Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

Kinh cầu phổ biến nhất trong Giáo Hội Công Giáo là kinh nào?


Ngày 03 Tháng Ba năm 2018, ĐTC Phanxicô đã ra sắc lệnh: một ngày lễ để thể hiện lòng sùng kính Đức Maria dưới tước hiệu Mẹ Giáo hội sẽ được thêm vào lịch Phụng vụ Rôma. Bắt đầu từ năm nay, hàng năm tất cả các giáo phận và giáo xứ sẽ mừng lễ nhớ Đức Maria Trinh nữ Diễm phúc, Mẹ Giáo hội vào ngày thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngày lễ chính thức này nhấn mạnh một đặc tính của Đức Maria, Mẹ vừa là Mẹ của Đức Kitô vừa là Mẹ của Giáo hội.

Sách Kinh (quen gọi Sách Kinh Mục Lục) của Gp. Qui Nhơn đã thêm tước hiệu Đức Mẹ Hội Thánh vào trong Kinh cầu Đức Bà này. Cụ thể tước hiệu này được đọc sau câu: Đức Mẹ Chúa Ki-tô, ở phần đầu của Kinh cầu (x. Sách Kinh Gp. Qui Nhơn, NXB Tôn Giáo 2008, trang 59).

Vậy từ nay khi đọc Kinh cầu Đức Bà thì thêm câu cầu Đức Mẹ Hội Thánh.

_____________________________________________________________

Kinh cầu phổ biến nhất trong Giáo Hội Công Giáo là kinh nào?

Giáo Hội Công Giáo sở hữu hàng ngàn lời cầu nguyện trong kho tàng tác phẩm thiêng liêng phong phú của mình. Trong đó, kinh cầu Lôrêtô, người Việt quen gọi là kinh cầu Đức Bà, là một trong những kinh nguyện nổi tiếng và được đọc nhiều nhất trong lịch sử. Đó là một kinh nguyện đẹp và có lịch sử lâu đời.
Nhiều người tin rằng kinh cầu này bắt nguồn từ Thánh Grêgôriô Cả hay thậm chí từ thời các Thánh Tông Đồ, tuy vậy các nhà sử học cho rằng kinh cầu Lôrêtô có từ thế kỷ 15 hay 16.
Theo Bách khoa Toàn thư Công Giáo, “Bản sao in cổ nhất của kinh nguyện này đã được khám phá là của Dilingen, Đức, vào khoảng năm 1558; có phần chắc chắn nó là bản sao của một bản kinh cổ hơn nữa thuộc nước Ý, dù tuy nhiên, sau khi nghiên cứu cẩn thận, bản cổ nhất ở Ý khám phá được chỉ là vào năm 1576.”
Truyền thống tin rằng kinh cầu đã được đọc lần đầu ở Đền thánh mầu nhiệm Lôrêtô, Ý, là ngôi nhà gốc của Đức Mẹ Maria ở Nadarét được các thiên thần mang sang Ý. Ngôi Đền thánh vốn cực kỳ nổi tiếng trong thế kỷ 15 và 16, đã thu hút vô số khách hành hương từ khắp châu Âu. Vì thế, nhiều người đến đây, nghe kinh cầu và mang về quê hương mình, biến nó thành một kinh nguyện quen thuộc trong khắp các nhà thờ làng.



Tuy vậy, kinh cầu Đức Bà lúc ấy gặp nguy cơ bị lãng quên mãi mãi, khi vị Giáo Hoàng thời đó không thích kinh ấy. Song, các linh mục ở Đền Lôrêtô vẫn gìn giữ kinh cầu và đọc nó vào mỗi thứ bảy. Vào thế kỷ 17, kinh cầu Lôrêtô trở nên phổ biến ở Rôma và được đọc thường xuyên trong Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả. Kể từ đó, kinh cầu lan rộng khắp Giáo Hội Latinh và trở thành một trong những kinh cầu được đọc nhiều nhất trong Hội Thánh.
Kinh cầu Đức Bà
Xin Chúa thương xót chúng con.
Thưa: Xin Chúa thương xót chúng con.
Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Thưa: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.
Xin Chúa thương xót chúng con.
Thưa: Xin Chúa thương xót chúng con.
Chúa Kitô nghe cho chúng con.
Thưa: Chúa Kitô nhậm lời chúng con.
Ðức Chúa Cha Ngự trên trời là Ðức Chúa Trời thật.
Thưa: Thương xót chúng con.
Ðức Chúa con chuộc tội cứu thế là Ðức Chúa Trời thật.
Thưa: Thương xót chúng con.
Ðức Chúa ThànhThần là Ðức Chúa Trời thật.
Thưa: Thương xót chúng con.
Rất thánh Ðức Bà Maria.
Thưa: Cầu cho chúng con.
(các câu kế tiếp đều thưa như vậy)
Rất thánh Ðức Mẹ Chúa Trời.
Rất thánh Nữ đồng trinh trên hết các kẻ đồng trinh.
Ðức Mẹ Chúa Kitô.
Ðức Mẹ thông ơn Thiên Chúa.
Ðức Mẹ cực thanh cực tịnh.
Ðức Mẹ tuyền vẹn mọi đàng.
Ðức Mẹ chẳng vướng bợn nhơ.
Ðức Mẹ rất đáng yêu mến.
Ðức Mẹ cực mầu cực nhiệm.
Ðức Mẹ chỉ bảo đàng lành.
Ðức Mẹ sinh Chúa Tạo thiên lập địa.
Ðức Mẹ sinh Chúa Cứu Thế.
Ðức Nữ cực khôn cực ngoan.
Ðức Nữ rất đáng kính chuộng.
Ðức Nữ rất đáng ngợi khen.
Ðức Nữ có tài có phép.
Ðức Nữ có lòng khoan nhân.
Ðức Nữ trung tín thật thà.
Ðức Bà là gương nhân đức.
Ðức Bà là tòa Ðấng khôn ngoan.
Ðức Bà làm cho chúng con vui mừng.
Ðức Bà là Ðấng trọng thiêng.
Ðức Bà là Ðấng đáng tôn trọng.
Ðức Bà là Ðấng sốt mến lạ lùng.
Ðức Bà như hoa hường mầu nhiệm vậy.
Ðức Bà như lầu đài Ðavít vậy.
Ðức Bà như tháp ngà báu vậy.
Ðức Bà như đền vàng vậy.
Ðức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy.
Ðức Bà là cửa Thiên đàng.
Ðức Bà như sao mai sáng vậy.
Ðức Bà cứu kẻ liệt kẻ khốn.
Ðức Bà bầu chữa kẻ có tội.
Ðức Bà yên ủi kẻ âu lo.
Ðức Bà phù hộ các giáo hữu.
Nữ vương các thánh thiên thần.
Nữ vương các thánh Tổ tông.
Nữ vương các thánh Tiên tri.
Nữ vương các thánh Tông đồ.
Nữ vương các thánh Tử vì đạo.
Nữ vương các thánh Hiển tu.
Nữ vương các thánh Ðồng trinh.
Nữ vương các thánh Nam cùng các thánh Nữ.
Nữ vương chẳng hề mắc tội tổ tông.
Nữ vương linh hồn và xác lên trời.
Nữ vương truyền phép rất thánh Mân côi.
Nữ vương ban sự bằng an.
Nữ vương các gia đình.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thưa: Chúa tha tội chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thưa: Chúa nhậm lời chúng con.
Chúa Giêsu chuộc tội cứu thế.
Thưa: Chúa thương xót chúng con.
Lạy rất thánh Ðức Mẹ Chúa Trời xin cầu cho chúng con.
Thưa: Ðáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Lời Nguyện:
Chúng con lạy ơn rất thánh Ðức Mẹ Chúa Trời, chúng con trông cậy Ðức Bà là Chúa bầu chúng con: xin cho chúng con biết lòng Ðức Mẹ yêu dấu con mọn này còn ở dưới thế cách xa mặt Mẹ. Ðức Chúa Giêsu xưa xuống thế gian chẳng bỏ loài kẻ có tội, lại liều mình chịu nạn chịu chết vì hết cả và loài người ta; Ðức Mẹ cũng một lòng theo Con như vậy.
Mẹ ôi! Khoan thay! Nhân thay! Chớ trở mặt đi mà chẳng nhìn chúng con; xin Ðức Mẹ thương xem dạy dỗ yên ủi chúng con. Con cậy Mẹ có phép tắc nhiều trên hết Thiên thần cùng trên hết các thánh. Chúng con còn ở dưới thế này như kẻ đi biển cả vậy.
Ðức Mẹ là như ngôi sao chính ngự ở trời bên bắc vậy, xin Ðức Mẹ dẫn đàng cho chúng con được theo, kẻo phải xiêu chìm sa hỏa ngục vô cùng; chúng con trông Ðức Mẹ cho chúng con ngày sau được vào cửa thiên đàng, xem thấy mặt Ðức Chúa Giêsu cùng mặt Ðức Mẹ, được hưởng muôn muôn sự phúc gồm hết mọi sự tốt lành chẳng hay hết chẳng hay cùng. Amen.
Nguồn bài viết: https://conggiaovn.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét