Như một truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa, cứ đến ngày mừng Lễ của Thánh
Stêphanô Cuenot Thể, cả giáo phận Kontum quy tụ lại với nhau để mừng. Đơn giản
vì thánh Thể là bổn mạng của Hội Yao Phu và cũng là Thánh Tổ của Giáo Phận
Kontum.
Nhiều thành phần dân Chúa, cách riêng Hội Yao Phu đã về với ngôi nhà thờ
Mẹ của Giáo Phận để mừng Lễ.
Từ rất sớm
ngày hôm nay, Thứ Năm, 14.11.2019, cộng đoàn dân Chúa đã đổ về thành phố Kontum
hay đúng hơn là về Nhà Thờ Chính Tòa.
Sau khi ổn
định, cộng đoàn chào đón sự hiện diện của Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị - Giám
mục Giáo Phận Kontum với phần chia sẻ và huấn từ của Đức Cha.
10 g 30,
Thánh Lễ mừng kính Thánh Stêphanô Cuenot Thể cử hành hết sức long trọng bởi Đức
Cha Aloisio. Cùng với Đức Cha Aloisio có nhiều Cha khác nữa, cách đặc biệt là
Cha đặc trách Hội Yao Phu của Giáo Phận.
Trong bài
chia sẻ, Đức Cha Aloisio nói đến gương sáng tử đạo của Thánh Stêphanô Cuenot
Thể Đấng khai sáng miền truyền giáo Tây Nguyên, là Thánh Tổ của Giáo Phận
Kontum và là Bổn mạng Hội Yao Phu.
Thánh Tổ
phụ của chúng ta đã đến Việt Nam trong một thời kỳ khó khăn. Ngài là giám mục
người Pháp thuộc hội Thừa Sai Paris. Ngài phục vụ rao giảng Tin Mừng tại Việt
Nam 35 năm trong 26 năm trong cương vị Giám mục đàng trong.
Trong thời
nhà Nguyễn, có chính sách cấm đạo, các vị thừa sai trốn rày đây mai đó. Đức
Giám mục sống trong hầm trú nhiều năm.
Cũng như
các vị tử đạo khác của Giáo Hội Việt Nam. Các vị tử đạo đã hy sinh mạng sống
mình như hình ảnh Chúa Giê su nói trong Tin Mừng gieo vào lòng đất. Hạt giống
gieo vào lòng đất để Giáo Hội Việt Nam thu được mùa Lúa dồi dào là chính chúng
ta ngày hôm nay.
Các vị tử
đạo, chết vì đạo. Các bài sách Thánh ngày hôm nay trong sách Macabê thì người
mẹ và 7 người con hy sinh mạng sống của mình vì muốn trung thành lề luật của
Thiên Chúa. Luật Cựu Ước thì người Do Thái không ăn những con vật dơ bẩn trong
đó có heo và các vua muốn người Do Thái bỏ tập tục của mình để sống như dân
ngoại. Người Do Thái thà chết chứ không nghe và sống theo luật của vua mà bỏ lề
luật của Chúa và cha ông để lại.
Vào thời
Tân Ước, Chúa Giê su là trung tâm điểm của niềm tin của chúng ta. Thánh Phaolo
trong bài đọc 2 nói không có gì tách chúng ta ra khỏi lòng mến của Chúa, dù
chúng ta chết cách này hay cách khác. Như trong bài Tin Mừng Chúa nói, muốn
theo Ngài thì chúng ta thấy Chúa yêu thập giá và chết trên thập giá. Chúa Giê
su chết và Ngài đã sống lại và cho nên chúng ta thấy Ngài mời gọi chúng ta ai
muốn theo Ta thì vác thập giá đời mình hàng ngày mà theo.
Sống đức
tin của chúng ta ngày nay là theo Chúa Giês dù những lời dạy của Chúa Giê su
đối với chúng ta là những điều không dễ thực hiện. Chúa mời chúng ta từ bỏ của
cải vật chất dù lời lãi cả thế gian, gù giàu có mà mất linh hồn thì sự sống đời
đời của chúng ta ra vô ích. Chính vì thế mà Chúa mời gọi chúng ta bỏ cái tôi
của mình. Chúa mời chúng ta bỏ cái tôi của mình và liều chết giống như Thánh,
giống Thánh bổn mạng của các Yao phu của cọ khun dám chết vì Chúa để chúng ta
được sự sống đời đời.
Ngày xưa
các vị tử đạo đã dám từ bỏ mạng sống của mình theo chân Chúa Giêsu, theo Chúa
cho đến hơi thở cuối cùng. Ngày nay không ai bắt mình bỏ đạo, không ai bắt mình
cấm đạo nhưng mà cái việc tử đạo đó đến với chúng ta diễn ra hàng ngày khi Chúa
mời chúng ta từ bỏ đam mê ước muốn của mình nhất là những đam mê chiều theo đời
sống dễ dãi, vật chất hay là những đam lạc thú trong đời sống của mình cho nên
người ta mới đăt câu hỏi sống đời sống đức tin ngày nay có dễ hơn ngày xưa
không ? Ngày xưa thì bắt đạo trốn đằng này đàng kia, ngày nay không còn bắt nữa.
Chúng ta vẫn gặp thử thách trong đời sống chúng ta. Chúng ta vẫn phải chịu tử
đạo hàng ngày nếu như chúng ta dám chết cho ý riêng của chúng ta.
Ngày nay,
cái cách sống theo tiện nghi vật chất, đời sống thực dụng, lối sống hưởng thụ
đang cản trở chúng ta làm cho chúng ta khó mà có thể sống những đòi hỏi Tin
Mừng. Nhiều người đánh mất đức tin bỏi vì mãi mê chạy theo tiền bạc vật chất
hay là một cái đam mê nào đó. Những cái cám dỗ vật chất về đời sống tiện nghi
cũng muốn cám dỗ chúng ta xa rời khỏi đức tin của chúng ta, xa rời Chúa. Ai
cũng có lợi cho mình, ai cũng muốn thu gom cho mình có càng nhiều càng tốt mà
nhiều khi bất chấp cả lương tâm của chúng ta. Chúng ta sống không theo tiếng
nói lương tâm. Chúng ta chạy theo thú vui lạc thú, chúng ta thỏa mãn lạc thú và
những đam mê của chúng ta. Chúng ta biết đam mê là xấu nhưng bỏ là chết, mình
biết uống rượu là sai nhưng không bỏ được. Đó là nói tới 1 sự dễ dàng như thế
lôi kéo còn biết bao nhiêu lôi kéo khác đưa chúng ra khỏi cái lề luật của Chúa,
ra khỏi đời sống đức tin của chúng ta, ra đời sống luân lý của chúng ta.
Ngày nay
khó nói tử đạo thời nào khó hơn vì thời nào dễ hay khó hơn vì mỗi thời mỗi nơi
cũng có thử thách riêng.
Ngày xưa
cha ông chúng ta thử thách về thể lý như đánh đòn, mang gông cùm tù tội, về xử
tù tội đâm chém … bị xiết cổ, bị chém đầu. Rất nhiều hình phạt khác nhau, hình
phạt thể xác của con người. Ngày nay, mặc ddu2 chúng ta không chịu những thứ
tương tự, nhưng để sống đạo ngày nay chúng ta chịu tử đạo mỗi ngày là chúng ta
phải từ bỏ ý riêng của mình đó cũng là cách bỏ mình, bỏ đi tính ích kỷ để sống
cho tha nhân đó là chúng ta trung thành trong đời sống hôn nhân gia đình của
chúng ta, trong đời sống của anh chị em. Chúng ta trung thành trong giao ước
đời tu hay đời sống hôn nhân gia đình. Chúng ta phải hy sinh cuộc nhậu nhẹt để
siêng năng hơn trong giờ kinh giờ lễ để cho chúng ta thắt chặt đời sống của
chúng ta với Chúa. Đó là chúng ta cũng bỏ mầm mống chia rẽ để xây dựng sự hiệp
nhất trong cộng đoàn của chúng ta. Những lần như thế là cuộc tử đạo.
Mừng lễ
thánh Tổ Phụ Thánh Stêphanô Cuenot Thể, chúng ta cầu nguyện cho chính chúng ta,
cầu đặc biệt cho Yao Phu, cho Cọ Khun để chúng ta sống đức tin mạnh hơn. Tất cả
chúng ta được mời gọi làm chứng cho Đức Kito qua đời sống yêu thương bác ái
phục vụ anh chị em của mình. Nhờ đó Tin Mừng của Chúa, đời sống đức tin của
chúng ta lan tỏa đến những anh chị em chưa biết Chúa chung quanh chúng ta.
Sau Thánh
Lễ, cộng đoàn dùng cơm trưa chung với nhau.
13 g 30,
Cha Phaolo Nguyễn Đức Hữu – Bề Trên Hội các chú Yao Phu gặp gỡ, trao đổi cũng
như chia sẻ với các thành viên Hội Yao Phu của Giáo Phận.
Trước khi
chia tay, cộng đoàn quây quần bên nhau trước Thánh Thể để tham dự giờ Chầu và
cùng nhau lập lại lời hứa.
Nguyện xin
Chúa, cùng với lời chuyển cầu của thánh Tổ Phụ Thánh Stêphanô Cuenot Thể xin
cho các Yao Phu có lòng nhiệt thành hăng say phục vụ cho cộng đoàn và nhất là
xin cho các Yao Phu có đời sống gương mẫu về đức tin để trở thành gương mẫu lan
tỏa cho mọi người nhất là những anh chị em chưa biết Chúa như tâm tình của Đức
Cha kính yêu của Giáo Phận.
Người
Giồng Trôm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét