Tóm lược “Lộ trình truyền giáo” của 2 linh mục thừa sai (MEP ): Cha Duclos và Miche theo ngã Phú Yên năm 1842 tìm đường lên miền Thượng - theo tài liệu của Linh mục Jacques Dournes điểm qua trong quyển sách có tựa đề “PÖTAO, Một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương (Nguyên Ngọc dịch trang 34 – NXB: Trí Thức, trang 34). Linh mục Jacques Dournes đã tóm lược một số buôn làng mà các vị thừa sai đã đi qua trong cuộc hành trình khám phá đầy vất vả và bị bắt gần Buông Gia (Bbon Ya), phải bị giải về Phú Yên, chờ ngày triều đình Huế kết án.
Đồng thời, chúng tôi tạm phát họa con đường khám phá của 2 linh mục thừa sai dựa trên bản đồ (năm 1961) kèm theo. Mong quí vị góp ý cho đầy đủ hơn lộ trình này.
Ban Truyền Thông GP Kontum.
Đường truyền giáo của 2 linh mục thừa sai MEP Cha Duclos và Miche theo ngã Phú Yên năm 1842:
“Các ông Duclos và Miche đã bắt buộc phải làm một cuộc viễn chinh vào vùng “những người man di”; bấy giờ là vào năm 1842. Xuất phát từ Phú Yên, họ ngược sông Ba (Apa), đi qua gần Phúc [16] Sơn, ngược sông Nain (có thể là sông Krong-Hing hay Krong-Nang, phụ lưu bên hữu ngạn sông Apa hạ), đổ xuống lại đồng bằng, đến được “ngôi làng cuối cùng cống nạp cho Nam Kỳ”, tới Buông Giang (Bbon Yang); “cuối cùng đến đây chúng tôi tới vùng thống trị của vua Nước […]. Từ đó, người ta bảo đảm với chúng tôi rằng chúng tôi đã thoát khỏi sự truy đuổi của Thiệu Trị.” Họ tiếp tục đi, đến vùng “những người man di gọi là người Đê” (hay Röddê. Tên các dân tộc ở vùng thượng nguồn gọi những người Jörai-Mdhur, trong đó ngoài những người Ê Đê chính cống, mà ở đây chúng ta không nói đến, còn gồm phần lớn những người Jörai ở vùng hạ lưu), gần Buông Gia (Bbon Ya) “thuộc về vua lửa. Chính tại nơi này chúng tôi bị những người An Nam bắt”.
(JACQUES DOURNES – PÖTAO, Một lý thuyết về quyền lực ở người Jörai Đông Dương.Nguyên Ngọc dịch trang 34 – NXB: Trí Thức)
Ban Truyền Thông GP Kontum.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét