giang | 1957 | Trưng dụng | 14 | 63 |
Hải Minh | 1962 | Không còn | 05 | 12 |
Nhơn Châu | 1961 | Không còn | 01 | 03 |
2. TỔ CHỨC GIÁO XỨ
Linh Mục Chính xứ Giuse Lê Kim Ánh
- Linh mục Phó xứ Phaolô Võ Đình Hoài
- Linh mục Phó xứ Giuse Phan Thế Vinh
- Phó tế Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
- Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Địa chỉ:
Nhà thờ Chính tòa
122 Trần Hưng Đạo
Qui Nhơn, Bình Định
Tel: 056-3823017; 01696198866
Hội Đồng Giáo Xứ
Ban Thường vụ
- Chủ tịch : Giuse Nguyễn Cho
- Phó Chủ tịch Nội vụ : Phêrô Nguyễn Văn Chí
- Phó Chủ tịch ngoại vụ : Bartôlômêô Lê Nghĩa
- Thư ký : FX. Lê Văn Trung
- Thủ quỹ : Anna Tăng Thị Quy
Ban Cố Vấn
- Micae Trần Văn Lâm
- Tôma Nguyễn văn Đăng
- Phêrô Võ Huề
- GB. Nguyễn Văn Hiền
- Phêrô Bùi Trọng Thái
Ủy viên Hội đồng Giáo xứ
- Trưởng họ Trinh Vương : Phêrô Nguyễn Văn Toản
- Trưởng họ Mân Côi : Vinh Sơn Lại Anh Hùng
- Trưởng họ Vô Nhiễm : Phêrô Nguyễn Định
- Trưởng họ Thánh Mẫu : Phêrô Đỗ Chí
- Trưởng họ Hải Giang : Tôma Nguyễn Trà
- Ủy viên Phụng vụ : Phêrô Huỳnh Văn Thắng
- Ủy viên Thánh nhạc : Phêrô Maria Nguyễn Tuấn Giang
- Ủy viên Khánh tiết : Phaolô Nguyễn Ngọc Tuấn
- Ủy viên Kỹ thuật : Gioakim Trịnh Văn Hồng
- Ủy viên Giáo lý : FX. Trần Minh Xuân
- Ủy viên Giáo dục : Anna Dương Thị Thu Nga
- Ủy viên Văn hóa : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh
- Ủy viên Truyền giáo : Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng
- Ủy viên Bác ái - Xã hội : Anê Bùi Thị Kiểm
- Ủy viên Đoàn thể : Phêrô Phan Văn Ninh
- Ủy viên Kiến thiết : Lêô Trần Ngọc Dũng
Giáo họ Trinh Vương
Trưởng họ : Phêrô Nguyễn Văn Toản
Chức việc : Phanxicô Assisi Võ Ngọc Bình, Phêrô Trương Chớ, Maria Trần Thị Chung, Lêô Trần Ngọc Dũng, Phêrô Lê Quang Hoàng, Gioakim Trịnh Văn Hồng, Giuse Nguyễn Hoàng Nam, Anna Dương Thị Thu Nga, Marcô Nguyễn Thanh, Phaolô Nguyễn Ngọc Tuấn.
Giáo họ Mân Côi
Trưởng họ : Vinh Sơn Lại Anh Hùng
Chức việc : Phêrô Nguyễn Văn Chí, Giuse Nguyễn Cho, Anna Phan Phương Giang, Phêrô Maria Nguyễn Tuấn Giang, Maria Lê Thị Thu Hà, Bartôlômêô Lê Nghĩa, Anê Lê Thị Nguyên, Giuse Trần Văn Quang, Phêrô Võ An Thái, FX. Lê Văn Trung.
Giáo họ Vô Nhiễm
Trưởng họ : Phaolô Nguyễn Định
Chức việc : Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Phaolô Phan Văn Chí, Phêrô Nguyễn Hữu Hòa, Tôma Nguyễn Văn Hội, Anê Bùi Thị Kiểm, Inhaxiô Nguyễn Văn Minh, Phêrô Nguyễn Nhiệm, Anna Tăng Thị Kim Quy, Micae Phan Kỳ Thanh, Phaolô Nguyễn Văn Thay, Phêrô Huỳnh Văn Thắng, Phêrô Trần Quang Túc.
Giáo họ Thánh Mẫu
Trưởng họ : Phêrô Đỗ Chí
Chức việc : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh, Micae Trần Văn Lâm, Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa, Phêrô Phan Văn Ninh, Maria Võ Thị Hoàng Oanh, Phêrô Bùi Trọng Thái, Giuse Vũ Đình Thắng, Louis Lê Đình Thừa, Simon Nguyễn Bá Trung, Phêrô Huỳnh Công Tuấn, FX. Trần Minh Xuân.
Giáo họ Hải Giang-Hải Minh
Trưởng họ : Phêrô Nguyễn Trà
Các Ban
Ban Phụng Vụ : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Phêrô Huỳnh Văn Thắng, Phêrô Huỳnh Công Tuấn
Ban Giúp lễ : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
FX. Trần Nhân Trung Nghĩa
Ban dâng kinh: GB. Nguyễn Văn Hiền, Micae Trần Văn Lâm
Ban Thánh nhạc
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng ban : Phêrô Maria Nguyễn Tuấn Giang
CĐ Thánh Gia : Gioakim Trịnh Văn Hồng
CĐ Phaolô : Gioakim Trương Phương Danh
CĐ Cêcilia : Nt. Anê Ngô Thị Kim Chung
CĐ Têrêsa : Nt. Martha Trương Thị Kiều Nhi
NĐ Cung Chiều : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh
Ban Giáo Lý
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng ban : FX. Trần Minh Xuân
Giám học : Nt. Anna Nguyễn Thị Lệ
Liên lạc : Phêrô Nguyễn Văn Toản, Phanxicô Võ Ngọc Bình,Vinh Sơn Lại Anh Hùng, Phêrô Võ An Thái
Phaolô Nguyễn Định, Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Phêrô Đỗ Chí, Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa .
Ban Khánh tiết : Phaolô Nguyễn Ngọc Tuấn, Phêrô Nguyễn Tuấn Sơn
Ban Kỹ thuật : Gioakim Trịnh Văn Hồng, Inhaxiô Nguyễn Văn Minh
Ban Giáo dục : Anna Dương Thị Thu Nga, Phaolô Nguyễn Q. Thanh
Ban Văn hóa : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh, Phêrô Lê Quang Nhu
Ban Truyền giáo : Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Giuse Vũ Đình Thắng
Ban Bác ái - Xã hội : Anê Bùi Thị Kiểm, Maria Võ Thị Hoàng Oanh
Ban Đoàn thể : Phêrô Phan Văn Ninh, Maria Phạm Thị Thanh
Ban Kiến thiết : Lêô Trần Ngọc Dũng, Vinh Sơn Lại Anh Hùng, Simon Nguyễn Bá Trung, Giuse Vũ Đình Thắng
Ban Trật tự : FX Lê Văn Trung, Giuse Vũ Đình Thắng, Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng .
Ban Đời sống : Anna Tăng Thị Quy, Anna Dương Thị Thu Nga.
Các Ngành
Giới Gia trưởng
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : Giuse Nguyễn Cho
Giới Hiền Mẫu
Đặc trách : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : Anna Tăng Thị Quy
Giới Trẻ
Đặc trách : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Giuse Trần Thanh Tuấn
Trợ táng
Trưởng Tôbia : Tôma Đặng Văn Danh
Trưởng Lazarô : FX. Lê Văn Trung
Legio Mariae
- Praesidium Mẹ Thiên Chúa
Linh Giám : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : FX. Lê Văn Trung
- Praesidium Đức Mẹ Lộ Đức
Linh Giám : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : Phêrô Phạm Ngọc Thái
- Praesidium Đức Mẹ chịu truyền tin
Linh Giám : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : Maria Phạm Thị Thanh
- Praesidium Đức Mẹ thăm viếng
Linh Giám : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : FX. Phạm Văn Thử
- Praesidium Đức Mẹ dâng mình
Linh Giám : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Antôn Trần Văn Kiêm
- Praesidium Trinh Nữ Vương
Linh Giám : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Phêrô Nguyễn Văn Toản
* Junior Đức Mẹ Hoa Hồng
Linh Giám : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Trưởng : GB. Lê Văn Thuận
* Junior Nữ Vương Hòa Bình
Linh Giám : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Trưởng : Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa
VI. LINH MỤC VÀ TU SĨ XUẤT THÂN
* Linh mục
1. Giuse Nguyễn Công Thức
2. Phêrô Võ Thanh Nhàn
3. Antôn Trần Liên Sơn
4. Phêrô Nguyễn Hải
5. Giuse Dương Quang Minh
6. FX. Nguyễn Hoàng Việt
7. Giuse Phan thế Vinh
8. Luy Nguyễn Xuân Vũ
* Chủng sinh
1. Phêrô Trần Quốc Cường
2. Philipphê Phan Quốc Dũng
3. Luy Huỳnh Minh Tú
4. Giuse Nguyễn Hạ Huy
* Nữ tu
1. Anna Trương thị Ngọc Dung
2. Elizabeth Trần thị Tuyết Hà
3. Maria Võ thị Thu Thủy
4. Madalena Dương thị Kim Oanh
5. Maria Dương thị Thu Thủy
6. Maria Nguyễn thị Lệ Thủy
7. Matta Phan thị Ánh Loan
8. Anna Phạm thị Bích Ty
9. Mađalena Nguyễn thị Như Trâm
Trưởng họ : Phêrô Nguyễn Văn Toản
Chức việc : Phanxicô Assisi Võ Ngọc Bình, Phêrô Trương Chớ, Maria Trần Thị Chung, Lêô Trần Ngọc Dũng, Phêrô Lê Quang Hoàng, Gioakim Trịnh Văn Hồng, Giuse Nguyễn Hoàng Nam, Anna Dương Thị Thu Nga, Marcô Nguyễn Thanh, Phaolô Nguyễn Ngọc Tuấn.
Giáo họ Mân Côi
Trưởng họ : Vinh Sơn Lại Anh Hùng
Chức việc : Phêrô Nguyễn Văn Chí, Giuse Nguyễn Cho, Anna Phan Phương Giang, Phêrô Maria Nguyễn Tuấn Giang, Maria Lê Thị Thu Hà, Bartôlômêô Lê Nghĩa, Anê Lê Thị Nguyên, Giuse Trần Văn Quang, Phêrô Võ An Thái, FX. Lê Văn Trung.
Giáo họ Vô Nhiễm
Trưởng họ : Phaolô Nguyễn Định
Chức việc : Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Phaolô Phan Văn Chí, Phêrô Nguyễn Hữu Hòa, Tôma Nguyễn Văn Hội, Anê Bùi Thị Kiểm, Inhaxiô Nguyễn Văn Minh, Phêrô Nguyễn Nhiệm, Anna Tăng Thị Kim Quy, Micae Phan Kỳ Thanh, Phaolô Nguyễn Văn Thay, Phêrô Huỳnh Văn Thắng, Phêrô Trần Quang Túc.
Giáo họ Thánh Mẫu
Trưởng họ : Phêrô Đỗ Chí
Chức việc : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh, Micae Trần Văn Lâm, Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa, Phêrô Phan Văn Ninh, Maria Võ Thị Hoàng Oanh, Phêrô Bùi Trọng Thái, Giuse Vũ Đình Thắng, Louis Lê Đình Thừa, Simon Nguyễn Bá Trung, Phêrô Huỳnh Công Tuấn, FX. Trần Minh Xuân.
Giáo họ Hải Giang-Hải Minh
Trưởng họ : Phêrô Nguyễn Trà
Các Ban
Ban Phụng Vụ : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Phêrô Huỳnh Văn Thắng, Phêrô Huỳnh Công Tuấn
Ban Giúp lễ : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
FX. Trần Nhân Trung Nghĩa
Ban dâng kinh: GB. Nguyễn Văn Hiền, Micae Trần Văn Lâm
Ban Thánh nhạc
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng ban : Phêrô Maria Nguyễn Tuấn Giang
CĐ Thánh Gia : Gioakim Trịnh Văn Hồng
CĐ Phaolô : Gioakim Trương Phương Danh
CĐ Cêcilia : Nt. Anê Ngô Thị Kim Chung
CĐ Têrêsa : Nt. Martha Trương Thị Kiều Nhi
NĐ Cung Chiều : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh
Ban Giáo Lý
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng ban : FX. Trần Minh Xuân
Giám học : Nt. Anna Nguyễn Thị Lệ
Liên lạc : Phêrô Nguyễn Văn Toản, Phanxicô Võ Ngọc Bình,Vinh Sơn Lại Anh Hùng, Phêrô Võ An Thái
Phaolô Nguyễn Định, Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Phêrô Đỗ Chí, Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa .
Ban Khánh tiết : Phaolô Nguyễn Ngọc Tuấn, Phêrô Nguyễn Tuấn Sơn
Ban Kỹ thuật : Gioakim Trịnh Văn Hồng, Inhaxiô Nguyễn Văn Minh
Ban Giáo dục : Anna Dương Thị Thu Nga, Phaolô Nguyễn Q. Thanh
Ban Văn hóa : Gioakim Nguyễn Hoàng Anh, Phêrô Lê Quang Nhu
Ban Truyền giáo : Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng, Giuse Vũ Đình Thắng
Ban Bác ái - Xã hội : Anê Bùi Thị Kiểm, Maria Võ Thị Hoàng Oanh
Ban Đoàn thể : Phêrô Phan Văn Ninh, Maria Phạm Thị Thanh
Ban Kiến thiết : Lêô Trần Ngọc Dũng, Vinh Sơn Lại Anh Hùng, Simon Nguyễn Bá Trung, Giuse Vũ Đình Thắng
Ban Trật tự : FX Lê Văn Trung, Giuse Vũ Đình Thắng, Inhaxiô Nguyễn Văn Chẳng .
Ban Đời sống : Anna Tăng Thị Quy, Anna Dương Thị Thu Nga.
Các Ngành
Giới Gia trưởng
Đặc trách : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : Giuse Nguyễn Cho
Giới Hiền Mẫu
Đặc trách : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : Anna Tăng Thị Quy
Giới Trẻ
Đặc trách : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Giuse Trần Thanh Tuấn
Trợ táng
Trưởng Tôbia : Tôma Đặng Văn Danh
Trưởng Lazarô : FX. Lê Văn Trung
Legio Mariae
- Praesidium Mẹ Thiên Chúa
Linh Giám : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : FX. Lê Văn Trung
- Praesidium Đức Mẹ Lộ Đức
Linh Giám : Lm. Phaolô Võ Đình Hoài
Trưởng : Phêrô Phạm Ngọc Thái
- Praesidium Đức Mẹ chịu truyền tin
Linh Giám : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : Maria Phạm Thị Thanh
- Praesidium Đức Mẹ thăm viếng
Linh Giám : Lm. Giuse Phan Thế Vinh
Trưởng : FX. Phạm Văn Thử
- Praesidium Đức Mẹ dâng mình
Linh Giám : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Antôn Trần Văn Kiêm
- Praesidium Trinh Nữ Vương
Linh Giám : Thầy Phêrô Lê Nguyễn Hoàng Vũ
Trưởng : Phêrô Nguyễn Văn Toản
* Junior Đức Mẹ Hoa Hồng
Linh Giám : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Trưởng : GB. Lê Văn Thuận
* Junior Nữ Vương Hòa Bình
Linh Giám : Thầy Luy Lê Ngọc Báu
Trưởng : Phaolô Nguyễn Văn Nghĩa
VI. LINH MỤC VÀ TU SĨ XUẤT THÂN
* Linh mục
1. Giuse Nguyễn Công Thức
2. Phêrô Võ Thanh Nhàn
3. Antôn Trần Liên Sơn
4. Phêrô Nguyễn Hải
5. Giuse Dương Quang Minh
6. FX. Nguyễn Hoàng Việt
7. Giuse Phan thế Vinh
8. Luy Nguyễn Xuân Vũ
* Chủng sinh
1. Phêrô Trần Quốc Cường
2. Philipphê Phan Quốc Dũng
3. Luy Huỳnh Minh Tú
4. Giuse Nguyễn Hạ Huy
* Nữ tu
1. Anna Trương thị Ngọc Dung
2. Elizabeth Trần thị Tuyết Hà
3. Maria Võ thị Thu Thủy
4. Madalena Dương thị Kim Oanh
5. Maria Dương thị Thu Thủy
6. Maria Nguyễn thị Lệ Thủy
7. Matta Phan thị Ánh Loan
8. Anna Phạm thị Bích Ty
9. Mađalena Nguyễn thị Như Trâm
[1] Dịch giả Nguyễn Tạo, Đại Nam Nhất Thống Chí Tỉnh Bình Định, Văn Hóa Tùng Thư, 1964, trang 11.
Về thời điểm chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Qui Nhơn có những ý kiến khác:
Về thời điểm chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Qui Nhơn có những ý kiến khác:
- Theo Quách Tấn, Nước Non Bình Định, nxb Thanh Niên, 1999, trang 6, đó là năm 1605 (Ất Tỵ).
- Theo Tiến sĩ Lê Đình Phụng, Thành Hoàng Đế Kinh Đô Vương Triều Tây Sơn, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 2007, trang 78, đó là năm 1604. Tuy nhiên, ở trang 51-52, Tiến sĩ Lê Đình Phụng viết về việc Nguyễn Hoàng đổi tên các khu vực hành chánh vào năm 1604, riêng tên gọi Phủ Hoài Nhơn vẫn được giữ nguyên.
- Nhiều ý kiến khác cho rằng chúa Nguyễn Hoàng đổi tên phủ Hoài Nhơn thành phủ Qui Nhơn vào năm 1602.
[2] Đỗ Bang và Nguyễn Tấn Hiểu chủ biên, Lịch sử thành phố Quy Nhơn, nxb Thuận Hóa, 1998, trang 125-128
[3] Quách Tấn, sđd, trang 202.
[4] Trần Đình Thái, Ai Có Về Qui Nhơn, 1973, trang 10.
[5] Mgr. Van Camelbeke, Archives MEP, Rapport No. 204, Rapport de 1879
[6] Đỗ Bang và Nguyễn Tấn Hiểu chủ biên, sđd, trang 148-151.
[7] Đại Nam Điển Lệ Toát Yếu, Nguyễn Sĩ Giác dịch, tp. HCM, 1993, trang 422
[8] Đỗ Bang và Nguyễn Tấn Hiểu chủ biên, sđd, trang 96.
- Đường Trần Cao Vân hiện nay là ranh giới ngày xưa giữa làng Chánh Thành và Cẩm Thượng.
- Làng Chánh Thành xưa bao gồm địa giới nay là các phường : trọn phường Hải Cảng, phần lớn phường Lê Lợi, một phần nhỏ phường Trần Phú và phường Trần Hưng Đạo.
- Làng Cẩm Thượng xưa bao gồm địa giới nay là các phường: trọn phường Lê Hồng Phong, phần lớn phường Trần Phú, phường Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo và một phần nhỏ của phường Lê Lợi. Đình làng Cẩm Thượng xưa, nay là Nhà văn hóa thành phố Qui Nhơn, 354 Trần Hưng Đạo, Qui Nhơn.
[9] Phần lớn thôn Xuân Vân, ngày nay là phường Ghềnh Ráng. Phần lớn thôn Xuân Quang ngày nay là phường Quang Trung.
[10] Đỗ Bang và Nguyễn Tấn Hiểu, sđd, trang 147.
[11] Tân Dinh ngày nay.
[12] - Mgr. Grangeon, Archives MEP, Rapport No. 669, Rapport de 1905, III Binh-dinh 13.
[13] Nay nhà nước trưng dụng làm Đại học Qui Nhơn
[14] Khi giáo xứ Qui Nhơn có nhà thờ Chính Tòa thì trong các văn bản của giáo phận có khi dùng tên gọi giáo xứ Qui Nhơn, có khi dùng tên gọi giáo xứ Chính Tòa như ngày nay.
[15] Archives MEP, Fiche biographique No.3141, Marcel Piquet.
[16] Theo sổ rửa tội còn lưu tại nhà thờ Chính Tòa, Cha Đoan ký sổ cuối cùng vào ngày 18/3/1946.
[17] Nguyễn Công Luận, Giáo phận Qui Nhơn dưới thời Việt Minh 1945-1954, Đặc san Hoa Tình Thương, tháng 7 năm 1995.
[18] Nhà xứ tọa lạc ngay trước đài Thánh Giuse hiện nay. Cha Anrê Huỳnh Thanh Khương đã cho tháo dỡ vào năm 2002 để mở rộng sân nhà thờ và đài thánh Giuse.
[19] Lm. Phêrô Nguyễn Quang Báu, câu chuyện người thủ từ, trang 8.
[20] Cù lao xanh
[21] Bản thông tin Địa phận Qui Nhơn, số 56, tháng 6 năm 1968, trang 11-12.
[22] Sau khi nhà thờ Chính Tòa hiện nay được khánh thành, nhà thờ trong khuôn viên Tòa Giám Mục được tháo dỡ, cây gỗ và nhà tạm được chuyển đến giáo họ Gò Dài để làm nhà thờ giáo họ.
[23] Société Indochinoise d’études et construction
[24] Mémorial, Mission de Qui Nhơn, Dec. 1939, p.3
[25] Sân tiền đường và các bậc cấp được cha Anrê Huỳnh Thanh Khương cho làm lại bằng đá mài.
[26] Thông tin Địa Phận số 26, tr.10
[27] Thông tin Địa Phận số 36, tr.34
[28] Thông tin Địa Phận số 21, tr. 16
[29] Số liệu nầy được ghi tại bài giảng của cha Phêrô Nguyễn Soạn trong dịp Lễ làm phép hang đá.
Tác giả bài viết: Lm. Gioan Võ Đình Đệ
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét