Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020

Linh mục đoàn Giáo Phận Kon Tum tĩnh tâm năm 2020 - Khánh thành Nhà Mục Vụ


Linh mục đoàn Giáo Phận Kon Tum

tĩnh tâm năm 2020

Hôm nay, thứ 2, ngày 26/10/2020, Linh mục đoàn Giáo phận Kon Tum về với mái nhà chung của Giáo phận, hiệp thông cùng với vị cha chung trong tâm tình tạ ơn Chúa về những hồng ân Chúa thương ban cho Giáo phận Kon Tum.
Lúc 17h00, Đức Cha Alôisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận làm phép Nhà Mục Vụ Giáo phận. Hiện diện trong nghi thức có Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Giáo phận, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận, vì sức khỏe nên không hiện diện, Đức Cha Gioan Đỗ Đức Ngân, Giáo phận Xuân Lộc và 180 linh mục trong Giáo phận cũn như quý thầy Phó tế.
Cha Giuse Đỗ Hiệu, Tổng Đại Diện khai mạc tuần tỉnh tâm bằng giờ Chầu Thánh Thể, xin ơn Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng quý Cha trong suốt tuần tĩnh tâm này.
Sau giờ Chầu Thánh Thể, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân đã bắt đầ dẫn linh mục đoàn đi vào tuần Sa Mạc để gặp gỡ Chúa qua việc lắng đọng tâm hồn để lăng nghe Lời Chúa,
Đức Cha đã gợi lên hình ảnh Chúa Giêsu bên giếng Giacóp và gặp gỡ người phụ nữ xứ Samari. Quả thật, từ trong sâu thẳm của một con người khô khăn, khô cằn của hoang địa, Chúa đã làm cho tâm hồn người phụ nữ trỗi dậy, trào tràn một sức sống mãnh liệt nhờ vào Lời của Chúa. Lời của Chúa luôn có sức mạnh biến hoang địa thành đồng cỏ xanh tươi.
Cầu chúc quý Đức Cha và quý Cha có những ngày được đắm mình trong tình yêu nhiệm mầu của Thiên Chúa, để kín múc sức sống thần linh từ dòng suối mát của Thánh Thể.

Cát Đằng đưa tin
26/10/2020

Video Nghi thức làm phép nhà Mục vụ Giáo phận Kon Tum:


MỘT VÀI HÌNH ẢNH





Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Nước Mội, rừng xanh và sự sống

 

LTS: "Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước.

Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.

Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên"

Bài viết quí giá của nhà văn Nguyên Ngọc 10 năm trước (thứ năm 18/2/2010 trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Xin hãy đọc kỹ và hành động !!!

NGUYÊN NGỌC

Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống.

Nước Mội. Kỹ thuật tưới nước Mội.

Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.

Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.

Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam.

Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.

Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020

Ban Mục Vụ Văn Hóa: Thông Báo

 

23-10-2020


GIÁO PHẬN KONTUM
BAN MỤC VỤ VĂN HÓA


THÔNG BÁO


(v/v: TRAO GIẢI THƯỞNG CUỘC THI VĂN THƠ HỌA: HOA NÚI RỪNG VI 2020)


Trọng kính  Đức Cha Aloisiô, Giám Mục Gp. Kontum
Kính thưa Cha Tổng Đại Diện Giuse, quý Cha, quý, quý Soeurs, quý thầy cô giáo và toàn thể các thí sinh tham dự tại các giáo xứ và các cộng đoàn Dòng tu.

Vì Lý do Dịch bệnh Covid – 19 nên Cuộc Thi Văn Thơ Họa HOA NÚI RỪNG VI 2020 cũng bị ảnh hưởng và trì hoãn so với dự kiến ban đầu.
Với tinh thân đâm mê và nhiệt tình tham gia của đủ mọi thành phần thí sinh tham dự trong 3 thẻ loại văn, thơ, họa, theo chủ đè đã định hướng, Ban Tổ Chức cuộc thi HOA NÚI RỪNG VI cũng gặt hái được nhiều “bông hoa” thơm đẹp giữa mùa “đại dịch”. Mặc dù, điều kiện giãn cách xã hội không cho phép tổ chức Lễ Tổng kết Trao giải thưởng cho các thí sinh đạt giải, Ban Mục vụ Văn Hóa Gp. vẫn nỗ lực hoạt động để duy trì “sân chơi” bổ ich,, trau dồi tri thức và tinh thần sống đạo nơi các giáo xứ, buôn làng. Cho nên, để khuyến khích và cỗ võ tinh thần của các thí sinh, Ban Tổ Chức cũng tổng kết và trao giải thưởng đến từng thí sinh và các đơn vị đã đạt giải trong cuộc thi Hoa Núi Rừng vừa qua.

Ban Tổ Chức xin gửi đính kèm Danh sách các thi sinh và các đơn vị được trao giải thưởng, để các đơn vị giáo xứ cùng hiệp thông theo dõi.

Các giải thưởng sẽ được gửi đến từng thí sinh và từng đơn vị theo địa chỉ đã kê khai trong phần dự thi. Nếu trường hợp nào còn thiếu sót, xin liên hệ trực tiếp với Ban Tổ chức: Lm. Gioakim Lương Đông Vỹ. ĐT: 0935400352. (hoặc email:  joachimy2002@gmail.com)

Xin trân trọng kính báo!


Pleiku, ngày 22 tháng 10 năm 2020
TM. BAN MỤC VỤ VĂN HÓA GP. KONTUM

Lm. Gioakim Lương Đông Vỹ
Trưởng Ban MVVH

WGPKT(23/10/2020) KONTUM

Ủy ban Thánh nhạc: Văn thư phổ biến về imprimatur

 

23/10/2020



Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ủy ban Thánh nhạc
Tòa Giám mục Kon Tum

Kính gửi quý Đức Cha

Kính thưa quý Đức Cha các Giáo phận tại Việt Nam,

Ngày 20 tháng 10 năm 2020 vừa qua, Ủy ban Thánh nhạc chúng con đã tổ chức Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 với các nội dung sau:

1. Việc chuẩn nhận các bài thánh ca mới (IMPRIMATUR)
Ca trưởng chỉ chọn và sử dụng những bài đã được Imprimatur

2. IMPRIMATUR và Lời ca trong Thánh nhạc Việt Nam

Theo đề nghị của các Cha Trưởng ban Thánh nhạc các giáo phận, chúng con kính mong quý Đức Cha phổ biến hướng dẫn này đến các ca trưởng thuộc giáo phận của Đức Cha để những ai có trách nhiệm hướng dẫn ca đoàn và cộng đoàn thực hiện đúng những gì mà Hội Thánh đã quy định.

Chúng con gửi kèm theo hai tài liệu để quý Đức Cha phổ biến trong giáo phận.

Chúng con hết lòng cám ơn quý Đức Cha và kính chúc quý Đức Cha sức khỏe và bình an của Chúa Kitô.

Kontum, ngày 22 tháng 10 năm 2020

đã ký

+ Aloisiô Nguyễn Hùng Vị
Giám mục Giáo phận Kon Tum
Chủ tịch Ủy ban Thánh Nhạc

 

Tải xuống:

- Văn thư phổ biến về imprimatur: File PDF

- Tài liệu về imprimatur thánh ca: File WordFile PDFVideo

- Tài liệu về imprimatur lời ca: File WordFile PDFVideo

WHĐ (23.10.2020)


Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46: Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)

 

22/10/2020

Truyền thông HĐGMVN

WHĐ (22.10.2020) – Trong Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 46 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn, ngày 20-10-2020, Linh mục Rôcô Nguyễn Duy – Tổng Thư ký Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN – trình bày phần 1: “Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)”.

 

Nhạc sĩ Phanxicô trình bày phần 2: “Việc chuẩn nhận các bài hát thánh ca (imprimatur)”.

Bài đúc kết của Đức Giám mục Aloisiô Nguyễn Hùng Vị - Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN - trong Hội thảo.

  • Nguồn: hdgmvn.com

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Miền Trung

 Thư Kêu Gọi Cứu Trợ Miền Trung

Nguồn: https://giaophankontum.com/tin-tuc/giao-phan-kontum/thu-keu-goi-cuu-tro-mien-trung


Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

ĐTC Phanxicô dời ngày lạc quyên “Đồng tiền thánh Phêrô” đến ngày 04/10

Trong Hội nghị thường niên HĐGM VN năm 2020 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn từ 12-16/10/2020, các ĐGM Quyết định quyên góp “Đồng Tiền Thánh Phêrô” hàng năm tại các giáo phận.

Chương trình “Đồng Tiền Thánh Phêrô” là gì? Xin mời đọc để hiểu thêm.

_____________________________

ĐTC Phanxicô dời ngày lạc quyên “Đồng tiền thánh Phêrô” đến ngày 04/10 


Năm nay, ngày lạc quyên “Đồng tiền thánh Phêrô” sẽ không được tổ chức vào ngày 29/06, lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô, như thường lệ, nhưng sẽ được dời đến ngày 04/10, lễ thánh Phanxicô Assisi.

Hồng Thủy - Vatican News

Thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết “khi xem xét tình hình khẩn cấp về sức khỏe hiện nay, Đức Thánh Cha đã quyết định rằng, trong năm 2020 này, ngày lạc quyên “Đồng tiền thánh Phêrô”, theo truyền thống được thực hiện vào ngày 29/06, sẽ được dời đến Chúa nhật XXVII Thường niên, ngày 04/10, lễ thánh Phanxicô Assisi".

Trợ giúp cho các hoạt động sứ vụ và bác ái của Giáo hội

Ngày lạc quyên “Đồng tiền thánh Phêrô” là nguồn trợ giúp tài chính của các tín hữu cho Đức Thánh Cha, như dấu chỉ chia sẻ sự quan tâm của người kế vị thánh Phêrô đối với nhiều nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ và các công việc bác ái giúp đỡ những người thiếu thốn. Số tiền thu được trong ngày lễ này được gửi đến Đức Thánh Cha, để hỗ trợ các sứ vụ của Giáo hội và các hoạt động bác ái.

Các chương trình trợ giúp

Trang web của “Đồng tiền thánh Phêrô” cho biết một vài chương trình đã được thực hiện nhờ số tiền đóng góp này: 100.000 euro cho các giáo phận bị thiệt hại do động đất ở Albani; 100.000 euro trợ giúp người di dân trong các trại tị nạn ở Moria và Kara Tepe bên Hy Lạp; 45.000 euro giúp người dân Nepal vẫn còn đau khổ vì hậu quả trận động đất năm 2015, khiến cho 9.000 người chết và 600.000 người di tản.

Số tiền thu được trong cuộc lạc quyên vào năm 2017 là 63 triệu euro; phần lớn tiền được đóng góp bởi các tín hữu Hoa Kỳ, Đức và Ý.

 

“Đồng tiền thánh Phêrô”

Cuộc lạc quyên này có nguồn gốc từ lâu đời, bởi vì ngay từ thời Giáo hội sơ khai, các tín hữu đã hỗ trợ các hoạt động của các tông đồ. Đến cuối thế kỷ thứ VIII, những người Anh sau khi theo Công giáo, họ cảm thấy rất gắn kết với Đức Giáo hoàng và đã quyết định gửi một khoản đóng góp hàng năm cho ngài. Chương trình này có tên “Đồng tiền thánh Phêrô” và đã nhanh chóng lan rộng trên các nước châu Âu. Ngày 05/08/1871, Đức Giáo hoàng Pio IX đã thiết lập Hội “Đồng tiền thánh Phêrô”. (ACI 29/04/2020)

Nguồn: https://www.vaticannews.va/

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM

 

Trong Hội nghị thường niên HĐGM VN năm 2020 tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, từ chiều thứ Hai ngày 12/10/2020 đến thứ Sáu ngày 16/10/2020, Hội nghị đã đề cử Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long phụ trách Hội Thừa sai Việt Nam với nhiệm kỳ 5 năm (2020-2025).

Chúng ta tìm hiểu:

ĐÔI NÉT LỊCH SỬ VIỆC THÀNH LẬP HỘI THỪA SAI VIỆT NAM 

(theo VietCatholic)

Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, với mục đích:

Đào tạo và hướng dẫn các vị truyền giáo Việt Nam, để họ ra đi loan báo Tin Mừng giữa lương dân.

Và để Giáo hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình, đồng thời chia sẻ với Giáo hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (AG 20).

Khi thiết lập Hội Thừa Sai Việt Nam, Hội đồng Giám mục đã trao cho Đức Tổng Giám mục Huế - Phillipphê Nguyễn Kim Điền, Giám mục tiên khởi đặc trách hội.

Khi Hội được báo cáo cho Tòa Thánh và ban ngành liên hệ, như Đức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng y tổng trưởng và Đức Giám mục tổng thư ký Bộ Truyền giáo, và cuối cùng, chính Đức Thánh cha Phaolô VI đã ký văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ như sau:

"Gởi hiền đệ của chúng tôi là Đức cha Phillipphê Nguyễn Kim Điền,
Tổng Giám mục Huế, vị phát động và đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam.

Chúng tôi bày tỏ sự vui lòng của chúng tôi đối với sáng kiến truyền giáo đầy quả cảm và theo sự quan phòng của Chúa. Trong giờ phút đầy đau thương và thử thách hiện tại, sáng kiến này chứng tỏ sức sống và sự kiên trung của Giáo hội Công giáo Việt Nam đối với ơn gọi của mình là Kitô hữu và Tông đồ, điều đó cho phép chúng ta thoáng nhìn được công cuộc truyền bá Tin Mừng trên lục địa Á Châu trong niềm khích lệ và hy vọng. Vì thế, với tất cả lòng tha thiết, chúng tôi ban cho Đức cha và cho tất cả những ai tiếp nhận lời mời gọi của Đức cha, tham gia và hỗ trợ công cuộc thừa sai này, Phép Lành Tòa Thánh đặc biệt.

Vatican, ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1971

Phaolo VI, Giáo Hoàng".

HĐGM: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa năm 2020

 16/10/2020

  •  
  •  


HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

THƯ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Anh chị em thân mến,

1. Trong Tông Hiến Venerabilium Nostrorum, ngày 24 tháng 11 năm 1960, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII công bố việc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Năm nay 2020, chúng ta kỷ niệm 60 năm sự kiện đáng nhớ này. Chúng tôi vui mừng được gặp gỡ nhau trong Hội Nghị thường niên, tại Trung Tâm Mục Vụ của Tổng Giáo Phận Sài Gòn – Thành Phố Hồ Chí Minh, xin gửi lời chào thân ái đến toàn thể cộng đồng Dân Chúa và mong muốn chia sẻ cùng anh chị em vài tâm tình về đời sống và sứ mệnh Giáo Hội.

2. Trong Tông Thư Jam in Pontificatus (1961), Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII viết: "Từ nay hầu hết các giáo phận ở Việt Nam sẽ do các Giám Mục bản quốc quản trị. Sự kiện đó minh chứng cách hùng hồn sự trưởng thành và khả năng của hàng giáo sĩ bản xứ nay đã đông đúc và được huấn luyện đầy đủ". Tại thời điểm đó, ở Việt Nam có khoảng 1.500.000 (một triệu rưỡi) người Công Giáo thuộc 17 giáo phận, ngày nay trên toàn quốc, có khoảng 7.000.000 (7 triệu) trong 27 giáo phận. Đây là dấu hiệu sự trưởng thành và phát triển của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, mặc dù việc loan báo Tin Mừng vẫn còn nhiều giới hạn. Chúng ta cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa là nguồn mọi ân phúc, và tri ân các bậc tiền nhân về di sản cao quý các ngài để lại bằng mồ hôi và nước mắt, đôi khi bằng cả máu đào minh chứng niềm tin. Tâm tình tri ân đích thật không chỉ mời gọi chúng ta đón nhận mà còn phải sống, khai triển và chuyển tải di sản các ngài để lại, cách riêng là sự hiệp thông trong Giáo Hội và sứ mệnh làm muối cho đời, ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5,13-16).

3. Từ khi thiết lập Hàng Giáo Phẩm tới nay, dù phải đối diện với không ít khó khăn, thử thách, Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vẫn luôn duy trì sự hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, cũng như giữ gìn sự hiệp thông trong Giáo Hội tại quê nhà. Mỗi người chúng ta cần ý thức đóng góp phần mình vào việc xây dựng sự hiệp thông đó như thánh Phaolô kêu gọi: "Xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác" (Pl 2,2-4).

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

TIẾNG THƠ CHIỀU THỨ BẢY SỐ 8

 

TIẾNG THƠ CHIỀU THỨ BẢY
SỐ 8 NGÀY 10/10/2020
Kính chào Quý Khán Thính Giả.
Kính thưa Quý Thầy Cô và các bạn!
Tuần này MC Lê Hà bận việc chuẩn bị cho AAMĐ 2020 nên
Xich Lo
post video lên trang chs Kính mời Quý Khán Thính Giả thưởng thức bài thơ
LẠC MẤT
Tác giả
MiniLab Lê Hà
12C
Diễn đọc BNN 12A
Bình thơ
Lê Minh Sơn Kt
12E
×××××
Kính Chúc Quý Khán Thính Giả ngày cuối tuần vui vẻ, bình an và hạnh phúc
TM TTCT7



Minh Sơn


Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

DẤU CHÂN TRÊN CÁT (FOOTPRINTS ) - Thơ Mary Stevenson

 

DẤU CHÂN TRÊN CÁT

Một đêm kia tôi đã mơ
Thấy mình đang dạo dọc bờ biển xanh
Cùng tôi có Chúa đồng hành
Trên trời phản chiếu ảnh hình đời tôi
Mỗi hình tôi để ý coi
Dấu chân in giữa cát bồi mênh mông
Khi thì hai cặp gót hồng
Có khi một cặp chân không in hình
Làm tôi phiền toái bực mình
Nhận ra những lúc đời chìm vũng đen
Bởi bao đau khổ, sầu hoen
Với bao thất vọng, lo toan cuộc đời
Mà tôi ngước mắt lên trời
Nhưng sao chỉ thấy một đôi dấu hài
Nên tôi thưa thốt với Ngài:
“Chúa ơi, Chúa đã hứa hoài với con
Rằng khi theo Chúa luôn luôn
Thì Ngài sẽ bước chung đường mãi thôi.
Nhưng con cảm thấy trong đời
Lúc khó khăn nhất…chỉ đôi chân mình
In hình trên cát lặng câm
Khi cần nhất, Chúa chẳng gần bên con?”
Tôi nghe tiếng Chúa trong hồn
Đáp lời tôi Chúa ôn tồn: “Con ơi,
Khi con chỉ thấy một đôi
Là Cha đang vác con ngồi trên vai.”
(Minh Sơn chuyển ý từ bài thơ tiếng Anh : FOOTPRINTS )
_______________

FOOTPRINTS
One night I dreamed I was walking
Along the beach with the Lord.
Many scenes from my life flashed across the sky.
In each scene I noticed footprints in the sand.
Sometimes there were two sets of footprints.
Other times there were one set of footprints.
This bothered me because I noticed that
During the low periods of my life when I was
Suffering from anguish, sorrow, or defeat,
I could see only one set of footprints,
So I said to the Lord, "You promised me,
Lord, that if I followed You,
You would walk with me always.
But I noticed that during the most trying periods
Of my life there have only been
One set of prints in the sand.
Why, When I have needed You most,
You have not been there for me?"
The Lord replied,
"The times when you have seen only one set of footprints
Is when I carried you."
By Mary Stevenson
(Born 11/08/1922 Died 1/06/1999)

MINH SƠN 5/10/2020

Đáp Ca Lễ Đức Mẹ Mân Côi

 

Ca Ðoàn Giáo xứ Tân Hương, Kon Tum

Chúa Nhật kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi 4.10.2020.

Luca 1,46-55. Ngợi khen Thiên Chúa (Magnificat).

Nhạc : P. Mai Tự Cường

Đáp : "Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn !"


[Những bài Đáp ca trong "Tuyển Tập Phụng ca" của tác giả Phêrô Mai Tự Cường , giáo xứ Tân Hương đã được
Cha Giuse Phạm Minh Công kiểm duyệt (Nihil Obstat)
và Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh cho phép dùng trong phụng vụ (Imprimatur) ngày 06-12-2007]

Kontumquehuongtoi
5-10-2020

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

NHÀ THỜ XỨ TÔI

 

“Nếu ta khắc vào cẩm thạch, nó sẽ biến tan.
Nếu ta khắc vào bảng đồng, thời gian sẽ xóa nhòa.
Nếu ta cất nhà thờ, nó sẽ thành tro bụi.
Nhưng nếu chạm vào hồn con người, ghi khắc vào đó những
nguyên tắc căn bản: Kính Chúa Yêu người, tức là ta
đã chạm vào tấm bảng sẽ muôn đời rạng rỡ”.
(Daniel Webster)

Nhà thờ Tân Hương, Kon Tum năm 1933

Khi tôi sinh ra, ngôi Nhà thờ đã có từ rất lâu rồi. Ba má, chú bác, cô dì tôi chào đời, đều được ông bà nội–ngoại đưa đến Nhà thờ lãnh nhận Phép Rửa tội. Ông nội tôi từ đồng bằng lên Kon Tum hồi còn niên thiếu, có lẽ ông Cụ đã hoà vào dòng người gồng gánh thượng sơn vào cái thời Đạo bị cấm cách dưới miền xuôi, theo con đường Thầy Sáu Do khai mở.

Sau này chúng tôi có hỏi ông về họ hàng thân thích dưới quê, ông chỉ mỉm cười, không còn nhớ một ai! Chỉ biết quê quán ở Đồng Hâu, huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định, một mình theo lên giúp các Cha từ nhỏ.

Rồi ông nội tôi sánh duyên với một thiếu nữ cùng làng, nết na thuỳ mị, con gái của ông Trùm Họ Gò Mít (Trùm Tài), cũng là Chánh tổng Tổng Tân Hương thời đó (tiền thân thành phố Kon Tum ngày nay). Hai người chịu thương chịu khó, khai khẩn lập điền, tạo dựng nhà cửa. Đứa con đầu lòng ra đời (mang tên thánh Martial) được ĐGM tiên khởi giáo phận Kon Tum (lúc đó còn là linh mục) rửa tội và đỡ đầu, hai người liền hiến dâng cho Chúa để trở thành Linh mục. Ông nội tôi qua đời năm 1975 ở tuổi 97.

Tôi kể đôi điều về ông bà tôi, để hiểu vì sao cuộc đời tôi đã gắn bó với làng quê Tân Hương và với ngôi Nhà thờ giáo xứ tôi.
       
  Nhà thờ Tân Hương năm 1939

Năm lên 12 tuổi, tôi xin vào Hội giúp lễ. Ngày ngày gần bên cung thánh mới có dịp khám phá về ngôi Nhà thờ. Trong trí óc trẻ thơ, ngôi Nhà thờ là một công trình thật vĩ đại và tôn nghiêm. Dần dần tìm hiểu tôi mới biết đây là ngôi Thánh đường thứ tư của giáo xứ còn đến ngày nay, được đại trùng tu vào năm 1906, do Cố Ngự (Demeure) Cha xứ lúc đó đốc công. Giáo dân Kinh-Thượng phải dùng voi, trâu bò, ngựa...kéo gỗ tận cánh rừng bên kia sông Dakbla, xuôi dòng cập bờ, rồi vượt dốc, chuyển về từng cây gỗ, thuê thợ giỏi tận dưới Bình Định, Quãng Ngãi lên đục đẽo, xây dựng.