Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2021

 

MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2021
                  KÍNH CHÚC MỌI NGƯỜI MỘT NOEL                       VUI TƯƠI - AN LÀNH - THÁNH ĐỨC




Nhà Thờ Chính Tòa Kon Tum Noel 2021


Nhà Thờ Tân Hương Kon Tum Noel 2021

Ảnh: Vương Trị

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Quan điểm cá nhân về việc trang trí hang đá dịp Lễ Giáng Sinh - Tác giả: M. Hạnh Tử

 Mô hình Hang Đá đơn sơ trong nhà thờ Heiligenkreuz.

Truyền thống trang trí Hang Đá bắt nguồn từ thánh Phanxico Assisi, cũng là vị sáng lập Dòng Phanxico (Anh em hèn mọn). Sau khi thăm viếng Đất Thánh, trong đó có làng Betlem, thánh Phanxico đã làm một mô hình máng cỏ để trong phòng để chiêm ngắm và suy niệm về mầu nhiệm nhập thể, đặc biệt sự nghèo khó của Con Thiên Chúa. Ngài đã chọn điểm khó nghèo này làm linh đạo cho Dòng của mình.

Như vậy, ý nghĩa nguyên thủy của việc trang trí Hang Đá là để suy niệm và tưởng niệm mầu nhiệm nhập thể trong khó nghèo của Con Thiên Chúa, để thấy được sự khiêm nhường của Ngài, chứ không hề nhằm mục đích khuếch trương hay trang trí thuần túy.

Ở các nước công giáo châu âu, hầu như người ta chỉ trang trí mô hình hang đá đơn giản và được gìn giữ hàng chục, hàng trăm năm. Kèm theo đó ở trung tâm cung thánh, người ta chỉ đặt duy nhất một máng cỏ đơn sơ với tượng Chúa Hài Đồng, để hướng cái nhìn của tín hữu tập trung vào Chúa Giêsu chứ không phải vào các mô hình khác như mô hình hang đá hoành tráng với đèn nhấp nháy.

Ở Việt Nam, có vẻ như làm Hang Đá trở thành phong trào bề ngoài, biến mô hình Hang Đá thành một điểm check in dịp Giáng Sinh, chứ không lưu ý tới ý nghĩa thiêng liêng là sự nghèo khó khiêm nhường của Chúa nữa. Giáng Sinh trở thành dịp để người ta chạy hết từ nhà thờ này đến nhà thờ khác để check in chụp ảnh các mô hình hang đá và trầm trồ về các mức độ hoành tráng khác nhau, chứ không mấy người tĩnh tâm suy tư về mầu nhiệm Nhập Thể khiêm tốn của Ngôi Lời, và như vậy là hoàn toàn sai với mục đích nguyên thủy của truyền thống trang trí Hang Đá.

Thiết nghĩ trang trí Hang Đá dịp lễ Giáng Sinh là điều nên làm, nên duy trì để làm cho dịp lễ này thêm phần vui tươi, cũng là một cách giới thiệu niềm tin. Tuy nhiên, người tín hữu cần lưu ý tới khía cạnh thiêng liêng nhiều hơn, đừng biến nó thành một phong trào thi đua, xứ này muốn làm nổi bật hơn xứ khác... vừa tốn kém vật chất, vừa không đem lại giá trị thiêng liêng, nếu không muốn nói là lạm dụng, nhát là khi các mô hình Hang Đá bị biến tấu quá xa với lịch sử.

Trọng tâm của lễ Giáng Sinh là tưởng nhớ tình yêu lớn lao của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể, vậy nên chúng ta hãy qui hướng về Ngài. Hãy trang trí Hang Đá bên ngoài đơn sơ để giúp chúng ta có thể chiêm ngắm sự nghèo khó của Chúa Hài Nhi, nhưng quan trọng hơn hãy trang trí Hang Đá tâm hồn mỗi ngày, để xứng đáng là đền thờ của Chúa, để Ngài đến và ở với chúng ta luôn mãi. Amen

Tác giả: M. Hạnh Tử

Nguồn: https://www.vanthoconggiao.net/2021/12/quan-iem-ca-nhan-ve-viec-trang-tri-hang.html

https://phatdiem.org/suy-tu-cam-nghiem/quan-diem-ca-nhan-ve-viec-trang-tri-hang-da-dip-le-giang-sinh.html

 


Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021

MUÀ GIÁNG SINH TRƯỚC...

DIỄN NGUYỆN CANH THỨC GIÁNG SINH 2020 

GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG, KON TUM ĐÊM 24.12.2020

 CANH THỨC GS 2020 - GX TÂN HƯƠNG, KON TUM

1. KHAI MẠC - LIÊN KHÚC MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

"Noel - Noel giới trẻ ra khơi đem tin mừng vui đến với muôn người, nào ta cùng nhau về bên Hài Nhi Giêsu. Kinh king coong coong, kinh coong kinh coong,..."

Kính thưa cộng đoàn,
Đêm nay, đêm Giáng Sinh. Đêm hồng phúc. Đêm thánh thiện siêu phàm. Đêm ghi đậm nét thiên tình sử của Ngôi Hai Thiên Chúa đi vào trần gian.
Đêm nay nhắc lại cho nhân loại một Tin Vui trọng đại có một không hai trong lịch sử loài người: Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã xuống thế làm người, sinh ra trong thân phận một Người Trẻ sống dưới mái ấm gia đình, để giải phóng con người thoát khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết. Ngài đến để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha.
Mặc dù thế giới đang trải qua những tháng ngày buồn thương, ảm đạm vì dịch bệnh covid-19, thiên tai động đất, bão lụt… nhưng niềm vui Giáng Sinh vẫn trào dâng từ đáy lòng của những người tin yêu Chúa. “Chúa Kitô đang sống! Người là niềm hy vọng của chúng ta, và là tuổi trẻ đẹp nhất của thế giới này. Tất cả những gì Người chạm đến đều trở nên tươi trẻ, mới mẻ, tràn đầy sức sống” (mở đầu tông huấn “Chúa Kitô đang sống” của ĐTC Phanxicô).
Năm 2021, Giáo Hội Việt Nam tiếp tục hướng đến các bạn trẻ với chủ đề: “Đồng hành cùng người trẻ trong đời sống gia đình”. Chúa Cứu Thế là bạn của người trẻ và mong ước kết thân với họ để giúp họ sống tuổi trẻ cách sung mãn, lớn lên trong sự thánh thiện, dấn thân phục vụ xã hội và Giáo Hội (x. Thư Chung HĐGMVN 2019).
Nhưng thật tiếc thay, nhân loại hôm nay vẫn còn biết bao nhiêu người chưa thấu hiểu và sẵn lòng mở rộng tâm hồn đón nhận Tin Mừng cứu độ của Ngài. Trong đêm cực thánh hôm nay, chúng ta khẩn khoản nài xin Thiên Chúa cho hết mọi người, đặc biệt các bạn trẻ, biết mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng của Chúa.
Giờ đây, trước khi cử hành thánh lễ mừng Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy dành một chút thời gian cùng nhau nhìn lại lịch sử cứu độ, để nhận ra mầu nhiệm tình thương Thiên Chúa đã dành cho nhân loại.

KHAI MẠC - LIÊN KHÚC MỪNG CHÚA GIÁNG SINH

2. GIA ĐÌNH NHÂN LOẠI ĐẦU TIÊN
+HOẠT CẢNH ĐỊA ĐÀNG
"Trong tình thương vô biên, Thiên Chúa đã tạo dựng nên vũ trụ bao la, mặt trời, mặt trăng cùng muôn tinh tú. Và Ngài còn dựng nên muôn loài muôn vật sinh sôi nảy nở đầy mặt đất...Thiên
Chúa hướng dẫn và trao quyền cai quản cho Ađam - người Nam đầu tiên trên mặt đất mà Chúa đã dựng nên. Chúa luôn gần gũi, chuyện trò và dạy dỗ Ađam như một người cha yêu thương con trai mình.
Nhưng con người đã lạm dụng tự do chống lại Thiên Chúa. Đôi bạn trẻ trong gia đình đầu tiên đã cố tình vi phạm luật Chúa, nghe theo sự xúi dục của Sa-tan núp dưới hình Con Rắn...
Từ khi sa ngã, con người mất quyền làm con Thiên Chúa, khi tỉnh mộng chỉ thấy mình là tội nhân. Hạnh phúc địa đàng đã mất lại mất luôn hạnh phúc thiên đàng. Tuy nhiên vẫn còn hy vọng: Thiên Chúa vẫn yêu thương và tìm cách cứu độ con người. Ngài hứa ban Đấng Cứu Thế, Đấng sẽ đè bẹp Con Rắn Già là Ma Quỷ. Chính lời hứa này đã là sự nâng đỡ niềm chờ mong và hy vọng cho nhân loại..."

HOẠT CẢNH ĐỊA ĐÀNG


Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Thánh Lễ Nhận Sứ Vụ Tân Chánh Xứ Măng La

Giáo xứ Măng La là một giáo xứ có bề dày lịch sử. Làng Măng La ngay từ thời kỳ đầu truyền giáo đã in dấu chân của các vị Thừa sai. Theo sách Dân Làng Hồ, năm 1848, Thầy Sáu Do, Cha Combes (Bê) và Cha Dourisboure (Ân) khi chèo thuyền độc mộc xuôi dòng Đăk Bla đi thị sát dọc theo đồng bằng Rơngao, đã vào thăm làng Măng La (Tơ Bâu) và được dân làng đón tiếp khá tử tế. Từ đó một vùng truyền giáo mở ra và đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Giáo xứ Măng La ngày nay với 7 làng sắc tộc đang đón chào một vị chủ chăn mới.

Cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu đã mở đầu bằng ý tưởng trên đây, khi giới thiệu Cha sở mới Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến cho cộng đoàn tín hữu Măng La, trong thánh lễ nhận sứ vụ chính xứ lúc 9 giờ ngày 14.12.2021 tại nhà thờ Măng La, xã Ngọc Bay, Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

Hiện diện đồng tế với Cha Tổng đại diện có Cha Quản hạt Kon Tum Phêrô Trần Quốc Hải, Cha Quản hạt Kon Trang Đaminh Trần Văn Vũ và một số linh mục trong Giáo phận; quý thầy phó tế, quý tu sĩ, giáo phu và cộng đoàn Dân Chúa.

Trước tiên, thay mặt Đức Giám Mục giáo phận, Cha Tổng đại diện nói lời cám ơn chân thành Cha cựu chính xứ Tađêô Nguyễn Ái Quốc vì sự tận tụy phục vụ, vượt qua bao khó khăn, từ khi ở giáo xứ Rờkơi trước đây, cũng như thời gian 6 năm rưỡi vừa qua tại giáo xứ Măng La.

Với Cha tân chánh xứ Gioakim Nguyễn Hữu Tuyến và Cha tân phó xứ Vinhsơn Phan Văn Cảnh,  Cha Tổng cầu chúc những gì tốt đẹp nhất cho 2 Cha trong trong giáo xứ mới và trong sứ vụ mới.

Mở đầu nghi thức nhậm xứ, Cha Quản hạt Kon Tum công bố văn thư bổ nhiệm chánh và phó xứ của Đức Giám Mục giáo phận, và Cha chủ sự đã trao văn thư cho các Cha tân nhiệm Gioakim và Vinhsơn. Sau đó là phần lặp lại lời tuyên xưng đức tin Kitô giáo và tuyên thệ trung thành, cũng như các nghi thức diễn nghĩa của cha sở mới.

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021

Thánh Lễ Tạ Ơn Và Nghi Thức Nhậm Xứ Đăk Rao Kram


Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị – Giám mục Giáo phận Kon Tum đã bổ nhiệm Cha Phêrô Vũ Trọng Hà Nguyên Khôi làm Tân Chánh xứ Giáo xứ Đăk Rao Kram, Thị trấn Đăk Tô, Huyện Đăk Tô, Tỉnh Kon Tum, thuộc Giáo hạt Đăk Mót.

Vào lúc 09 giờ ngày 13.12.2021, cộng đoàn giáo xứ Đăk Rao Kram vui mừng chào đón một số quý Cha về dâng Thánh lễ tạ ơn và Nghi thức nhậm xứ của Cha xứ mới, do Cha Phanxicô Xaviê Lê Tiên, Quản hạt Đăk Mót thay mặt Đức Giám mục Giáo phận chủ sự. Vì tình hình dịch bệnh nên chỉ có một số ít giáo dân đại diện tham dự Thánh lễ.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức Tại Giáo Xứ Tân Hương

 

Thứ Bảy ngày 11.12.2021, vào lúc 18 giờ chiều, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum đã về ban Bí tích Thêm sức cho 106 em thiếu nhi Giáo xứ Tân Hương, Hạt Kon Tum. Hiệp thông trong thánh lễ có Cha Giuse Đỗ Hiệu, chính xứ Tân Hương và cũng là Cha Tổng đại diện của Giáo phận; quý nữ tu, quý bậc phụ huynh, cha mẹ đỡ đầu của các em lãnh nhận Bí thích Thêm sức, các Giáo lý viên – Huynh trưởng…

Trong hoàn cảnh dịch dệnh, nhưng tỉnh Kon Tum hiện đang ở trong “vùng xanh”, vì vậy Giáo xứ mới có điều kiện tổ chức thánh lễ này, nhưng cố gắng hết sức gọn nhẹ, tuân thủ các khuyến cáo y tế, không tổ chức liên hoan cho các em sau thánh lễ.v.v.

Sau 10 năm chăm chỉ học giáo lý, trong đó 5 năm giáo lý khối Thêm sức, chưa kể 2 năm vừa qua vì dịch covid phải chờ đợi, đến hôm nay các em vui mừng lãnh nhận ân thiêng của Chúa Thánh Thần. Niềm vui không chỉ tràn ngập trong tâm hồn các em, mà còn lan tỏa trong từng gia đình các em và cả Giáo xứ.

Thánh lễ hôm nay cử hành phụng vụ Chúa Nhật thứ 3 Mùa Vọng, còn gọi Chúa Nhật màu hồng hay Chúa Nhật của niềm vui.

Trong phần chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha nhấn mạnh: người Kitô hữu sống niềm vui đón chờ Chúa đến bằng cách sống công bằng chính trực, biết yêu thương chia sẻ cơm áo cho tha nhân, như thánh Gioan Tẩy giả đã gợi ý cho các thành phần dân chúng, nhân viên thu thuế, binh lính…đến hỏi ngài. Gioan Tẩy giả là vị tiền hô cho Đấng Cứu Thế. Gioan trả lời cho mọi người rằng: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến…Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa”. Chính Chúa Giêsu đến ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta.

Tiếp đến Đức Cha giảng giải cặn kẽ về 7 ơn Đức Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu, đặc biệt đối các em lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay.

Sau bài giảng của Đức Cha, nghi thức ban Bí tích Thêm Sức bắt đầu bằng việc nhắc lại lời tuyên xưng đức tin khi chịu phép Rửa tội của các ứng viên lãnh nhận Bí tích và cộng đoàn. Kế đó, Đức Cha đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần trên các em qua lời nguyện, và xức dầu trên trán ghi ấn tín ơn Chúa Thánh Thần cho các em, với sự phụ tá của Cha chính xứ.

Cuối Thánh lễ, một phụ huynh và một em đại diện bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn Đức Cha, Cha chính xứ, quý Sơ, Hội đồng giáo xứ, cha mẹ và vú bỏ đỡ đầu, các anh chị Giáo lý viên-Huynh trưởng cùng toàn thể cộng đoàn đã thương cầu nguyện, nâng đỡ trong suốt thời gian qua. Đặc biệt trong Thánh lễ hôm nay được diễn ra long trọng và sốt sắng.

Ước mong ơn thiêng Chúa Thánh Thần mà các em đã nhận lãnh luôn đồng hành cùng các em trong cuộc sống, để đức tin ngày càng được trưởng thành, biến đổi các em thành những chứng nhân thực sự và hữu hiệu trong môi trường gia đình và xã hội.

Bài viết: Minh Sơn
Hình ảnh: Minh Hiếu
WGPKT(13/12/2021) KONTUM

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2021

Thánh Lễ Tại TTHH Đức Mẹ Măng Đen

 

Năm nay, vì dịch bệnh Covid-19, Giáo phận Kon Tum không có tổ chức Đại Lễ Đức Mẹ Sầu Bi Măng Đen. Nhưng vì là ngày truyền thống, nên Đức Cha Giáo phận và một số Cha đã đến kính viếng Đức Mẹ và dâng thánh lễ vào giờ thường lệ, lúc 10 giờ ngày 10.12.2021. Một số tín hữu vì lòng yêu mến Đức Mẹ cũng đã đến cầu nguyện và hiệp dâng Thánh lễ.

Trước thánh lễ, những tín hữu hiện diện đã sốt sắng hướng về Đài Đức Mẹ lần hạt Mân Côi cùng với các linh mục và tu sĩ.

Hôm nay cũng là một ngày đặc biệt: hai Cha tân và cựu Quản nhiệm TTHH Đức Mẹ Măng Đen sẽ bàn giao sứ vụ, như Tòa giám mục đã thông báo.

Vào đầu thánh lễ, Đức Cha Aloisiô đã có lời cám ơn Cha Đaminh Trần Văn Vũ, trong thời gian 3 năm vừa qua đã năng nổ và rất vất vả để làm cho khu vực Măng Đen này có một bộ mặt mới. Đức Cha giới thiệu Cha Lu-y Nguyễn Quang Hoa, Quyền quản nhiệm thay Cha Đaminh tiếp tục công việc xây dựng Trung Tâm Đức Mẹ Măng Đen này.

Tiếp đến Cha Quản Hạt Kon Tum công bố thư bổ nhiệm, và cộng đoàn hiện diện bày tỏ niềm vui bằng một tràng pháo tay.

Thánh lễ hôm nay kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.  Trong bài giảng, Đức Cha đã diễn giải về đặc ân cao quý này mà Chúa đã ban cho Đức Mẹ. Giáo Hội đặt lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong khung cảnh Mùa Vọng, mà cao điểm là lễ Chúa Giáng Sinh. Con Thiên Chúa sinh ra làm người phải từ cung lòng một người mẹ. Con Thiên Chúa là Đấng cao cả, là Đấng Thánh nên Thiên Chúa đã tuyển chọn Đức Maria là người mẹ tốt lành, thánh thiện, không có một vết nhơ nào, dù là vết nhơ do tổ tông để lại. Niềm tin Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội đã có từ lâu trong cộng đoàn tín hữu. Qua nhiều lần Đức Mẹ hiện ra: với thánh Catarina Laburê, nữ tu Bác ái Vinh Sơn, hay sau này hiện ra tại Lộ Đức…Đức Mẹ đều giới thiệu và xác định danh tính của mình là Đấng Vô Nhiệm Nguyên Tội. Và Giáo Hội đã tuyên bố thành tín điều để tất cả mọi tín hữu đều tin kính và chạy đến cầu khẩn với Mẹ.

Thánh lễ này cũng kết thúc năm Thánh Giuse. Thánh Giuse cũng như Đức Mẹ đã tự do vâng theo ý Chúa, cộng tác với ơn của Chúa. Đức Cha mời gọi các tín hữu cũng biết cộng tác với ơn của Chúa để có thể biến đổi cuộc đời trở nên trong trắng, thánh thiện.

Thánh Lễ Nhận Sứ Vụ Tân Chánh Xứ Giáo Xứ Kon Trang

 

Hôm nay ngày 09.12.2021, một ngày rất đặc biệt cho Giáo xứ Kon Trang: Cộng đoàn Giáo xứ hân hoan đón Cha tân chánh xứ Đaminh Trần Văn Vũ và Cha phó Antôn Phan Viết Trí.

Thánh lễ tạ ơn và nghi thức nhậm xứ diễn ra vào lúc 09 giờ tại nhà thờ Kon Trang Mơnây, do Cha Tổng đại diện Giuse Đỗ Hiệu, thay mặt Đức Giám Mục Giáo phận, chủ tế; cùng với sự hiện diện hiệp thông của quý Cha, quý thầy Phó tế, nam nữ tu sĩ và cộng đoàn Dân Chúa.

Trước khi bước vào thánh lễ, Cha Tổng đại diện thay mặt Đức Cha và Gia đình Giáo phận có lời cám ơn Cha cựu quản xứ Phaolô Nguyễn Đức Hữu, trong 7 năm qua đã tận tâm phục vụ, đưa Giáo xứ Kon Trang đi lên về mọi mặt. Dù tuổi cao, nhưng Cha vẫn nhiệt tâm nhiệt tình, năng nổ làm việc, trở nên tấm gương tốt cho các linh mục kế nhiệm; và mặc dù hôm nay nghỉ hưu, nhưng Cha vẫn đảm nhận trọng trách Bề trên Hội Giáo Phu.

Cha Tổng giới thiệu cho cộng đoàn Cha tân chánh xứ Đaminh Trần Văn Vũ, một linh mục trẻ trung, đầy nhiệt huyết, sẽ cùng với cộng đoàn tín hữu tiếp tục xây dựng Giáo xứ ngày càng tiến lên hơn nữa.

Nghi thức nhận xứ diễn ra trang nghiêm, sốt sắng.

Cha Quản Hạt Kon Tum đọc Văn thư bổ nhiệm: Linh mục Đaminh Trần Văn Vũ làm chánh xứ Kon Trang, đồng thời kiêm Quản Hạt Đăk Hà.

Tiếp đến, Cha tân chánh xứ tuyên xưng đức tin và thề hứa trung thành với Chúa, với Giáo Hội. Qua nghi thức diễn nghĩa: nhận ghế chủ tọa, mở cửa Nhà Tạm.v.v. nói lên ý nghĩa với quyền hạn và trách nhiệm được Thiên Chúa và Giáo Hội ủy thác, Cha chánh xứ có bổn phận chăm sóc và mưu cầu lợi ích thiêng liêng cho cộng đoàn Dân Chúa.

Sau khi Cha tân chánh xứ nhận Sách Phúc Âm, ngài công bố Tin Mừng ngày lễ Thánh Têrêxa HĐGS, là lễ bổn mạng của Giáo xứ Kon Trang (Mt 18,1-5).

Mở đầu bài giảng, Cha Tổng đại diện đã gợi lại lịch sử truyền giáo Tây Nguyên. Kon Trang là một trong bốn Trung Tâm Truyền Giáo thời kỳ đầu: Kon Kơxâm, Kon Trang, Rơhai, Plei Chữ…, lúc ấy là một vùng đất mênh mông, nơi sinh sống của các anh em sắc tộc Sêđăng, Bahnar, Rơngao.v.v. đầy khó khăn gian khổ. Từ 1848-1852, Cha Dourisboure mới rửa tội được cho một em bé đang hấp hối. Trãi qua thời gian với bao công khó xây dựng của các vị thừa sai và các Cha tiền nhiệm, Kon Trang ngày nay vẫn là một trung tâm rộng lớn và quan trọng của Giáo Phận. Người linh mục đến một giáo xứ để làm gì? Để làm cho Chúa Giêsu lớn lên, trong tâm hồn của mình, trong tâm hồn của tất cả mọi người chung quanh chúng ta. Đây là một điều vô cùng quan trọng: các em thiếu nhi, thiếu niên, thanh niến thiếu nữ, những người có tuổi đều chọn Chúa Giêsu làm nhân vật số một quan trọng nhất trong đời sống của mình, và gắn bó với Ngài trong suốt cuộc đời của mình.

Cuối thánh lễ, đại diện Hội đồng Giáo xứ đã  nói lời tri ân Đức Cha Giáo phận đã quan tâm bổ nhiệm Cha tân chánh xứ; cám ơn Cha Tổng đại diện, quý Cha và toàn thể cộng đoàn đã đến dâng hiệp dâng thánh lễ nhậm xứ; và nói lên tâm tình biết ơn sâu xa đối với Cha nguyên chánh xứ Phaolô và Cha nguyên phó xứ Gioan, cũng như niềm hân hoan vui mừng chào đón hai Cha chánh phó xứ Đaminh và Antôn.

Cha nguyên chính xứ Phaolô đáp lời cám ơn cộng đoàn Giáo xứ và hy vọng Cha tân chánh xứ sẽ tiếp tục làm cho Giáo xứ ngày càng phát triển.

Sau cùng, Cha tân chánh xứ Đaminh cũng có đôi lời ra mắt trong sứ vụ mới. Cha nói Giáo xứ Kon Trang trải qua bề dày lịch sử sống đạo 170 năm, và mong muốn tiếp nối dòng lịch sử ấy để cùng với Giáo xứ trở thành một gia đình sống đạo và loan báo Tin Mừng.

Thánh lễ kết thúc trong niềm vui tạ ơn Chúa và sẵn sàng ra đi lên đường. Giáo xứ Kon Trang hiện nay trải dài trên 3 xã, gồm 8 làng sắc tộc, 5 họ dạo, hơn 10 ngàn giáo dân, trong đó anh em sắc tộc chiếm 75%. Chúng ta cùng nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn hồng ân trên quý Cha và Giáo xứ Kon Trang trong sứ vụ mới.

Bài viết: Minh Sơn
WGPKT(09/12/2021) KONTUM

Lược Sử Giáo Xứ Đăk Kia và Trại Phong Đăk Kia

 

WGPKT(06/12/2021) KONTUM

Nguồn: https://giaophankontum.com/giao-phan/giao-xu/mien-kontum/giao-hat-kontum/giao-xu-dak-kia

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2021

Giáo Phận Kon Tum: Thánh Lễ Khai Mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục Lần XVI Cấp Giáo Phận (28/11/2021)

 

Hôm nay, ngày 28/11/2021, Chúa Nhật I Mùa Vọng, là một ngày đặc biệt của Giáo Hội Việt Nam: trên tất cả các giáo phận ở Việt Nam đều khai mạc “tiến trình hiệp hành” của Giáo Hội, hướng đến Đại hội thường lệ của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần XVI vào năm 2023 tại Vaticăn, Rôma.

Tại Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, vào lúc 9 giờ 30, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị đã long trọng cử hành thánh lễ khai mạc cấp giáo phận, theo chương trình của HĐGM Việt Nam. Cùng hiệp dâng thánh lễ với Đức Cha có Cha Tổng Đại diện, một số quý Cha, quý Thầy Phó tế, quý Tu sĩ  nam nữ và một số đại diện cộng đoàn dân Chúa.

Trong bài giảng, Đức Cha Aloisiô đã gợi lại đặc tính của Mùa Vọng, là mùa mong chờ Chúa đến. Có hai lần Chúa đến mà mỗi tín hữu đều tuyên xưng khi đọc Kinh Tin Kính: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh” – đó là Chúa đến lần thứ nhất; và “Rồi người sẽ trở lại trong vinh quang” – sau này Chúa sẽ trở lại lần thứ hai.

Giáo Hội lữ hành mà Chúa Giêsu đã thiết lập khi đến lần thứ nhất, là tất cả chúng ta, hiện đang sống ở giữa hai lần Chúa đến đó. Chúng ta được mời gọi để xây dựng Nước Trời bằng cách xây dựng Giáo Hội. Chúng ta xây dựng Giáo Hội của Chúa như thế nào? Đức Cha chia sẻ:

“Chúng ta không đơn độc, chúng ta không nên thánh một mình. Chúng ta là thành viên của Giáo Hội, có trách nhiệm xây dựng Giáo Hội. Chúng ta phải cùng nhau đồng hành, cùng hiệp hành trong đời sống Giáo Hội. Đó cũng là tiến trình của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới mà mọi thành phần Dân Chúa được mời gọi tham gia. Và Giáo Hội Việt Nam chọn hôm nay là ngày khai mạc trong toàn thể các giáo phận”.

Tiếp đến, Đức Cha đã  đề cập và quãng diễn một cách cặn kẽ ý nghĩa của “hiệp hành”, “hiệp thông”, “tham gia”, và “sứ vụ” là những phần chính yếu của tiến trình Thượng Hội Đồng. Và việc “hiệp thông”, “tham gia”, “sứ vụ” được thực hiện như thế nào, trong giáo phận, trong giáo xứ, nơi các cộng đoàn, dòng tu và từng cá nhân. Mọi thành phần đều được mời gọi suy ngẫm, xét mình, lắng nghe, bàn thảo để tìm ra những điều gì tốt đẹp nhất và cùng nhau thực hiện để xây dựng Giáo Hội.

Cuối thánh lễ, Đức Cha thông báo bổ nhiệm các nhân sự điều phối tiến trình hiệp hành trong giáo phận Kon Tum từ nay đến tháng 08/2022, là thời gian diễn ra giai đoạn 1 của Thượng Hội Đồng.

Thánh lễ kết thúc trong niềm tin tưởng và mong đợi ơn Chúa chúc lành cho tiến trình mới mẻ của Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới lần này, đưa đến những kết quả tốt đẹp, đem lại ơn ích cho Giáo Hội, cách riêng cho giáo phận Kon Tum.

Bài viết: Minh Sơn
WGPKT(29/11/2021) KONTUM

(Nguồn: https://giaophankontum.com/tin-tuc/giao-phan-kontum/thanh-le-khai-mac-thuong-hoi-dong-giam-muc-lan-xvi-cap-giao-phan-28-11-2021)

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2021

CHA PAUL CARAT, MEP - VỊ THỪA SAI KONTUM THẾ HỆ SAU CÙNG (1975) ĐÃ QUA ĐỜI

 

“Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ đợi vòng hoa dành cho người công chính” (2 Tm 4,7).

Cha Paul Carat (tên Việt: Phaolô Lê Xuân Ca) sinh ngày 23 tháng 06 năm 1921 tại Charmes-sur-l’Herbasse (Drôme), nước Pháp; thụ phong linh mục ngày 28 tháng 03 năm 1948, lên đường sang Hà Nội ngày 03 tháng 10 năm 1952. Ngài bắt đầu học tiếng Việt tại Phú Yên và Phú Gia rồi làm cha sở xứ Thượng Thụy từ năm 1954 đến năm 1957; cha phó xứ Hàm Long, Giáo Phận Hà Nội từ năm 1958 đến năm 1959. Bị trục xuất khỏi miền Bắc, ngài vào Giáo Phận Sài gòn và được cử làm cha sở Lộc Ninh năm 1961. Sau đó ngài nhập Giáo Phận Kontum, làm cha sở Diên Bình (Dak Tô) từ năm 1962 đến năm 1972; cha sở Hoài Ân (An Khê)* từ năm 1974 đến năm 1975. Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 1976, ngài phụ trách bộ phận tiếp tân của nhà Paris cho đến năm 1983, rồi làm quản lý cho đến năm 1996. Sau đó ngài về hưu ở Die, Drôme.
.Ngày 24.11.2021 (đúng ngày Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam), ngài qua đời tại Nhà hưu dưỡng của Hội Thừa sai Paris tại Lauris, hưởng thọ 100 tuổi.
Thánh Lễ an táng sẽ được cử hành tại quê nhà ngày 30/11/2021 do Đức Cha giáo phận Valence chủ tế.
Cha cố Paul Carat là vị thừa sai Mep thế hệ sau cùng một thời tại Gp Kontum đến 1975. Hiện còn 2 Cha là Cha Marcel Arnould (Nhu), Mep, sinh 1928, nguyên phụ trách giáo dân Thượng vùng Daktô trước 1975; và Cha Denys Cuénot, sinh 1922, nguyên giáo sư Chủng viện Thừa sai Kontum 1973-1975.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho cha Paul Carat được sớm diện kiện tôn nhan Chúa.
RIP.
_______________________
*Họ đạo Hoài Ân, gồm giáo dân thuộc quận Hoài Ân (Bình Định), Giáo Phận Qui Nhơn, trước năm 1975 di tản lên vùng An Khê thuộc Giáo phận Kontum, có khoảng 529 người (năm 1974). Sau 1975 giáo dân còn rất ít vì đã về quê cũ.


Kontumquehuongtoi
27/11/2021

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

NĂM 1533, TIN MỪNG TRUYỀN VÀO VIỆT NAM ?

 


Nguyễn Thanh Quang


Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”của Quốc sử quán triều Nguyễn, có một ghi chú bên lề: “Theo sách Dã Lục, thì ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y-nê-xu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy, ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia tô”. Căn cứ lời chua ấy, một số nhà sử học cho rằng: năm 1533 là mốc lịch sử Tin Mừng truyền vào Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện lịch sử này vẫn còn tồn nghi.

Một số tác giả nghi ngờ “lời chua” sự kiện truyền giáo năm 1533.

Một số bài viết của các nhà nghiên cứu, tiêu biểu như: Chu Thiên, Đinh Xuân Lâm, Trần Thanh Ái, Lm. Bùi Đức Sinh, Lm. Vinh Sơn Trần Minh Thực,... , nghi ngờ về tính chính xác của sách Dã Lục, bởi vì những chi tiết mà Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” dẫn lại từ Dã Lục không phù hợp với những dữ liệu lịch sử.

1. Từ năm 1968, hai tác giả Chu Thiên và Đinh Xuân Lâm[1] có bài viết: Tây dương Gia tô bí lục, một tài liệu lịch sử quý giá, nêu cao tinh thần yêu nước chống xâm lược, đăng tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số tháng 2.1968. Hai tác giả chép: “Chắc chắn là sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã căn cứ vào đấy (Tây dương Gia tô bí lục), nên mới chua: “Lê Trang tông, niên hiệu Nguyên hòa năm đầu, có người Tây là Y-nê-khu lẻn vào truyền giáo ở các làng Quần Anh, Ninh Cường huyện Nam Chân (tức Nam Trực ngày nay) và các làng Trà Lũ huyện Giao Thủy, đều thuộc tỉnh Nam Định ngày nay”[2]. Về thời điểm này, chúng tôi ngờ rằng chưa được đúng với sự thật và cần được nghiên cứu thêm. Những sách cũ của các giáo sĩ Tây phương viết chưa có quyển nào xác minh công nhận. Theo chỗ chúng tôi biết thì thời kỳ này, miền Bắc còn thuộc nhà Mạc (Mạc Đăng Doanh) và trong các sách về truyền giáo của thời kỳ này, không thấy nói đến việc này. Chỉ thấy một số tác giả, các thời kỳ sau nhắc tới sự kiện 1533 ở Đàng Ngoài đã có chỉ dụ cấm đạo do một người ngoại dương tên là Y-nê-khu (Ingace) có lẽ từ Ma-lác-ca sang[3]. Chúng tôi ngờ rằng có thể do hai tác giả Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường, là hai cha dòng Tên đã lầm lấy năm sáng lập ra dòng Tên và tên người sáng lập ra Hội ấy làm thời điểm và người truyền giáo vào Việt Nam chăng. Vì năm Quí tỵ đời Trang tông là năm 1533, liền với năm 1534 là năm một giáo sĩ người Tây Ban Nha là Ingace (I-nê-khu) de Loyola sáng lập ra một giáo đoàn sang Viễn đông lấy tên là Compagnie de Jésus. Những người trong Hội gọi là Jésuites mà sau người ta dịch là dòng Tên. Chính những giáo sĩ dòng Tên là những người phương Tây đến nước ta đầu tiên”[4].

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2021

Trao Giải Hoa Núi Rừng VII 2021

 


Link: Tập San Hoa Núi Rừng VII

Bài viết: Minh Sơn

WGPKT(17/11/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2021

NĂM 1533, TIN MỪNG TRUYỀN VÀO VIỆT NAM

 

Bùi Công Thuấn

           

Các nhà sử học Công giáo như Phan Phát Huồn CssR, Hồng Lam, Lm Trần Anh Dũng (Paris)… và Giáo hội Công giáo Việt Nam đều lấy năm 1533 là mốc lịch sử Tin Mừng truyền vào Việt Nam [1]. Căn cứ để chọn năm 1533 là thông tin trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, trang 6 B (1856-1884), một chính sử của Việt Nam [2].      

NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA LM VÕ ĐÌNH ĐỆ

            Trong bài viết: “Thực hư có giáo sĩ I-nê-xu lén truyền giáo ở Đại Việt năm 1533”[3], Lm Võ Đình Đệ đặt vấn đề về “mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam”ghi trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục là “bịa đặt”. Ông viết:

            Tóm lại, sự kiện và nhân vật mà Tây Dương Gia Tô Bí Lục và Khâm Định Việt Sử viết về mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam là một vấn đề tồn nghi lịch sử, thậm chí là sự bịa đặt của Tây Dương Gia Tô Bí lục, không thể tin tưởng”.

            Để đi đến một kết luận “chắc nịch” như vậy, trong bài viết trên, Lm Võ Đình Đệ lập luận như sau: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép lại Tây Dương Gia Tô bí lục, mà cuốn sách này toàn những điều sai, thế nên điều Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép lại về năm 1533 cũng là sai.

            Các bước Lm Võ Đình Đệ triển khai lập luận như sau:

            Trước hết ông dẫn Đại Việt Sử Ký toàn thư, tiếp theo dẫn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Sau đó dẫn ý kiến của Chu Thiên và Đinh Xuân Lâm. Ông cũng dẫn ý kiến của Trần Thanh Ái và Lm Bùi Đức Sinh O.P.

Mượn ý của Trần Thanh Ái, ông nhận định:

Một trong những lý do mà các nhà nghiên cứu nại vào để đưa ra quan điểm Khâm Định Việt Sử đã lấy nguồn từ Tây Dương Gia Tô Bí Lục về sự kiện I-nê-xu lén vào truyền giáo ở Đại Việt vào năm 1533 là dựa vào mốc điểm ra đời của hai tác phẩm và sự trùng hợp về chi tiết sự kiện. Tây Dương Gia Tô Bí Lục ra đời trước, được khởi thảo từ năm 1794 và được in năm Nhâm Thân, Gia Long 11 (1812). Khâm Định Việt Sử được bắt đầu biên soạn theo lệnh vua Tự Đức từ năm 1856, viết xong 1881, khắc in 1884.”           

Tiếp theo, Lm Võ Đình Đệ “điều tra” nguồn gốc lịch sử, địa lý của  nhân vật I-nê-xu và các địa danh Nam Chân, Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường. Ông chứng mình rằng những nhân vật và địa danh ấy là không đúng với sự thật. Ông kết luận: “Xét về phương diện lịch sử truyền giáo của Giáo hội toàn cầu nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng, Tây Dương Gia tô Bí Lục đầy dẫy những nhân vật và sự kiện lịch sử không có trong lịch sử mà không thể liệt kê dài dòng trong bài viết nầy. Ở đây chỉ nêu nhân vật Ingatio mà bài viết nầy đã đề cập”.

            Và từ nhận định ấy, Lm Võ Đình Đệ đã đặt vấn đề “về mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam là một vấn đề tồn nghi lịch sử, thậm chí là sự bịa đặt của Tây Dương Gia Tô Bí lục, không thể tin tưởng”.

            Rất tiếc là tác giả không đưa ra một mốc lịch sử truyền giáo nào khác thay thế năm 1533.

THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ

  1. Mối quan hệ giữa Đại Việt Sử Ký Toàn Thư với Khâm Định Việt Sử Thông  Giám Cương Mục và Tây Dương Gia Tô Bí Lục.

            Đại Việt sử ký toàn thư (1697),Huyền Tông Mục Hoàng đế, năm thứ nhất (1663) viết: