Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

GIÁO XỨ ĐỨC HƯNG GIÁO PHẬN KON TUM MỪNG LỄ 60 NĂM THÀNH LẬP




Giáo xứ Đức Hưng Giáo phận Kon Tum mừng 60 năm thành lập trong dịp lễ Chúa Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ bổn mạng giáo xứ. Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật ngày 25.11.2018, Đức Cha Alôsiô Nguyễn Hùng Vị đã cử hành Thánh lễ, Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, cha Đaminh Nguyễn Xuân Hùng, cha Tôma Nguyễn Văn Thượng cùng 10 cha đồng tế. Đông đảo tu sĩ và bà con giáo dân Kinh Thượng về tham dự.
XIN CLICK VÀO
  
__________________________________________________________________

Bài Giảng Của Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Gp Kon Tum trong Thánh Lễ Kính Đức Giê-Su Ki-Tô Vua

Tại Giáo Xứ Đức Hưng, Hạt Chư Prong, Giáo Phận Kontum 25.11.2018
Chúng tôi xin lược thuật nội dung bài giảng,
song song có phần ghi âm
và sau cùng một số hình ảnh ghi lại sinh hoạt của giáo xứ Đức Hưng 
kỷ niêm 60 năm
hình thành giáo xứ qua dòng thời gian (1958-2018):
I – NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Kính Thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ
Chúng ta biết rằng chúng ta đang ở trong thế kỷ XXI thì nói đến Vua, không biết người ngày nay còn họ có thể đón nhận được hay không, nhất là sau cuộc cách mạng Pháp vào thế kỷ thứ XVIII, nói chính xác vào năm 1789, với trào lưu dân chủ họ đã kết án Vua và Hoàng Hậu, đã đem vua và hoàng hậu lên máy chém, không còn vị nhận chức vua hay địa vị làm vua nữa. Sau những đợt về kỷ nguyên ánh sáng, những cuộc cách mạng về kỹ thuật, khoa học, người ta đi tìm về dân chủ, chủ nghĩa dân tộc, chứ không vướng vào quân chủ, tức là vua chúa nữa nếu mà có còn thì cũng là một danh hiệu nói lên danh dự hơn là có quyền bính thật, quyền bính thì thuộc về những người được người dân bầu lên. Đối với ngày xưa thì ông vua có toàn quyền, ông vua một nước có quyền sinh sát mọi người, lên trên hết mọi người, cho nên phải có những dòng họ tranh dành nhau để được làm vua, được thì làm vua thua thì làm giặc, cho nên ngày xưa ông vua quan quyền lắm. Nhưng mà vào thế kỷ thứ XX – thời Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI như lúc nãy trong đầu lời dẫn nhập có nói đến, năm 1925 thì Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI muốn lập nên Lễ Đức Kitô làm vua trong dịp kết thúc năm thánh, ngày xưa thì 50 năm thì mới kết thúc năm thánh, sau này rút lại còn 25 năm, cho nên 1925 dịp năm thánh, đến khi kết thúc năm thánh thì Đức Giáo Hoàng Piô thứ XI đã thiết lập Lễ Chúa Giêsu là Vua. Tại sao Đức Giáo Hoàng trong thời đại dân chủ mà Ngài muốn tái lập mà nước có Chúa Giêsu là Vua trong đó thì có vẻ ngược với trào lưu. Như vậy thì làm sao? Đức Giáo Hoàng lập nên lễ Chúa Kitô Vua đây với những mục đích; thứ nhất đó là cung cấp một phương thuốc để chống lại chủ nghĩa duy tục, chối bỏ quyền của Đức Giêsu Kitô và người ta lúc bấy giờ họ theo trào lưu tôn giáo chống lại Kitô giáo, coi Kitô giáo như là một cái tự nhiên thôi, trong đó ngày xưa ở Âu Châu thì Kitô Giáo coi như là quốc gia, tất cả đều theo đạo của Chúa cả, với trào lưu duy tục, chạy theo thế tục, chạy theo thế gian nên từ từ người ta loại trừ Kitô giáo ra khỏi cuộc sống, chúng ta còn thấy bề mặt xã hội thì người ta không còn coi trọng tôn giáo, nhất là Kitô giáo, coi thường Kitô giáo thì người ta cũng coi thường Giáo Hội, người ta chống Giáo Hội, và muốn đặt Kitô Giáo dưới địa vị của xã hội dân sự, chính phủ dân sự và như thế chúng ta thấy loại bỏ Chúa ra khỏi cuộc sống thì chắc chắn đem lại hậu quả oán thù, chia rẻ với nhau, các nước này, nước kia . Sau đến thế chiến, chúng ta thấy Âu Châu đã tan nát rồi, rồi tiếp tục trào lưu mà với tục thái như thế lại tiếp diễn kéo theo đến những thế chiến, chúng ta thấy không có ở trong một cái niềm tin vào Thiên Chúa nữa cho nên không coi những người khác là anh chị em. Một mục đích khác Đức Giáo Hoàng lập nên Thánh Lễ này để mà đẩy mạnh sự nhiệt tình tông đồ ở trong một cái xã hội tục quán và muốn tái lập lại mọi sự trong Chúa Kitô như trong bài đọc 2 nói, Chúa Giêsu là Đầu và là Cuối, Ngài là An-pha, là Omega, Anpha chữ đầu tiên, và Omega là chữ cuối cùng, Đầu và Cuối. Chúa Giêsu là Đầu và Cuối cho nên để cho người ta đến với Chúa Giêsu đầu cũng như là cuối. Chúa Giêsu là tất cả, Chúa Giêsu là Vua, Ngài là Vua vũ trụ.
II – GHI ÂM:
XIN XEM TIẾP…

GPKONTUM (28/11/2018) KONTUM
Nguồn: giaophankontum.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét