(Tưởng nhớ cố Linh mục Đaminh Đinh Trung Thành vừa mới qua đời ngày 10.3.2020, nguyên chính xứ Thanh Bình 1967-1975)
I – Tổng Quát Về Thời Sơ Khai của Giáo Xứ:
1.
Vị Trí Địa Lý :
Giáo xứ Thanh Bình toạ lạc trên quốc lộ 19, cách ngã ba Hàm Rồng khoảng
25 cây số, thuộc thôn Thanh Bình, xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Nhà thờ Thanh Bình nằm về phía tây tây nam, cách thành phố Pleiku
khoảng 36km, thuộc huyện Chư Prông . Giáo xứ Thanh Bình ngay từ đầu được xem
như là trung tâm sở họ của cả vùng truyền giáo tây tây nam Pleiku. Thanh Bình -
Plei Rơngol là hai họ đạo đầu tiên của vùng tây tây nam Pleiku. Thanh Bình được
xây dựng dành cho người Kinh và Plei Rơngol dành cho anh em đồng bào Jrai.
2. Thời Kỳ Sơ Khai:
Từ xa xưa, vùng đất Thanh Bình này là nơi sinh sống của người Jrai
thuộc 2 nhóm: đại để, nhóm Jrai Cơbuan phía bắc trục lộ 19 nối dài, và nhóm
Jrai Pơuh, nam trục lộ 19 nối dài là con đường giao lưu các dân tộc: giữa người
Jrai vùng Hơdrung với người Khơme (Camphuchia) cũng như người Lào (vùng hạ
Lào). Con đường quốc lộ 19 được sử dụng thường xuyên từ cuối thế kỷ XIX và là
con đường chiến lược hậu bán cuối thể kỷ XX.
Người kinh đến lập nghiệp trên vùng Tây Nguyên nói chung, tại vùng tây tây
nam Pleiku nói riêng vì nhiều lý do khác nhau với quy mô lớn nhỏ tùy theo chính
sách của nhà đương cuộc.
Cha Gabriel Nicolas (Cận) để lại điểm truyền giáo Habâu cho cha Claude Corompt
(Hiển), đi đến truyền giáo vùng tây tây nam Pleiku (năm 1908-1911) tại Plei
Rơngol. Kế tiếp cha Nicolas (Cận), cha JB. Décrouille (Tôn) từ năm 1911 đến năm
1924 trông coi và xây dựng làng Plei Rơngol thành một họ đạo. Trong năm 1912
Cha Décrouille (Tôn) cùng với chú Lao và anh Klim ở Plei Rơngol phụ trách cả
vùng phụ cận như Hơlâm (Trại Đầm).
Bên cạnh làng Hơlâm, một số người kinh lên sinh sống, gọi là Trại Đầm.
Đầu năm 1913, họ đạo người kinh này được thành lập; năm 1914, họ đạo được đổi
tên là Thanh Bình ( nằm phía tây so với nhà thờ ngày nay). Họ đạo Thanh Bình
thuộc giáo xứ Plei Rơngol từ năm 1913 - 1933. Năm 1933 Thanh Bình tách khỏi
Plei Rơngol và cha Antôn Ngô Đình Thận làm chính xứ Giáo xứ Thanh Bình. Danh
xưng “Thanh Bình” này vẫn còn dùng đến ngày hôm nay.
Với nhu cầu thiêng liêng, các linh mục thừa sai cùng với những gia đình
công giáo này đã nghĩ đến việc phải có một nhà nguyện. Kẻ góp công, người góp
của và với đời sống đức tin mạnh mẽ, họ đã làm được một nhà nguyện đơn sơ bằng
vách tranh, mái lá (chiều dài 20m, rộng 10m) để sớm tối cùng cầu nguyện với
nhau.
Năm 1945, vùng đất này bị mất an ninh, người dân nơi đây cũng đã di tản
và tháo chạy đi nhiều nơi khác. Người trở về Trung Châu (Bình Đinh), người đi
Đăk Lắc, người đi An Khê, người đi Phú Thọ, người đi Pleiku…Ngôi nhà thờ bị đốt
cháy, hư hại, và khu vực này trở thành ngôi làng vắng bóng người.
II – Thời Kỳ Hồi Sinh Và Phát Triển:
1.
Thời kỳ hồi
sinh (1957-1958)
Năm 1957, người kinh miền Trung lên lập nghiệp tại dinh điền Bảo Đức
(nay thuộc huyện Chưpăh) do cha Đaminh Đinh Tiến Khoa phụ trách Plei Blang Yang
kiêm nhiệm luôn xứ Thanh Bình.
Cuối năm 1957 cho đến năm 1959, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ về coi sóc trực
tiếp Thanh Bình (1957-1958). Cũng trong thời kỳ này Cha Đaminh Mai Ngọc Lợi về
làm phó xứ cha Ngữ đến năm 1958, sau đó đổi đi phụ trách Ya Krel cực tây vùng
này.
Một Thánh đường lớn được xây dựng tại khu dân cư Bình Trị Thiên, đặt
tên xứ họ là HÙNG SƠN, thánh quan thầy là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
2. Thời kỳ phát triển
Năm 1959, Cha Phaolô Võ Quốc Ngữ đổi về Pleiku và cha Gioan Baotixita
Trần Văn Hộ được thuyển chuyển đến coi xứ Thanh Bình đến năm 1965. Năm 1965, vì
chiến cuộc đe dọa nặng nề vùng nầy, giáo dân di tản đi nơi khác. Năm 1967, cha
Trần Văn Hộ được đổi về thị xã Pleiku, cùng một số giáo dân di tản về xây dựng
họ đạo Đức An (1966-1967). Năm 1967 đến năm 1975, Cha Đaminh Đinh Trung Thành
đến đảm nhận chính xứ Thanh Bình. Lúc đó hai họ đạo Thanh Bình và Hùng Sơn được
sáp nhập làm một, được gọi là giáo xứ Thanh Bình, giữ danh hiệu Quan Thầy là
Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Năm 1969-1970: cha Gioan Baotixita Đinh Văn Thám phó xứ.
Năm 1971-1974: cha Đaminh Đinh Hữu Lộc
phó xứ. Tháng 11 năm 1974, cha Lộc được đổi về làm chính xứ An Mỹ, Pleiku.
Ngày 25 tháng 01 năm 1970, một số nữ tu Dòng Vô Nhiễm (Phú Xuân) đến
phục vụ, xây dựng một số cơ sở bác ái như Trạm xá, ký túc xá, nhà huấn nghệ, lo
cho anh em đồng bào người Jrai mặt y tế và xã hội…
Trong thời gian cha Đinh Trung Thành đảm nhận chính xứ, sinh hoạt tôn
giáo cũng như nhiều mặt khác như y tế, xã hội được phát triển. Trong chiều
hướng “phát triển” được coi như là phương thế truyền giáo, cha đã đổ công sức
với sự hỗ trợ đắc lực của các chị nữ tu và giáo dân giáo xứ Thanh Bình cách
sinh động và đầy hứa hẹn.
Năm 1970, Cha Đaminh Đinh Trung Thành đã cùng với giáo dân Hùng Sơn làm
thêm mặt tiền nhà thờ. Cũng chính trong giai đoạn này tên gọi Nhà thờ Hùng Sơn
đựơc đổi thành nhà thờ Thanh Bình.
III
– Bước Ngoặt Mới Trong Sự Quan Phòng Của Thiên Chúa: Năm 1975
Năm 1975, biến cố tháng 3, giáo dân một lần nữa sống trong cảnh bom đạn
chiến tranh ác liệt, phải di tản. Cha sở cùng với giáo dân ra đi không hẹn ngày
về. Đàn chiên một lần nữa bị tản mác, chạy hỗn loạn. Nhưng Thiên Chúa cũng luôn
quan phòng và luôn ban các vị mục tử cho đoàn chiên bé nhỏ của mình. Cha Đaminh
Đinh Trung Thành được đưa trở về Miền Tây (Giáo phận Long Xuyên), nơi mà ngài
đã được nuôi dưỡng ơn gọi của mình.
Sau một thời gian bị chao đảo,
dần dần giáo dân trở về buôn làng cũ sinh sống dưới một thể chế khác xưa. Nhưng
với lòng tin tưởng vào Chúa Quan Phòng, cùng sự hiện diện thầm lặng, phục vụ
trong bác ái hy sinh của chị em nữ tu Vô Nhiễm, họ đạo ngày càng củng cố, hồi
sinh cho đến ngày hôm nay.
Giữa Năm 1975, Cha Đaminh Mai Ngọc Lợi đã được Đức Cha Alexix Phạm Văn
Lộc đưa về để chăm sóc đoàn chiên và giúp cho đoàn chiên được sống trong tình
yêu thương của vị mục tử. Kể từ đó còn có thêm nhiều cha đến hỗ trợ. Đặc biệt
là có các cha Dòng Chúa Cứu Thế đến để hỗ trợ cha Đaminh Mai Ngọc Lợi trong
cánh đồng truyền bao la, rộng lớn này…
(Theo tài liệu của Ban MVTT Gp Kontum đăng
tải ngày 11.1.2016).
Kontumquehuongtoi giới thiệu 15.3.2020
Nhà thờ Giáo xứ Thanh
Bình khánh thành vào ngày 7.1.2016
Ảnh: Ban MVTT Gp
Kontum 11.1.2016
Cha Đaminh Đinh Trung Thành (cạnh bên
trái Đức Cha phụ tá Gp. Long Xuyên), dịp lễ mừng kỷ niệm Kim Khánh Linh mục vào
năm 2016 tại Dòng Đồng Công, Thủ Đức, Sài
Gòn. Nguồn: gplongxuyen.org
-------------------------------
CÁO PHÓ
“Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
hồn tôi mới được nghỉ ngơi yên hàn” (Tv 62,2)
Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh,
TGM giáo phận Long Xuyên kính báo:
CHA CỐ ĐAMINH ĐINH TRUNG THÀNH
Sinh ngày: 17-12-1934 ( theo sổ rửa tội)
đã trở về Nhà Cha tối ngày 10/03/2020
Hưởng thọ 86 tuổi, và 54 năm Linh mục
Thi hài Cha được quàn tại Nhà hưu Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, Thủ Đức
Thánh Lễ An táng sẽ được cử hành vào lúc 16g00' chiều thứ Năm,
ngày 12/03/2020 tại Nguyện đường Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc,
521 Tô Ngọc Vân, Thủ Đức, Sài Gòn
Xin quý cha trong giáo phận dâng 3 Thánh lễ cầu cho linh hồn Cha Cố Đaminh.
Xin anh chị em cầu nguyện cho Cha Cố Đaminh mau về hưởng Tôn nhan Chúa.
Long Xuyên ngày 11/03/2020
Văn phòng Tòa Giám mục kính báo
Phêrô Nguyễn Văn Kiệt
Linh mục Chưởng Ấn
LƯỢC SỬ LINH MỤC ĐAMINH ĐINH TRUNG THÀNH
Tên thánh, tên gọi: Đaminh Đinh Trung Thành
Sinh ngày: 17/12/1934
Tại: Thức Hoá, Giao Thịnh, Xuân Thuỷ, Nam Định
Vào Tiểu chủng viện Thánh Phanxicô, năm: 1949, thuộc giáo phận: Bùi Chu
Vào Đại Chủng viện Thánh Tôma Bùi Chu (1957-1961), Xuân Bích Huế (1962-1966)
Chịu chức linh mục ngày: 31-5-1966, Tại: Dòng Chúa Cứu Thế Huế
Do Đức cha: Philipphê Nguyễn Kim Điền
Cha đã phục vụ tại:
- Đức Hưng (Pleiku, Kontum): 1966-1967
- Thanh Bình (Pleiku, Kontum): 1967-1975
- Lộ Đức 8b: 1975-2000
- Lộ Đức: 2000-2011
- Cơ sở Bác ái Hoà Bình: 2011-2014
- Ghọ Thạnh Hoà: 2015
- Về hưu: 2016 – nay
- Qua đời ngày: 10/03/2020
Nguồn: gplongxuyen.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét