Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ VÕ LÂM, GIÁO PHẬN KON TUM


Chúa nhật ngày 18/11/2012 tới đây, kính trọng thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bổn mạng Giáo xứ Võ Lâm, thuộc hạt Kon Tum, Gp Kon Tum. Đây cũng là lễ mừng Giáo xứ tròn 50 năm thành lập. Nhân dịp trọng đại này, kontumquehuongtoi xin tran trọng giới thiệu đôi nét Lược sử Giáo xứ Võ lâm, cũng như những sinh hoạt chuẩn bị cho cuộc lễ, do cha chính xứ Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn và cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Võ Lâm thực hiện. 
Xin chúc mừng Cha xứ cùng toàn thể cộng đoàn gx Võ Lâm! Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, với lời chuyển cầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ban dồi dào ơn thánh trên giáo xứ hôm nay và mãi mãi.
Chi tiết bài đăng trên blog gpkontum.wordpress.com. Xin mời quí vị thưởng lãm.


MỪNG 50 NĂM THÀNH LẬP 
GIÁO XỨ VÕ LÂM
GIÁO PHẬN KON TUM



       I – HÌNH THÀNH CỘNG ĐOÀN TÍN HỮU VÕ LÂM – NHÀ NGUYỆN VÕ LÂM
- Năm 1938 : Cha Alberty (Cố Hiền) chánh xứ Giáo xứ Tân Hương cho xây dựng một căn nhà để làm nhà nguyện, gần đường Phan Chu Trinh và đặt cử ông Stêphanô Đỗ Nhứt trông coi. Căn nhà nhỏ này, được gọi là Nhà nguyện Võ Lâm.
- Năm 1939 : Cộng đoàn tín hữu này ngày càng tăng lên được vài chục hộ, được gọi là “xóm đạo Võ Lâm”, trực thuộc giáo xứ Tân Hương.
       II – THÀNH LẬP GIÁO XỨ VÕ LÂM 1962.
- Từ “Xóm đạo đến “họ đạo Võ Lâm”  (1957-1958)
Cha sở Tân Hương cho bán một phần đất tại đường Phan Chu Trinh gần chùa Bác Ái, mua một lô đất trên đường Trần Nhân Tông ngày nay và bắt đầu xây dựng một nhà nguyền tạm để anh em tín hữu qui tụ đọc kinh hôm sớm. Và được cha Antôn Nguyễn Đình Nghĩa trong thời gian ngắn, nhất là cha Anrê Phan Thành Văn đến làm mục vụ lâu dài.
2 – Thành lập Giáo xứ Võ Lâm ( năm 1962)
- Năm 1962 : Chính thức thành lập Giáo  Võ Lâm:
Khu vực nhà nguyện : Nam : giáp đường Phan Chu Trinh; Tây giáp đường Phan đình Phùng; Đông giáp đường Trần Phú; Bắc giáp thành Đăk Pha (nay là đường Trường Chinh).               
III – NHÀ THỜ HIỆN NAY VÀ CƠ SỞ TÔN GIÁO.
A – NHÀ THỜ.
- Năm 1961-1966: Một nhà nguyền tạm thời (quen gọi là nhà thờ) tọa lạc trong dãy nhà tại khu vực nhà xứ Võ Lâm hiện nay.
- Tháng 8 năm 1966: chuẩn bị vật tư và nhân sự cây dựng.
- Giữa năm 1967 : Cha sở Anrê Phan Thanh Văn cho xây công trình Nhà thờ, mặt tiền hình 3 đỉnh nhọn (thường gọi: Nhà thờ mặt tiền 3 chóp).
- Năm 1968 : Năm Mậu Thân, Nhà thờ bị pháo kích, bị hư hại nặng.
- Năm 1971: tu sử lại nhà thờ, xây dựng nhà xứ.
- Năm 1972: bắt đầu chỉnh trang :
+ Cha Tôma Vũ Khắc Minh thay mái tôn băng mái ngói, làm thêm trần bằng ván O-van.
+ Sửa sang cung thánh và mặt tiền nhà thờ.
- Năm 2010 : Cha Luy Gonzaga  Nguyễn Quang Vinh thay trần nhà thờ bằng thạch cao, lát gạch men gian nhà thờ.
B – CƠ SỞ TÔN GIÁO:
- Năm 1962-1972 : mở trường tiểu học, trường tư thục “Sơ cấp Nguyễn Do”.
- Năm 1975 : chuyển giao cho Dòng Phaolô thành Chartres đảm nhận, mở Nhà trẻ: Mầm Non, mở bán nội tru.
- Năm 1995:
+ Hoàn thành khu vực nhà ở và làm việc của các nữ tu Dòng.
+ Hoàn thành khu vực nhà họp của Ban Chức Việc.
- Năm 1996 :
  + Hoàn chỉnh các lớp giáo lý.
  + Nơi ở và làm việc cha chánh xứ.
- Năm 2002 : Xây dựng Đài Đức Mẹ.
   + Cha Lu-I Gonzaga Nguyễn Quang Vinh được Đức Giám Mục Phêrô bổ nhiệm làm chánh xứ Giáo xứ Tân Hương, kiêm nhiệm giáo xứ Võ Lâm.
  + Cho xây dưng  Đài Đức Mẹ, trang trí khang trang.
IV – GIAI ĐOẠN THỬ THÁCH VÀ CHỨNG NHÂN TIN MỪNG (1972 – 2002)
1. Tháng 3 năm 1972 : Cha Tôma Vũ Khắc Minh, chánh xứ thay cha Anrê Phan Thanh Văn; số giáo dân trên 300 người.
- Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1972: Mùa hè đỏ lửa: chiến tranh loan lạc, giáo dân di tản. Vài tháng sau tình thế tạm yên ổn, giáo dân bắt đầu hồi cư.
            – Ngày 30 tháng 4 năm 1975: Phần đông tín hữu thuộc gia đình lính và công chức nên di tản đi nơi khác. Một số giáo dân địa phương từ từ trở về, xây dựng lại nhà cửa, học cách làm ăn theo lối mới là lao động sản xuất.
- Năm 1976 : Đức Giám mục Alexis Phạm Văn Lộc cho phép Dòng Phaolô thành Chartres lập cộng đoàn nữ tu tại Võ Lâm – Tiếp tục đoàn sủng của hội Dòng.
2. Cha chính xứ làm mục vụ trong nội thị Kontum và kiêm nhiệm những khu vực ngoại thị có giáo dân kinh:
- Năm 1976 :
+ Kiêm nhiệm họ đạo Do Lai (xã Đắk Cấm); số giáo dân 89 hộ trong năm 1977.
+ Họ đạo Do Lai nầy vốn trước kia (năm 1980) là họ đạo Lương Nghĩa (thời cha Thomann)
+ Kiêm nhiệm phần đất dọc quốc lộ 14 đến hết thị trấn Đăk Ui (nay huyện Đăk Hà) gồm
  *  Xóm Đạo Thanh Trung, 25 hộ. Chọn Thánh Phêrô làm bổn mạng .
  *  Họ đạo Ngô Trang (cũ) và Võ Định (xã Đăk Kla), 200 hộ công giáo.
  *  Xóm Đạo thị trấn Đăk Ui, gồm 25 hộ công giáo (năm 1983).
+ Năm 1983 : Một số giáo dân huyện Kim Sơn và Ninh Bình đến lập nghiệp tại xã Đăk Blà, chọn thánh Giuse quan thầy. Họ đạo Giuse gồm 50 hộ.
3. Ngày 10 tháng 06 năm 2001:
Cha Tôma Vũ Khắc Minh được Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung thuyên chuyển làm chính xứ An Khê.
Từ ngày 10 tháng 06 năm 2001 đến 22/12/2002: cha Đaminh Đinh hữu Lộc đặc trách tạm thời Giáo xứ Võ Lâm hơn 6 tháng.
V – GIAI ĐOẠN CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN ( 2002-2011)
 1.  Ngày 22/12/2002: Cha Lu-i Gonzaga Nguyễn Quang Vinh chánh xứ Tân Hương, kiêm nhiệm giáo xứ Võ Lâm, phát triển mọi mặt:
Ngoài những đoàn thể có sẵn, các hoạt động mới đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng: Hội khuyến học, Ban Lâm chung,  Kính lòng Chúa Thương xót, Thiếu nhi Thánh Thể, tờ thông tin “Gia đình Võ Lâm” (tháng 10 năm 2007)
Số giáo dân trực thuộc giáo xứ lên tới 4000 người vào năm 2007, đặt ra nhiều vấn đề mục vụ và xã hội
2.  Năm 2008, Đức Giám mục quyết dịnh cắt một phận trực thuộc Võ Lâm cho nhập vào các giáo xứ khác:
 Họ Giuse (thuộc xã Đăk Blà) nhập vào giáo xứ Kon Jơdre: gồm 300 giáo dân;
Tất cả các họ đạo, xóm đạo thuộc xã Đăk Blà dọc quốc lộ 14 lên đến thị trấn Đăk Hà nhập vào giáo xứ Kontrang, 1800 giáo dân.
3.  Năm 2008, số giáo dân giáo xứ Võ Lâm sau khi chia tách còn lại 1800 người;
4. Năm 2012 : số giáo dân 2161 (theo điều tra cuối năm 2011) và các họ – xóm giáo như sau:
Năm
Họ dạo/ xóm giáo
Hình thành từ
1939
Xóm đạo Võ LâmThuộc Gx Tân Hương, Cha Alberty chánh xứ
1962
Giáo xứ Võ LâmCha Anrê Nguyễn Thanh Văn Chánh xứ
1976
Họ đạo Đăk CấmNăm 1960: Họ đạo LươngNghĩa thời cha Thomann, đổi thành Xóm giáo Kitô Vua
1986
Xóm Đài Liệt SỹCổng XanhNằm phía Bắc đường Đăk Pha (đường Trường Chinh ngày nay)
1991
Xóm giáo Mông TriệuTừ xóm Đài Liệt Sỹ
15/08/1997Xóm La Vang
01/05/2009Xóm giáo FatimaTừ La Vang
2004Xóm Lộ ĐứcTừ Xóm Mông Triệu
22/08/2008Xóm giáo Maria Nữ VươngTương ứng phần đất Giáo xứ Võ Lâm (1962)
01/09/2009Họ đạo Kitô Vua(Thuộc xã Đăk Cấm)1. Xóm Kitô Vua (Thôn 1 & Thôn 9)2. Xóm Mân Côi (Thôn 2 & Thôn 8)3. Xóm Giuse (Thôn 3 & 4)
5.  Đến tháng 10/2010 Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm cha Giuse Đỗ Hiệu chánh xứ Giáo xứ Tân Hương, kiêm nhiệm giáo xứ Võ Lâm thay cha Luy Nguyễn Quang Vinh.
- Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng (28/11/2010) Thánh lễ nhận xứ của Cha Giuse Đỗ Hiệu tại nhà thờ Võ Lâm.
6. Ngày 23/11/2011: Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh bổ nhiệm cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn chánh xứ Giáo xứ Phương Quý về làm cha sở Giáo xứ Võ Lâm. Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn là cha sở thứ 6 kể từ khi thành lập giáo xứ vào năm 1962 đến nay.
VI. HÌNH ẢNH QUÍ CHA CHÍNH XỨ VÀ QUÍ CHA LÀM MỤC VỤ
   
 VII. BAN CHỨC VIỆC GIÁO XỨ VÕ LÂM
* Từ 1962: Thời kỳ đầu, thời Cha Anrê Phan Thanh Văn, có những quí chức:
- Ông biện Phan Một (Biện nhất)
- Ông biện Gioan Baotixita Đỗ Văn Giang (Ông Cả biện Nhất)
- Ông biện Giuse Lê Hồng Nhơn (Biện nhì)
- Ông biện Nguyễn Văn Kiên
* Từ năm 1971: Ông câu Giacôbê Vũ Ngọc Đông (Câu Khoan), (qua đời năm 2007)
* Quí chức việc phục vụ các xóm giáo đến năm 2008, năm chia tách một số xóm giáo khỏi Giáo xứ Võ Lâm
    - Biện họ Giuse Thợ (Đăkblà)
       + Giuse Nguyễn Văn Hoạt, Anna Ngô Thị Hương, Giuse Phạm Văn Đoàn, Gioakim Trần Văn Quyền.
- Biện họ Giuse (Ngô Trang)
   + Phêrô Lê Xuân Khánh, Giacôbê Lưu Mẫu, Maria Nguyễn Thị Sự
- Biện xóm Phanxicô Xavie (Đăkbla): Matta Võ Thị Minh Tâm;
- Biện xóm Mân Côi (Đăkbla): Vincentê Trần Văn Hải, Giuse Nguyễn Văn Thành.
- Biện họ Kitô Vua (Đăkbla): Phêrô Phùng Việt Lê Hùng.
- Biện họ Kitô Vua (Võ Định): Alexis Võ Quốc Hùng, Giacôbê Nguyễn Văn Dũng
- Biện họ Phêrô – Phaolô (Đăk Hà): Antôn Bùi Đức Việt, Phanxicô Nguyễn Đức Vinh, Antôn Nguyễn Văn Phú, Giuse Nguyễn Văn Hùng.
- Biện họ Phêrô – Phaolô (Kon Hring): Gioakim Phan Xuân Bảy, Gioan Trần Quốc Khánh, Phêrô Đinh Văn Thành.
- Câu Biện Xóm giáo Võ Lâm Từ 1997 đến 2008. Giacôbê Vũ Ngọc Đông; Phaolô Trần Dương Luật; Giuse Lê Hồng Thành, Phêrô Huỳnh Tấn Hùng.
 + Từ năm 2008 đến 2012. Phaolô Trần Dương Luật (Câu chính), Giuse Lê Hồng Thành (câu Phó); Giuse Nguyễn Tiến Hùng, Giuse Nguyễn Đình Nguyên, Maria Nguyễn Thị Linh Hương, Agata Trần Thị Kim Loan.
*DANH SÁCH BCV GIÁO XỨ VÕ LÂM HIỆN TẠI (2012)
STTTên ThánhHọ và tênChức vụ
1PhaolôTrần Dương LuậtCâu chính (Phụ trách chung)
2GiuseLê Hồng ThànhCâu Phó (Phụ trách ca đoàn)
3PhêrôNguyễn Văn NamBiện xóm Fatima (Thủ quỹ)
4Phanxicô XavieNguyễn Xuân HiếuBiện xóm Fatima (Phụ trách GLV)
5Gioan BaotixitaNguyễn Văn ThủBiện xóm Fatima
6MariaHồ Thị Thanh HuyềnBiện xóm Fatima
7GiuseNguyễn Tiến HùngBiện xóm Maria Nữ Vương
8MariaNguyễn Thị Linh HươngBiện xóm Maria Nữ Vương
9GiuseNguyễn Đình NguyênBiện xóm Maria Nữ Vương
10AgataTrần Thị Kim LoanBiện xóm Maria Nữ Vương
11GiuseTrần Quý SơnBiện xóm Mông Triệu
12GiuseNguyễn Văn DũngBiện xóm Mông Triệu
13PhêrôHuỳnh Kim HùngBiện xóm Mông Triệu
14PhaolôNguyễn Tiến ĐôngBiện xóm Mông Triệu
15GiacôbêBùi LíchBiện xóm La Vang
16MariaNguyễn Thị Kim HuệBiện xóm La Vang
17MariaTrương Thị ThơmBiện xóm La Vang
18GiuseNguyễn Trọng AnhBiện xóm Lộ Đức
19GiuseNguyễn Hữu LongBiện xóm Lộ Đức
20PhêrôNguyễn Đình LuyệnBiện xóm Kitô Vua (Đăk cấm)
21PhêrôNguyễn Ngọc LongBiện xóm Kitô Vua (Đăk cấm)
22RosaNguyễn Thị Thu HươngBiện xóm Kitô Vua (Đăk cấm)
23ĐôminicôNgô Tấn BìnhBiện xóm Giuse (Đăk Cấm)
24GiuseNguyễn ĐiềuBiện xóm Giuse (Đăk Cấm)
25AnnêNguyễn Thị Ngọc HảoBiện xóm Mân Côi (Đăk Cấm)
26AntônVõ Tư PhápBiện xóm Mân Côi (Đăk Cấm)
27PhanxicaNguyễn Thị ChớBiện xóm Phêrô (Trung Tín)
28AnrêTrần ĐôngBiện xóm Phêrô (Trung Tín)

VII. PANÔ :
A.
1. CỘNG ĐOÀN NỮ TU PHAOLÔ VÕ LÂM (CĐ. BÊTANIA)

Theo lời đề nghị của Cố Giám Mục Paul Seitz (Kim), các nữ tu dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng có mặt tại Giáo xứ Võ Lâm ngày 04/09/1975.
Căn nhà đầu tiên của Quý nữ tu. là 02 lớp học sơ cấp của Giáo xứ. Nhà nguyện của cộng đoàn là nhà thờ Giáo xứ, vào thời cha Tôma Vũ Khắc Minh chánh xứ. Các nữ tu đã giúp cha xứ trong Phụng vụ thánh lễ, ca đoàn, giúp kẻ liệt, những người hấp hối, thăm viếng người nghèo, lương giáo.
Các nữ tu đã tự lực mưu sinh biến sân sỏi đá thành vườn rau, làm thêm nghề ép chuối, chăn nuôi. Các chị còn tham gia công tác tại nông trường Kontrang Kla, khai phá rừng nguyên sinh thành ruộng và tiếp nhận dân di cư.
Mùa hè năm 1976 các chị  bắt đầu dạy giáo lý theo định kỳ, giúp rước lễ lần đầu và thêm sức cho các em trong Giáo xứ. Đến năm 1978 các chị đến thăm viếng những gia đình tại vùng kinh tế mới và dạy giáo lý cho các em nhỏ.
2.   Ban chức việc giáo xứ:
Trong niềm vui Mừng 50 năm của giáo xứ Võ Lâm, chúng ta không thể nào quên công lao to lớn của Ban chức việc giáo xứ. Vâng, kính thưa cộng đoàn! Chúng ta hãy chào đón Ban chức việc giáo xứ với tổng cộng có 26 thành viên, được chia ra phụ trách các xóm đạo. Ban chức việc luôn tận tâm phục vụ và hoạt động tích cực trong các ban ngành của Xứ đạo và đặc biệt là đã cộng tác một cách đắc lực cùng với Cha chính xứ trong công tác Phụng vụ.
3. Giáo lý viên:
          Được chính thức thành lập vào năm   2001    gồm 25 huynh trưởng giáo lý. Trong đó chia ra 5 trưởng cấp 3, 10 trưởng cấp 2, 10 trưởng cấp 1 và dự trưởng. tổng cộng có 10 lớp giáo lý với 292 em học sinh từ lớp Đồng cỏ non đến lớp Kinh Thánh III.
4.  Ca đoàn:
Chúng ta hãy hân hoan đón chào Ca đoàn Gioan Boscô của giáo xứ Võ Lâm đang từ từ tiến về phía lễ đài.
Ca đoàn được thành lập vào ngày 15.8.1979 do Cha Chính xứ Vũ Khắc Minh quản nhiệm. Hiện nay ca đoàn có tất cả 30 ca viên. Đây là ca đoàn chính yếu của giáo xứ, phục vụ đắc lực vào mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng.

B. PANÔ CÁC XÓM GIÁO
1/ Xóm Maria Nữ Vương:
Được thành lập vào năm 1939 với tên gọi ban sơ là Xóm giáo Võ Lâm, trực thuộc giáo xứ Tân Hương do Cha cố Albertty Hiền đảm trách. Xóm giáo Võ Lâm đã gắn liền với sự phát triển của Giáo xứ Võ Lâm qua từng giai đoạn. Đến ngày 22/8/2008, Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh cho đổi tên lại thành Xóm giáo Maria Nữ Vương.
2/ Xóm Ki tô Vua:
Từ tháng 6/1977, họ đạo Ki tô Vua được giáo phận Kon Tum chuyển từ Phương Nghĩa sát  nhập vào Giáo xứ Võ Lâm. Lúc đó có khoản 60 hộ, do Cha Tô ma Vũ Khắc Minh quản lý. Dần dần, dân số họ đạo phát triển quá đông nên vào ngày 1/9/2009, Cha Lu-y Nguyễn Quang Vinh đã tách thêm 2 xóm mới, đó là Xóm Giu Se và Xóm Mân Côi. Hiện nay, Xóm Ki Tô Vua còn lại là 75 hộ với 287 nhân khẩu, thuộc thôn 1 và thôn 9 Đăk Cấm. Và đã chọn Lễ “Đức Ki Tô Vua Vũ Trụ” làm Lễ bổn mạng xóm giáo.
3/ Xóm Mông Triệu:
Trước đây, xóm Mông Triệu có tên gọi theo địa giới là “ xóm Đài liệt sĩ”. Từ năm 1991 “ xóm Đài liệt sĩ” đã được tách ra thành 2 xóm là: Xóm Mông Triệu A và Xóm Mông Triệu B. Về sau xóm Mông Triệu B đổi tên thành xóm La Vang. Xóm Mông Triệu A vẫn tiếp tục hoạt động và giữ nguyên tên gọi của mình là xóm Mông Triệu. Hiện nay xóm giáo Mông Triệu có 62 hộ với 230 nhân khẩu. 
4/ Xóm La Vang:
Năm 2005, Xóm Giáo La Vang được đổi tên từ xóm Mông Triệu B. Hiện nay xóm giáo La Vang đã lên đến 51 hộ với 195 nhân khẩu. Các ông, bà Biện của xóm giáo này hoạt động rất năng nổ, nhiệt tình và đã phục vụ rất đắc lực cho giáo xứ Võ Lâm chúng ta.
5/  Xóm Lộ Đức:
          Giáo xóm Lộ Đức được hình thành từ năm 2000, lúc đó có khoảng 20 hộ công giáo và gần 100 người. Qua 12 năm hoạt động, hiện nạy xóm giáo đã lên đến 51 hộ với gần 300 nhân khẩu. xóm giáo lộ đức đã chon ngày 11/2 lễ Đức Mẹ Lộ Đức để làm bổn mạng hàng năm của xóm giáo.
6/ Xóm Phê-rô Trung Tín:
 Trước năm 1985, họ Phê rô (Trung Tín) chỉ gồm 15 hộ với 63 nhân khẩu. Sau đó, giáo dân các nơi đã đến lập nghiệp nơi đây ngày càng đông và Cha Tô ma Vũ Khắc Minh đã thành lập nên Xóm giáo Phê rô thuộc địa giới Trung Tín. Sinh hoạt đều đặn, cho đến hôm nay, Xóm giáo Phê rô đã tăng dần lên đến 63 hộ gia đình với tổng cộng 217 nhân khẩu.
7/  Xóm Fatima:
Tháng 4/2009 trở về trước, Xóm giáo Fatima là một phần của Xóm giáo La Vang nhưng do nhu cầu thực tế: giáo dân phát triển nhanh cùng với địa bàn rộng lớn nên Cha chính xứ Lu-y Nguyễn Quang Vinh đã có văn bản quyết định tách thêm Xóm đạo mới lấy tên Fatima và chọn ngày 13/5 làm ngày bổn mạng giáo xóm. Mặc dù mới hơn 3 năm tuổi nhưng Xóm Fatima tính đến nay đã có 99 hộ gồm 367 nhân khẩu và  sinh hoạt quy cũ, nề nếp trong tình yêu thương phục vụ.
8/ Xóm Giu Se:
Được tách ra từ họ đạo Ki Tô Vua vào ngày 1/9/2009. Hiện nay dân số của Xóm giáo Giu Se gồm 47 hộ với 182 nhân khẩu, thuộc thôn 3 và thôn 4 của xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum. Xóm giáo này đã chọn Lễ “Thánh Giu Se bạn Đức Trinh nữ Maria” vào ngày 19/3 hàng năm làm Lễ bổn mạng cho xóm giáo của mình.
9/  Xóm Mân Côi:
Được tách ra từ họ đạo Ki Tô Vua vào ngày 1/9/2009. Hiện nay dân số của Xóm giáo Mân Côi gồm 44 hộ với 167 nhân khẩu, thuộc thôn 2 và thôn 8 của xã Đăk Cấm, thành phố Kon Tum. Xóm giáo đã chọn Lễ “Đức Mẹ Mân Côi” vào ngày 7/10 hàng năm làm Lễ bổn mạng.

THAY LỜI KẾT
Năm 2012, Giáo xứ Võ Lâm hân hoan kỷ niệm mừng 50 năm thành lập Giáo xứ (1962 – 2012).
Lễ Mừng Kim khánh thành lập giáo xứ, đó cũng là thời điểm để từng người con trong Giáo xứ Võ Lâm nhìn lại chặng đường đã qua, nhìn lại  những gì mà Giáo xứ đã lãnh nhận được từ muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Giáo xứ dâng lời cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi, tỏ lòng biết ơn các vị chủ chăn tiên khởi, các bậc tiền bối cha anh, nhờ công lao của các ngài, với bao mồ hôi nước mắt đã làm nên trang sử đẹp hôm nay vậy.

(Nguồn : gpkontum.wordpress.com)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét