Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ Quốc ngữ





Trưng bày ảnh nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh 
 và các tờ báo do ông làm chủ bút

Sinh thời, học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng khẳng định: "chữ Việt còn thì nước ta còn”. Theo ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh: "Từ 100 năm trước, Nguyễn Văn Vĩnh đã lần mò theo con đường Báo chí nhằm làm cho tiếng Việt ngày càng trở nên mạch lạc, khoa học, đủ sức sánh vai với bất kỳ một loại ngôn ngữ nào của các dân tộc trên thế giới”...

Năm 1907, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã mở nhà in đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng cổ Tùng báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc Kỳ. Ngay trong số báo đầu tiên của Đăng cổ Tùng báo (ra ngày 28-3-1907), Nguyễn Văn Vĩnh đã nói về giá trị của chữ Quốc ngữ: "Thường có kẻ bênh chữ Nho nói rằng: chữ Nho nghĩa lý sâu sắc, có thể làm ra văn bài hay. Ta tưởng cái sâu sắc bởi ở sự dùng chữ mà ra. Ví ta có được vài trăm truyện hay bằng truyện Kim Vân Kiều, thì xem tiếng ta có kém gì chữ Nho đâu”. Năm 1913, ông xuất bản tờ Đông Dương tạp chí để dạy dân Việt viết văn bằng chữ Quốc ngữ. 


Bộ tràng kỷ khảm trai bài thơ tóm tắt 
truyện ngụ ngôn La Fontaine "Con cáo và con cò” 

Hiện nay, tại nhà riêng ở ngõ Lương Sử C (Hà Nội), ông Nguyễn Lân Bình - cháu nội học giả Nguyễn Văn Vĩnh vẫn còn lưu giữ rất nhiều những tư liệu, hiện vật liên quan đến sự nghiệp của ông nội mình, trong đó, đáng chú ý là bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và đặc biệt là bộ ghế tràng kỷ có bút tích cùng chữ ký của học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Theo TS. Nguyễn Đình Đăng: "Sự cố gắng và sức làm việc phi thường của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền bá kiến thức và văn hóa phương Tây trong dân Việt, và đưa xã hội Việt Nam đi đến chỗ dần dần chấp nhận chữ Quốc ngữ. Ngày 18-9-1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở 3 năm đầu cấp tiểu học. Như vậy là, sau gần 3 thế kỷ kể từ khi cuốn từ điển Việt - La - Bồ của Alexandre de Rhodes ra đời, người Việt Nam mới thật sự đoạn tuyệt với chữ viết của Trung Hoa, chính thức chuyển sang dùng chữ Quốc ngữ. Đây quả thực là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao, trong đó ông Nguyễn Văn Vĩnh đã vô hình chung đóng vai trò là một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam... Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng cho biết: Tôi đã vẽ bức tranh "Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh”.
QUỐC VIÊT

Nguyễn Văn Vĩnh (1882 - 1936), quê gốc Hà Đông, là trí thức tân học, nhà báo, nhà văn tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Xung quanh sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh có nhiều nhận định khác nhau... Nhưng một quan điểm nổi lên và được sự đồng thuận từ nhiều phía đó là Nguyễn Văn Vĩnh đã có công rất lớn trong việc phát triển tiếng Việt hiện đại. Năm 1909, ông dịch toàn bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa từ chữ Hán ra Quốc ngữ (cùng Phan Kế Bính). Năm 1913, dịch Truyện Kiều từ chữ Nôm ra Quốc ngữ. Năm 1917, ông là Chủ bút báo Trung Bắc tân văn - tờ nhật báo đầu tiên của Báo chí Việt Nam. Từ 1900 - 1920, dịch các tác phẩm văn học Pháp của La Fontaine, V.Hugo, Balzac... ra chữ Quốc ngữ. Năm 1920, là người Việt Nam đầu tiên dựng sân khấu kịch nói tại Nhà hát Lớn để trình diễn các vở hài kịch của Molière. Năm 1924, cùng người Pháp dựng bộ phim truyện đầu tiên của Điện ảnh Việt Nam (phim câm)...

 http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=46104

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét