Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

60 NĂM DÒNG THÁNH PHAOLÔ TẠI GIÁO PHẬN KON TUM.

 

MỪNG LỄ THÁNH TÊRÊXA HĐGS 01/10, BỔN MẠNG CỘNG ĐOÀN NỮ TU PHAOLÔ TÊRÊXA KON TUM. KÍNH CHÚC QUÝ SOEURS HỒN AN XÁC MẠNH, TIẾP TỤC SỨ VỤ CHÚA ĐÃ TRAO PHÓ.
NHÂN ĐÂY XIN GIỚI THIỆU ĐỔI NÉT LỊCH SỬ CỘNG ĐOÀN VÀ HỘI DÒNG TẠI GP KON TUM.
_____________________________
Ngày 26/3/1957, Bà Mẹ Bề trên Dòng Phaolô Ersène de Marie thuộc Tỉnh dòng Sài Gòn lên thăm điểm truyền giáo Chereo (Ayunpa, tỉnh Gia Lai bây giờ). Bà quyết định gởi một số nữ tu lên, vào tháng 8, nhưng đến ngày 17/12/1957, bà chính thức lập một nhà cho chị em dòng tại Cheoreo, và bắt đầu một giai đoạn dấn thân truyền giáo cho người sắc tộc Tây Nguyên.
Đến cuối năm 1959, vì thiếu nhân sự, vì trái đường, nên Tỉnh dòng Sài Gòn chuyển giao trách nhiệm cộng đoàn nữ tu tại Cheoreo cho Tỉnh dòng Đà Nẵng, để có kế hoạch lâu dài và liên tục...
Từ đó CỘNG ĐOÀN PHAOLÔ TÊRÊXA KON TUM (Tỉnh dòng Đà Nẵng) hiện diện và trở nên như "chiếc nôi" của các Cộng Đoàn, các giáo điểm tại miền Tây Nguyên này.
Xin giới thiệu video: "60 NĂM DÒNG THÁNH PHAOLÔ HIỆN DIỆN TẠI GIÁO PHẬN KON TUM", gồm các phần:
+Giới thiệu chung
+Lịch sử Cộng đoàn Phaolô Têrêxa
+Trường TTH Thánh Têrêxa
+Các Cộng đoàn Phaolô phục vụ GP KT
.v.v.
-Thực hiện slide và viết nội dung: Lê Minh Sơn
-Giọng đọc: Ngọc Linh

XIN MỜI:


Kontumquehuongtoi
30/9/2021

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Các Mái Ấm Cô Nhi Vinh Sơn Kon Tum

  

WGPKT(27/09/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

Hai bức phù điêu Nhà thờ Tân Hương, Kon Tum

 

Nhà thờ Tân Hương, Kon Tum năm 1939

Bước lên bậc cấp trước nhà thờ Tân Hương, nhìn thấy hai bức phù điêu, thường gợi lên không ít thắc mắc nơi khách tham quan.
+ Bức bên trái, lấy ý từ chương 12 trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan, kể chuyện Tổng Lãnh Thiên Thần Micae chiến thắng Con Mãng Xà (thiên thần sa ngã) là ma quỷ:
“Bấy giờ, có giao chiến trên trời : thiên thần Mi-ca-en và các thiên thần của người giao chiến với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó” (Kh 12,7-9).
Micae nghĩa là “Người giống Thiên Chúa” hoặc “Giống như Thiên Chúa”, là vị trưởng trong các Tổng Lãnh Thiên Thần. Ngài có nhiệm vụ bảo vệ, duy trì sức mạnh, sự thật và chính trực. TLTT Micae cầm gươm lửa để bảo vệ chúng ta khỏi Xa-tan và những điều tiêu cực.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

BƯỚC DÒ DẪM CỦA CÁC CÂY BÚT NỮ CÔNG GIÁO VIỆT NAM

 Tọa Đàm Văn Học Công Giáo Đương Đại 19.9.2021

Thuyết trình 3 : BƯỚC DÒ DẪM CỦA CÁC CÂY BÚT NỮ CÔNG GIÁO VIỆT NAM Nữ tu Anna Nguyễn Bích Hạt, Sài Gòn


Kontumquehuongtoi, 28/9/2021

VÀI NÉT VỀ HÁN NÔM CÔNG GIÁO

 

Tọa Đàm Văn Học Công Giáo Đương Đại 19.9.2021 Thuyết trình 2: VÀI NÉT VỀ HÁN NÔM CÔNG GIÁO Ths. Lê Thị Hà, Viện Nghiên Cứu Hán Nôm

Kontumquehuongtoi, 28/9/2021

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Lược Sử Giáo Xứ Rờ Kơi (Giáo Hạt Đăk Hà, GP. Kon Tum)

 


WGPKT(27/09/2021) KONTUM

Nguồn: giaophankontum.com

LỄ GIỖ 13 NĂM CỐ LINH MỤC TÔMA LÊ THÀNH ÁNH (27/9/2008 - 27/9/2021)

 

XIN HIỆP Ý CẦU NGUYỆN CHO LINH HỒN CHA CỐ TÔMA

Cố Linh Mục Tôma Lê Thánh Ánh
(1919-2008)

GIỜ TẾ LỄ

Cuộc đời của mỗi một linh mục là cuộc đời dâng hiến, và tế lễ mỗi ngày qua bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể.
Nơi đó diễn lại một cách sống động và hiện thực cuộc tế lễ của Chúa Giêsu.
Hôm nay Cha Tôma Lê Thành Ánh cũng đi dâng lễ đúng giờ như mọi ngày trong đời Cha, không phải là hàng ngày nữa mà là lần cuối cùng và vĩnh viễn dâng cả tấm thân mình làm của lễ sống động cho Thiên Chúa.
Sở dĩ, nói như vậy là vì cuộc ra đi của ngài vào đúng giờ dâng lễ, giờ mà mọi nhà thờ đang cử hành thánh lễ. Ngài ra đi trong thánh lễ của đời mình.
Tôi đi làm lễ về khoảng 6h20 phút sáng thứ Bảy, 27/9/2008, thì hay tin Cha Tôma đã ra đi, ngài đi âm thầm lặng lẽ nhưng trong tư thế bình an như đã chuẩn bị tất cả rồi. Theo lời kể của cháu ngài - là người luôn túc trực bên ngài - thì sáng nay vào lúc 4g45 ngài vẫn còn vẫy tay chào người cháu đi dự lễ bên ngoài như mọi khi. Nhưng khi người cháu đi lễ về, khoảng 6g00 thì ngài đã bất động. Được biết giờ cuối Cha Quản Lý đã xức dầu cho ngài.
Ngài đã đi bình an.
Sau đó, Đức Cha Phêrô, cha Gioakim Nên, Giacôbê Đường, Cha Giuse Đắc, Cha Thư Ký đi làm lễ về cũng vào, có sự hiện diện của và một số Yă, giáo dân trong TGM, các con cháu ngài đứng xung quanh cầu nguyện cho ngài trong giờ sau hết.
Tiếp tục, mỗi người một việc lo chuẩn bị để chuyển ngài lên phòng khách TGM.
8g00 Cha Giuse Hiệu, quản hạt Kontum đã làm nghi thức đưa ngài từ phòng riêng lên phòng khách Toà Giám mục, có sự hiện diện của quý Cha và một số anh chị em giáo dân, tại đây Cộng đoàn dâng những lời kinh lên Thiên Chúa cầu cho linh hồn cha Tôma được lên chốn nghỉ ngơi.
Sau khi TGM gửi email, điện thoại thông báo đến quý cha và giáo dân của Giáo phận Kontum, lần lượt các ban ngành đoàn thể đạo đời đã đến viếng thăm, phân ưu; văn phòng đã nhận được nhiều điện thư, điện thoại trong và ngoài nước phân ưu, hiệp thông cùng Giáo phận.
(Bản tin củaVăn phòng Toà Giám Mục Kontum, tối 27/9/2008).
- RIP -



Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, quản hạt Pleiku dâng lễ cầu hồn cho Cha cố Tôma 
cùng với Ban Chức Việc hạt Pleiku lúc 15g30 ngày 27/9/2008.


Kontumquehuongtoi
27/9/2021








Thứ Ba, 21 tháng 9, 2021

CÁO PHÓ LINH MỤC GIOAN BAOTIXITA ETCHARREN

 



Xin góp lời cầu nguyện cho linh hồn Cha Gioan Baotixxita Etcharren, nguyên Bề trên Tổng quyền Hội Thừa Sai Paris (MEP) vừa qua đời.
Từ năm 1850-1975 :
+Tại TGP Huế : hơn 100 vị thừa sai MEP đã phục vụ.
+Tại GP Kon Tum : cũng hơn 100 vị thừa sai MEP đã phục vụ.
Hầu hết các ngài là người Pháp.
Có lẽ không thể kể hết được những việc làm phục vụ của các cha MEP tại Giáo phận Kontum. Biết bao nhiêu công việc to tát hoặc âm thầm nhưng đều hiệu quả mà các ngài đã thực hiện trong khắp mọi nơi: từ thành thị đến hang cùng ngỏ hẻm, những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh mà bước chân nhiệt tình đã rong ruổi để yêu thương, phục vụ. Có vị đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ, vào tuổi đôi mươi hoặc ba mươi, do sốt rét rừng cùng đủ thứ bệnh tật của miền “rừng thiêng nước độc” (như cha Suchet Cảnh chỉ sau vài tháng làm quen với Tây Nguyên đã chôn vùi 24 xuân xanh!), nhưng cũng có vị sống đến 70, 80 tuổi, sau khi đã chịu nhiều hy sinh gian khổ, nếm trải đủ mọi gian lao thử thách (như cha Irigoyen Hương 79 tuổi). Có cha trong vòng 40-50 năm hoặc hơn nữa, không ngừng, không nghỉ, không về Pháp, sẵn sàng đương đầu với tất cả những hiểm nguy, tất cả những bệnh hoạn, tất cả những khó khăn đủ loại (như ĐC Jannin (Phước) suốt 50 năm cho đến khi qua đời; Cha Alberty (Hiền) liên tục 60 năm cho đến lúc tắt hơi coi Kon Tum như quê hương ruột thịt của mình)...Rất nhiều vị đã bỏ mình tại vùng đất mình phục vụ theo như lòng ước nguyện.
Vào sáng thứ ba ngày 12/08/1975, Đức Cha Paul Seitz (Kim), cha André Marty (Tý), cha Léon Dujon (Bửu), cha Marcel Arnould (Nhu), cha Joseph Curien (Kim), cha Gabriel Brice (Văn), cha Oliver Deschamps (Đệ), là những vị thừa sai cuối cùng; với 2 bác sĩ trẻ Edric Baker và George Cristian, các nữ tu Raphaelle Cormier, Marie Renée Légal, Cécila de Boissy, được ủy ban quân quản tỉnh Kon Tum đọc lệnh trục xuất khỏi Kon Tum, Việt Nam, tại Chư Pao, cách Kontum chừng 10 cây số.
Các ngài gạt nước mắt ra đi nhưng tâm hồn vẫn hướng về Giáo phận Kon Tum thân yêu, luôn cầu nguyện và giúp đỡ Giáo phận cách này cách khác.
Giáo phận Kon Tum mang ơn các cha thừa sai người Pháp. Người dân tỉnh Kontum và Gia Lai cũng mang ơn các ngài. Chúng ta tạ ơn Chúa đã đem các ngài đến và nguyện quyết tâm noi gương các ngài sống đời Kitô hữu xứng đáng, biết hoàn thiện chính mình và sẵn sàng hăng say loan báo Tin Mừng cho mọi người.
LMSơn 21/9/2021.



Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

TỌA ĐÀM VỀ VĂN HỌC CÔNG GIÁO ĐƯƠNG ĐẠI

 


WHĐ (20.9.2021) - Nhân dịp họp mặt các tác giả văn chương Công giáo lần thứ 10, sáng Chúa nhật 19/92021, Ban Văn hóa giáo phận Qui Nhơn tổ chức tọa đàm văn học với chủ đề: “Văn học Công giáo đương đại”. Ngày họp mặt này bắt đầu từ dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, 21-22/9/2012 đến nay. Mỗi năm Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đều tổ chức gặp gỡ các tác giả Công giáo tại Chủng viện Qui Nhơn. Năm nay do hoàn cảnh đại dịch Covid, buổi gặp gỡ được tổ chức trực tuyến.

Tuy thiếu cảnh trực tiếp tay bắt mặt mừng, nhưng bù lại, số tham dự viên vượt hẳn các năm trước. Tọa đàm được vinh dự đón tiếp Đức cha Matthêô, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn kiêm Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật thánh, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng, kiêm Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn, nguyên Phó viện trưởng Viện Văn học và Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Văn học và gần một trăm tham dự viên là các tác giả Công giáo đến từ khắp các miền đất nước cùng hai vị hải ngoại.

Sau hát kinh Chúa Thánh Thần, Đức cha Matthêô nhắc tới lai lịch ngày họp mặt và tuyên bố khai mạc. Trong phần chia sẻ, PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn ghi nhận rằng từ xa xưa, đã có sự hội nhập văn học Việt Nam với phương Tây qua văn học Công giáo, và ngày nay giới nghiên cứu ngày càng quan tâm tới Văn học Công giáo. Nhà phê bình văn học Nguyễn Vy Khanh từ Canada bày tỏ sự vui mừng khi tham dự tọa đàm về văn học Công giáo. Ông nói rằng thế hệ nghiên cứu lớp trước giờ đã “lão hóa”, và mừng rằng, qua tọa đàm đã thấy thế hệ trẻ đang tiếp bước.

Tám diễn giả đã trình bày tám chuyên đề từ nguồn gốc văn học Công giáo, Hán Nôm Công giáo đến văn học Công giáo từ 1975 đến nay.

Cuối buổi tọa đàm, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, có bài tổng kết.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2021

Đôi Nét Văn Hóa – Văn Học Công Giáo Tây Nguyên

 

WGPKT(16/09/2021) KONTUM

Nguồn bài viết: ttps://giaophankontum.com/tin-tuc/giao-phan-kontum/doi-net-van-hoa-van-hoc-cong-giao-tay-nguyen

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Lược Sử Giáo Xứ Đăk Chô

 

Mô hình Nhà thờ mới Đăk Chô
Nhà thờ tranh không vách đã 20 năm, nay cố gắng xây dựng lại, đã khởi công thứ hai, ngày 6.9.2021.

(Cập nhật)
WGPKT(07/09/2021) KONTUM

Nhà thờ Đăk Chô hiện tại





Ảnh: Vương Trị

Kontunquehuongtoi
11.9.2021










THƯ MỜI TỌA ĐÀM NGÀY HỌP MẶT VĂN THƠ CÔNG GIÁO HẰNG NĂM LẦN THỨ 10

 


THƯ MỜI TỌA ĐÀM

NGÀY HỌP MẶT VĂN THƠ CÔNG GIÁO HẰNG NĂM LẦN THỨ 10

Mến chào quý diễn giả sẽ tham luận ngày họp mặt Văn thơ Công giáo 2021

        Thưa quý vị,

Mọi năm, ngày họp mặt thường diễn ra vào 21-22/9 tại Chủng viện Qui Nhơn. Năm nay, do hoàn cảnh dịch bệnh, không thể quy tụ được, chúng ta sẽ họp mặt trực tuyến. Để thuận lợi cho phần đông tham dự viên, cuộc họp mặt sẽ được tổ chức vào sáng Chúa nhật 19-9-2021, từ 7g30 đến 11g30, với chủ đề Dòng Văn Học Công Giáo Đương Đại, theo bản phác thảo đính kèm.

Trước hết xin cám ơn quý vị đã nhận lời mời chia sẻ, đóng góp cho chủ đề. Xin vui lòng thu xếp công việc để tham dự theo ngày giờ nói trên.

Xin vui lòng gửi bài viết về Ban Tổ chức trước ngày 10-9-2021.

Bài viết có thể dài ngắn tùy ý, nhưng khi trình bày xin gói gọn trong vòng 10 phút. Bộ phận kỹ thuật sẽ hỗ trợ trình chiếu các  file hình ảnh, biểu đồvà những câu chữ tóm tắt nội dung theo ý diễn giả. Xin quý diễn giả vui lòng cung cấp những nội dung ấy cùng với bài viết để bộ phận kỹ thuật kịp chuẩn bị.

Ngoài ra, sáng ngày 12-9 chúng ta sẽ cùng gặp gỡ sơ bộ trên mạng để làm quen với kỹ thuật họp trực tuyến.

Xin chân thành cám ơn và một lần nữa, xin trân trọng kính mời.

Trưởng ban Tổ chức

Lm. G. P. Võ Tá Khánh


++++++++++++++++++++++++

 

TỌA ĐÀM NGÀY HOP MẶT HẰNG NĂM LẦN THỨ 10

 

Tổng quát

- Chủ đề:              Dòng Văn Học Công Giáo Đương Đại

. Loại hình:                    Chia sẻ trực tuyến

. Thời gian:                    7g30-11g30 Chúa Nhật 19-9-2021

 

Ban Tổ chức

Điều phối:                      Lm. Trăng Thập Tự

Dẫn chương trình:          Nhà văn Bùi Công Thuấn

Thư ký và kỹ thuật:       Thái Chân

Các đề tài: (Cập nhật ngày 15/9/2021)

1. ĐỊNH HƯỚNG VĂN HC TRONG MC V TRUYN GIÁO THI ĐẦU TI VIT NAM (Lm. Trương Đình Hin)

2. HÁN NÔM CÔNG GIÁO (Lê Th Hà) 

3. BƯỚC DÒ DM CA CÁC CÂY BÚT N (Nguyn Th Thm)

4. VĂN HC CÔNG GIÁO TÂY NGUYÊN (Lê Minh Sơn)

5. VÀI NÉT V VĂN HC CÔNG GIÁO TRONG NƯỚC T 1975 TI NAY (Khánh Liên)

6. KHÍCH L CÁC TÁC GI VĂN CÔNG GIÁO (Nguyn Văn Hc)

7. DU LCH VĂN HC TI BÌNH ĐỊNH?  (Lê Nht Ký) 

8. HƯỚNG TI MT GII VĂN HC CÔNG GIÁO TOÀN QUC (Lm. Trăng Thp T)  


++++++++++++++++++++++


Tham dự

- Quý khách mời: Đức Cha Chủ tịch và cha Tổng thư ký Ủy Ban Văn Hóa

- Những người tham luận,

- Những vị quan tâm tới Văn học Công giáo,

- Các tác giả đạt giải Đất Mới và Viết Văn Đường Trường,

- Các trang truyền thông Công giáo,

 

Chương trình

7g00: Tiếp đón (nhạc)

7g30:

- Giới thiệu thành phần tham dự và hát kinh Chúa Thánh Thần (Thư ký)

- Giới thiệu chương trình và các đề tài (Nhà văn Bùi Công Thuấn)

- Lời mở đầu và đề tài 1 của Đức Cha Matthêô

- Đề tài 1-4

9g15: (Nhạc 10 phút)

9g25:

- Đề tài 5-8

10:15:

- Chia sẻ thảo luận

- Đúc kết ngắn, hẹn lần tới (Nhà văn Bùi Công Thuấn)

- Thư ký cám ơn, cất bài ca cảm ta, nói lời từ biệt

Chuẩn bị

- Hạn chót góp bài, cung cấp bản tóm, biểu đồ và hình ảnh: Ngày 10-9-2021.

- Bộ phận kỹ thuật hỗ trợ trình chiếu các  file hình ảnh do các diễn giả yêu cầu (diễn giả nói đến đâu, cần hình ảnh gì thì kỹ thuật đưa lên. Ảnh do diễn giả cung cấp)

- Ngày 12-9 sẽ cùng gặp gỡ trên mạng để làm quen với kỹ thuật họp trực tuyến.


==========================


ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM - Lm. Giuse Trương Đình Hiền




DẪN NHẬP: Một chuyện “không hề nhỏ”

Trong khi “đại dịch Covid” đang đe doạ khắp hang cùng ngõ hẻm, một bối cảnh đen tối mà ở đó mọi người đang nơm nớp lo lắng và bận tâm tới các nhu cầu sống còn, tới bình ôxy để thở, tới liều vaccine để chích, tới lò hoả táng nếu lỡ người thân qua đời, tới cân gạo, gam muối để sống qua ngày thời giản cách…, thì hôm nay, ở đây, chúng ta lại họp nhau, cho dù là online, để bàn chuyện văn học, văn hoá ! Chắc chắn sẽ không thiếu người chắp môi dè bỉu: “Rõ làm chuyện ruồi bu”; hay có thể minh hoạ hài hước một chút: dưới mắt anh cán bộ nào đó, thì “cuộc hội thảo văn học” này chẳng khác nào “câu chuyện cái bánh mì”[1], một thứ không phải là “lương thực”, không là “vật thiết yếu” !

Mà đây là một sự thật đang diễn ra trong đất nước chúng ta: văn học, văn chương, văn hoá gần như là một thứ “xa xỉ”, chẳng liên quan và cần thiết gì cho cuộc sống, như phát biểu năm nào của một vị đại biểu Quốc Hội Việt Nam, ông Dương Trung Quốc: “Tại sao sự đầu tư cho văn hoá còn ít, là vì chúng ta còn quan niệm văn hoá là một cái gì đó xa xỉ. Ngay như các địa phương đầu tư cho văn hoá cũng ít. Họ có thể thấy ngay hiệu quả khi đầu tư cho một con đường nhưng họ không bao giờ suy nghĩ được về những cái liên quan đến tâm hồn con người, giúp con người hình thành nhân cách. Đó là những thứ không cân đong, đo đếm được”[2].

Và nếu “ngược thời gian trở về quá khứ” cách đây đúng 100 năm (1921), chúng ta cũng gặp cái tâm trạng “đã từng” như thế, tâm trạng của cố thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu[3] được khắc hoạ trong bài thơ để đời “Hầu Giời”[4], mà không ít người vẫn nhớ mấy câu:

Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Kiếm được đồng lãi thực rất khó
Kiếm được thời ít, tiêu thời nhiều
Làm mãi quanh năm chẳng đủ tiêu…

Nhưng đó là chuyện “văn chương hạ giới rẻ như bèo của năm 1921 cho đến chuyện “bánh mì không là lương thực của 2021”, câu chuyện “Trăm năm trong cõi người ta”[5] !

Hôm nay chúng ta không mất công để “lấn sân” qua lãnh vực bao la đa sự nầy mà chủ yếu dừng lại để “hàn huyên với nhau” câu chuyện trong nhà, trong mái nhà “Mẹ Hội Thánh Công Giáo Việt Nam” mà chủ đề đã ghi rõ trong thư mời: NGÀY HỌP MẶT VĂN THƠ CÔNG GIÁO HẰNG NĂM LẦN THỨ 10 với Chủ đề: Dòng Văn Học Công Giáo Đương Đại.

Thoạt nhìn qua chủ đề nầy, cảm giác đầu tiên của tôi là: đây không là “chuyện nhỏ” nhưng là “lớn chuyện” à nhen !

Thế nhưng, con sông dòng suối nào cũng đều có cội nguồn để xuất phát. Nếu thực sự có một “Dòng Văn Học Công Giáo đương đại”, thì chắc chắn phải có một “cội nguồn của Dòng Văn Học” đó. Chính vì thế, trước khi quý vị bàn chuyện “văn học Công Giáo đương đại”, xin cho phép tôi được một chút “ngược dòng thời gian”, tìm về cái cội nguồn của “dòng sông tinh thần” đó; hay nói cách khác, trở về cái thuở mà “Hạt giống Lời Chúa” lần đầu tiên được gieo xuống trên mảnh đất Việt Nam này để xem thử “Cha Ông chúng ta đã vận dụng làm sao cái khí cụ văn học, văn hoá trong công cuộc rao giảng Tin Mừng”; hay nói cho có vẻ “trường lớp” một chút, thì đó là “ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC TRONG MỤC VỤ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẦU TẠI VIỆT NAM”.

Chắc chắn, đây cũng chỉ là một cuộc “cỡi ngựa xem hoa” trong khung cảnh giới hạn của một cuộc toạ đàm online, mà thời gian chuẩn bị gần như để “điền vào chỗ trống”, nên chỉ xin nêu bật một vài nét đan thanh trên một số khía cạnh được cho là trọng điểm, dựa trên những “cột mốc văn hoá, văn học” dính liền với một số tác phẩm và tác giả mang tính định hình.

Dĩ nhiên đây chỉ là những “tổng hợp quan điểm” mà hầu hết được chắt lọc từ những công trình nghiên cứu giá trị và công phu của các bậc tiền nhân hay tác giả đương đại; cọng thêm những suy tư, nhận định mang tính chủ quan, cầu thị và gợi mở để có thêm những phát hiện quân bình và chuẩn xác để những gì liên quan đến văn hoá, văn học, cho dù mang diện mạo và bản sắc Công Giáo, vẫn được khả tín và đáng trân trọng.

I. NHỮNG VIÊN GẠCH LÁT NỀN: ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÁC THỪA SAI

Nếu lấy năm 1615 các thừa sai Dòng Tên cập bến Cửa Hàn Đàng Trong, và năm 1627 cập bến Cửa Bạng Đàng Ngoài làm cột mốc rõ ràng đánh dấu công cuộc truyền giáo tại Việt nam[6], thì quả thật, không phải một sớm một chiều mà người Công Giáo Việt Nam có ngay một công trình văn hoá, văn học cụ thể. Chính vì thế, trong buổi “khai hoang mở đất” này, nếu có tác phẩm nào, công trình nào liên quan đến văn hoá, văn học mang dáng đứng Tin Mừng có liên quan đến quê hương đất nước chúng ta, thì phải công nhận, trước hết, đó là nhờ công sức của các thừa sai, của những người ngoại quốc, những người mang trong mình đầy “lửa tông đồ” và trái tim yêu mến vùng đất mà họ đang ân cần rắc gieo hạt giống Tin Mừng; sau đó là những bậc cha ông, những người Công Giáo đầu tiên vừa thấm nhuần giáo lý Phúc Âm, vừa thông minh tài trí để “Tin Mừng Hoá” nền văn hoá, văn học của quê hương mình.