BÒ VÀ LỪA TRONG CẢNH HANG ĐÁ GIÁNG SINH
Sébastien Doane
Ý tưởng về cảnh
hang đá máng cỏ xuất phát từ Tin Mừng Thánh Matthêô, thuật lại chuyện Chúa
Giêsu được sinh ra trong nơi người ta nhốt súc vật. Đặc biệt câu chuyện kể rằng
Chúa Giêsu được đặt vào chiếc máng làm nơi cho súc vật ăn. Lịch sử giải thích
trình thuật đã cho thấy trí tưởng tượng phong phú của các độc giả. Họ nhìn thấy
ở đấy có cả bò, lừa, chiên, ngay cả lạc đà và hươu cao cổ. Những con vật này
không ở đấy cho có chuyện. Truyền thống dân gian đã đưa chúng vào cảnh hang đá
máng cỏ vì nhiều lý do.
Bằng chứng đầu
tiên về sự hiện diện của bò và lừa trong hang đá là một tranh khắc nổi có từ thế
kỷ IV. Trên quan tài bằng đá của Stilicon ở Milan, người ta thấy khắc hình Chúa
Giêsu nằm giữa hai con vật được cho là bò và lừa. Vài thế kỷ sau, một bản văn gọi
là Ngụy Tin Mừng Thánh Matthêô, chương 14, kể lại câu chuyện hạ sinh của
Chúa Giêsu và giải thích sự hiện diện của hai con vật này:
Khi ấy, hai
ngày sau khi sinh, Đức Maria rời khỏi hang đá, đến một chuồng thú vật và đặt
con trẻ vào chiếc máng ăn, có bò và lừa quỳ gối thờ lạy. Như thế là hoàn tất lời
ngôn sứ Isaia : “Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái máng cỏ nhà chủ
nó », và những con vật này vây quanh con trẻ và thờ lạy không ngớt. Như vậy,
cũng hoàn tất lời ngôn sứ Khabacúc : « Ngài tỏ mình giữa hai con vật.”
Đó là lý do tại
sao chúng thấy có bò và lừa ở cảnh hang đá. Các Kitô hữu đã đọc và giải thích
đoạn văn Isaia 1,3[1] mà nguyên
thủy được dùng để than thở rằng người dân không hiểu biết Thiên Chúa mình trong
khi bò và lừa còn nhận ra chủ mình và chiếc máng ăn của nó. Trích đoạn ngôn sứ
Khabacúc 3,2 theo bản văn Hy Lạp nói về sự tỏ mình của Thiên Chúa giữ hai con vật
mà ngôn sứ đã nói trước kia. Hai bản văn này được dùng để nói về sự hạ sinh của
Chúa Giêsu. Trong Ngụy Tin Mừng Thánh Matthêô những con vật làm nổi bật
thiên tính của Chúa Giêsu.
Những con vật vắng mặt trong trình thuật Tin Mừng về ngày giáng sinh.
Bò là con vật
kéo cày, hình ảnh chỉ sự thẳng thắng và lao động. Thế nhưng, bò cũng là biểu tượng
cho việc thờ cũng ngẫu tượng trong trình thuật con bò vàng. Thực tế, con bò thường
đồng hành và là biểu tượng cho một vài vị thần ở Cận Đông thời xưa.
Con lừa cũng
được tìm thấy trong các trình thuật Kinh Thánh. Ngày nay, con lừa không còn
mang ý nghĩa tượng trưng tiêu cực. Trái lại, lừa là vật lao động và nhất là bạn
đồng hành tốt nhất cho những chuyến đi. Trong trình thuật con lừa cái của ông
Balaam (Sách Dân Số, chương 22-24), con lừa đã nhìn thấy Thiên Chúa còn vị tư tế
thì không. Trong trình thuật này, dường như con lừa có khả năng nhận biết sự hiện
diện của Thiên Chúa rõ hơn con người. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng
con lừa trong máng cỏ nhìn thấy căn tính thâm sâu của Chúa Giêsu hơn con người.
Đồng thời, theo truyền thống, những con vật hiện diện trong cảnh hang đá nói
lên nhân tính của Chúa Giêsu khi phà hơi để sưởi ấm Ngài.
[1] Con bò còn biết chủ, con lừa còn biết cái
máng cỏ nhà chủ nó. Nhưng Ít-ra-en thì không biết, dân Ta chẳng hiểu gì.
Tác giả bài viết: Lm.
Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Nguồn: Gpquinhon.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét