Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Lược tóm cuộc đời Á Thánh Anrê Phú Yên



Hướng tới Ngày Truyền Thống Giáo Lý Viên Giáo Phận Kon Tum & Mừng Lễ Thánh Anrê Phú Yên  25-26/7/2019.
Chủ đề: "Giáo Lý Viên - chứng nhân của tình yêu".
Anre PhuYen 3


LƯỢC TÓM
I. CUỘC ĐỜI Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN

v     Ngày và nơi sinh : Á Thánh Anrê Phú Yên sinh khoảng năm 1625 hoặc 1626, gần dinh “Trấn biên”, thuộc Phú Yên, vùng đất giáp giới Chiêm Thành. Hiện nay vùng nầy thuộc thôn Hội Phú, xã An Ninh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, trong địa bàn mục vụ của Giáo xứ Mằng Lăng, Giáo hạt Phú Yên, Giáo phận Qui Nhơn.
v     Cha mẹ : Chỉ biết mẹ Ngài là Bà Gioanna. Có lẽ cha Ngài mất sớm. Bà Gioanna được Cha Đắc Lộ ca ngợi là “rất nhiệt thành”., đã chăm sóc, giáo dục Anrê về đường đức hạnh cũng như học vấn.
v     Bối cảnh xã hội : Á Thánh Anrê sinh sống vào thời “Hậu Lê” và đất nước bắt đầu bước vào cuộc phân tranh Nam-Bắc. Từ sông Gianh trở ra gọi là “Xứ Bắc” hay Đàng Ngoài, dưới quyền cai trị của vua Lê - Chúa Trịnh. Từ sông Gianh trở vào (tới Phú Yên), gọi là “Xứ Nam” hay Đàng Trong, do Chúa Nguyễn cai trị. Đây cũng là lúc mở đầu cuộc nam tiến của dân tộc ta.
v     Bối cảnh Giáo Hội : Đây là giai đoạn khởi đầu của Hội Thánh tại Việt Nam. Nhờ công cuộc truyền giáo của các Thừa Sai dòng Phanxicô, Đa Minh, nhất là Dòng Tên, từ Bắc chí Nam đều có các cộng đoàn kitô hữu. Cộng đoàn các “Thầy Giảng” là khí cụ hữu hiệu trong công tác mục vụ lúc bấy giờ.
v     Gia nhập Hội Thánh : Á Thánh Anrê Phú Yên được Cha Đắc Lộ rửa tội năm 1641 cùng với một số tín hữu khác.
v     Gia nhập đoàn Thầy Giảng : Khoảng đầu năm 1642, Anrê xin Cha Đắc Lộ cho gia nhập đoàn Thầy Giảng, một cộng đoàn giáo lý viên với lời khấn suốt đời phụng sự Hội Thánh, sống độc thân và vâng phục Bề Trên.
v     Đặc điểm nhân cách của Á Thánh Anrê : Hiền lành, ngay thật, trong sạch. Luôn tận tâm vui vẻ phục vụ anh em, không nệ khó.Cùng với tâm hồn đạo đức thánh thiện là một trí khôn minh mẩn, nhạy bén.
v     Bị bắt : Á Thánh Anrê bị bắt vào ngày 25.07.1644 tại nhà của các cha Dòng Tên tại Hội An khi lính của ông Nghè Bộ ập vào đây để truy tìm thầy giảng Inhaxu. Sau đó Anrê bị điệu về giam tại dinh trấn Quảng Nam cùng với một giáo dân khác cao tuổi tên là Anrê Sơn.
v     Trong tù ngục : Từ khi bị bắt, mặc dù chịu nhiều đau khổ trong cảnh tù tội, Anrê vẫn hân hoan tuyên xưng đức tin, luôn miệng rao giảng, động viên mọi người tin yêu Chúa Giêsu và quí trọng hạnh phúc đời đời.
v     Bị kết án tử hình : Ngày 26.07.1644 : Quan Trấn thủ kết án tử hình Anrê, vì Người không chịu bỏ đạo. Nghe tin nầy, Anrê hớn hở vui mừng. Ngài được Cha Đắc Lộ giải tội và ban Của ăn đàng rồi hiên ngang theo toán lính ra “Gò Xử”, một gò hoang dành để xử tội các phạm nhân, cách thành Kẻ Chàm (Thành Chiêm) chừng nửa dặm.
v     Khải hoàn vinh thắng : Anrê Phú Yên bình thản đón nhận cái chết vào lúc hoàng hôn ngày 26.07.1644, dưới sự chứng kiến đầy cảm phục, yêu thương, tôn kính của Cha đắc Lộ và đông đảo anh chị em tín hữu cùng nhiều người ngoại trong vùng. Ngài bị đâm ba nhát giáo và chém hai nhát gươm. “Giêsu” là âm thanh cuối cùng phát ra trước khi đầu Ngài lìa xác. Nơi Ngài bị xử ngày nay chỉ còn một gò đất nhỏ dùng làm lò gạch, thuộc giáo họ Phước Kiều, giáo xứ Vĩnh Điện, Giáo phận Đà Nẳng.
v     An táng : Xác Á Thánh Anrê được Cha Đắc Lộ đem về nhà cha ở Hội An. Sau đó không lâu, Ngài gởi xác Anrê về Ma Cao. Riêng thủ cấp của Á Thánh thì được Cha Đắc Lộ mang theo bên mình cho đến khi được cất giữ tại nhà Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên ở Rôma.

********* 

II. TIẾN TRÌNH PHONG Á THÁNH ANRÊ PHÚ YÊN

v     26.07.1644 : Thầy Giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo tại Kẻ Chàm, Quảng Nam.
v     01.08.1644 : Cha Đắc Lộ viết tờ báo cáo chính thức bằng tiếng Bồ Đào Nha cho Cha Bề Trên Cả Dòng Tên tại Rôma về cuộc tử đạo anh dũng của Thầy Anrê Phú Yên.
v     15.08.1644 : Giáo phận Macao đón tiếp long trọng xác Thày Anrê và mai táng trong nhà thờ Thánh Phaolô tại thành phố nầy.
v     05.10.1644 : Linh mục Antôn de Torres, S.J. tường trình chi tiết (tiếng Bồ) về vụ án Thầy Anrê Phú Yên và kể chuyện về cuộc đón tiếp xác Thầy tại Macao.
v     12.12.1644 : Giáo phận Macao mở án phong thánh cho Thầy Anrê.
v     25.02.1645 : Vụ án Thầy Anrê theo cấp bậc giáo phận đã xong, gởi về Rôma ngày 23.08.1649, vụ án chính thức được đưa vào Bộ Phong Thánh, Prot. Số 1022.
v     15.01.1652 : Vụ án được Bộ Truyền Giáo công khai chấp nhận ủng hộ.
v     1773 – 1814 : Dòng Tên bị ngưng hoạt động. Vụ án bị đình trệ.
v     1829 – 1832 : Dòng Tên dược tái lập tại Bồ Đào Nha.
v     1899 : Mở lại Vụ án Thầy Anrê Phú Yên.
v     06.11.1963 : Các Giám Mục Việt Nam dự Công đồng chung Vatican II (1962 -= 1965) xin Toà Thánh mở lại vụ án.
v     11.11.1963 : Bộ Phong Thánh ra quyết nghị số  191, đòi đích danh vụ án Thầy Anrê Phú Yên tử dạo tại Kẻ Chàm ngày 26.07.1644, phải được duyệt qua Uỷ Ban Lịch Sử của Bộ trước đã. Và như vậy, cùng ngày đó, vụ án do Giáo phận Macao (1645) được chuyển qua Ban Sử Học (của Bộ Phong Thánh) để được duyệt lại.
v     22.05.1992 : Nghị quyết về phong thánh theo giáo luật mới : Các vụ án trước đây mới xong phần “dự thẩm”, phải giao về các Giáo phận địa phương để được điều tra về phương diện sử học. Hồ sơ Thầy Anrê lại phải “làm lại từ đầu”.
v     1997 : Uỷ Ban Sử học về vụ án Thầy Anrê được thiết lập tại thủ đô Rôma do các Giám mục Việt Nam dịp về Rôma viếng mộ Hai Thánh Tông Đồ (Ad Limina). Hiện diện trong buổi thành lập nầy có : ĐHY Phạm Đình Tụng, ĐGM Huỳnh Đông Các, ĐGM Nguyễn Quang Sách. Thành viên của “Uỷ Ban Sử Học” gồm có : Đức Ông Đaminh Vũ văn Thiện (Chủ tịch), LM Yvon Beaudouin (Thành viên), LM Roland Jacques, tiến sĩ giáo luật Đại học Paris, chuyên viên ngữ học và văn hoá Việt Nam tại viện ngữ học và văn hoá Đông Phương tại Paris (Thành viên).
v     1998 : Hồ sơ về cuộc tử đạo của Anrê Phú Yên hoàn tất về phương diện sử học do công trình của Cha Roland Jacques và được trao cho Cha P. Molinari, Cáo Thỉnh viên Dồng Tên để chính thức đệ trình Bộ Phong Thánh.
v     27.01.2000 : Bộ Phong Thánh quyết định nhìn nhận cuộc tử đạo của Thầy Anrê Phú Yên.
v     08.02.2000 : Bộ Ngoại giao Toà Thánh gởi fax cho ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đinh Tụng, CT.HĐGM.VN thông báo chính thức về việc ĐTC quyết định tôn phong chân phước cho Thầy Anrê Phú Yên vào ngày 05.03.2000 tại Rôma qua bức điện thư của ĐTGM Louis Tauran. Đồng thời Bộ Ngoại Giao Toà Thánh cũng gởi thông báo cho Ngài Đại Sứ Việt Nam tại Italia về quyết định trên.
05.03.2000 : Tại Quảng trường Thánh Phêrô, trung tâm giáo đô Rôma, trước sự quan chiêm của toàn thể thế giới, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II long trọng tôn phong Thầy Giảng Anrê Phú Yên lên Bậc Á THÁNH.

Kontumquehuongtoi
sưu tầm



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét