Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi canh tân Thánh nhạc: Thánh nhạc phải hội nhập trong ngôn ngữ âm nhạc đương đại.





Đức giáo hoàng Phanxicô kêu gọi canh tân Thánh nhạc

WHĐ (06.03.2017) – Đối với thánh nhạc, Giáo hội có một nhiệm vụ kép: vừa bảo vệ và phát huy di sản phong phú và đa dạng thừa hưởng từ quá khứ vừa đưa thánh nhạc “hội nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật và âm nhạc. Đó là điều được Đức giáo hoàng Phanxicô nhấn mạnh trong buổi tiếp kiến 400 tham dự viên đang tham gia Hội nghị quốc tế về Thánh nhạc tại Roma, hôm thứ Bảy 04-03-2017.
Hội nghị do Hội đồng Toà Thánh về Văn hóa và Bộ Giáo dục Công giáo tổ chức, với sự phối hợp của Học viện Giáo hoàng về Thánh nhạc và Học viện Giáo hoàng về Phụng vụ thuộc trường Anselmô. Với chủ đề “Âm nhạc và Giáo hội: Việc thờ phượng và Văn hoá năm mươi năm sau Huấn thị Musicam Sacram”, Hội nghị muốn đào sâu –trong nhãn giớiliên ngành và đại kết– mối tương quan hiện nay giữa thánh nhạc với văn hóa đương đại, giữa âm nhạc được cộng đồng Kitô giáo chấp nhận và sử dụng với các xu hướng âm nhạc thịnh hành.
Nền thánh nhạc này, Đức giáo hoàng Phanxicô nhắc nhở, phải nhập thể và diễn dịch Lời Chúa thành lời ca tiếng hát, thành giai điệu làm rung động trái tim của những con người thời đại chúng tavà còn tạo ra cả một bầu khí tâm tình thúc đẩy đức tin và khơi gợi người ta đón nhận và tham dự trọn vẹn vào mầu nhiệm được cử hành.
Bởi vì âm nhạc là con đường ngắn nhất để tham dự trọn vẹn vào hy tế tạ ơnnên những suy tư và dấn thân mục vụ liên quan đến thánh nhạc phải hướng đến sự hiểu biết sâu xa hơn để đi sâu vào mầu nhiệm của Thiên Chúa, để chiêm ngắm, thờ lạy và đón nhận mầu nhiệm ấy.
Đức giáo hoàng nhìn nhận rằng sau Công đồng Vatican II, “sự giao thoa với tính hiện đại và việc đưa các ngôn ngữ bản xứ vào Phụng vụ đã tạo ra khá nhiều vấn đề về ngôn ngữ, hình thức và thể loại âm nhạc. Đôi khi, một sự tầm thường, hời hợt và xoàng xĩnh nào đó đã lấn lướtlàm thiệt hại đến vẻ đẹp và sự cao cả của các cử hành phụng vụ.
Đức giáo hoàng khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc phụng vụ –từ các nhạc sĩ, ca trưởng, nhạc công và ca viên, đến các linh hoạt viên phụng vụ– làm hết sức mình để đóng góp vào việc canh tân thánh nhạc và nhạc phụng vụ, đặc biệt quan tâm đến phẩm chất của thánh nhạc.
“Để thúc đẩy tiến trình này”, Đức giáo hoàng nói, “chúng ta cần huấn luyện một nền giáo dục âm nhạc đúng đắn, nhất là cho các chủng sinh chuẩn bị làm linh mục – trong sự đối thoại với các xu hướng âm nhạc của thời đại chúng ta cũng như với những đòi hỏi của các vùng văn h khác nhau, và với tinh thần đại kết.
(Theo Vatican Radio) 
                                                                                                    
Minh Đức
Nguồn: hdgmvietnam.org
____________________________________________________

Mời đọc thêm:

Thánh nhạc phải hội nhập trong ngôn ngữ 

âm nhạc đương đại


“Thánh nhạc có nhiệm vụ đem lại cho chúng ta vẻ đẹp của Thiên Chúa, vì thế đừng bao giờ để nó phải rơi vào tình trạng tầm thường và hời hợt”. Đức Thánh Cha đã khẳng định trong bài diễn văn tham dự Hội nghị quốc tế về Thánh nhạc vào sáng 4/3/2017 do Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa, Bộ Giáo dục Công giáo, Giáo hoàng Học viện về Thánh nhạc và Giáo hoàng Học viện về Phụng vụ thuộc trường thánh Anselmo ở Roma tổ chức. Hội nghị quốc tế diễn ra dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Bộ Văn hóa, với chủ đề : “Âm nhạc và Giáo Hội : việc phụng tự và văn hóa 50 năm từ sau Huấn Thị về Thánh Nhạc – Musicam Sacram”.

Đào sâu mối tương quan giữa Thánh nhạc và văn hóa đương đại, Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Giáo hội cần phải bảo vệ các di sản được thừa hưởng từ quá khứ và đồng thời phải làm cho thánh nhạc được “hội nhập văn hóa” (incultura) vào trong các ngôn ngữ nghệ thuật và âm nhạc đương thời. Thánh nhạc giúp cho các tín hữu bước vào trong Mầu nhiệm của Thiên Chúa, để chiêm ngắm và cảm nhận được Người.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải thích bài diễn văn của mình bằng cách khởi đi từ huấn thị Musicam Sacram, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ban hành và sau đó nhắc lại ưu tư của các nghị phụ trong Công đồng Vatican II, qua Hiến chế Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium – về sự cần thiết để các tín hữu khi tham dự phụng vụ có thể hiểu được hoàn toàn bằng ngôn ngữ của mình.


Thánh nhạc phải hội nhập vào trong ngôn ngữ âm nhạc đương đại.

Liên quan đến thánh nhạc và thánh ca phụng vụ “nảy sinh hai nhiệm vụ đối với Giáo hội : một mặt, Giáo hội phải bảo tồn và làm tăng thêm giá trị các di sản phong phú, đa dạng được thừa hưởng từ quá khứ, bằng cách dùng nó với sự cân bằng trong hiện tại và tránh xa nguy cơ của việc hoài cổ hoặc khảo cổ”. Mặt khác, Giáo hội cần phải bảo đảm rằng thánh nhạc và thánh ca phụng vụ được “hội nhập văn hóa” hoàn toàn trong các ngôn ngữ nghệ thuật và âm nhạc đương thời; tức là biết trình bày và đưa Lời Chúa vào trong các bài hát, âm thanh, hòa âm làm rung động tâm hồn của mọi người trong thời đại chúng ta; bằng cách kiến tạo một bầu khí cảm xúc thích hợp, chuẩn bị cho đức tin và làm sống lại sự đón nhận và tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm được cử hành”.

Không hời hợt và tầm thường gây nguy hại cho vẻ đẹp của âm nhạc

Tất nhiên “sự gặp gỡ giữa tính hiện đại và đưa ngôn ngữ nói vào trong Phụng vụ gợi lên nhiều vấn đề : về ngôn ngữ, hình thức và các thể loại âm nhạc”.

Đôi khi cái tầm thường và hời hợt nào đó thắng thế gây nguy hại đến vẻ đẹp, cường độ của các cử hành phụng vụ. Cho nên những người có trách nhiệm trong lãnh vực này, các nghệ sĩ và nhạc sĩ, các nhạc trưởng và ca viên, linh hoạt viên phụng vụ có thể đem lại sự đóng góp quý báu cho việc đổi mới, nhất là về chất lượng của thánh nhạc và thánh ca phụng vụ”.

Vì thế, “cần phải thúc đẩy việc đào tạo âm nhạc thích hợp, ngay cả cho các ứng viên đang chuẩn bị làm linh mục, trong việc đối thoại với các trào lưu âm nhạc đương đại, với những đòi hỏi của các vùng văn hóa khác nhau, trong thái độ đại kết”. Đức Thánh Cha khuyến khích những người tham gia hội nghị “đừng sao lãng mục tiêu quan trọng này : là giúp cộng đoàn phụng vụ và dân Chúa nhận thức và tham gia, với tất cả giác quan thể lý và tinh thần, vào mầu nhiệm Thiên Chúa”. Ngài kết luận : “Thánh nhạc và thánh ca phụng vụ có nhiệm vụ đem lại cho chúng ta cảm thức về vinh quang Thiên Chúa, về vẻ đẹp và sự thánh thiện của Người, đang vây bọc chúng ta như đám mây sáng chói”. 
Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng
Nguồn: http://gpquinhon.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét