Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Kon Tum - 100 dấu mốc lịch sử



Hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Kon Tum, gửi đến các bạn 100 dấu mốc lịch sử về Kon Tum, đã được đưa ra Hội đồng bình chọn và đưa vào sách "Kon Tum - 100 năm lịch sử và phát triển".


1. Ngày 09-02-1913: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định khôi phục vùng lãnh thổ tỉnh Plei-kou-derr (cũ), sáp nhập thêm vùng lãnh thổ tỉnh Đăk Lăk, Đại lý Cheo Reo (tỉnh Phú Yên) và thành lập tỉnh tự trị mới mang tên gọi là tỉnh Kon Tum.

2. Ngày 26-5-1913: Khâm sứ Trung kỳ chuẩn y chỉ Dụ của vua Duy Tân về việc lập đơn vị hành chính cấp huyện ở Kon Tum và đặt chức Nam tri huyện. Tri huyện đầu tiên là ông Phan Tử Khâm.
3. Năm 1913: Nhà thờ gỗ Kon Tum được xây dựng


nhà thờ gỗ kon tum
 
4. Ngày 13-4-1916: Thành lập Trường công lập đầu tiên Kon Tum, mục đích dạy học cho con em quan chức và các chủ làng. Ông Ưng Điển được giao nhiệm vụ trợ giáo nhà trường
5. Ngày 13-10-1917: Toàn quyền chuẩn y Dụ của Vua Khải Định về việc lập đơn vị hành chính cấp Phủ ở Kon Tum thay cho huyện. Đồng thời đặt chức Nam tri phủ đầu tiên ở Kon Tum. Tri phủ thứ nhất là ông Phan Tử Khâm.
6. Ngày 02-7-1923: Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Đại lý Đăk Lăk ra khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập lại tỉnh Đăk Lăk
7. Ngày 20-7-1928: Khâm sứ Trung kỳ ban hành Nghị định số 2168 lập đơn vị hành chính là Đạo Kon Tum thay cho Phủ và đặt chức Quản Đạo đầu tiên. Quản đạo đầu tiên là ông Phùng Duy Cần.
8. Ngày 03-12-1929: Khâm sứ Trung Kỳ ra Nghị định thành lập thị xã Kon Tum, thuộc tỉnh Kon Tum. Theo đó, thị xã Kon Tum gồm tổng Tân Hương và một số làng phụ cận.
9. Ngày 25-9-1930: Thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở tỉnh Kon Tum
10. Tháng 3-1931: Thực dân Pháp xây dựng nhà đày Kon Tum (Lao ngoài)
11. Ngày 12-12-1931: Cuộc đấu tranh Lưu huyết của các tù nhân chính trị tại nhà lao Kon Tum
12. Ngày 18-01-1932: Tòa thánh Vaticăn thiết lập lập Giáo phận Tông tòa tại Kon Tum, tách khỏi giáo phận Quy Nhơn


toà giám mục kon tum
  
13. Ngày 02-5-1933: Thực dân Pháp giao lại việc học chánh ở Kon Tum cho Chính phủ Nam triều quản lý
14. Năm 1933: Tổ chức việc thi cử kiểm tra chất lượng đầu tiên ở Kon Tum. Kết quả: Thi bằng sơ học tiếng Kinh có 37 học sinh ở Thị xã Kon Tum dự thi, đỗ 21 em; thi bằng sơ học tiếng Pháp có 16 học sinh ở Thị xã Kon Tum dự thi, đỗ 09 em; thi bằng tiểu học trong toàn tỉnh có 06 học sinh dự thi, đỗ 02 em.
15. Năm 1934: Thực dân Pháp giải thể nhà đày Kon Tum.
16. Năm 1940: Thực dân Pháp xây dựng Nhà ngục Đăk Glei
17. Ngày 09-3-1945: Nhật đảo chính Pháp ở Kon Tum.
18. Ngày 25-8-1945: Khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở tỉnh Kon Tum và thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum, thành lập lực lượng vũ trang cách mạng của tỉnh Kon Tum.
19. Tháng 11-1945: Kon Tum thành lập Mặt trận Việt Minh
20. Ngày 23-12-1945: Kon Tum tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên
21. Tháng 02-1946: Thành lập Tỉnh uỷ lâm thời Kon Tum
22. Tháng 3-1946: Kon Tum bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đầu tiên và bầu Ủy ban hành chính tỉnh
23. Ngày 26-6-1946: Thực dân Pháp xâm lược Kon Tum lần thứ 2
24. Đầu năm 1947: Kon Tum xây dựng khu căn cứ Mường Hoong
25. Tháng 3-1948: Thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Kon Tum và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Kon Tum
26. Tháng 3-1948: Thành lập Ty công an Kon Tum
27. Tháng 6-1948: Thành lập Tỉnh đội Kon Tum
28. Ngày 16-11-1948: Thành lập lại Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum
29. Tháng 3- 1950: Thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Gia-Kon
30. Ngày 15-4-1950: Sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia lai thành tỉnh Gia-Kon
31. Đầu năm 1951: Tỉnh Gia-Kon thành lập 3 phân khu đặc biệt, gồm: Phân khu Chư Ty thuộc huyện Đăk Bớt (Pơ) (Gia Lai) và chia vùng phía tây của huyện Đăk Glei (Kon Tum) thành Phân khu riêng Tây Đăk Glei, chia vùng phía tây của huyện Plei Kon (Gia Lai) thành Phân khu Tây Plei Kon.
32. Tháng 10-1951: Thành lập Mặt trận Miền Tây (Mặt trận 30)
33. Ngày 07-02-1954: Tỉnh Kon Tum được hoàn toàn giải phóng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
34. Tháng 8-1954: 130 cán bộ được phân công ở lại hoạt động trên đại bàn Kon Tum
35. Tháng 8-1954: Liên Khu ủy V chỉ định thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Kon Tum
36. Tháng 9-1959 : Ban cán sự Đảng tỉnh tổ chức diệt tên chánh tổng Bần (Măng Buk) - một trong những ác ôn đầu sỏ, mở đầu cho phong trào diệt ác ôn trên toàn tỉnh Kon Tum.
37. Năm 1959: Xây dựng đường giao liên CO2 Tây bắc Kon Tum
38. Năm 1959: Thành lập cơ sở truyền giáo Tin lành đầu tiên ở Kon Tum
39. Ngày 09-03-1960: Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ I
40. Năm 1960: Tỉnh ủy Kon Tum thành lập các huyện thuộc tỉnh theo mật danh các H : H16, H29, H30, H40, H67, H80. Đầu năm 1961, khu vực thị xã Kon Tum được đặt tên theo mật danh là H5.
41. Giữa năm 1960: Thành lập đội văn công đầu tiên của tỉnh
42. Ngày 07-09-1960: Cuộc nổi dậy đánh địch của nhân dân làng Tà Pót (Đăk Glei) mở đầu cho phong trào đồng khởi ở tỉnh Kon Tum
43. Ngày 03-01-1961: Đại hội đoàn kết các dân tộc tỉnh Kon Tum lần thứ I
44. Cuối năm 1961: Thành lập cơ sở sản xuất công doanh đầu tiên của tỉnh Kon Tum
45. Ngày 07-07-1962: Ta tấn công ấp chiến lược Đăk Rô Đe, mở màn phong trào phá ấp giành dân trong toàn tỉnh
46. Tháng 10-1965: Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ II
47. Tháng 10-1965: Kon Tum tổ chức Hội nghị du kích chiến tranh toàn tỉnh lần thứ nhất
48. Từ ngày 18-10 đến 06-12-1966: Chiến dịch Đông-Tây Sa Thầy giành thắng lợi
49. Đêm 29 rạng 30- 01-1968: Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Kon Tum
50. Từ ngày 08 đến 15-11-1968: Đại hội Đảng Bộ tỉnh Kon Tum lần III
51. Đêm 22 rạng 23-02-1969: Mỹ-Ngụy tàn sát 350 người ở Kon Hơ Ring
52. Năm 1969: Tỉnh ủy thành lập H9
53. Tháng 6-1970: Khu ủy 5 quyết định Thành lập Khu Yên Thế bao gồm phần đất hai huyện 30 và 40 và đặt trực thuộc hệ chỉ đạo chung của Khu A
54. Từ ngày 26-10 đến 01-11-1971: Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần IV
55. Ngày 24-4-1972: Giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh
56. Ngày 13-7-1972: Thường vụ Tỉnh ủy ra thông báo đặc biệt về việc giải thể Khu Yên Thế. Các Huyện 30, 40 trở lại dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy
57. Tháng 10-1973: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ V
58. Năm 1973: Cây sâm Ngọk Linh được nghiên cứu xác định giá trị y học
59. Ngày 16-3-1975: Ta tấn công giải phóng thị xã, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum
60. Ngày 19-3-1975: Tỉnh ủy Kon Tum và Ban Cán sự H5 quyết định thành lập Ủy ban quân chính thị xã Kon Tum
61. Ngày 29-10-1975: Ủy ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ quyết định sáp nhập hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum
62. Ngày 22-12-1975: Khởi công xây dựng công trình Đập Mùa Xuân (Đăk Ui)
63. Từ ngày 11 đến 20-11-1976: Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ VI (vòng 1)
64. Từ ngày 01đến 10-3-1977: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum lần thứ VI (vòng 2)
65. Ngày 10-10-1978: Hội đồng Chính phủ ra Quyết định chia huyện Đăk Tô thành huyện Đăk Tô và Sa Thầy
66. Từ ngày 26-6 đến ngày 02-7-1979: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ VII
67. Từ ngày 15 đến 19-3-1983: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai - Kon Tum lần thứ VIII
68. Từ ngày 15 đến 26-9-1986: Bộ Chỉ huy Quân sự và Biên phòng tổ chức tấn công tiêu diệt hoàn toàn toán phản động của Hoàng Cơ Minh
69. Năm 1986: Quân khu V phối hợp với Biên phòng Gia Lai - Kon Tum mở chiến dịch truy quét và dứt điểm vấn đề FULRO trên toàn tỉnh
70. Ngày 12-8-1991: Quốc hội ra Nghị quyết chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum
71. Ngày 15-10-1991: Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định thành lập huyện Ngọc Hồi
72. Tháng 10-1991: Tổ chức Lễ khánh thành cầu Đăk Bla - công trình đầu tiên sau khi chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum
73. Từ ngày 25 đến 27-5-1992: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ X
74. Ngày 04-11-1993: Khởi công xây dựng thủy điện Ya Ly (ngày 27-4-2002: Khánh thành nhà máy thủy điện Ya Ly)
75. Ngày 24-3-1994: Chính phủ ra Nghị định thành lập huyện Đăk Hà
76. Từ ngày 02 đến 04-5-1996: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XI
77. Ngày 05-4-2000: Khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 1: km 1407 đến 1508) từ Đăk Glei đến Tân Cảnh - Đăk Tô (khánh thành ngày 30-4-2008); ngày 11-5-2008: khởi công xây dựng đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 2: km 1508 đến km 1562) từ Tân Cảnh đến thành phố Kon Tum.
78. Từ ngày 18 đến 20-01-2001: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XII
79. Năm 2001: Viện khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh tổ chức khai quật di chỉ khảo cổ tại làng Lung Leng (Sa Bình, Sa Thầy)
80. Năm 2001: Sưu tầm được bộ Sử thi của người dân tộc Ba Na
81. Năm 2002: Sưu tầm được bộ Sử thi của người dân tộc Xơ Đăng tại làng Kon Gu 1, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà
82. Ngày 31-01-2002: Chính phủ ra Nghị định chia huyện Kon Plông thành huyện Kon Plông và Kon Rẫy
83. Ngày 23-11-2003: Tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình nhà máy thủy điện Plei Krông
84. Ngày 07-03-2005: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 235/QĐ-UB về việc mở cửa khẩu phụ trên tuyến biên giới với tỉnh Attapư (Lào)
85. Ngày 09-6-2005: Chính phủ ra Nghị định thành lập huyện Tu Mơ Rông
86. Ngày 15-11-2005: UNESCO công nhận không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
87. Ngày 14 đến 12-2005: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII
88. Ngày 09-7-2007: Tổ chức lễ khởi công xây dựng cột mốc biên giới đầu tiên (cột mốc số 21) giữa hai tỉnh Kon Tum và Ratanakiri (Campuchia)
89. Ngày 18-01-2008: Đại diện chính phủ 3 nước Việt Nam - Campuchia - Lào tổ chức Lễ Khánh thành cột mốc ngã ba biên giới giữa ba nước
90. Ngày 18-01-2008: Tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và Attapư (Lào) tổ chức Lễ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Bờ Y - Phu Cưa
91. Tháng 01-2008: Khánh thành Quảng trường 16-3 tại thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum)
92. Ngày 10-4-2009: Chính phủ ban hành Nghị định 15/NĐ-CP về thành lập thành phố Kon Tum
93. Ngày 29 và 30-9-2009: Bão số 9 đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum
94. Ngày 17-01-2010: Khởi công xây dựng dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai Kon Tum
95. Ngày 22-7-2010: Tỉnh Kon Tum đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập Trung học cơ sở
96. Từ ngày 04 đến 06-10-2010: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh kon Tum lần thứ XIV
97. Năm 2010: Lần đầu tiên thu ngân sách tỉnh vượt 1000 tỷ đồng
98. Ngày 24-8-2012: Khánh thành Bảo tàng Tổng hợp tỉnh
99. Ngày 04 đến 07-12- 2012: Hội nghị Ủy ban điều phối khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ VIII và các hoạt động bên lề được diễn ra tại Kon Tum
100. Ngày 01-02-2-13: Tổ chức Kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum(09/02/1913 - 09/02/2013).
Minh Hải
Nguồn tin: http://www.kontum.gov.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét