Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

CỘI NGUỒN DÒNG NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH BANMÊTHUỘT




Bieu tuong
   
CỘI NGUỒN DÒNG NỮ VƯƠNG HÒA 
BÌNH BANMÊTHUỘT

(nhân một tài liệu trong Nguyệt San “DƯ ÂM, CƠ QUAN CHÍNH THỨC” của địa phận Kontum,  số 79, tháng 1 d.l năm 1961, về việc CẢI TỔ NHÀ PHƯỚC MẾN THÁNH GIÁ TẠI ĐỊA PHẬN KONTUM).
 .
Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột đã Mừng NGÂN KHÁNH THÀNH LẬP HỘI DÒNG (1964 – 1994) cách đây đúng 20 năm (1994 – 2014).
Nhân dịp này (năm 2014), chúng tôi xin đọc “LỊCH SỬ HỘI DÒNG” (Bản Dự Thảo lưu hành nội bộ) và ghi lại đây một vài điểm, trong đó có Lời Ngỏ “Nhìn lại 25 năm qua, với bao công ơn gầy dựng của :
DCha Kim
Đấng Khai sáng : ĐỨC CHA PHAOLÔ KIM, Cố Giám mục giáo phận Kontum.
Dc Mai
Đấng Thiết lập : ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN HUY MAI, Cố Giám mục Giáo phận Banmêthuột.
Dcha Hoa
Đức Cha PHAOLÔ NGUYỄN VĂN HÒA, nguyên Giám mục Giáo phận Nha Trang, 
nguyên tuyên úy  Hội dòng. (…)”.
Trong phần Dẫn nhập, tài liệu còn ghi: “Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột được cưu mang tinh thần Thập giá của Chúa Kitô qua danh xưng “MẾN THÁNH GIÁ” trong thời gian khai sáng 1959 - 1967 tại Giáo phận Kontum”.
Giai đoạn chuẩn bị thành lập, trong phần Thành lập đệ tử viện, tài liệu vừa trưng dẫn tương đối trình bày ngắn gọn và đầy đủ. Tuy nhiên chúng tôi xin mạn phép ghi lại đây một tài liệu trong DƯ ÂM, Cơ Quan Chính Thức của Địa Phận Kontum  Năm thứ 20  – số 79, tháng 1 d.l năm 1961, về việc Cải tổ Nhà Phước Mến Thánh Giá tại địa phận Kontum, nguyên văn như sau:

DƯ ÂM"
CƠ QUAN CHÍNH THỨC
CỦA ĐỊA PHẬN KONTUM
 "Cải tổ Nhà Phước Mến Thánh Giá. Ngày 02/01/1929, qua trung gian Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Việt Nam, Thánh Bộ Truyền Giáo ngõ ý ước mong cho Dòng Mến Thánh Giá được có lời Tuyên Khấn cũng như các Dòng khác trong Giáo Hội. Đức Cha Lambert de la Motte, Đấng Sáng Lập Dòng vào thế kỷ thứ XVI, cũng đã dự định như thế. Năm 1934, Công đồng Hà Nội đã quyết định như sau:
“Mutatis temporibus et pace Ecclesiae data, S. Sedes optat ut in has communitates vita regularis cum emissione votorum introducatur quae ab ipso fundatore pro Amatricibus Crucis praevidebatur” (C. I. 105).
“Concilium laudat Ordinarios qui huic reformationi jam providerunt cum felici successu caeterosque hortatur ut, quamprimum ex his Communitatibus in singulis Vicariatibus Congregatio dioecesana efformetur, cum unico novitiatu et votis, primum temporariis postea perpetuis, ad normam canonum” (C. I. 106).
Năm 1955. Dòng Mến Thánh Giá trong Địa phận ta gồm có hai nhà: Một nhà ở Chủng viện Thừa sai và một nhà ở Cuénot. Hai nhà nầy, nhứt là nhà ở Chủng viện, thiếu các chị mới xin gia nhập, nên Đức Cha đã quyết định sáp nhập lại với nhau ở Cuénot.
Được các chị Dòng Thánh Phaolô trợ lực, ngày 30/11 vừa qua Đức Cha đã nhất định đáp lại lời thỉnh cầu của Thánh Bộ Truyền Giáo và thi hành quyết định của Công Đồng Hà Nội.
Căn cứ trên kinh nghiệm đã thấy ở các Địa phận khác, Đức Cha định cải tổ Dòng Mến Thánh Giá như sau:
1) Các chị Dòng Thánh Phaolô chịu trách nhiệm về việc cải tổ và về vấn đề đào luyện các chị mới. Chị Honorine được chỉ định làm Bà Nhứt Dòng Mến Thánh Giá ở Cuénot và Bề Trên nhà Đệ tử. Các đệ tử sẽ theo học ở trường Têrêxa.
2) Bảy chị trong số các chị đang ở Cuénot được chọn vào huấn luyện ở Đệ tử viện Kontum hoặc tập viện Nha Trang (trong khi chúng ta chưa có Tập viện hợp lệ).
3) Các chị khác, vì tuổi tác hoặc vì lý do gì khác, không thể được nhận vào ngành Cải tổ, vẫn tiếp tục ở lại nhà Phước Cuénot theo qui chế cũ. Các chị nầy được tự do ở lại Cuénot như vừa nói trên, hoặc xin gia nhập một nhà Phước không cải tổ trong một Địa phận khác, hoặc trở về với gia đình. Các chị ở lại Cuénot sẽ được nhận “lúp” với Thánh giá và được coi như Dòng Ba của ngành Cải tổ. Đời sống của các chị, dầu bệnh tật già yếu, cũng được Địa phận săn sóc.
Nhưng, từ nay tất cả các chị mới xin gia nhập Dòng, sẽ được đưa qua ngành Cải tổ.
Kontum 01/01/1961”.

Nhiều lần các chị phụ trách việc nghiên cứu viết lịch sử Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình có nhã ý xin giáo phận Kontum cung cấp các văn bản của Đức Giám mục Phaolô Kim liên quan đến Hội Dòng. Chúng tôi có một số văn bản và gợi ý để quí chị hoàn thành tài liệu về LỊCH SỬ HỘI DÒNG. Chúng tôi tìm được và sao chép tài liệu trong Nguyệt san DƯ ÂM của địa phận như vừa trình bày trên. Qua tài liệu này, chúng tôi xin có vài ý kiến cá nhân:
1/ Vì hoàn cảnh chiến tranh, nhiều tài liệu của địa phận bị thất thoát hoặc đã gởi về Hội Thừa sai Paris. Chúng tôi cũng đã nhờ các linh mục tu sĩ tại Pháp để sưu tầm nhưng chưa có kết quả như mong muốn.
2/ Tài liệu vừa trích dẫn liên quan “Cải tổ Nhà Phước Mến Thánh Giá” địa phận là của Cơ Quan thông tin chính thức của địa phận Kontum, có một giá trị khách quan, đáng lưu ý.
3/ Chúng tôi suy nghĩ : Trong phần Dẫn nhập có ghi: “Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột được cưu mang tinh thần Thập giá của Chúa Kitô qua danh xưng “MẾN THÁNH GIÁ” trong thời gian khai sáng 1959 – 1967 tại Giáo phận Kontum” đã lột hết ý hướng của Đức Giám mục Phaolô Kim trong giai đoạn khai sáng chưa? Có thể khẳng định như thế này được không: Cội Nguồn của  Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột là  MẾN THÁNH GIÁ.
Truong Cuenot
4/ Trong giai đoạn chuẩn bị (1959 – 1967), vì cần tước danh trong công việc xã hội như trưng mua cơ sở bất động sản, thủ tục liên hệ với xã hội cũng như trong Giáo hội, cần có MỘT CON DẤU, MỘT DANH XƯNG: tu viện  NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH [1]. Vì thế, Đức Giám mục Kontum cho phép chị em nữ tu Mến Thánh Giá Cải tổ Kontum được sử dụng CON DẤU và danh xưng NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH  này.
5/ Trong giai đoạn cưu mang, khai sáng (1959 – 1967).
“Nhà Dòng đang trong tình trạng phôi thai như thế, được Ngài (Đức Cha Phaolô Kim) di chuyển tòa bộ về Banmêthuột 1964 – 1967, đến nơi, do tình hình địa phương cũng như hoàn cảnh và nhu cầu của Giáo hội, thay vì xúc tiến thủ tục Giáo luật để thành lập Dòng Mến Thánh Giá, thì Ngài lại quyết định lập một Dòng mới, với danh xưng mới” [2]. Để lời khẳng định trên có cơ sở lịch sử, chúng tôi cố gắng tìm sử liệu, nhưng đến nay vẫn chưa có. Tuy nhiên, trong khi đặt nền tảng có cơ sở lịch sử trong giai đoạn chuẩn bị nhiều mặt cần thiết theo đường hướng Giáo  hội, chưa chính thức một Hội Dòng được Tòa Thánh phê chuẩn, có nên hay chăng chúng ta có thể gọi danh xưng Mến Thánh Giá cải tổ [3]  này là MẾN THÁNH GIÁ NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH Giáo phận Kontum?.
6/ Tên chính thức của Hội Dòng .
Nha me
“ĐỨC CHA PHÊRÔ NGUYỄN HUY MAI đã rất nhiệt tình trong việc hình thành Hội dòng, công việc đầu tiên của Ngài là gởi văn thơ, xin phép Tòa Thánh thành lập Dòng, (….), và công bố đổi tên từ “Dòng Mến Thánh Giá Địa phận Kontum” thành “Dòng Chị Em Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình Giáo phận Banmêthuột”  (31/05/1968)” [4].
 Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột được chuẩn bị trong thời gian Công Đồng chung Vaticanô II và thiết lập sau Công Đồng được nhiều ánh sáng Công Đồng chung soi dẫn, nên chương trình tu đức và hoạt động tông đồ của Dòng với một linh đạo và Hiến Pháp thích hợp với thời đại.
Cảm ơn Chúa và Mẹ Maria Nữ Vương Hòa Bình.
Hội Dòng Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột đến nay trọn 46 năm (1968 – 2014) vẫn sống tinh thần Thập Giá Chúa Kitô, vì “được cưu mang tinh thần Thập giá của Chúa Kitô qua danh xưng “MẾN THÁNH GIÁ” trong thời gian khai sáng 1959 – 1967 tại Kontum” [5], VƯỢT QUA NHIỀU KHÓ KHĂN THỬ THÁCH,  SỐNG TINH THẦN TÁM MỐI PHÚC THẬT VÀ LÀM CHỨNG NHÂN TRONG TIN YÊU, ĐEM CHÚA KITÔ HOÀNG TỬ HÒA BÌNH ĐẾN MỌI NGƯỜI THEO GƯƠNG MẪU MẸ MARIA NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH.
Nha tho
  
Kontum, 05/09/2014
Linh Mục GIOAKIM NGUYỄN HOÀNG SƠN
(Nguồn tài liệu: http://gpkontum.wordpress.com/2014/09/05/coi-nguon-dong-nu-vuong-hoa-binh-banmethuot/)  
[1] Xin xem “Lịch sử Hội Dòng Đức Maria Nữ Vương Hòa Bình Banmêthuột”,  lưu hành nội bộ, trang 39
[2] Sđd trang 38.
[3] Xin xem “Dư Âm”  số  79, tháng 1dl năm 1961
[4]  Xin xem  “Lich sử Hội Dòng …” trang 39-40
[5] Sđd trang 9.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét