Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Tượng nhà mồ, vài suy ngẫm




Nhắc đến cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên chúng ta thường nghĩ ngay đến Không gian văn hóa cồng chiêng và nghệ thuật tạc tượng nhà mồ. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Còn nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thì hẳn không cần phải giới thiệu nhiều khi bây giờ chỉ cần tra trên Google thì trong vòng 0,29 giây ta đã có hơn 616.000 kết quả. Có đủ các bài viết về tượng nhà mồ, hằng năm Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng tổ chức khá nhiều các hoạt động cuộc thi điêu khắc tượng nhà mồ nhằm gìn giữ một nét văn hóa truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. Có lẽ cũng không cần tô vẻ thêm nữa, sau đây cũng chỉ là những cái nhìn khác về nghệ thuật tạc tượng nhà mồ và thực trạng của loại hình này.
Ngày nay chúng ta hay dùng cụm từ nghệ nhân tạc tượng để gán ghép cho họ những người tạc tượng nhà mồ. Nhưng ngày xưa những con người đó cũng làm những công việc đó họ có coi mình là nghệ nhân không? Họ tạc những tác phẩm đó để cho người đã khuất, đơn giản họ chỉ làm công việc mà họ vẫn làm từ muôn đời truyền lại. Nói như vậy để chúng ta hiểu rằng công việc tạc tượng ở đây của họ là làm cho người chết, họ mang những hỷ nộ ái ố vào những bức tượng, mang những cái họ cảm nhận được từ hiện thực cuộc sống vào đó. Họ truyền vào nó những điều rất tự nhiên trong cuộc sống, như những bức tượng tả người phụ nữ bồng con, người ngồi chống cằm suy nghĩ, người cầm chai rượu... nét độc đáo của tượng nhà mồ Tây nguyên là thế. Nó đơn giản chỉ là những thứ mộc mạc, bình dị của cuộc sống được họ đem vào tác phẩm của mình.

                                        Tượng mồ ở Bào tàng Gia Lai
   
 Một sự thật là bây giờ khi chúng ta vào các khu nhà mả của đồng bào thì số lượng tượng nhà mồ chỉ còn lác đác đếm trên đầu ngón tay. Thay vào đó là những ngôi mộ "xi măng hóa". Bây giờ khi nhắc tới tượng nhà mồ người ta thường nghĩ ngay tới những cuộc thi, những ông nghệ nhân này ông nghệ nhân nọ đã từng tham gia bao nhiêu cuộc thi, đoạt bao nhiêu giải chứ mấy ai nghĩ xem bây giờ những khu nhà mả kia có bao nhiêu bức tượng nhà mồ được tạc mới từ chính những con người đó.
Thật tiếc nuối nếu có một ngày chúng ta sẽ mất dần những khu nhà mả với những bức tượng sống động, một nét văn hóa đặc sắc. Gìn giữ ư sẽ được gì nếu chỉ có những cuộc thi, những bức tượng vốn là của người chết kia lại được mang ra so sánh và trao giải. Chắc chắn muốn gìn giữ loại hình nghệ thuật đặc sắc của Tây Nguyên này sẽ cần nhiều hơn như thế nữa, cần những việc làm thực tế hơn như vậy nữa. Sẽ quá dong dài nếu chúng ta phân tích những điều đó thôi thì cứ đưa ra một vài điều để chúng ta cùng suy ngẫm bên ly cà phê và kèm theo những bức ảnh về một số tượng nhà mồ đang được Bảo tàng tỉnh Gia Lai cất giữ.
                                                                                                                               Bài và ảnh Hoàng Việt
(Nguồn : pleikucafe)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét