Vào lúc 9 giờ 30 Thứ Sáu, ngày 27/09/2024, quý linh mục, tu sĩ, cộng đoàn giáo dân và quý khách xa gần đã qui tụ về nhà thờ giáo xứ Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, Kon Tum) để hiệp thông với Tu sĩ Linh mục Vinh sơn Nguyễn Thành Trung và Tu sĩ Linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Duy An, dâng lên Thiên Chúa tâm tình tri ân và cảm tạ hồng ân 25 năm được Chúa yêu thương và chọn gọi trở thành khí cụ bình an của Chúa, theo bước chân của cha thánh Phanxicô trong Dòng Anh Em Hèn Mọn (OFM).
Thánh lễ do Cha Vinh sơn Nguyễn Thành Trung (OFM) chủ tế, với sự hiện diện đồng tế của Cha Gioan Baotixita Nguyễn Duy An (OFM), cùng mừng lễ hôm nay, và Cha Giuse Trần Văn Long (OFM) cũng mừng ngân khánh khấn dòng trong dịp này (thánh lễ tạ ơn vào hôm qua ngày 26/09/2024 tại giáo xứ Ia Kha, giáo hạt Chư Păh, Gia Lai). Đặc biệt đồng tế trong thánh lễ còn có Cha quản hạt Sa Thầy, quý Cha Bề trên, quý Cha cộng đoàn Phanxicô Gia Lai và Kon Tum, quý Cha trong và ngoài giáo phận.
Trước khi bước vào thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Kleng có lời chào mừng quý Cha và mọi thành phần dân Chúa hiện diện, cũng như tỏ bày tâm tình tạ ơn Chúa và chúc mừng ba Cha nhân ngày hồng phúc kỷ niệm khấn dòng. Cách riêng chúc mừng và tri ân Cha sở Kleng và quý Cha dòng Phanxicô đã đến hiện diện phục vụ với tất cả nhiệt tâm tại vùng Sa Thầy này.
Mở dầu thánh lễ, Cha chủ tế mời gọi cộng đoàn hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, vì những ơn lành mà Chúa đã thương ban tặng cho hai anh em linh mục, mặc dù các ngài là những con người mỏng giòn yếu đuối, đầy nết xấu và tội lỗi, nhưng vì lòng thương xót, Thiên Chúa lại yêu thương chọn gọi và muốn các ngài trở thành những chứng tá của Chúa trên trần gian. Cha chủ tế xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho các ngài được trung thành hơn trong ơn gọi, trong sứ mạng mà chính Thiên Chúa đã trao phó.
Năm nay, cuộc họp mặt Văn thơ Công giáo lần thứ XIII được đánh dấu bằng tọa đàm “Về di sản Sấm truyền ca (1670) của Linh mục Lữ Y Đoan (1608-1678)”. Tọa đàm đã quy tụ được hơn 110 tham dự viên, gồm các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học và nhiều người quan tâm.
WHĐ (23/9/2024) – Từ dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử (2012), hằng năm vào hai ngày 21-22/9, Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đã tổ chức họp mặt các tác giả Văn thơ Công giáo Việt Nam, hoặc trao các giải thưởng hoặc tọa đàm về văn học Công giáo, và dần dần đã tạo nên một ngày truyền thống về Văn thơ Công giáo Việt Nam.
Năm nay, cuộc họp mặt Văn thơ Công giáo lần thứ XIII được đánh dấu bằng tọa đàm “Về di sản Sấm truyền ca (1670) của Linh mục Lữ Y Đoan (1608-1678)”. Tọa đàm đã quy tụ được hơn 110 tham dự viên, gồm các linh mục, tu sĩ, chủng sinh, các nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học và nhiều người quan tâm.
Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đã khai mạc Tọa đàm lúc 8g00 ngày 22/9/2024 tại hội trường Chủng viện Qui Nhơn, 120 Trần Hưng Đạo, Tp. Quy Nhơn. Đoàn chủ tọa gồm có: Linh mục Giuse Trương Đình Hiền, Tổng đại diện Giáo phận Qui Nhơn; Pgs. Ts. Nguyễn Hữu Sơn, viện Khoa học Xã hội thuộc viện Hàn Lâm Việt Nam; Pgs. Ts. Võ Văn Nhơn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. HCM; Ts. Võ Minh Hải, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn và nhà nghiên cứu Michel Nguyễn Hạnh, Phó trưởng ban Từ vựng Hán Nôm Công giáo.
Tọa đàm nhằm giúp công chúng biết đến bộ tác phẩm Sấm truyền ca, gồm 5 tập truyện thơ lục bát dài, diễn ca 5 quyển đầu của bộ Cựu ước, được một trong những linh mục thuở đầu của Địa phận Đàng Trong soạn xong vào năm 1670. Tiếc là tác phẩm chỉ được chép tay và lén lút truyền lại dưới những thế kỷ đạo Chúa bị bách hại, nên đã bị mai một, hiện nay chỉ mới tìm lại được quyển Tạo đoan kinh, tức là sách Sáng thế, và 21 chương Lập quốc kinh, tức là một nửa sách Xuất hành. Ba quyển sau hiện ta chưa rõ tác giả đã đặt tên thế nào.
Các thuyết trình viên đã đặt nổi giá trị của tác phẩm. Đây là bộ truyện thơ trường thiên từ thế kỷ XVII, hơn một trăm năm trước truyện Kiều. Sấm truyền ca có chỗ đứng đáng trân trọng trong văn học Việt Nam (Pgs. Ts. Nguyễn Hữu Sơn), trong truyền thống văn học chữ Nôm của Nam Trung Bộ (Ts. Võ Minh Hải), với nhiều đóng góp nổi bật (Ts. Đặng Quốc Minh Dương). Có tác giả nêu câu hỏi liệu bản chép tay quốc ngữ có bị chỉnh sửa do kỵ húy, phải tránh chữ “thì” là tên của nhà vua chăng. Tham luận của nhà nghiên cứu Michel Nguyễn Hạnh nêu dẫn chứng cho thấy điều ấy không ảnh hưởng đến bản chép tay Sấm truyền ca, vì một số sách in vẫn dùng lẫn lộn, không kiêng dè. Pgs. Ts. Đinh Điền đã chuẩn bị đề tài khoa học về chữ Nôm, nhưng ông không đến được, nhà nghiên cứu Nguyễn Hạnh đã thay ông, giới thiệu chương trình vận dụng trí tuệ nhân tạo để chuyển dịch các sách chữ Nôm Công giáo sang chữ quốc ngữ.
Điểm nhắm thứ hai của Tọa đàm là phát hành quyển Sấm truyền ca, ấn phẩm đối chiếu để phục hồi nguyên bản. Sau năm 1975, Học giả Hoàng Xuân Việt nhận được hai bản chép tay quyển Sáng thế và một bản chép tay 21 chương đầu sách Xuất hành. Cố Giáo sư Trần Thanh Đạm đã nêu ý kiến nhờ các nhà văn bản học nghiên cứu để xác định được đâu là phần của thế kỷ XVII, đâu là phần được thế, được sửa về sau. Theo gợi ý ấy, nhóm Tủ sách Nước Mặn trong Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đã thực hiện một ấn phẩm nhằm tạo thuận lợi cho những nghiên cứu về văn bản. Quyển sách in đối chiếu bốn cột, những chi tiết khác biệt được đánh dấu bằng định dạng chữ hoặc bằng màu, nhờ đó, các sinh viên có thể nhận ra ngay phần chủ yếu của bản văn đã được bảo tồn rất tốt, những chênh lệch về sau không đáng kể.
Ngoài quyển sách ấy, mỗi tham dự viên đều nhận được tập Tài liệu tham khảo Bước đầu nghiên cứu về Sấm truyền ca, dày trên 500 trang, gồm bài viết của 28 tác giả trong và ngoài Công giáo, giúp hiểu sâu hơn về tác phẩm Sấm truyền ca và tác giả của nó.
Điểm nhắm thứ ba của Tọa đàm là phát động chương trình truy tìm cổ bản Sấm truyền ca. Tủ sách Nước Mặn dự kiến sớm thực hiện một quyển sách tựa đề Sấm truyền ca, ấn bản cập nhật cho các bạn trẻ, để cùng truy tìm phần còn lại của tác phẩm. Quyển sách 200 trang, sẽ chỉ bán giá 20.000 vnđ để mỗi bạn trẻ đều có thể mua một vài tập tham gia cuộc kiếm tìm. Cùng với quyển này, Ban Tổ chức sẽ gửi đến các cộng đoàn nữ tu trong nước ấn bản Sấm truyền ca đối chiếu hai cột và Bản chỉ dẫn truy tìm cổ bản Sấm truyền ca để nhờ các chị hướng dẫn các bạn trẻ tìm kiếm, hỏi tìm nơi các gia đình Công giáo kỳ cựu, cả nơi người ngoài Công giáo, các chùa và những người sưu tầm tư liệu cổ.
Trong những khoảnh khắc chia sẻ, cử tọa đã có dịp cùng ngưỡng mộ một tác giả Công giáo xuất sắc trong làng thơ văn chữ Nôm Nam Trung Bộ thế kỷ XVII.
Tọa đàm đã kết thúc lúc 12g00 trưa cùng ngày. Hy vọng Tọa đàm lần này là một khởi đầu có sức gợi hứng cho những nghiên cứu và hội thảo quy mô hơn trong tương lai về Sấm truyền ca của cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục buổi đầu của Địa phận Đàng Trong.
Ngày 10 tháng 09 năm 2024, tròn đúng một năm ngày Đức Cha Phêrô Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum qua đời. Giáo phận đã tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài trong thánh lễ Giỗ đầu vào lúc 5 giờ 30 tại Nhà thờ Chính tòa,
Thánh lễ do Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum chủ tế, với sự hiện diện đồng tế của Cha Tổng đại diện, Cha Đại diện Giám mục đặc trách về Tu sĩ, quý Cha hạt trưởng, quý Cha trong Linh mục đoàn Giáo phận Kon Tum. Đông đảo mọi thành phần dân Chúa gồm Tu sĩ nam nữ, Giáo phu, Chức việc, bà con linh tông huyết tộc của Đức Cha Phêrô, giáo dân Kinh – Thượng…hiệp thông trong thánh lễ cầu nguyện cho ngài.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Aloisiô mời gọi cộng đoàn sốt sắng dâng thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha Phêrô – vị Cha già đáng kính của Giáo phận sớm được hưởng nhan thánh Chúa.
Thứ hai, ngày 09 tháng 09 năm 2024, các hội viên Legio Mariae vùng Gia Lai đã qui tụ về Đền Thánh Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Giáo xứ Hoàng Yên mừng Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria (chính lễ ngày 08/09 nhằm Chúa Nhật), đồng thời cũng là dịp Comitium Pleiku mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (16/09/2004 – 16/09/2024).
Sau khi đón tiếp và tập trung, buổi sinh hoạt chung bắt đầu vào lúc 08 giờ với việc rước kiệu Đức Mẹ và đọc kinh khai mạc, do linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Hùng, Linh giám Comitium Pleiku chủ sự.
Về dự lễ hội của đạo binh Đức Mẹ hôm nay có một số quý Cha linh giám, phó linh giám, quý Cha xứ; quý Thầy, quý Sơ, quý vị phụ trách các đơn vị Legio trong các giáo xứ vùng Gia Lai và hơn 2.000 hội viên Legio Kinh và Sắc tộc. Đặc biệt có sự hiện diện của Sơ Mađalêna Phạm Thị Huệ, đặc trách huấn luyện Legio Mariae TGP Hà Nội; Đại diện Hội đồng Senatus Việt Nam và ban chuyên trách giới trẻ Senatus Việt Nam, Ban quản trị Regia Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Nha Trang; Các Comitium Vinh An, Phước Long, Kon Tum và Kon H’Ring.
Linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Hùng, linh giám Comitium Pleiku đã phát biểu khai mạc. Tiếp đến, đại diện hội đồng Comitium Pleiku đã có đôi lời chia sẻ về những công tác hoạt động tông đồ của Legio Mariae Giáo phận Kontum và cách riêng của Comitium Pleiku sau 20 năm hình thành và phát triển. Theo đó, Legio Mariae được khởi lập ở Giáo phận Kon Tum vào năm 1956, tại giáo xứ Thăng Thiên, Pleiku. Trải qua giai đoạn phát triển tiệm tiến với biết bao thăng trầm, đến năm 1975, Legio hầu như ngừng sinh hoạt và các hội viên chỉ làm công tác tông đồ cách thầm lặng. Nhờ ơn Chúa ban qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Legio dần dần hồi sinh từ năm 1993-1999. Sau 05 năm sinh hoạt (1999-2004), Comitium của Giáo phận Kon Tum nói chung, Legio Mariæ miền Gia Lai nói riêng vươn mình phát triển mạnh mẽ, đã được phân định thành hai Comitia: một ở Kon Tum và một ở Gia Lai. Và ngày 16/09/2004 chính thức thành lập Comitium Pleiku, đến nay vừa tròn 20 năm !
Vào lúc 5 giờ 30 sáng Thứ Năm ngày 05/09/2024, tại nhà thờ Chính tòa, Caritas Giáo phận Kon Tum đã long trọng mừng lễ bổn mạng trong Thánh lễ mừng kính Thánh Têrêsa Calcutta, nữ tu. Thánh lễ do Cha Giacôbê Trần Tấn Việt, giám đốc Caritas Giáo phận Kon Tum chủ tế, đồng tế với ngài có Cha giám đốc Chủng viện Thừa sai Kon Tum Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Cha phó giám đốc Caritas Giuse Đỗ Cao Bằng (SJ), một số quý Cha và Thầy phó tế.
Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, đông đảo hội viên Caritas vùng Kon Tum và các thành phần khác trong cộng đoàn.
Qua lời dẫn lễ, cộng đoàn được nghe tóm lược cuộc đời của thánh Têrêsa Calcutta – người đã dùng cả một đời để phục vụ người nghèo, người bệnh tật, kẻ bị bỏ rơi…
Trước thềm năm học mới 2024-2025, vào lúc 16 giờ 30 thứ ba ngày 03 tháng 09 năm 2024, hơn 80 giáo viên Công giáo Miền Kon Tum, là những thầy cô đang dạy học hoặc đã nghỉ hưu đã tụ họp về Nhà Mục Vụ – Tòa Giám Mục Kon Tum cùng nhau tham dự Thánh lễ tạ ơn Chúa và cầu bình an cho năm học mới.
Thánh lễ do Cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, nhà hưu, chủ tế.
Với phụng vụ thánh lễ mừng kính thánh Giêgôriô Cả giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh, Cha Phêrô mời gọi các thầy cô giáo hãy nhìn lên tấm gương của thánh nhân: ban đầu, ngài chỉ lo tìm liếm công danh lợi lộc, nhưng khi người ta muốn ngài làm đô trưởng Rôma, thì ngài xin đi tu, rồi làm giáo hoàng, tiến sĩ Hội Thánh.
Trong thánh lễ, Cha Phêrô chia sẻ về mục đích của việc học: Học để làm gì? Học để thành tài – Học để thành nhân – Học để thành thánh, và bốn chìa khóa thành công trong cuộc đời: Học để biết (Learning to Know), học để làm (Learning to Do), học để sống chung (Learning to Live Together), học để khẳng định mình (Learning To Be). Nhưng trên hết học là để tìm gặp được Chúa – Niềm hạnh phúc vô biên. Chính Chúa là gia nghiệp cuộc đời.
Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang trọng, sốt sắng.
Cuối thánh lễ, một vị đại diện thay mặt các giáo viên đã có đôi lời cảm ơn Cha Phêrô đã dâng thánh lễ và chia sẻ những điều tâm huyết với công việc giáo dục, nhất là giáo dục Công giáo giữa một xã hội tục hóa hôm nay.
Hôm nay, Thứ Tư ngày 04/09/2024, tại Giáo xứ Hòa Phú (Chư Păh, Gia Lai), Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum đã chủ sự Thánh lễ trao sứ vụ Tân Chính xứ cho Cha Đaminh Nguyễn Xuân Hùng, thay Cha Goan Nguyễn Quốc Vũ. Nhân dịp này, Cha Đaminh cũng nhận sứ vụ Quản hạt Chư Păh.
Hiệp thông trong Thánh lễ có sự hiện diện của quý Cha trong giáo phận, quý Thầy phó tế, quý Tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân của hai giáo xứ Hòa Phú, Hoàng Yên cũng như quý khách tham dự.
Xin cộng đoàn cùng hiệp lời cầu nguyện cho Cha Tân chính xứ Đaminh và xin Chúa chúc lành cho sứ vụ mới của Cha được trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng như lòng Chúa mong ước.