Ngày
22/06/1967, Đức Thánh Cha Phaolô VI ban Sắc chỉ Qui Dei Benignitate thiết lập
giáo phận Ban Mê Thuột gồm 3 tỉnh: Đăklăk (Gp Kontum), Quảng Đức và Phước
Long (Gp Đà Lạt). Giáo phận mới trải rộng trên diện tích 21.723 km2 với dân số
290.800 người, gồm: người Kinh, Thượng, Mường, Nùng, Thái. Đồng thời với Tông sắc "Qui omnium Catholicae", Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai (Sinh 03/07/1913-Lm 29/06/1941-Gm 15/08/1967-Qđ 04/08/1990) làm giám mục tiên khởi giáo phận Ban Mê Thuột.
Ngài được tấn phong giám mục ngày 15/8/1967, tại Sài Gòn; Tựu chức Gm BMT ngày 22/08/1967. Khi thành lập, giáo phận có 55
linh mục, 33 giáo xứ với 56.719 giáo dân.
Nhân dịp mừng kỷ niệm Kim Khánh thành lập giáo phận Ban Mê Thuột (22/06/1967- 22/06/2017), và cũng là dịp tạ ơn 80 năm thành lập Giáo xứ Ban Mê Thuột - Gx Thánh Tâm (Nhà thờ Chính tòa) BMT ngày nay (30/03/1937-30/03/2017), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài nghiên cứu của Lm Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, Ban mục vụ truyền thông Gp Kontum, về "Những con đường khai phá vùng truyền giáo người dân tộc Tây Nguyên-Ban Mê Thuột".
Xin hiệp thông cùng nhau tạ ơn Chúa và xin chia vui cùng Gp Ban Mê Thuột, cũng như với Gx Thánh Tâm-Nhà thờ Chính Tòa nhân những sự kiện trọng đại này.
MINH SƠN 31/03/2017
Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột 2017
_____________________________
NHỮNG
CON ĐƯỜNG KHAI PHÁ
“VÙNG
TRUYỀN GIÁO NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN”.
-TIỀN
THÂN ĐỊA PHẬN BAN MÊ THUỘT-
Đầu
tháng 03/2017, chúng tôi nhận được một
quyển “GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM, NIÊN GIÁM 2016” của Hội Đồng Giám Mục
Việt Nam, đối với chúng tôi thật quí giá, và cảm thấy như là phần ruột thịt,
tâm huyết của mình. Nói như vậy có người cho rằng thấy tài liệu “quí giá” lại quàng cho mình.
“Niên
Giám 2017”
ghi lại những nội dung do Giáo phận, các Hội dòng, Đoàn thể và nhiều vị
nghiên cứu cung cấp cho phần nội dung quyển sách, Riêng cá nhân, chúng tôi lưu
tâm đến chương 20 “GIÁO HỘI VÀ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM” cũng
như các Giáo phận có những bước chân như tạo thành “dấu ấn” trong công cuộc truyền
giáo cho người dân tộc Miền Tây Nguyên, ở đây chúng tôi lưu ý hơn trong những
thế kỷ XVIII đến XX.
Cách
đây hơn một năm, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum vừa nhận
được lời đề nghị của Cha An
tôn NGUYỄN NGỌC SƠN tài liệu về Lịch sử truyền giáo dân tộc thiểu số ở
Việt Nam và xin Đức Cha góp ý hoàn chỉnh tài liệu nầy. Đức Cha Micae qui tụ hơn
10 linh mục trong Giáo phận và Ngài đề nghị chúng tôi tham gia. Ngài chỉ đạo về
phương thức làm việc: chia 4 nhóm, có người tổng hợp và phương án trình bày nội
dung. Sau gần một tháng, chúng tôi đã trình lại cho Ngài nội dung, tuy không được
như ý vì không có nhiều thời gian. Ngài cũng cho chúng tôi biết việc làm niên
giám không thể trình bày mọi chi tiết. Ngài còn đề nghị chúng tôi tiếp tục đào
sâu các lịch sử truyền giáo và văn hóa trong các Giáo phận vùng có nhiều người
dân tộc như Ban Mê Thuột, Đà Lạt… và sẽ bổ túc sau. Được Ngài chỉ dẫn, chúng
tôi an tâm nghiên cứu thêm không phải như các chuyên viên có học vị, nhưng như
các linh mục gắn bó với công cuộc mục vụ là loan báo Tin Mừng trong thời gian đã
qua và quan tâm những nhu cầu tôn giáo, văn hóa giai đoạn sắp tới. Chúng tôi
cũng đã mạo muội trình bày về công cuộc “Truyền giáo Vùng Bình Phước cho người Xtiêng”
và đã được đăng lên trang mạng mục vụ truyền thông Giáo phận Kontum và một vài trang
mạng khác[1].
Nhân
kỷ niệm 25 năm thành lập địa phận Ban Mê Thuột (1967-1992) , chúng tôi cũng đã
tìm hiểu hình thành địa phận và có gởi đến ban tổ chức trong dịp này. Năm nay
(2017) kỷ niệm mừng 50 năm thành lập địa phận Ban Mê Thuột là dịp thúc đẩy
chúng tôi tìm hiểu thêm với nội dung:
NHỮNG
CON ĐƯỜNG KHAI PHÁ
“VÙNG
TRUYỀN GIÁO NGƯỜI DÂN TỘC TÂY NGUYÊN”
(Thế kỷ XVIII – XX)
Chúng
tôi không trình bày chi tiết những con đường khai phá Vùng truyền giáo này,
nhưng chỉ mong ghi lại một số nét chính yếu những bước nhân của các vị thừa sai
ngoại quốc cũng như các linh mục thừa sai bản xứ Việt nam ít được nhắc tới. Phần
lớn chúng tôi trình bàymột
số bản đồ, những đoạn sách của một số tác giả, liên quan cách cụ thể đến địa phận
Ban Mê Thuột. Chúng tôi thường dựa vào sách tiếng ngoại quốc để trích dẫn ý kiến
và nhận định khác nhau, thỉnh thoảng cũng dựa vào sách dịch ra tiếng quốc ngữ,
tuy nhiên trong bản dịch này có một số danh xưng chức vụ của các vị thừa sai chưa
chuẩn.
Mời xem đầy đủ bài viết, theo link dưới đây:
Nguồn bài viết: giaophankontum.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét