Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Thánh Ca Chúa Nhật XIII TN A - 28 06 2020 - Ca Ðoàn Ave Maria - Gx Tân Hương, Kon Tum




Hiệp Lễ Chúa Nhật XIII TN A - 28 06 2020 - Ca Ðoàn Ave Maria - Gx Tân Hương, Kon Tum 1. Ai muốn theo Ta (T/g: Nguyễn Chánh) 2. Con đâu thấy Chúa (T/g: Minh Sơn)

Kontumquehuongtoi
29.6.2020


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ - Sáng tác: P. Minh Sơn - Song ca: Trung Hiền - Huy Việt



PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ Sáng tác: P. Minh Sơn Song ca: Trung Hiền - Huy Việt Ca Đoàn Thánh Tâm - Gx Tân Hương, Kon Tum Mừng Lễ trọng hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô Kon Tum, 29/06/2020


Phêrô Minh Sơn 29/06/2020

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

CHÚA ĐÃ BIẾT CON (Tv 138) _ Sáng tác: Mai Tự Cường; Ca sĩ: Nguyễn Đình Thanh Tâm


"Một món quà mà con cùng các bạn gửi đến thầy Mai Tự Cường, hiện vừa trải qua cơn tai biến và đang trong tình trạng bán bất toại. Bởi tinh thần năng động và nhiệt thành phụng sự của thầy trong cho Giáo Hội dù tuổi đời đã trên 80, đây thực sự là một điều rất đáng tiếc với sự phát triển của kho tàng Thánh nhạc.

Mong rằng tác phẩm sẽ như một lời nguyện, mang trọn tâm tình giới trẻ chúng con, cầu Ơn Trên cho thầy sớm khỏe mạnh để tiếp tục hành trình phụng sự và bồi dưỡng các cho thế hệ sau!" (Nguyễn Dương).

Nhớ mãi dòng DAKBLA-Nhạc Nguyễn Văn Nô, Lời Mai Tự Cường | ĐỒNG ...
Phêrô Mai tự Cường
Chúa đã biết con (TV.138)
Nhạc sĩ | Songwriter: Mai Tự Cường
Ca sĩ | Singer: Nguyễn Đình Thanh Tâm
Hợp Ca | Choir: Lòng Xuân Choir
Hòa âm - Phối khí | Music Arranger: Nguyễn Dương (ND)
Executive Director: Nguyễn Dương (ND) & Lòng Xuân Production
Music Studio: Bảo Dũng Music Studio
Instruments Mixing: Nguyễn Hải Minh Cơ (MCo)
Vocal & Choir Mixing: Bảo Dũng
Master: Bảo Dũng
Film Studio: VIBE Production
Director: Lê Đăng
Assistant Director: Luật Duy
D.O.P: Trần Bảo Ngọc - Lâm Hào Kiệt
Assistant Camera: Vũ Đức Du - Nguyễn Như Lon - Trương Thuật Tường - Võ Gia Huy
Editor: Lê Đăng - Duy Luật - Đông Hiếu - Nguyễn Dương (ND)
Các Nghệ sĩ | Artists:
___Instruments
Harp: Katherine Đan Huỳnh
Flute: San Trần
Oboe: Hoàng Đức
Violin 1: Cellain Lu
Violin 2: Quynh Ha Do
Viola: Đình Trọng Trần
Cello: Lê VũTâm
Bass: Nguyễn Dương (ND)
___Choir:
Soprano: Phylautia NeyHanh TranNguyen Uyen ThaoKhánh HuyềnThao Uyen TranWolf White.
Alto: Kimkim AnnaphamLắc LưPhuong AnhPhương MỳMai Bi, Anh Thư.
Tenor: Cuong NguyenVăn Khởi NguyênThánh HiềnCao Thanh Việt
Basso: Nguyễn Hữu An, Đặng Khánh, Minh Thịnh, Stephan Master
Special thanks to Mai Khoi Church, Mr. Năng, Mrs. Anna ThơmPhước Nguyễn Quang


Kontumquehuongtoi 26.6.2020

LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ 24.6.2020 TẠI NHÀ THỜ TÂN HƯƠNG, KON TUM


"Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi. Người đã làm cho miệng lưỡi tôi nên như gươm sắc bén, giấu tôi dưới bàn tay của Người. Người đã biến tôi thành mũi tên nhọn, cất tôi trong ống tên của Người".
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ 24.6.2020
Bổn mạng HỘI GIÚP LỄ GX TÂN HƯƠNG, KON TUM.
Nhập lễ: Ngày vui Gioan chào đời
Đáp ca: Chúa đã biết con. Tv 138 (MTC; solo: Hoàng Anh)
Dâng lễ:Tâm tình con dâng 1
Hiệp lễ: Dầu con là ai
Tạ lễ: Trái Tim Người
(Ca Đoàn Thánh Tâm, Gx Tân Hương, Kon Tum).



Clip và Hình ảnh: P. MINH SƠN

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

“NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KITÔ GIÁO VIỆT NAM CHO NỀN VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC”


12/06/2020
  •  
  •  
“NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KITÔ GIÁO VIỆT NAM CHO NỀN VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC DÂN TỘC”
Giuse Nguyễn,
Pgs. Ts. Nguyễn Hồng Dương
và các nhà nghiên cứu có tên trong bài
WHĐ (12-06-2020) – Đó là tên của cuộc trưng bày về sách Công giáo do Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, - Cha sở Giáo xứ Tân Sa Châu, kiêm Trưởng ban Văn Hóa Tổng giáo phận Sàigòn – Tp. Hồ Chí Minh, phụ trách Nhà Truyền thống  của Tổng giáo phận -, cùng với một số anh chị em tu sĩ và giáo dân, tổ chức tại số 6 Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, từ ngày 15/01/2019 đến ngày 01/05/2019. Cuộc trưng bày nhằm giới thiệu một số sách, chủ yếu là “sách đạo”, được xuất bản tại Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau.

Theo giới thiệu, có tất cả 1507 đầu sách được trưng bày tại hai phòng ở tầng trệt của Nhà Truyền thống. Phòng trưng bày bên tay phải Nhà Truyền thống có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách tham quan, vì tại đây được trưng bày các sách được coi là cổ, được xếp thành ba chủ đề rõ rệt: Từ điển, Thánh Kinh và sách đạo đức, bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh.
Từ điển
Tủ sách dành cho loại Từ điển trưng bày 14 bộ từ điển do các giám mục, linh mục thừa sai và giáo hữu Công giáo soạn từ năm 1651-1930. Đặc biệt, trong số các từ điển được trưng bày ở đây, chúng ta thấy có cuốn Đại Nam Quốc Âm Tự Vị (1895-1896) của Paulus Huỳnh Tịnh Của, “một kỳ công, làm nền tảng cho các từ điển sau này...” theo đánh giá của Linh mục Phê-rô Vũ Đình Trác (Linh mục Vũ Đình Trác, Công giáo Việt Nam, Orange, Cali. USA, trang 61, trích theo Trình Bày những Đóng Góp, trang 2).
Thánh Kinh
30 bộ Kinh Thánh Cựu Ước, Tân Ước hay Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, trong số này có bộ Kinh Thánh Cứ Bản Vulgata Q.1 và Q.3 của cố Chính Linh, do Nhà xuất bản Hồng Kông xuất bản vào các năm 1913 và 1914. Trong số các bộ Kinh Thánh được trưng bày, có bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước do Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn dịch, được xuất bản và phát hành vào một thời kỳ đặc biệt, cuối năm 1976. Chúng tôi xin mạn phép giới thiệu ở đây đôi hàng về tiểu sử Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn, người dịch bộ Kinh Thánh Cựu và Tân Ước được xuất bản năm 1976 và được trưng bày tại cuộc giới thiệu sách này.
Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn (1922-1975), thuộc dòng Chúa Cứu Thế. Ngài sinh tại làng La Phù, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, thuộc giáo phận Hà Nội. Ngài vào dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và thụ phong linh mục năm 1951, du học Rô-ma năm 1952 và học trường Kinh Thánh Giê-ru-sa-lem 4 năm (1952-1956). Về nước, ngài dạy Kinh Thánh tại Học viện dòng Chúa Cứu Thế Đà Lạt, đồng thời, dạy Kinh Thánh cho một số dòng tu tại Đà Lạt, làm Giám học Học viện vào những năm đầu của thập niên 60, tử nạn ngày 28.3.1975 tại Di Linh, tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Công trình lớn nhất của Cha Giuse là bản dịch Kinh Thánh Cựu và Tân Ước sang tiếng Việt. Bản dịch của ngài được đón nhận như một trong những bản dịch có tính khoa học cao và đáng tin cậy. Phần Tân Ước đã được xuất bản trước tại Sàigòn vào cuối những năm 1950, và đã được sửa lại để tái bản. Phần Cựu Ước vừa mới được hoàn thành bản thảo thì ngài gặp nạn. Học trò của ngài đã thu gom bản thảo, tổ chức dịch các sách ngài chưa kịp dịch (sách Gióp, Châm Ngôn, tiên tri Ba-rúc), soạn các tiểu dẫn từ các tư liệu ngài đã chuẩn bị để phục vụ cho việc giảng dạy Kinh Thánh, và thêm một số ghi chú.
Bản dịch Kinh Thánh trọn bộ này dày khoảng 3.000 trang (hai phần dẫn nhập Cựu Ước và Tân Ước 88 trang, phần Cựu Ước: 2318 trang, phần Tân Ước: 616 trang) khổ 20cm x 14cm, được in trên giấy Bible, tức loại giấy vàng, mỏng và dai, thường được dùng để in sách Kinh Thánh. Đức Tổng Giám mục Phao-lô Nguyễn Văn Bình chuẩn ấn ngày 12.11.1975, nộp lưu chiểu tháng 12.1976. Bản Kinh Thánh này được in tại Nhà in Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, Tp. Hồ Chí Minh. Được biết, vào thời điểm này, tại Tp. Hồ Chí Minh, sách còn được in bằng chữ chì, nghĩa là còn phải xếp, tháo ra, rồi xếp lại từng chữ một. Và đây có thể là bộ Thánh Kinh Cựu và Tân Ước cuối cùng được in bằng chữ chì ở Việt Nam.
Được biết bộ Kinh Thánh này của Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thuấn đã được tái bản nhiều lần.
Sách xưa
Sách của Ông Jean Baptiste Pétrus Trương Vĩnh Ký chiếm một vị trí đặc biệt trong số sách xưa được trưng bày. Đa số là sách xuất bản vào những thập niên cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX, trừ những tác phẩm viết về Trương Vĩnh Ký. Chúng ta có thể tìm thấy trong mục này 18 số (từ tháng 5/1888 đến tháng 10/1889) của Tạp chí Thông loại Khóa Trình, Miscellanées, được giới thiệu là Tạp chí tư nhân đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ.

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

LỜI CẢM ƠN MÙA HẠ_Nhạc: Minh Sơn_Thơ: Nguyên Nghiệp

Trong hình ảnh có thể có: cây, thực vật, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên

Không có mô tả ảnh.
LỜI CẢM ƠN MÙA HẠ
xin cảm ơn những trưa hè nắng lửa
cho phượng hồng đem nỗi nhớ vào thơ
ve ngân nga khúc hát tuổi học trò
tròn trăng tuổi hay trăng tròn không tuổi?..
xin cảm ơn những dòng thơ viết vội
lưu bút xanh màu hoa đỏ ngu ngơ
năm tháng dù qua hết tuổi dại khờ
vẫn tiếng hát em sáng bừng nắng hạ
xin cảm ơn những điệu mưa buồn bã
tiếng chim quyên khắc khoải gọi hè sang
quê cũ mù xa chấp chới mây ngàn
hồn sông núi vọng vang lòng viễn khách...
miền ký ức bụi thời gian chồng chất
chợt trong veo màu áo trắng tinh khôi
nghe xoắn vặn cuộc đời tan phút chốc
khúc hồn nhiên rộn rã giữa tim người...
Sydney, 26/05/2020
Nguyên Nghiệp 12A (LtBNN),


Ca khúc: Lời cảm ơn mùa hạ
Lời thơ: Nguyên Nghiệp 12A, Australia
Nhạc: Minh Sơn 12E, Kon Tum
Slides: Nguyên Nghiệp
Kon Tum, 27/05/2020


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, cây và ngoài trời




Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời