Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

BÀI GiẢNG CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC LEOPOLDO GIRELLI TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA QUI NHƠN


Anh chị em thân mến,

Thật vui mừng biết bao khi tôi được hiện diện với anh chị em hôm nay tại Nhà thờ Chính tòa này! Trong dịp trọng đại này, chúng ta cảm tạ Chúa vì Tin Mừng của Chúa Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta đã đến Qui Nhơn gần 400 năm qua.
  
Tôi nồng nhiệt chào mừng Đức giám mục của anh chị em, Đức Cha Phê-rô Nguyễn Soạn, cũng như Đức Cha Phó Mat-thê-ô Nguyễn Văn Khôi. Tôi cám ơn Đức Cha Nguyễn Soạn về những lời chào mừng tốt đẹp. Đặc biệt, tôi chào mừng anh chị em, những tín hữu của Giáo phận Qui Nhơn; và đánh giá cao ước muốn của anh chị em chào đón qua tôi, Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI, người mà tôi rất khiêm tốn đại diện tại Việt Nam.
  
Tôi có thể đoan chắc với  anh chị em rằng Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI rất gần gũi với Hội Thánh Việt Nam và với Giáo phận này.

Phúc Âm hôm nay nói với chúng ta về lệnh truyền của Chúa Giê-su với 11 môn đệ “hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ”.   

Chúa Ki-tô đã trao cho các môn đệ nhiệm vụ ra đi và loan báo lời Chúa, tất cả quyền năng đó chỉ cho 11 người. Có lẽ họ cũng nghi rằng mình không đủ  khả năng để  hoàn thành lệnh truyền của Chúa Giê-su. Nhưng Chúa Ki-tô cũng nói với họ “Và hãy nhớ rằng Thầy sẽ ở cùng các con mãi đến tận thế”.

 Chúa Ki-tô không chỉ sai các môn đệ đi, Người còn tiếp tục hiện diện với họ cũng như Người tiếp tục hiện diện với chúng ta hôm nay để chúng ta loan báo Tin Mừng qua cộng đoàn, làm cho người khác thành môn đệ Chúa, và giảng dạy những gì Chúa Ki-tô đã dạy các môn đệ. Cũng như Chúa Ki-tô không lìa bỏ chính các môn đệ, Người cũng không lìa bỏ chính chúng ta.

Lệnh truyền của Chúa Giê-su là một yêu sách của thời đại chúng ta và thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nhu cầu khẩn thiết và tầm quan trọng về việc truyền giáo của Giáo Hội.

 Thậy vậy, những lời của Chúa Giê-su không ngừng vang vọng như một lời kêu gọi phổ quát: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,  làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con”. (Mt 28: 19-20).

Trong nhu cầu thúc bách của việc Phúc âm hóa, chúng ta được khuyến khích và nâng đỡ với một niềm xác tín  rằng Chúa  là Chủ của mùa gặt, luôn ở với chúng ta và tiếp tục hướng dẫn dân Người. Chúa Ki-tô là nguồn vô tận cho sứ mệnh truyền giáo của Hội Thánh.

Sứ mệnh này mời gọi các Giáo hội địa phương của mỗi đại lục lưu ý trước nhu cầu khẩn thiết để cổ võ việc truyền giáo.

Không chỉ những Giáo Hội cổ truyền được kêu gọi tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần truyền giáo mà còn các Giáo hội tại các miền truyền giáo như Việt Nam cũng được mời gọi hiến thân cách quảng đại cho sứ mệnh đến với muôn dân.

Niềm hy vọng của Đức Giáo Hoàng là sự cộng tác truyền giáo sẽ được tăng cường giữa các Giáo  Hội của các  địa lục khác nhau trên thế giới.

Chân phước Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã viết trong Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Thế (Redemptoris Missio) rằng “Giáo Hội là truyền giáo bởi vi chính bản tính của Giáo Hội  theo lệnh truyền của Chúa Ki-tô không là một cái gì phụ thuộc hoặc bên ngoài, mà là trọng tâm của Giáo Hội”.

 Việc loan báo Tin Mừng vẫn là hợp thời và khẩn thiết. Vì vậy, việc dấn thân truyền giáo đem Tin Mừng của Chúa Giê-su đến tận cùng trái đất vẫn là sứ vụ đầu tiên của Giáo Hội, được gọi để mang ơn cứu độ của Chúa Ki-tô đến con người của thời đại chúng ta, trong quá nhiều phần đất trên thế giới, nơi mà sự xúc phạm nhân phẩm và áp bức bởi nghèo đói, bạo lực và chà đạp nhân quyền  vấn còn thắng thế.

Giáo Hội không thể tránh né sứ mệnh phổ quát này; vì đối với Giáo Hội thi sú  vụ có một lực trói buộc. Là những thành viên của Giáo Hội, tất cả chúng ta được yêu cầu trở nên những sứ giả tin mừng và những nhà truyền giáo giữa chúng ta, trong tất cả môi trường chúng ta sống và làm việc.

Trong lễ Thánh Thể này, chúng ta hãy cầu xin Chúa canh tân tinh thần truyền giáo nơi các cộng đoàn chúng ta để có thể cũng gây cảm hứng cho những ơn gọi mới. Thật vậy, mỗi cộng đoàn ki-tô hữu được sinh ra là một nhà truyền giáo, và chính trên căn bản lòng can đảm loan báo Tin Mừng của anh chị em mà đức tin và tình yêu Chúa được đánh giá.

Anh chị em không chỉ cộng tác trong việc loan báo tin mừng nhưng hơn nữa, anh chị em cảm thấy rằng mình là những vai chính và đồng trách nhiệm trong việc loan báo này.

Anh chị em thân mến, mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Ki-tô trao phó cho các Tông đồ bao gồm tất cả chúng ta. Chúng ta hãy góp phần loan báo Tin Mừng, trước hết, tại đây trong quê hương yêu dấu của anh chị em.

Xin Đức Mẹ Lavang và các Thánh Tử đạo Việt Nam che chở phù trợ Giáo phận Qui Nhơn. Amen.

 

                                                        (Nguồn: Giáo phận Qui Nhơn)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét