Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

AI SẼ LÃNH NHẬN CHÌA KHÓA THÁNH PHÊRÔ?




 
 
Nhà báo Sandro Magister


Cho đến ngày 28 tháng Hai, lịch trình làm việc của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI sẽ không thay đổi. Ngài vẫn đọc kinh Truyền tin ngày Chúa Nhật, dự các buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, dự tĩnh tâm do Hồng y Gianfranco Ravasi giảng, tiếp các cuộc thăm viếng “ad limina" của các giám mục Liguria do Hồng Y Angelo Bagnasco dẫn đầu, và giám mục đoàn Lombardy do Hồng y Angelo Scola dẫn đầu.

Có thể là ngài sẽ lại chào đón một trong hai vị Hồng y này với tư cách là Giáo hoàng mới.

Tại Ý, Âu Châu và Bắc Mỹ, Giáo hội đang trải qua những năm khó khăn, xuống dốc nói chung. Nhưng đây đó vẫn bừng lên sức sống mãnh liệt bất ngờ như đã xảy ra gần đây tại Pháp. Vì thế, một lần nữa, các hồng y bầu chọn sẽ nhắm đến những ứng viên tại khu vực này vì ưu thế về văn hóa và thần học ảnh hưởng trên toàn thế giới. Và có thể chức giáo hoàng sẽ trở lại với nước Ý, sau hai triều giáo hoàng người Ba Lan và Đức.

Trong số những ứng cử viên người Ý, có Hồng y Scola, 71 tuổi, có vẻ sáng giá nhất. Ngài là nhà thần học của tạp chí quốc tế “Communio” mà Đức Bênêđicô XVI là một trong những người sáng lập. Ngài là học trò của Cha Luigi Giussani, sáng lập viên phong trào “Communion and Liberation” (phong trào về văn hóa, bác ái và giáo dục), là viện trưởng Đại học Lateranense, từng là Giáo chủ Venice nơi ngài chứng tỏ có khả năng điều hành và đã sáng lập Trung tâm Thần học và Văn hóa Marcianum, với tạp chí “Oasis” nhắm đến sự gặp gỡ giữa Đông và Tây, Kitô giáo và Hồi giáo. Ngài đã làm Tổng giám mục Milan trong hai năm. Và chính tại đây ngài đã giới thiệu một kiểu làm mục vụ rất đáng lưu ý là phân phát giấy mời đi dự các Thánh lễ tại nhà thờ Chính tòa tại các góc phố và trạm xe điện ngầm, đặc biệt quan tâm đến những người ly dị và tái hôn, khuyến khích họ đến gần bàn thờ hơn mà không cần phải rước lễ, chỉ để được chúc lành mà thôi.

Một ứng cử viên nữa là Hồng y Bagnasco, 70 tuổi, Tổng giám mục Genoa và chủ tịch Hội đồng giám mục Ý.

Không thể không kể đến Giáo chủ Venice hiện nay là Giám mục Francesco Moraglia, 60, một ngôi sao đang lên trong hàng giám mục Ý, một chủ chăn có đời sống thiêng liêng vững mạnh được nhiều giáo dân yêu mến. Có điều hạn chế là ngài không phải là hồng y. Không cấm bầu người ngoài hồng y đoàn, thế nhưng trường hợp Giovanni Battista Montini dù được tín nhiệm rất cao, và được dự kiến là giáo hoàng vào 1958 sau cái chết của Đức Piô XII, nhưng phải đợi nhận mũ đỏ trước khi được bầu chọn vào năm 1963 với danh hiệu là Phaolô VI.

Ngoài nước Ý, Hồng y đoàn dường như đang nhắm đến Bắc Mỹ.

Một ứng cử viên tiềm năng là Hồng y Marc Ouellet của Canađa, 69 tuổi, nói được nhiều thứ tiếng, cũng là nhà thần học của “Communio” và là nhà truyền giáo nhiều năm ở Mỹ Latinh, rồi làm Tổng giám mục Québec, một trong những miền đất tục hóa nhất hành tinh, và hiện nay là Bộ trưởng thánh bộ ở Vatican có nhiệm vụ tuyển chọn các giám mục mới trên toàn thế giới.

Ngoài Hồng y Ouellet, có hai nhân vật khác là Hồng y Timothy Dolan, 63 tuổi, Tổng giám mục New York và là Chủ tịch Hội đồng giám mục Hoa Kỳ, và Hồng Y Sean O'Malley, 69 tuổi, Tổng giám mục Boston.

Nhưng không gì ngăn cản mật tuyển viện quyết định rời bỏ thế giới cũ để mở rộng ra với các châu lục khác.

Nếu dường như không có nhân vật nào nổi trội để thu hút lá phiếu từ Châu Mỹ Latinh và Phi Châu, nơi sinh sống của đa số người Công giáo trên thế giới, thì Á Châu thật sự lại khác.

Trên châu lục này, chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành trục mới của thế giới, Giáo hội Công giáo cũng đang đặt cược cho tương lai mình. Ở  Philippines, quốc gia duy nhất ở Châu Á có số người Công giáo chiếm đa số, Hồng y Luis Antonio Tagle của Manila đang là đích nhắm.

Là nhà thần học và là sử gia Giáo hội, Tagle là một trong các tác giả của bộ sử đồ sộ về Công đồng Vatican II được “trường phái Bologna” cấp tiến xuất bản. Nhưng là một chủ chăn, ngài đã biết cân bằng giữa viễn quan của mình và sự đúng đắn về giáo lý, được chính Đức Bênêđictô XVI đánh giá cao. Điều thu hút sự chú ý là hành động của ngài: sống đơn giản và hòa đồng với đám dân nghèo hèn và rất đam mê truyền giáo cũng như làm việc bác ái.

Một trong những hạn chế là ngài chỉ mới 56 tuổi, trẻ hơn 1 tuổi so với Đức giáo hoàng Wojtyla khi được tuyển chọn. Nhưng quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI sẽ là tiền đề cho sự đổi mới. Do đó, có thể tuổi trẻ không còn là vật cản cho việc bầu chọn làm giáo hoàng nữa.
 

 


HY Angelo Bagnasco 



HY Angelo Scola 



GM Francesco Moraglia



HY Marc Ouellet



HY Timothy Dolan



HY Sean O'Malley



HY Luis Antonio Tagle
Tác giả bài viết: Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính lược dịch
Nguồn tin: chiesa.espresso.repubblica.it

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét