THÁNH STÊPHANÔ CUÉNOT (THỂ), GIÁM MỤC TỬ ĐẠO
·
Sinh
: 08/02/1802 - Tại : Le Bélieu, Doubs, Pháp
·
Giáo
phận : Besançon
·
Linh
mục : 24/09/1825
·
Lên
đường truyền giáo đến Nam Kỳ, Việt nam: 27/01/1828
·
Giám
mục : 03/05/1835 - Hiệu tòa Métellopolis
- Giám
mục phó Gp Tông tòa Đàng Trong : 1835-1840
- Giám mục Gp Tông tòa Đông Đàng Trong : 1840-1864
·
Qua
đời : 14/11/1864 -Tại Bình Định
·
ĐGH
Lêô XIII phong Ngài lên Bậc Đáng Kính : 13/01/1899
·
ĐGH
Piô X phong Ngài lên Chân Phước : 02/05/1909
·
ĐGH
Gioan Phaolô II phong Ngài lên Bậc Hiển Thánh : 19/06/1988
Đây là vị thánh
đã phục vụ Giáo hội Việt Nam 32 năm, trong đó 26 năm với chức vụ Giám Mục. Tòa
Giám Mục của Ngài thường là chòi tranh, lẫm lúa, bụi tre, hầm tối, ghe thuyền.
Châm ngôn Giám mục của ngài: “Tất cả nhờ Thập giá”.
1. THƠ ẤU VÀ SỨ
MẠNG
Stêphanô
Théodore Cuénot sinh ngày 08 tháng 02 năm 1802 tại làng Bélieu, Besançon, miền
Trung nước Pháp, là con đầu lòng của ông Alexandre Cuénot và bà Éléonore Risse.
Thụ phong linh mục ngày 24.09.1825. Cha Cuénot nhận lệnh lên đường phục vụ giáo
phận Đàng Trong.
Ngày 03/05/1835
Đức cha Taberd Từ truyền chức Giám mục cho cha Cuénot, làm Giám mục phó với
quyền kế vị.
Ngày 31/07/1840
Đức cha Taberd qua đời tại Calcutta, Đức cha Cuénot chính thức làm Đại Diện
Tông Tòa giáo phận Đàng Trong. Đức cha Cuénot triệu tập công nghị giáo phận
Đàng Trong tại Gò Thị để thống nhất và định hướng việc mục vụ trong giáo phận.
Công nghị được diễn ra trong 03 ngày: ngày 05, ngày 06 và ngày 10 tháng 8 năm
1841.
Truyền giáo là
ngọn lửa từng ngày đốt cháy tâm can Đức cha Cuénot. Trong 32 năm phục vụ Giáo
hội Việt Nam, ngọn lửa ấy luôn cháy trong mọi tình cảnh, thuận tiện cũng như
lúc không thuận tiện.
2. PHƯƠNG PHÁP
TRUYỀN GIÁO
Phương pháp
truyền giáo của Đức Cha Stêphanô Cuénot Thể được tổng hợp với ba nội dung
chính: Cầu nguyện, đào tạo nhân sự và phân chia nhỏ giáo phận để các tín hữu
được chăm sóc tốt hơn.
2.1. CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là
phương pháp truyền giáo trước hết và trên hết, mà thánh Stêphanô đã dùng.
Đức cha Cuénot
đã từng khẳng định: “Dầu các Cha tây, huống lựa là tôi, phải ẩn mặt luôn nơi
hang nơi hố núi non tất tưởi, khác nào đã chôn lấp rồi, chẳng còn làm đặng việc
gì, chỉ đọc kinh lần hột mà thôi, song nội sự ở lại mà chỉ dẫn các Cha bổn
quốc, lại thông công chịu khổ vì đạo với con chiên, thì còn có ích hơn bội
phần”[1].
2.2. ĐÀO TẠO
NHÂN SỰ
Trong 26 năm làm
Giám mục hầm trú, Đức cha đã truyền chức được 56 linh mục, trong đó có 15 vị đã
chết trong cuộc bách hại 1860-1861. Và đào tạo hơn 400 nữ tu Mến Thánh Giá.
Đối với giáo dân, Đức cha Cuénot chủ trương: Phương pháp tốt nhất để giáo dân có đức tin vững chắc là đào tạo họ thành tông đồ truyền giáo. Sau khi xác định mục tiêu, Đức cha đã hành động:
Đối với giáo dân, Đức cha Cuénot chủ trương: Phương pháp tốt nhất để giáo dân có đức tin vững chắc là đào tạo họ thành tông đồ truyền giáo. Sau khi xác định mục tiêu, Đức cha đã hành động:
2.2.1. Lập đoàn giảng viên giáo
lý:
- Nhóm tại chỗ:
Gồm những người cha gia đình có chỗ ở ổn định. Chức năng của họ là giữ gìn trật
tự, hòa giải khi có tranh chấp, chủ tọa các buổi họp mặt, rửa tội cho trẻ sơ
sinh, dự chứng hôn phối, mời linh mục cho các bệnh nhân nguy tử.
- Nhóm thứ
hai: Gồm những người có khả năng dạy giáo lý, chuẩn bị cho giáo dân lãnh
nhận các bí tích.
- Nhóm nòng cốt:
họ là những người có khả năng tranh luận, giải thích giáo lý, có khả năng đào
tạo người khác; Họ lưu động đây đó. Chính nhờ họ mà phần lớn đức tin tín hữu
được tiến bộ.
2.2.2. Đồng hành đức tin với các tân
tòng
Để tránh quấy rày
và ảnh huởng mê tín dị đoan. Sau khi các tân tòng được rửa tội, Đức cha
đã dựng những lều trại ở trong khu người công giáo. Sau đó mới tìm đất mới, rồi
đem những gia đình hỗn hợp đạo mới cũ đến lập nghiệp.”[2].
2.2.3. Bác ái & “Trồng chuối lấy con”
Ngoài việc bác
ái và cậy dựa vào sức mạnh cầu bàu của các thánh đồng nhi cho việc truyền giáo,
Đức cha còn nhắm đến mục tiêu trồng chuối lấy con. Do đó Đức cha tổ chức tiếp
nhận những trẻ mồ côi, xin rửa tội cho những em nguy tử.
Trong vòng 09
năm, 20 ngàn em được rửa tội, hơn 18 ngàn đã chết sớm. [3]
2.2.4. Giáo dục đức tin và văn hóa
Ngài yêu cầu mỗi
linh mục giữ bên mình ít nhất 3-4 học trò. Phần ngài, ngài đã dành thời giờ để
dịch sách ra tiếng Việt và luôn có bên cạnh ngài một linh mục Việt Nam để kiểm
tra tiếng Việt.
2.3. PHÂN
CHIA GIÁO PHẬN
Đức cha Cuénot
thấy giáo phận quá rộng lớn, việc thông tin liên lạc, phát triển và chăm sóc
đoàn chiên không được chu đáo. Ngài đào tạo Linh mục, tấn phong Giám mục và xin
chia giáo phận:
Ngày 11 tháng 03
năm 1844, giáo phận Đàng Trong chia thành hai giáo phận: Tây Đàng Trong do Đức
cha Dominique Lefèbvre coi sóc; Đông Đàng Trong do Đức cha Cuénot coi sóc.
Ngày 27 tháng 8
năm 1850, giáo phận Đông Đàng Trong chia thành giáo phận Bắc Đàng Trong, do Đức
cha François Marie Pellerin coi sóc; Phần còn lại vẫn giữ nguyên tên gọi Đông
Đàng Trong do Ngài coi sóc cùng với 12 linh mục Việt Nam, trong số nầy có một
người đang ở tù. Trong khi đó ngài đã cung cấp cho hai giáo phận mới thành lập
26 linh mục do ngài đào tạo.
3.TRUYỀN GIÁO
TÂY NGUYÊN:
Truyền giáo Tây
Nguyên đó là ‘nốt nhạc chủ âm’ trong bài ‘trường ca truyền giáo’ của Đức cha
Cuénot.
Sau nhiều lần
Đức cha cử nhiều đoàn tìm đường truyền giáo Tây Nguyên nhưng đều thất bại, năm
1848, thầy Sáu Do, trong vai người đầy tớ của một chủ lái buôn, thầy Sáu đã
biết được một ít thổ âm, phong tục, tập quán, địa hình địa thế một số bộ lạc.
Thầy trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối các nhà truyền giáo đem Tin
Mừng cứu rỗi cho các anh em Dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
4. HOÀN THÀNH CUỘC ĐỜI:
Từ năm 1855 đến
năm 1861, Vua Tự Đức ban hành các sắc dụ cấm đạo khá gắt gao.
Gánh nặng mục vụ
của một mục tử trong lãnh thổ rộng lớn, những đối phó không ngơi nghỉ trong
hoàn cảnh cấm đạo gay gắt, những thiếu thốn vật chất, tất cả điều đó đã làm cho
ngài kiệt sức. Không thể ẩn trú lâu dài tại một địa điểm. Mối đe doạ bị bắt
ngày càng lớn, ngày 20/10/1861, Đức cha, thầy bốn Tuyên và chú Nghiêm tạm ẩn
tại nhà bà Maria Mađalêna Huỳnh Thị Lưu.
Vừa xong thánh
lễ sáng ngày 28/10/1861, đồ lễ chưa kịp dọn, quân lính đến bao vây. Ngay trong
đêm hôm ấy, Đức cha Cuénot bị bắt.
Tại nhà giam
Bình Định, Đức cha bị tả lỵ, ngày càng đuối sức. Đức cha Cuénot trút hơi thở
cuối cùng trong đêm 14/11/1861 tại nhà giam Bình Định. Ngài chết trong đêm
khuya không ai hay biết, cô đơn giữa lao tù. “Tất cả nhờ thập giá” cho tới
cùng.
Để thực hiện bản
án của triều đình, sau ba tháng 17 ngày được chôn cất, xác Đức cha Cuénot được
đào lên rồi quăng xuống sông. Cho đến ngày nay di cốt của Ngài không được
tìm thấy.
“Tất cả nhờ Thập
Giá”, dâng hiến toàn thân, quên mình hoàn toàn.
Ngày 02/05/1909,
được tôn phong chân Phước Tử Đạo.
Ngày 19/06/1988,
được tôn phong Hiển Thánh Tử Đạo.
_____________________
[1] R.P. Tardieu, Hạnh Đức Cha Thể,
Nhà in Làng Sông 1907, tr. 60.
Nguồn: https://gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét