Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM

 

Trong Hội nghị thường niên HĐGM VN năm 2020 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, từ chiều thứ Hai ngày 12/10/2020 đến thứ Sáu ngày 16/10/2020, Hội nghị đã đề cử Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam với nhiệm kỳ 5 năm (2020-2025).

Chúng ta tìm hiểu:

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM 

(theo VietCatholic)

Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, với mục đích:

Đào tạo và hướng dẫn các vị truyền giáo Việt Nam, để họ ra đi loan báo Tin Mừng giữa lương dân.

Và để Giáo hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình, đồng thời chia sẻ với Giáo hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (AG 20).

Khi thiết lập Hội Thừa Sai Việt Nam, Hội đồng Giám mục đã trao cho Đức Tổng Giám mục Huế - Phillipphê Nguyễn Kim Điền, Giám mục tiên khởi đặc trách hội.

Khi Hội được báo cáo cho Tòa Thánh và ban ngành liên hệ, như Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng y tổng trưởng và Đức Giám mục tổng thư ký Bộ Truyền giáo, và cuối cùng, chính Đức Thánh cha Phaolô VI đã ký văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ như sau:

"Gởi hiền đệ của chúng tôi là Đức cha Phillipphê Nguyễn Kim Điền,
Tổng Giám mục Huế, vị phát động và đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam.

Chúng tôi bày tỏ sự vui lòng của chúng tôi đối với sáng kiến truyền giáo đầy quả cảm và theo sự quan phòng của Chúa. Trong giờ phút đầy đau thương và thử thách hiện tại, sáng kiến này chứng tỏ sức sống và sự kiên trung của Giáo hội Công giáo Việt Nam đối với ơn gọi của mình là Kitô hữu và Tông đồ, điều đó cho phép chúng ta thoáng nhìn được công cuộc truyền bá Tin Mừng trên lục địa Á Châu trong niềm khích lệ và hy vọng. Vì thế, với tất cả lòng tha thiết, chúng tôi ban cho Đức cha và cho tất cả những ai tiếp nhận lời mời gọi của Đức cha, tham gia và hỗ trợ công cuộc thừa sai này, Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.

Vatican, ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1971

Phaolo VI, Giáo Hoàng".

Để hoạt động của hội đi vào nề nếp quy củ, Đức cha đặc trách đã soạn thảo một quy chế với tên gọi “quy chế hội Thừa Sai Việt Nam” và đệ trình lên Hội đồng Giám mục, và được chuẩn y ngày 23-8-1972.

Một tuần sau đó, ngày 1-9-1972, Đức cha đặc trách đã gởi tới các Linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ, trình bày nguồn gốc, đường hướng và quy chế hội Thừa Sai Việt Nam.

Chỉ trong hơn 2 năm hoạt động, hội đã có 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, và một Đại Chủng viện Thừa Sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974 và đặt tại Trung tâm Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé, nay là Bình Dương). Trong ngày lễ khai giảng khóa đầu tiên của Đại Chủng viện, Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã đến dự.

Một sự kiện quan trọng đáng nhớ đối với Hội, ngày 10-8-1974, Đức Hồng y Rossi, Tổng Trưởng Bộ Truyền bá Phúc Âm, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngài đã đến thăm các cộng đoàn của Hội và các gia đình Thừa Sai để động viên khích lệ.

Biến cố 1975 xảy ra, hoàn cảnh mới và nhiều thay đổi nên sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ một thời gian dài, cho đến ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, khi đó đang là Chủ tịch Hội đồng Giám mục, một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với Hội đồng Giám mục để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện thư đã được Hội đồng Giám mục chấp thuận trong khóa họp tháng 10-1999, và trao cho Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, Giám mục Giáo phận Phú Cường đặc trách Hội.

Tính từ ngày Hội được phục hồi đến nay (2010) là 11 năm, một thời gian ngắn ngủi trong một hoàn cảnh còn rất nhiều khó khăn cả về mặt khách quan lẫn chủ quan, thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Phêrô đặc trách, Hội đã được những thành quả rất đáng trân trọng và khích lệ.


Ngày 04/12/2010, Hội Thừa Sai Việt Nam tổ chức lễ khánh thành Học viện 

Nguồn: https://tgpsaigon.net/

_____________________________________


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét