Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

CẢM TƯỞNG CỦA MỘT NGƯỜI KHÔNG CÔNG GIÁO XEM PHIM CUỘC THƯƠNG KHÓ


                                                                                                                                    
                                                                                                      Thy Mai



Phim Cuộc Khổ thương của Đức Giêsu (The Passion of The Christ) tác động mạnh đến cảm xúc, đánh thức dậy trái tim vị kỷ, và kêu gọi vào niềm tin. Toàn bộ phim gởi đến một thông điệp của tình yêu, tình yêu nhân loại và niềm tin mãnh liệt vô bờ vào tình yêu đó.

Tôi đã khóc ba lần trong khi xem phim: lần đầu khi Đức Giêsu tiên nghiệm được hiểm nguy sắp tới (bị bắt) và cầu nguyện một mình trong khu rừng trong khi ba môn đệ của ngài ngủ quên, kế đến khi Peter chối ngài trong đền thờ lần thứ ba trước khi gà gáy sáng, và khi ngài chịu cực hình máu rơi, thịt nát nơi hành trường rồi mẹ Maria không được gặp mà chỉ có thể lấy áo sống để thấm máu loang tràn trên nền gạch đá.

Tại sao tôi xúc động và khóc trong những đoạn cảnh đó. Có người nói “nước mắt rơi khi sự thật được nói ra”. Tôi chỉ biết riêng rằng mình khóc được khi có một sự cảm thông, một sợi nối giữa cá nhân và tha nhân. Tình yêu tha nhân và niềm tin ngày càng hiếm và mất dần đi khi tôi bươn bả với nhu cầu cá nhân mình. Nhiều lúc tôi từ chối vác thập giá của riêng mình, nói gì đến ôm đón nhận thập giá của mọi người. Trong phim ta thấy ngay cả người bị bắt buộc gánh đỡ cây thánh giá của Đức Giêsu cũng phải tuyên bố lớn cho mọi người biết rằng hắn là kẻ không tội lỗi và chỉ làm phận sự bắt buộc mà thôi. Hắn sợ mang tiếng là kẻ phạm tội. Nhưng qua khó nhọc gánh đỡ cây thánh giá hắn đã chuyển hóa trong tâm từ sự đồng cảm và có được tình yêu tha nhân.

Tôi khóc khi cảm thấy sự cô đơn, nỗi tuyệt vọng của một người bị chối từ bởi chính người thân thuộc (tông đồ Peter). Tôi khóc khi những ngọn roi rách da, nát thịt, đổ máu quật lên người Ðức Giêsu. Ðau đớn quặn. Sao tôi không rơi nước mắt cho những đứa trẻ đánh giày không tên tuổi sống thầm lặng như bóng bên lìa xã hội, những cô gái trẻ quá già tha hương bán thân ở phố chợ Hà Khẩu bên kia biên giới Việt-Trung, những người già bật gốc từ làng quê chân kéo lê đôi dép tay cầm xấp vé số nói không ra hơi lời mời mọc? Ai khóc cho những người bị chối từ đó trong khổ nạn cuộc đời? Đức Giêsu trong đau đớn khôn cùng, trong cô đơn chịu nạn với cảm giác chia lìa qua cái chết đã thốt lời “Chúa tôi, Chúa tôi, sao Cha bỏ rơi tôi?” (1). Ai có nghe vạn lời than van thầm kín của những người bị quên lãng, bỏ rơi mặc mình trong luân trầm sống khó? 

Phim làm tôi suy nghĩ đến gì mình đã, đang, và sắp làm trong mối quan hệ giữa mình và người khác. Tôi muốn nuôi dưỡng tình yêu nhân loại, yêu tha nhân để sống chân thực nhưng tránh cái hy sinh chịu nạn để chuộc lấy tội lỗi con người (bản thân và người khác). Tôi muốn có sự dung thứ cho con người vốn yếu đuối đầy khiếm khuyết nhưng tránh sự tha thứ trên chỗ đứng cao hơn của đạo đức và quyền lực (vật chất hoặc tâm linh).
Đây là một phim truyện lịch sử từ Hollywood nên tôi không thể làm ngơ gạt bỏ tính chất bi kịch hóa, sự cường độ tình tiết, và kỹ thuật điện ảnh tân kỳ góp phần tạo và tăng cường phản ứng tâm sinh lý đối với người xem. Trong góc nhìn của người theo đạo Thiên Chúa (Christian), đặc biệt là người Công giáo (Catholics) thì truyện phim đã đạt sức hấp dẫn, sự thuyết phục cho niềm tin ở Chúa Giêsu vào Thiên Chúa Cha. Ngài là đấng cứu rỗi nhân loại và chuộc tội cho loài người. 

Tuy nhiên, một điểm làm tôi hụt hẫng và khúc mắc đó là cảnh một trong hai kẻ phạm tội cùng bị đóng đinh như Đức Giêsu từ chối không nhận ngài là đấng cứu chuộc và liền bị con quạ mổ móc mắt. Cảnh này cho thấy sự trừng phạt đối với kẻ không tin vào Đức Giêsu là thượng đế. Điều đó phản hoàn toàn với thông điệp về tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại, tất cả mọi người, kể cả kẻ hành hạ ngài. Chính Đức Giêsu đã cầu xin Chúa Cha tha thứ cho họ chỉ vì họ là những người không biết.

Tôi không phải là người Thiên Chúa giáo nhưng hoan hỉ nhận bài học tình yêu và niềm tin vào tình yêu nhân loại.

[1] Psalm 22:2, 22-25: "My God, my God, why have you abandoned me? … Save me from the lion’s mouth, my poor life from the horns of wild bulls. … For God has not spurned or disdained the misery of this poor wretch, Did not turn away from me, but heard me when I cried out." (NAB)

(Nguồn: vietcatholic)


NHỮNG LỜI BÌNH LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH CỦA MỘT SỐ NGƯỜI SAU KHI XEM PHIM CUỘC THƯƠNG KHÓ ĐỨC KITÔ 
                                                                                                             Phạm Hoàng Nghị (dịch) 
                                                                                                      Nguồn: http://www.danchua.eu

Sau đây là trích dịch một số lời bình luận và cảm nghiệm của một số người, sau khi xem phim đã phát biểu trên trang góp ý của yahoo.com như sau:
Tờ Chicago Sun Times viết như sau: Nếu có một phim nào có tựa đề chính xác, thì chính là phim của Mel Gibson về cuộc Thương Khó của Đức Kitô. Tuy dù danh từ Passion có thể hiểu lầm là sự đam mê trong tiếng Anh có có tính cách lãng mạng, nhưng Nguyên gốc tiếng La tinh có nghĩa là khổ đau, thương khó, khổ nạn. Trong danh từ thần học Kitô giáo, còn mang ý nghĩa Đức Giêsu Kitô vì yêu thương nhân loại nên muốn chịu chết vì tội lỗi chúng ta’. Tôi thực sự rất cảm động một cách sâu sắc vì tài diễn xuất của các tài tử và các chuyên viên kỹ thuật, và nhất là tất cả họ đều đồng tâm nhất trí muốn thực hiện cho bằng được cuốn phim này, dầu có khó khăn đến đâu đi nữa”.
Ông Phil Kloer của tờ Atlanta Constitution thời báo viết như sau: “Cuốn phim này có mục tiêu duy nhất, rất cường độ, rất phong phú, cần phải coi để tự cảm nghiệm được. Không gì có thể sửa soạn cho bạn để đối diện với cảnh bạo tàn, biến cố kinh hoàng, chan hòa máu và đau thương. Nhà đạo diễn Gibon thực sự đã muốn diễn đạt cuộc xử án và cuộc đóng đinh của Đức Kitô”.
Báo USA Today viết: “...Đây đúng là một sự mở mắt, một linh nghiệm, và dầu có vẻ thi vị tàn bạo chăng nữa trong cuộc Thương Khó của Đức Kitô”
Một người đi xem phim phát biểu: “Cuốn phim này được dàn dựng thật khéo léo, Đạo diễn Mel Gibson đã ra công gắng sức để hoàn thành phim này, vì biến cố lịch sử này ai ai cũng đã biết rõ cả, nhưng ông đã thành công tuyệt đối”.
Người khác nói như sau: “Thật là một kinh nghiệm rất cảm động và mãnh liệt. Tôi tin rằng cuốn phim này rồi đây sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới nhiều người, càng ngày càng lan rộng”.
Một độc giả nói: “Cuốn phim thật tuyệt, dàn dựng không sai một li, tài tử đóng vai tuyệt vời, cảnh sắc thật thu hút. Thật đáng giải Oscar. Và tôi cũng không hiểu tại sao lại có người đi phản đối!”
Một người theo đạo Hindu phát biểu: “Tôi là người thuộc tôn giáo Hindu Ấn độ và tôi thấy cuốn phim này thật là tuyệt tác. Dầu bạn theo tôn giáo nào đi chăng nữa, Tôi tin rằng bạn cần phải xem cuốn phim này, bởi vì đây là cuốn phim thật vĩ đại”.
Một em 16 tuổi khi rời rạp đã không còn nói lên lời, nhưng sau đó em về viết lại cảm tưởng như sau: “Tôi đã trông chờ cuốn phim như thế này từ lâu rồi, vì tôi đã nghe nói khi còn đang được quay vào khoảng một năm rưỡi trước đây. Tôi từng trông ngóng có ngày được xem, Và tôi đã đi xem vào ngày hôm chiếu đầu tiên lúc 4g:30 chiều tại rạp gần nhà tôi. Tôi thực sự đã ngây ngất, không còn phát biểu ra lời, tôi bồi hồi và kỳ thú về những công việc của Chúa đã thực hiện.
Tôi biết là việc Chúa chết tất nhiên là dã man rồi, nhưng khi thấy ra rằng không ai lại có thể chịu đựng được những cuộc đánh đòn tàn bạo như vậy mà còn sống được. Có hai người bị đóng đinh với Chúa trên thập giá nhưng không bị đánh tang thương như vậy. Thế nhưng Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì tội lỗi chúng ta. Tôi đi xem phim với Bố tôi và với bạn gái. Bạn gái tôi khóc nức nở trong suốt lúc chiếu phim. Thực đây là một kinh nghiệm rất mạnh mẽ mà tôi chưa từng cảm nghiệm. Tôi muốn giới thiệu phim này với mọi người, người ngoan đạo đi lễ và cả người không đi nhà thờ nữa.”
Ông Sean O’Connell một nhà phê bình phim chuyên nghiệp viết như sau: “Phim của Gibson là về sự hi sinh của Chúa Giêsu chứ không có gì khác hơn, Nhà đạo diễn đã đặt trọng tâm và những giờ phút cuối trong hành trình của Đức Kitô, thế nhưng đã sản xuất được một kiệt tác phẩm tinh thần rất hiếm lạ, phim này là một lời xác quyết không hàm hồ về niềm xác tín của mình về đức tin không thay đổi.”
Một người xem phim xong đã viết cho đạo diễn Mel Gibson những dòng sau đây: “Thưa ông Mel, ông cũng chỉ là người như mỗi chúng tôi. Nhưng ông là người với một trái tim đặc biệt. Sự thật của vấn đề là: bất kể bạn là người Công giáo, hay người phái Baptist, phái Pentecostal, hay Tin Lành Methodist - và ngay cả không gì ráo trọi! thì phim này có khả năng khơi dậây và thay đổi bất cứ cuộc sống nào nếu như người đó bớt chút thời giờ để nghiền gẫm về sứ điệp của cuốn phim. Tôi phải nói lên lời cám ơn Ngài trước hết, (cám ơn Chúa Giêsu đã yêu thương tôi) thứ đến cám ơn ông Mel Gibson vì đã không sợ sệt mà dám trình bày sự kiện về Chúa như đã xẩy ra trước kia, ít nữa là trong lãnh vực nghệ thuật và lịch sử, và cuối cùng, xin mọi người, dù ở đâu, bất luận bối cảnh thế nào, cũng phải đi xem cuốn phim này!!!”
Một người khác phát biểu rằng: “Khi tôi vào rạp tôi là một người, khi xem xong phim tôi biến đổi thành con người khác hoàn toàn. Tôi thực sự đã biến đổi. Bạn hãy bỏ qua những lời chỉ trích về cuốn phim này, và tôi chắc những người đó chưa được xem phim. Đó thực là cuốn phim vĩ đại.”
Một người hay coi phim nói: “Đây là một trong những cuốn phim mà khi bạn coi xong bạn sẽ cảm động vô cùng. Ngay cả những người không có Đức Tin vào Chúa, khi xem xong cũng cảm nhận được rằng: thế giới mà chúng ta đang sống chỉ vì có cái gì vĩ đại hơn là những gì chúng ta biết.”
Ngay người vô thần cũng xúc động: “Một người vô thần nhận định như sau: Sau khi bỏ đạo Công giáo, tôi trở thành người vô thần, nhưng rồi tôi cũng muốn tìm một linh đạo nào đó nên tôi đã quyết định đi xem phim này với một người trong gia đình của tôi. Sau khi xem tôi chỉ có thể thốt lên lời thứ nhất là: Cảm động, lời thứ hai là “Cảm độâng không thể tưởng được”.
Một bạn trẻ thốt lên: “Wow. .. Tôi thực sự bị chinh phục hoàn toàn. Tôi đã không còn nhịn được nữa nên đã khóc rất nhiều vì tôi đã cảm nghiệm được cái gì đó huy hoàng tráng lệ và đẹp vô song. Có rất nhiều sứ điệp trong phim, nhưng điểm chính là tôi có thể bắt đầu thực hành việc tha thứ, và từ đó tôi thấy được qua đó tôi vĩ đại hơn, cũng như cuộc sống rồi đây vì thế sẽ tốt đẹp hơn”.
Một người khác bình luận rằng: “Tôi có thể thành thực mà nói, đây là một trong những cuốn phim hay nhất mà tôi đã xem. Thêm nữa, cái nhận định là phim này bài do thái thì hoàn toàn sai.”
Một người Kitô hữu xem phim rồi nhận định: “Tôi là một tín hữu Kitô, nhưng không vì thế mà tôi muốn lung lạc bạn. Có nhiều người nói, phim quá bạo động, nhưng xin bạn đừng mất đi chủ điểm của cuốn phim. Vì phim này chính là muốn nói về cuộc khổ nạn, cuộc thương khó của Đức Kitô mà. Chúa Giêsu chịu chết hy sinh trên thánh giá vì tội lỗi chúng ta mà. Cây thánh giá qua nhiều thời đại đã được sơn son thiếp vàng với một lớp đường bao bọc ngọt ngào đã quá lâu rồi. Cuốn phim này chính là bàn đạp để giúp bạn đi tìm về chính nguồn của câu truyện.”




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét