Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

QUAN HỆ TOÀ THÁNH - VIỆT NAM

Quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam trong lịch sử chưa bao giờ được thiết lập chính thức mặc dù Việt Nam là một quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo đứng thứ hai châu Á, sau Philippines[1]. Tuy nhiên, những năm gần đây, hai bên đã cử những đại diện ngoại giao đến viếng thăm lẫn nhau. Lần gần đây nhất, vào Tháng hai năm 2009, phái đoàn của Tòa Thánh do Thứ trưởng ngoại giao - Đức ông Pietro Parolin dẫn đầu - đã đến thăm và làm việc tại Hà Nội, cả hai bên đã quyết định thành lập các "Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican" để thảo luận vấn đề về quan hệ ngoại giao[2].


Nền tảng ban đầu
Năm 1925, một tòa Khâm sứ Tòa Thánh[3] được thiết lập, đại điện cho Tòa Thánh ở khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào  Campuchia), có trụ sở đặt tại Huế, đến năm 1951 thì dời ra Hà Nội, tức Tòa khâm sứ Hà Nội.

Bị từ chối
Năm 1957, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trục xuất Khâm sứ và các nhân viên ra khỏi lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, Tòa Thánh quyết định lập Thanh tra Tông tòa ở Sài Gòn trong năm ấy. Không lâu sau, Thanh tra Tông Tòa Sài Gòn được nâng lên thành Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique) và đến năm 1959 được nâng lên thành Tòa Khâm sứ Sài Gòn, giữ mối liên lạc cho Tòa Thánh ở Miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Năm 1964, trách nhiệm liên hệ giữa Tòa Thánh với Lào được chuyển giao cho Tòa Khâm sứ Bangkok còn tại Sài Gòn đảm nhận cho lãnh thổ Nam Việt Nam và Campuchia.
Sau năm 1975, khâm sứ và nhân viên Tòa Khâm sứ Sài Gòn cũng buộc phải rời khỏi Việt Nam.
Ngọn lửa nhen nhóm
Quan hệ Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam bắt đầu được nối lại bằng những cuộc tiếp xúc trực tiếp từ năm 1990, sau khi Việt Nam bước vào giai đoạn mở cửa. Năm 1994, Campuchia và Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao thì vị Sứ thần tại Campuchia vẫn đảm nhận liên lạc với Việt Nam một cách không chính thức.
Đầu năm 2007, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã viếng thăm Vatican, hội kiến Giáo hoàng Biển Đức XVI và Thủ tướng Vatican, Hồng y Tarcisio Bertone[4].
Năm 2009, trong bài trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Công giáo UCA sau Cuộc viếng thăm Ad Limina,Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn (Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, cuộc đàm phán thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam hiện nằm ở phía chính quyền Việt Nam, và "Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong một thời gian dài. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam"[5].
Ngày 11 tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp với Giáo hoàng Biển Đức XVI, tại Vatican[6]. Đây là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Việt Nam đến Vatican hội kiến giáo hoàng, kể từ sau năm 1975.
Phiên họp vòng hai của Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã diễn ra trong hai ngày 23 và 24 tháng 6 năm 2010 tại Vatican để tiếp nối các công việc của phiên họp vòng một đã diễn ra ngày 17 tháng 2 năm 2009 tại Hà Nội. Đồng chủ tọa các vòng họp là Đức ông Ettore Balestreto, Thứ trưởng Thánh Bộ Quan hệ với các quốc gia của Tòa Thánh và ông Nguyễn Quốc Cường - Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam. Cuộc họp kết thúc bằng một thỏa thuận rằng, Vatican sẽ có một đại diện không thường trú của họ đến Việt Nam do Giáo hoàng bổ nhiệm[7]. Ngày 13 tháng 1 2011, Giáo hoàng Biển Đức XVI đã bổ nhiệm Tổng Giám mục Leopoldo Girelli - Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Malaysia, Brunei kiêm chức Đặc phái viên không thường trú cho Tòa Thánh tại Việt Nam.
Ngày 8 tháng 1 năm 2011, Hồng y Ivan Dias, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Tòa thánh Vatican với vai trò Đặc sứ của Giáo hoàng sang dự lễ bế mạc Năm Thánh 2010 tại La Vang và đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp.
Phái viên của Tòa Thánh tại Việt Nam
TT
Phái viên
Ngày được bổ nhiệm
Ngày hết nhiệm
Người bổ nhiệm
Chức danh
1
1922
1925
Đại diện Tòa Thánh tại Tcheli (Trung Quốc)
Thanh tra Tòa Thánh tại Đông Dương
2
25/051925
1928
Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương
Tòa Khâm sứ Huế
3
24/111928
19/11/1936
Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương
Tòa Khâm sứ Huế
4
19/11/936
18/10/1950
Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương
Tòa Khâm sứ Huế
5
18/10/1951
15/09/1959
Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương
Tòa Khâm sứ Hà Nội
6
15/02/1956

Thanh tra Tông Tòa tại Sài Gòn
Đại lý Khâm sứ (từ 1957)
7
1959
14/10/1961
Khâm sứ Tòa Thánh
Tòa Khâm sứ Sài Gòn
8
13/10/1962
1964
Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương
Tòa Khâm sứ Sài Gòn
9
17/06/1964
19/04/1969
Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam
Tòa Khâm sứ Sài Gòn
10

05/06/1975
Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam và Campuchia
Tòa Khâm sứ Sài Gòn
11



Thường vụ Khâm sứ (1962, 1963, 1964)
12
13/01/2011

Đại diện không trường trú của Tòa Thánh

 

Chú thích

3.    x. Khâm sứ (Apotolic Delegate) chỉ giữ mối liên lạc giữa Giáo hội và nước bản địa, không giống như Sứ thần Tòa Thánh (Apostolic Nuncio), đảm nhận công tác ngoại giao. Tòa Khâm sứ không phải là Tòa Đại sứ của Tòa Thánh.
6.    x. [1] Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Bennedict (theo báo điện tử Dân trí)
7.    x. [2] Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Bennedict (theo báo điện tử Dân trí).
                                                   ------------------------------------------

Và nhân dịp trọng đại này, chúng tôi xin giới thiệu đôi dòng Tiểu sử Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam:
 
 - Ngày 13/03/1953: Sinh tại Predore, giáo phậnBergamo, miền Bắc Italia
- Ngày 17/06/1978: Thụ phong Linh mục
- 1984-1987: Học tại Học viện Ngoại giao Tòa Thánh
- 1987-1991: Tham vụ tại Tòa Sứ thần ở Cameroon
- 1991-1993: Cố vấn Tòa Sứ thần tại New Zealand
- 1993-2001: Chuyên viên bộ Ngoại giao Tòa Thánh
- 2001-2006: Cố vấn Tòa Sứ thần tại Washington, Mỹ
- Ngày 13/04/2006: Sứ thần Tòa Thánh tại Indonesia
- Ngày 17/06/2006: Thụ phong giám mục, làm Tổng Giám mục hiệu toà Capreae
- Ngày 10/10/2006: Sứ thần Tòa Thánh tại Đông Timor
- Ngày 13/01/2011: Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore, Đại diện Toà Thánh tại Malaysia  và Brunei, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
                                                      KonTumquehuongtoi (Theo: Wikipedia và internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét