Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

NHỮNG MẪU CHUYỆN KỶ NIỆM VỀ ĐỨC CHA PAUL SEITZ (KIM)



Chúng tôi sưu tầm đây đó trên mạng những mẫu chuyện, tâm tình, ký ức về Cố Giám Mục Phaolô Kim, nguyên Giám Mục Gp Kontum, ước mong góp thêm những gương sáng về cuộc đời mục tử của Ngài, để Tưởng nhớ và Cầu nguyện cho Ngài nhân dịp Lễ Giỗ 30 năm ngày Đức Cha về với Chúa (24.02.1984-24.02.2014).





CHIẾC CYCLO VÀ ÔNG KHÁCH ĐẶC BIỆT

Vào một buổi chiều mùa mưa năm 1964, trước Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn, một ông tây đứng co ro, trùm kín áo mưa, đứng bên vệ đường, chờ đợi xe.
Một lát sau, chiếc cyclo đạp rề rề tới mời ông khách lên
 xe. Anh cyclo chạy xe theo hướng chỉ của ông khách. Trên đường Thống Nhất (Lê Duẩn bây giờ) về hướng Nhà Chung được một lúc, ông khách ngồi trên xe bỏ mũ ra cho mát. Lúc ấy, anh cyclo nhìn kỹ ông khách đó chính là Đức Cha Kim. Anh khoái quá la lên: 
- Chào Đức Cha!! 
- Cha chào con!, Đức Cha quay lại cười nói. 
- Con tên gì? 
- Thưa Cha, con tên là Minh Toẻn ạ! 
- Cha nhớ rồi, anh Minh Toẻn. (tình cờ hai cha con gặp nhau mừng quá xá).
Một hồi lâu thì xe tới cửa Nhà Chung. Đức Cha xuống xe và ôm lấy đầu anh, hôn lên trán anh đang ướt đẫm mồ hôi. Một lát sau, Cha đưa anh một bao thơ, anh không nhận. 
- Con không lấy tiền xe của Cha đâu! Nhất định con không lấy mà, ai mà kỳ vậy? Thôi chào Cha con đi. 
Đức Cha gọi anh lại và bảo. 
- Cha không trả tiền xe cho con nữa! Còn đây là quà Cha cho con, hiểu chưa! 
Và lúc ấy, anh xúc động quá trào nước mắt. 

Theo lời kể lại của anh Minh Toẻn ở đường Huỳnh Tịnh Của (Lý Chính Thắng bây giờ).



An Bình

Hình ảnh: Chiếc cyclo và Ông khách đặc biệt
 
Vào một buổi chiều mùa mưa năm 1964, trước Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn, một ông tây đứng co ro, trùm kín áo mưa, đứng bên vệ đường, chờ đợi xe.
 Một lát sau, chiếc cyclo đạp rề rề tới mời ông khách lên xe. Anh cyclo chạy xe theo hướng chỉ của ông khách. Trên đường Thống Nhất (Lê Duẩn bây giờ) về hướng Nhà Chung được một lúc, ông khách ngồi trên xe bỏ mũ ra cho mát. Lúc ấy, anh cyclo nhìn kỹ ông khách đó chính là Đức Cha Kim. Anh khoái quá la lên: 
- Chào Đức Cha!! 
- Cha chào con!, Đức Cha quay lại cười nói. 
- Con tên gì? 
- Thưa Cha, con tên là Minh Toẻn ạ! 
- Cha nhớ rồi, anh Minh Toẻn. (tình cờ hai cha con gặp nhau mừng quá xá).
Một hồi lâu thì xe tới cửa Nhà Chung. Đức Cha xuống xe và ôm lấy đầu anh, hôn lên trán anh đang ướt đẫm mồ hôi. Một lát sau, Cha đưa anh một bao thơ, anh không nhận. 
- Con không lấy tiền xe của Cha đâu! Nhất định con không lấy mà, ai mà kỳ vậy? Thôi chào Cha con đi. 
Đức Cha gọi anh lại và bảo. 
- Cha không trả tiền xe cho con nữa! Còn đây là quà Cha cho con, hiểu chưa! 
Và lúc ấy, anh xúc động quá trào nước mắt. 

Theo lời kể lại của anh Minh Toẻn ở đường Huỳnh Tịnh Của (Lý Chính Thắng bây giờ).
 
An Bình


KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

Năm nay tuổi đời đã trên thất thập cổ lai hy, tưởng nhớ lại suốt cuộc đời, chẳng có lúc nào vui sướng cho bằng thời thơ ấu, mà chúng ta những đứa trẻ gia đình nhỏ Trường Teresa ở Quần Ngựa Lacordaire. Chúng tôi đã được Cha Kim (Paul Seitz) sau này là Giám Mục giáo phận Kontum, chăm lo từ miếng ăn, quần áo mặc, giấc ngủ và việc học hành.

Ở đây, chúng tôi có những thú vui như đánh cù, đánh khăng, thả diều, nuôi chim, chơi dế, thôi thì đủ các đồ chơi tự tạo, mùa nào thứ ấy, nhất là đá banh, bơi lội thì không bao giờ thiếu. Những ngày nóng nực, tan học rồi là đám trẻ tụi tôi chạy ào ra ao “cây si”, cởi bỏ quần áo để trên bờ, vội vàng leo lên cây si có rất nhiều cành làm thành nhiều tầng tỏa ra ngoài ao (ao bà Loan), đứa nào bạo thì trèo lên tầng thứ 3, còn đứa nào nhát thì ở tầng 1, và cứ thế thi nhau nhảy xuống ao, bơi một vòng rồi lại trèo lên cây si nhảy tiếp, cho đến gần giờ ăn cơm, mới chịu lên chuẩn bị ăn cơm.
Ngày 29 - 6 - 1948 là ngày lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô quan thầy của Cha Bố, chúng tôi được nghỉ học, tha hồ vui chơi chạy nhảy nô đùa, gần đến giờ ăn trưa, tôi đi qua phòng ăn nhìn thấy mỗi chỗ ngồi trên bàn để một chai nước cam vàng, các món ăn như thịt bò, thịt heo cá kho, đặc biệt hơn mọi ngày, lòng tôi cảm thấy vui vui, thích thú, sung sướng mong mau đến giờ ăn, trong khi ăn, mọi người được nghe đọc chuyện các Thánh, và gần xong bữa ăn một Thầy đứng lên dõng dạc thông báo là :
Cha sẽ cho các em đi nghỉ mát ở Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, Hòn Gai và Cẩm Phả. Vậy các em tối nay đi ngủ sớm, chuẩn bị đồ dùng, những gì cần thiết, để sáng mai dậy sớm đi xe ra Hải Phòng rồi đáp tầu thủy ra Hạ Long. Đêm đó chúng tôi rất khó ngủ, chỉ mong mau đến sáng để đi nghỉ mát. Thật là một điều sung sướng nhất đời mà chưa chắc những người giầu có, có thể làm cho con cái mình được.

Sáng hôm sau thức dậy chuẩn bị xong, chúng tôi xúng xính trong bộ quần áo mới đi ăn sáng. Đúng 8 giờ sáng, đoàn xe cam nhông của nhà binh Pháp rầm rầm chạy tới đậu phía trước tòa nhà những 4 tầng lầu, chúng tôi lần lượt leo lên xe, mỗi xe 30 em. Sắp xếp xong đoàn xe bắt đầu chuyển bánh, chạy qua các đường phố HàNội trong sự ngạc nhiên của dân chúng ở hai bên dẫy phố. Không lâu đoàn xe đã đến cầu Long-Biên bắc ngang sông Hồng, qua Gia-Lâm là đến những cánh đồng lúa xanh tươi. Tôi ngửa mặt lên nhìn bầu trời trong xanh, không có một đám mây nào bay ngang qua. Khí hậu hơi nóng, nhưng ngồi trên xe GMC nhà binh, mui trần chạy nhanh gió thổi mạnh, nên rất mát, trong lòng cảm thấy sung sướng một cách lạ lùng, vì từ bé đến bấy giờ chưa bao giờ được hưởng cái diễm phúc ấy. Diễm phúc được làm con một người Cha giầu lòng bác ái và yêu quý trẻ, chăm lo đầy đủ về mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần.

Con đường từ HàNội đến Hải-Phòng chỉ độ chừng một trăm cây số nên chẳng bao lâu đoàn xe đã tới, đi qua một vài phố là đoàn xe đã đến bến tàu Hải-Phòng. Chúng tôi xuống một chiếc xàlan đi theo đường thủy bằng sông Bạch-Đằng ra vịnh Hạ Long. Khi qua Hưng Yên có ai đó đã đọc lên câu : “Hưng Yên nước mặn sâu luồng, răng đen bò liếm cưởi truồng bông nhê”. Thế là cả đám cùng cười rần lên vui vẻ. Vì xàlan đi chậm, nên đường thủy từ Hải-Phòng ra Hòn Gai chẳng bao xa nhưng cũng phải tới 4,5 tiếng đồng hồ xàlan mới cập bến Hòn Gai. Tiếp đó chúng tôi lên thuyền buồm đi Bãi Cháy.
Tại đây chúng tôi được ở trong một tòa nhà thật đẹp đẽ, khang trang và mát mẻ. Khi các thầy đã cắt đặt chỗ ngủ xong rồi, trời vẫn còn sáng, chúng tôi như đàn vịt đua nhau chạy ra bờ biển của vịnh Hạ Long. Thật là một cảnh thần tiên bày ra trước mắt chúng tôi, xa xa có những ngọn núi mọc giữa biển. Chúng chen chúc nhau không một kẽhở, bao bọc cả mặt vịnh, màu xanh đen của núi, màu xanh của nước biển và ánh sáng của mặt trời đã tạo nên một hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ, những cánh buồm đủ các màu vàng, xanh, đỏ, tím, hòa với những làn sóng nhấp nhô đua nhau chạy vào bờ, làm cho khung cảnh Hạ Long rực rỡ đầy sống động. Dưới chân chúng tôi là bãi cát màu vàng óng ả, chạy dài. Thỉnh thoảng có những hòn đá to, nhỏ đủ loại nằm rải rác. Thật là một quang cảnh thần tiên mà giấy bút không nói lên được.
Trong những ngày đẹp trời, chúng tôi được chia từng nhóm leo núi hái sim. Nếu ai trông thấy bụi sim thì hô lên là cả nhóm kéo nhau lại đứng bao quanh, như ngồi ở một bàn tiệc hình tròn, sau khi đọc xong kinh tạ ơn Chúa đã ban cho mâm xôi mầu tím, chúng tôi thi nhau hái những quả sim chín mọng bỏ vào miệng. Nước ngọt và mùi thơm đã làm mọi người đê mê thích thú nên ăn rất nhiều, ăn hết bụi này lại đến bụi khác, sau khi ăn chán chúng tôi lại còn hái đem về.

Trong một ngày rất đẹp trời, và có gió mát, Thầy Trần (phụ trách trông giữ gia đình Phaolô Bột) đã dẫn chúng tôi lên một ngọn núi rất cao, và Thầy nói ngọn núi này trông ra biển rất đẹp, chúng ta dựng lên đây một cây Thánh Giá, như đã có ý định từ truớc, Thầy đã đem theo nào rìu, nào búa, nào đinh. Thế là Thầy hướng dẫn chúng tôi vào cánh rừng gần đấy, lựa cây thông nào thật thẳng và to. Một anh lớn nhất trong đoàn tự nguyện leo lên cây cột giây thừng vào gần ngọn cây, khi anh đã xuống đến đất, chúng tôi thay phiên nhau dùng rìu chặt cây. Khi chặt chung quanh đã gần đứt, thì toán chúng tôi thi nhau reo hò kéo cây đổ xuống, sau khi đã tỉa cành và làm cho thân cây nhẵn nhụi, chúng tôi thi nhau kéo cây lên. Đứa thì kéo, đứa thì đẩy, đứa thì lấy cành cây làm đòn bẩy và bánh xe lăn, cứ như thế chẳng bao lâu chúng tôi đã đưa được cây thông khá to lên ngọn núi. Sau khi đã đóng Thánh Gía xong, việc dựng cây Thánh Giá lên mới là một việc gian nan và nguy hiểm, nhưng nhờ mưu kế của Thầy Trần đã chia công việc cho 4 toán kéo 4 sợi dây, còn Thầy và hai anh lớn làm chặng hai, để hể kéo cây thánh giá lên đến đâu thì chặng hai đỡ đến đó. Sau một hồi lâu, lôi kéo, hò reo, chúng tôi như một đàn kiến bé nhỏ đã dựng cây Thánh Giá vào lỗ đã được đào sẵn. Bốn toán ở 4 sợi giây cứ phải đứng nguyên tại chỗ và giữ cho cây Thánh Giá thẳng đứng, để Thầy và mấy anh lớn chèn đá, và lấp đất.
Khi cây Thánh Giá đã đứng vững rồi, Thầy còn bảo chúng tôi đi lấy mấy cục đá chèn vào gốc cây cho vững. Chẳng bao lâu gốc cây Thánh Giá đã đầy đá như ngọn núi nhỏ. Rất vững vàng, chắc chắn gió bão cũng không làm ngã được. Khi mọi việc đã xong, chúng tôi quỳ quanh dưới gốc Thánh Giá đọc kinh hát mừng tạ ơn Chúa vì toán Phaolô Bột đã làm được một việc có ý nghĩa.
Rồi vào một ngày đẹp trời khác, các Cha và các Thầy đã cho chúng tôi đi ra xem hang ĐẦU GỖ bằng thuyền buồm. Ba con thuyền buồm đã rẽ sóng lướt nhanh trên mặt biển, sau cả hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã được leo lên trên núi để xem hang Đầu Gỗ. Từ mặt nước biển đến cửa hang rất cao, nên chúng tôi đã phải nghỉ nhiều lần mới leo được đến cửa hang.
Ở trong hang vì có chỗ tối, chỗ sáng nên cứ 10 người lại có một người cầm đuốc dẫn đường, leo trèo lên các viên đá được Tạo Hóa điêu khắc thật là tuyệt vời, có đủ muôn vàn hình thù từ trên cao rủ xuống cũng có, từ dưới mọc lên hay đâm ngang qua phải qua trái, màu sắc trắng, hồng, xanh, đen được ánh sáng từ những bó đuốc chiếu vào, lấp lánh muôn màu muôn trạng. Như một bức tranh hùng tráng kỳ diệu bày ra trước mắt chúng tôi. Trên vách đá có những hàng chữ không thẳng lối, ghi tên những người phiêu bạt, đã đến đây từ lâu rồi. Hang Đầu gỗ có hai động chính là động đầu gỗ và động thiên cung, đã được Tạo Hóa kết hợp hai chất liệu chính là đá vôi và nước, tích tụ lại từ nhiều năm tạo thành những nhũ thạch muôn màu, vạn trạng làm nên những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, rải rác khắp chân hang, trên trần và nền, vách của hang.

Mê man ngắm nhìn cảnh vật trong hang suốt cả buổi... Thuyền đưa chúng tôi về, luồn qua ngõ ngách của dẫy núi Hạ Long. Có hàng trăm, hàng ngàn ngọn núi to nhỏ, đủ mọi hình thù, có ngọn giống như hai con gà chọi, có ngọn giống như con rùa, có ngọn giống như người thiếu phụ Nam sương ôm con chờ chồng, lại có ngọn giống như ông thầy tu đang trầm ngâm ngồi suy nghĩ sự đời. Hoặc giống như những kim tự tháp của các vua Chúa Ai Cập thời xưa, thôi thì muôn kiểu, muôn hình.
Vào một buổi chiều, khi chúng tôi đang ngồi ăn cơm, thì được Thầy thông báo là đến mai, cha Bố sẽ đến để thăm con cái. Đêm đó tôi khó ngủ ngon được, chỉ mong đến sáng để được gặp người cha thân yêu, đã đùm bọc, nuôi nấng dạy dỗ tôi từ thuở nhỏ. Vào khoảng 4 giờ chiều, chiếc xe hơi đưa cha đến nơi. Cha mở cửa đi bộ vào, chúng tôi như đàn ong vỡ tổ, chạy ra reo hò, mừng rỡ vì được cha thân yêu nhất cuộc đời, đến thăm. Cha hết ôm đầm ấm đứa này, bế đứa nọ, xoa đầu đứa kia, thật là một cảnh cha con đoàn tụ hết sức vui vẻ. Ngày đó lại được cha phát cho mỗi đứa một bánh chocolate của Pháp, ăn thật là ngon miệng.

Tong suốt 90 ngày ở Bãi Cháy, những ngày đẹp trời lúc thì đi lên núi hái sim, lúc thì ra biển bắt ốc, bắt sò, lật những hòn đá to lên để bắt những chú cua to đang ẩn núp ở đấy. Và buổi chiều thì đi tắm biển, thật là thích thú khi đi tắm biển chung với các Cha và các Thầy, chúng tôi những đứa học trò tinh nghịch, đã lặn xuống nuớc nhổ lông chân, lông nách của các ngài và nói đùa với nhau là mỏ than Hòn Gai này nhiều than quá. Bấy giờ chúng tôi còn nhỏ rất hồn nhiên, cứ ra biển tắm là cởi hết quần áo để trên bờ, mặc silip màu xanh đậm, có 4 giây cột may thay vì nịt thung. Và lội xuống nước với những khúc cây, đầu gỗ để làm phao bơi ra xa, trông thấy những đàn cá dophin bơi lượn thật xa ngoài giữa vịnh.

Cuộc vui nào cũng có lúc kết thúc, chẳng bao lâu đã hết 90 ngày nghỉ hè, chúng tôi được lệnh dọn đồ đạc để về Quần Ngựa Lacordaire, để tiếp tục niên học tới.

Trên đây là kỷ niệm vui vẻ nhất trong suốt thời gian trên mười năm ở dưới mái nhà trường Thánh Nữ TÊRÊSA được sự đùm bọc, nuôi nấng, dạy dỗ của Đức Cha Paul Seitz (Kim) một người cha thân yêu nhất đời của Tôi và không bao giờ tôi quên được lời răn dạy là “Các con hãy thương yêu nhau như Cha đã yêu thương các con.

Ngày 15 - 8 - 2006
Cựu học viên TÊRÊSA
Nguyễn văn Lưu
(Hoa Kỳ)

Hình ảnh: KỶ NIỆM KHÓ QUÊN


Năm nay tuổi đời đã trên thất thập cổ lai hy, tưởng nhớ lại suốt cuộc đời, chẳng có lúc nào vui sướng cho bằng thời thơ ấu, mà chúng ta những đứa trẻ gia đình nhỏ Trường Teresa ở Quần Ngựa Lacordaire. Chúng tôi đã được Cha Kim (Paul Seitz) sau này là Giám Mục giáo phận Kontum, chăm lo từ miếng ăn, quần áo mặc, giấc ngủ và việc học hành.

Ở đây, chúng tôi có những thú vui như đánh cù, đánh khăng, thả diều, nuôi chim, chơi dế, thôi thì đủ các đồ chơi tự tạo, mùa nào thứ ấy, nhất là đá banh, bơi lội thì không bao giờ thiếu. Những ngày nóng nực, tan học rồi là đám trẻ tụi tôi chạy ào ra ao “cây si”, cởi bỏ quần áo để trên bờ, vội vàng leo lên cây si có rất nhiều cành làm thành nhiều tầng tỏa ra ngoài ao (ao bà Loan), đứa nào bạo thì trèo lên tầng thứ 3, còn đứa nào nhát thì ở tầng 1, và cứ thế thi nhau nhảy xuống ao, bơi một vòng rồi lại trèo lên cây si nhảy tiếp, cho đến gần giờ ăn cơm, mới chịu lên chuẩn bị ăn cơm.
Ngày 29 - 6 - 1948 là ngày lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô quan thầy của Cha Bố, chúng tôi được nghỉ học, tha hồ vui chơi chạy nhảy nô đùa, gần đến giờ ăn trưa, tôi đi qua phòng ăn nhìn thấy mỗi chỗ ngồi trên bàn để một chai nước cam vàng, các món ăn như thịt bò, thịt heo cá kho, đặc biệt hơn mọi ngày, lòng tôi cảm thấy vui vui, thích thú, sung sướng mong mau đến giờ ăn, trong khi ăn, mọi người được nghe đọc chuyện các Thánh, và gần xong bữa ăn một Thầy đứng lên dõng dạc thông báo là :
Cha sẽ cho các em đi nghỉ mát ở Bãi Cháy, vịnh Hạ Long, Hòn Gai và Cẩm Phả. Vậy các em tối nay đi ngủ sớm, chuẩn bị đồ dùng, những gì cần thiết, để sáng mai dậy sớm đi xe ra Hải Phòng rồi đáp tầu thủy ra Hạ Long. Đêm đó chúng tôi rất khó ngủ, chỉ mong mau đến sáng để đi nghỉ mát. Thật là một điều sung sướng nhất đời mà chưa chắc những người giầu có, có thể làm cho con cái mình được.

Sáng hôm sau thức dậy chuẩn bị xong, chúng tôi xúng xính trong bộ quần áo mới đi ăn sáng. Đúng 8 giờ sáng, đoàn xe cam nhông của nhà binh Pháp rầm rầm chạy tới đậu phía trước tòa nhà những 4 tầng lầu, chúng tôi lần lượt leo lên xe, mỗi xe 30 em. Sắp xếp xong đoàn xe bắt đầu chuyển bánh, chạy qua các đường phố HàNội trong sự ngạc nhiên của dân chúng ở hai bên dẫy phố. Không lâu đoàn xe đã đến cầu Long-Biên bắc ngang sông Hồng, qua Gia-Lâm là đến những cánh đồng lúa xanh tươi. Tôi ngửa mặt lên nhìn bầu trời trong xanh, không có một đám mây nào bay ngang qua. Khí hậu hơi nóng, nhưng ngồi trên xe GMC nhà binh, mui trần chạy nhanh gió thổi mạnh, nên rất mát, trong lòng cảm thấy sung sướng một cách lạ lùng, vì từ bé đến bấy giờ chưa bao giờ được hưởng cái diễm phúc ấy. Diễm phúc được làm con một người Cha giầu lòng bác ái và yêu quý trẻ, chăm lo đầy đủ về mọi phương diện, vật chất cũng như tinh thần.

Con đường từ HàNội đến Hải-Phòng chỉ độ chừng một trăm cây số nên chẳng bao lâu đoàn xe đã tới, đi qua một vài phố là đoàn xe đã đến bến tàu Hải-Phòng. Chúng tôi xuống một chiếc xàlan đi theo đường thủy bằng sông Bạch-Đằng ra vịnh Hạ Long. Khi qua Hưng Yên có ai đó đã đọc lên câu : “Hưng Yên nước mặn sâu luồng, răng đen bò liếm cưởi truồng bông nhê”. Thế là cả đám cùng cười rần lên vui vẻ. Vì xàlan đi chậm, nên đường thủy từ Hải-Phòng ra Hòn Gai chẳng bao xa nhưng cũng phải tới 4,5 tiếng đồng hồ xàlan mới cập bến Hòn Gai. Tiếp đó chúng tôi lên thuyền buồm đi Bãi Cháy.
Tại đây chúng tôi được ở trong một tòa nhà thật đẹp đẽ, khang trang và mát mẻ. Khi các thầy đã cắt đặt chỗ ngủ xong rồi, trời vẫn còn sáng, chúng tôi như đàn vịt đua nhau chạy ra bờ biển của vịnh Hạ Long. Thật là một cảnh thần tiên bày ra trước mắt chúng tôi, xa xa có những ngọn núi mọc giữa biển. Chúng chen chúc nhau không một kẽhở, bao bọc cả mặt vịnh, màu xanh đen của núi, màu xanh của nước biển và ánh sáng của mặt trời đã tạo nên một hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ, những cánh buồm đủ các màu vàng, xanh, đỏ, tím, hòa với những làn sóng nhấp nhô đua nhau chạy vào bờ, làm cho khung cảnh Hạ Long rực rỡ đầy sống động. Dưới chân chúng tôi là bãi cát màu vàng óng ả, chạy dài. Thỉnh thoảng có những hòn đá to, nhỏ đủ loại nằm rải rác. Thật là một quang cảnh thần tiên mà giấy bút không nói lên được.
Trong những ngày đẹp trời, chúng tôi được chia từng nhóm leo núi hái sim. Nếu ai trông thấy bụi sim thì hô lên là cả nhóm kéo nhau lại đứng bao quanh, như ngồi ở một bàn tiệc hình tròn, sau khi đọc xong kinh tạ ơn Chúa đã ban cho mâm xôi mầu tím, chúng tôi thi nhau hái những quả sim chín mọng bỏ vào miệng. Nước ngọt và mùi thơm đã làm mọi người đê mê thích thú nên ăn rất nhiều, ăn hết bụi này lại đến bụi khác, sau khi ăn chán chúng tôi lại còn hái đem về.

Trong một ngày rất đẹp trời, và có gió mát, Thầy Trần (phụ trách trông giữ gia đình Phaolô Bột) đã dẫn chúng tôi lên một ngọn núi rất cao, và Thầy nói ngọn núi này trông ra biển rất đẹp, chúng ta dựng lên đây một cây Thánh Giá, như đã có ý định từ truớc, Thầy đã đem theo nào rìu, nào búa, nào đinh. Thế là Thầy hướng dẫn chúng tôi vào cánh rừng gần đấy, lựa cây thông nào thật thẳng và to. Một anh lớn nhất trong đoàn tự nguyện leo lên cây cột giây thừng vào gần ngọn cây, khi anh đã xuống đến đất, chúng tôi thay phiên nhau dùng rìu chặt cây. Khi chặt chung quanh đã gần đứt, thì toán chúng tôi thi nhau reo hò kéo cây đổ xuống, sau khi đã tỉa cành và làm cho thân cây nhẵn nhụi, chúng tôi thi nhau kéo cây lên. Đứa thì kéo, đứa thì đẩy, đứa thì lấy cành cây làm đòn bẩy và bánh xe lăn, cứ như thế chẳng bao lâu chúng tôi đã đưa được cây thông khá to lên ngọn núi. Sau khi đã đóng Thánh Gía xong, việc dựng cây Thánh Giá lên mới là một việc gian nan và nguy hiểm, nhưng nhờ mưu kế của Thầy Trần đã chia công việc cho 4 toán kéo 4 sợi dây, còn Thầy và hai anh lớn làm chặng hai, để hể kéo cây thánh giá lên đến đâu thì chặng hai đỡ đến đó. Sau một hồi lâu, lôi kéo, hò reo, chúng tôi như một đàn kiến bé nhỏ đã dựng cây Thánh Giá vào lỗ đã được đào sẵn. Bốn toán ở 4 sợi giây cứ phải đứng nguyên tại chỗ và giữ cho cây Thánh Giá thẳng đứng, để Thầy và mấy anh lớn chèn đá, và lấp đất.
Khi cây Thánh Giá đã đứng vững rồi, Thầy còn bảo chúng tôi đi lấy mấy cục đá chèn vào gốc cây cho vững. Chẳng bao lâu gốc cây Thánh Giá đã đầy đá như ngọn núi nhỏ. Rất vững vàng, chắc chắn gió bão cũng không làm ngã được. Khi mọi việc đã xong, chúng tôi quỳ quanh dưới gốc Thánh Giá đọc kinh hát mừng tạ ơn Chúa vì toán Phaolô Bột đã làm được một việc có ý nghĩa.
Rồi vào một ngày đẹp trời khác, các Cha và các Thầy đã cho chúng tôi đi ra xem hang ĐẦU GỖ bằng thuyền buồm. Ba con thuyền buồm đã rẽ sóng lướt nhanh trên mặt biển, sau cả hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã được leo lên trên núi để xem hang Đầu Gỗ. Từ mặt nước biển đến cửa hang rất cao, nên chúng tôi đã phải nghỉ nhiều lần mới leo được đến cửa hang.
Ở trong hang vì có chỗ tối, chỗ sáng nên cứ 10 người lại có một người cầm đuốc dẫn đường, leo trèo lên các viên đá được Tạo Hóa điêu khắc thật là tuyệt vời, có đủ muôn vàn hình thù từ trên cao rủ xuống cũng có, từ dưới mọc lên hay đâm ngang qua phải qua trái, màu sắc trắng, hồng, xanh, đen được ánh sáng từ những bó đuốc chiếu vào, lấp lánh muôn màu muôn trạng. Như một bức tranh hùng tráng kỳ diệu bày ra trước mắt chúng tôi. Trên vách đá có những hàng chữ không thẳng lối, ghi tên những người phiêu bạt, đã đến đây từ lâu rồi. Hang Đầu gỗ có hai động chính là động đầu gỗ và động thiên cung, đã được Tạo Hóa kết hợp hai chất liệu chính là đá vôi và nước, tích tụ lại từ nhiều năm tạo thành những nhũ thạch muôn màu, vạn trạng làm nên những khung cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, rải rác khắp chân hang, trên trần và nền, vách của hang.

Mê man ngắm nhìn cảnh vật trong hang suốt cả buổi... Thuyền đưa chúng tôi về, luồn qua ngõ ngách của dẫy núi Hạ Long. Có hàng trăm, hàng ngàn ngọn núi to nhỏ, đủ mọi hình thù, có ngọn giống như hai con gà chọi, có ngọn giống như con rùa, có ngọn giống như người thiếu phụ Nam sương ôm con chờ chồng, lại có ngọn giống như ông thầy tu đang trầm ngâm ngồi suy nghĩ sự đời. Hoặc giống như những kim tự tháp của các vua Chúa Ai Cập thời xưa, thôi thì muôn kiểu, muôn hình.
Vào một buổi chiều, khi chúng tôi đang ngồi ăn cơm, thì được Thầy thông báo là đến mai, cha Bố sẽ đến để thăm con cái. Đêm đó tôi khó ngủ ngon được, chỉ mong đến sáng để được gặp người cha thân yêu, đã đùm bọc, nuôi nấng dạy dỗ tôi từ thuở nhỏ. Vào khoảng 4 giờ chiều, chiếc xe hơi đưa cha đến nơi. Cha mở cửa đi bộ vào, chúng tôi như đàn ong vỡ tổ, chạy ra reo hò, mừng rỡ vì được cha thân yêu nhất cuộc đời, đến thăm. Cha hết ôm đầm ấm đứa này, bế đứa nọ, xoa đầu đứa kia, thật là một cảnh cha con đoàn tụ hết sức vui vẻ. Ngày đó lại được cha phát cho mỗi đứa một bánh chocolate của Pháp, ăn thật là ngon miệng.

Tong suốt 90 ngày ở Bãi Cháy, những ngày đẹp trời lúc thì đi lên núi hái sim, lúc thì ra biển bắt ốc, bắt sò, lật những hòn đá to lên để bắt những chú cua to đang ẩn núp ở đấy. Và buổi chiều thì đi tắm biển, thật là thích thú khi đi tắm biển chung với các Cha và các Thầy, chúng tôi những đứa học trò tinh nghịch, đã lặn xuống nuớc nhổ lông chân, lông nách của các ngài và nói đùa với nhau là mỏ than Hòn Gai này nhiều than quá. Bấy giờ chúng tôi còn nhỏ rất hồn nhiên, cứ ra biển tắm là cởi hết quần áo để trên bờ, mặc silip màu xanh đậm, có 4 giây cột may thay vì nịt thung. Và lội xuống nước với những khúc cây, đầu gỗ để làm phao bơi ra xa, trông thấy những đàn cá dophin bơi lượn thật xa ngoài giữa vịnh.

Cuộc vui nào cũng có lúc kết thúc, chẳng bao lâu đã hết 90 ngày nghỉ hè, chúng tôi được lệnh dọn đồ đạc để về Quần Ngựa Lacordaire, để tiếp tục niên học tới.

Trên đây là kỷ niệm vui vẻ nhất trong suốt thời gian trên mười năm ở dưới mái nhà trường Thánh Nữ TÊRÊSA được sự đùm bọc, nuôi nấng, dạy dỗ của Đức Cha Paul Seitz (Kim) một người cha thân yêu nhất đời của Tôi và không bao giờ tôi quên được lời răn dạy là “Các con hãy thương yêu nhau như Cha đã yêu thương các con.

Ngày 15 - 8 - 2006
Cựu học viên TÊRÊSA
Nguyễn văn Lưu
...........Hoa Kỳ


TÌNH PHỤ TỬ CỦA MỘT NGƯỜI CHA GƯƠNG MẪU

Tôi rất thích sống bên cạnh Cha Kim, vì được hưởng nhiều thứ như bánh kẹo, sô-cô-la v..v, bởi vì cho dù ở trong gia đình khá giả, thì vẫn là kiểu khá giả của một nước chậm tiến. Cũng vì thế mà khi nhìn cách Cha nuôi trẻ mồ côi, nhiều người Tây, nhất là các Ông Cố Đạo Tây, công kích rất dữ dội. Họ nói: xã hội Việt-Nam nghèo nàn, ngay con nhà trung lưu cũng không được mức sống như trong nhà nuôi trẻ mồ côi. 

Cha cho chúng hưởng mức sống quá cao và Cha đã tâm sự với tôi: “Nhận xét của họ quả không sai, nhưng Cha cho rằng nếu điều kiện vật chất quá thiếu thốn, thì điều kiện tinh thần cũng sẽ khó lòng chấn chỉnh. Đối với trẻ em Châu Âu, mức sống này là mức tối thiểu nhất”, nên Ngài vẫn quyết tâm duy trì như thế, mặc dù Ngài phải chạy ăn rất vất vả, có thể nói là thiếu tiền triền miên (tôi là người Cha viết giấy cầm đi vay tiền chợ). Chúng ta sẽ thấy, thực ra phần lớn là xuất phát từ lòng tin vào Chúa Quan Phòng, từ tình thương của Ngài đối với những mảnh đời bất hạnh.

Sau này, khi Nhật đảo chính, việc đi lại của người Việt cũng như người Pháp bị hạn chế trong Hà Nội và bị cấm ra khỏi Thành, nhưng Cha vẫn mua gạo và chở lên tiếp tế cho Trại Ba Vì để nuôi trẻ em đầy đủ. Ngài kể cho tôi nghe: có một lần tải gạo lên núi Ba Vì, Ngài bị lính Nhật chận lại ở chân núi và chỉa súng bắt Ngài quay trở về Hà Nôi, nếu không, họ sẽ bắn. Nhưng khi thấy Cha cương quyết trả lời: “Các Ông có bắn tôi, thì cứ bắn, chứ tôi không thể để các con tôi chết đói được”, thì họ phải để cho Cha đi. 

Giuse Nguyễn-Thoại

Hình ảnh: TÌNH PHỤ TỬ CỦA MỘT NGƯỜI CHA GƯƠNG MẪU

Tôi rất thích sống bên cạnh Cha Kim, vì được hưởng nhiều thứ như bánh kẹo, sô-cô-la v..v, bởi vì cho dù ở trong gia đình khá giả, thì vẫn là kiểu khá giả của một nước chậm tiến. Cũng vì thế mà khi nhìn cách Cha nuôi trẻ mồ côi, nhiều người Tây, nhất là các Ông Cố Đạo Tây, công kích rất dữ dội. Họ nói: xã hội Việt-Nam nghèo nàn, ngay con nhà trung lưu cũng không được mức sống như trong nhà nuôi trẻ mồ côi. 

Cha cho chúng hưởng mức sống quá cao và Cha đã tâm sự với tôi: “Nhận xét của họ quả không sai, nhưng Cha cho rằng nếu điều kiện vật chất quá thiếu thốn, thì điều kiện tinh thần cũng sẽ khó lòng chấn chỉnh. Đối với trẻ em Châu Âu, mức sống này là mức tối thiểu nhất”, nên Ngài vẫn quyết tâm duy trì như thế, mặc dù Ngài phải chạy ăn rất vất vả, có thể nói là thiếu tiền triền miên (tôi là người Cha viết giấy cầm đi vay tiền chợ). Chúng ta sẽ thấy, thực ra phần lớn là xuất phát từ lòng tin vào Chúa Quan Phòng, từ tình thương của Ngài đối với những mảnh đời bất hạnh.

Sau này, khi Nhật đảo chính, việc đi lại của người Việt cũng như người Pháp bị hạn chế trong Hà Nội và bị cấm ra khỏi Thành, nhưng Cha vẫn mua gạo và chở lên tiếp tế cho Trại Ba Vì để nuôi trẻ em đầy đủ. Ngài kể cho tôi nghe: có một lần tải gạo lên núi Ba Vì, Ngài bị lính Nhật chận lại ở chân núi và chỉa súng bắt Ngài quay trở về Hà Nôi, nếu không, họ sẽ bắn. Nhưng khi thấy Cha cương quyết trả lời: “Các Ông có bắn tôi, thì cứ bắn, chứ tôi không thể để các con tôi chết đói được”, thì họ phải để cho Cha đi.   

Giuse Nguyễn-Thoại


NGÀI LÀ HIỆN THÂN CỦA TỪ TÂM

Lẽ tất nhiên có từ tâm thì mới nảy sinh ra những cơ quan từ thiện nọ, những cơ sở bác ái kia, để xoa dịu nỗi đau thương của chúng sinh, lẽ sống người đã chẳng gắn liền với kiếp người thua thiệt nhất đó sao? Mỗi lần có những vụ cá lớn nuốt cá bé, ức hiếp kẻ cô thân cô thế do những người có chút quyền lực trong tay, Ngài cảm thấy bực bội và nếu được, Ngài đứng ra bênh đỡ để giữ hai chữ Công-Lý. Có một lần, Ngài đã phải dùng đến quyền bính của một Giám mục để buộc một Thày Dòng không được dựa vào chính quyền mà đuổi mấy chục gia đình đang canh tác ở dưới chân một ngọn đồi, với mục đích xây dựng nhà tập cho Dòng. Ngài đã biểu lộ tâm tình thứ tha trên những trang cuối của cuốn sách Ngài viết “Le temps des Chiens Muets” (Thời Chó Câm) : Ngài gọi họ là những người anh em con một Cha chung ở trên trời và Ngài hứa cầu nguyện cho họ với lời chúc lành, theo thói đời thì phải “mắt đền mắt, răng thế răng”. Tên tác phẩm “Le temps des Chiens Muets” nghe ngồ-ngộ, Đức Cha lấy từ sách tiên-tri Isaia (Is 56, 10), trích dẫn lời tiên tri lên án nặng nề các nhà lãnh đạo dân Israel xưa.
Ngài không bao giờ có màn trù dập các linh mục hay tu sĩ nào Ngài không ưa, đi những xứ xa xăm hoặc nơi khổ cực. Trái lại, với những linh mục mới về nhập địa phận Kontum hoặc những người chưa hiểu tinh thần và đường lối của Ngài, hoặc tỏ ra “chống đối” Ngài, thì Ngài thường dành những vị-trí, nhiệm sở trong hoặc gần trung tâm thị xã; trong khi những linh mục hiểu biết và yêu mến, kính trọng, vâng lời Ngài, thì thường bị gửi đi những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Nói đúng ra, Ngài không làm mất lòng ai và không muốn làm cho ai phải mích lòng. Ngài không bao giờ ghét bỏ ai, cho dù phải nói thẳng ra rằng Ngài đã chịu rất nhiều những đau khổ dằn vặt do chính những linh mục cộng sự của Ngài. Ngài tin rằng với thời gian, những người ấy sẽ hiểu lòng chân thành, tôn trọng, yêu mến của Ngài dành cho họ. 

Mỗi lần đi cử hành lễ đại trào ở đâu, Ngài tự dọn lấy lễ phục, xách va-li ra xe lái đến nơi hành lễ. Lễ xong, cũng thế, Ngài lại xách va-li về. Trước thói quen này, đã có nhiều cha thắc mắc tại sao Đức Cha không nhờ một ai giúp, thì Ngài chỉ mỉm cười và nói Ngài còn khỏe, tự làm lấy được. Hơn nữa việc đó có làm giảm giá trị mình không? Thói đời người ta cứ tưởng rằng tạo uy tín bằng cách làm cho mình có điệu bộ oai vệ, tiền hô hậu ủng, có lắm người phục dịch, hơn là cần có một bản lãnh cao, một nếp sống đàng hoàng.

Thiết tưởng cũng cần nói đến một nét nổi bật nữa ở con người Phaolô Seitz, là khoa xử thế, những điều mà chúng ta đọc thấy trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Camegie. Với địa vị một Giám mục, đương nhiên Ngài phải tiếp xúc từ bậc vua quan, từ hàng lãnh đạo quốc gia cho đến những người cùng đinh trong xã hội, sang có, hèn có, mọi giai cấp và cả những kẻ thù. Bất cứ những ai đã diện kiến Ngài, lúc ra về đều mãn nguyện và lưu giữ được hình ảnh và tấm thịnh tình của Ngài mãi mãi về sau. Ở nơi Ngài, ngoài chân tình sẵn có, Ngài có một cung cách lịch thiệp, khiến cho người quyền quý phải kính nể, nhưng với người bình dân lại thấy Ngài cởi mở, gần gũi, phản ảnh thái độ của Thầy Chí Thánh Giêsu.

Chúng ta hãy trở về dĩ vãng, quay lại những khúc phim, một cuốn phim mà Thánh Vincent de Paul đã đóng tại Paris xưa kia. Số là vào tháng 12 năm 1946, V.M. và quân đội Pháp đánh nhau, tranh nhau từng tấc đất, từng khu phố ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội, hòn tên mũi đạn đã gây đổ vỡ và chết chóc, có một bóng đen cao cao len lỏi vào các khu đổ nát, không sợ nguy hiểm, để cứu vớt những nạn nhân, thu lượm xác chết, gom những trẻ em bơ vơ đem về trường Puginier tắm rửa, cung cấp chỗ ăn chỗ ngủ. Từ đó khai sinh ra Cô Nhi Viện Têrêsa và cũng vì hành động bác ái cao đẹp đó, báo chí phương Tây đã ví Ngài là : “cha Vinh Sơn Hà Nội” (monsieur Vincent de Hanoi)

Thay vì gọi là Cô Nhi Viện, Ngài đặt tên là Gia Đình Têrêsa, vì từ cách tổ chức, đến phương thức giáo dục, đúng là một gia đình và ở nơi vị linh mục giám-đốc có bàn tay của người Cha, có trái tim của người Mẹ. Chẳng vậy mà một số đông trẻ em đau khổ, được may mắn qua tay Ngài ấp ủ và gầy dựng, đến khi khôn lớn, ra đời trở thành những người có chức phận, vẫn một lòng một dạ tôn kính Vị Cha Già Khả Ái. Khi có con cái, danh hiệu Cha Già được nâng lên Ông Nội, hai tiếng lột tả hết ý nghĩa của một đại gia đình mà hằng năm vẫn về họp mặt đông đủ tại trường kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp.

Quay lại con người Phaolô Kim, hầu hết những người đã được sống gần Ngài, dù chỉ một thời gian ngắn, đều công-nhận con người Phaolô đặc biệt và đa dạng. Hình như bản chất Ngài kết nhiều bông hoa Trời phú cũng có và do cả Ngài tu luyện : những nét mà chúng ta chỉ thấy ở một số ít nhân vật có hạng.

Lữ thứ Trần Hữu Khắc

Hình ảnh: NGÀI LÀ HIỆN THÂN CỦA TỪ TÂM

Lẽ tất nhiên có từ tâm thì mới nảy sinh ra những cơ quan từ thiện nọ, những cơ sở bác ái kia, để xoa dịu nỗi đau thương của chúng sinh, lẽ sống người đã chẳng gắn liền với kiếp người thua thiệt nhất đó sao? Mỗi lần có những vụ cá lớn nuốt cá bé, ức hiếp kẻ cô thân cô thế do những người có chút quyền lực trong tay, Ngài cảm thấy bực bội và nếu được, Ngài đứng ra bênh đỡ để giữ hai chữ Công-Lý. Có một lần, Ngài đã phải dùng đến quyền bính của một Giám mục để buộc một Thày Dòng không được dựa vào chính quyền mà đuổi mấy chục gia đình đang canh tác ở dưới chân  một ngọn đồi, với mục đích xây dựng nhà tập cho Dòng. Ngài đã biểu lộ tâm tình thứ tha trên những trang cuối của cuốn sách Ngài viết “Le temps des Chiens Muets” (Thời Chó Câm) : Ngài gọi họ là những người anh em con một Cha chung ở trên trời và Ngài hứa cầu nguyện cho họ với lời chúc lành, theo thói đời thì phải “mắt đền mắt, răng thế răng”. Tên tác phẩm “Le temps des Chiens Muets” nghe ngồ-ngộ, Đức Cha lấy từ sách tiên-tri Isaia (Is 56, 10), trích dẫn lời tiên tri lên án nặng nề các nhà lãnh đạo dân Israel xưa.
Ngài không bao giờ có màn trù dập các linh mục hay tu sĩ nào Ngài không ưa, đi những xứ xa xăm hoặc nơi khổ cực. Trái lại, với những linh mục mới về nhập địa phận Kontum hoặc những người chưa hiểu tinh thần và đường lối của Ngài, hoặc tỏ ra “chống đối” Ngài, thì Ngài thường dành những vị-trí, nhiệm sở trong hoặc gần trung tâm thị xã; trong khi những linh mục hiểu biết và yêu mến, kính trọng, vâng lời Ngài, thì thường bị gửi đi những nơi khó khăn, nguy hiểm nhất. Nói đúng ra, Ngài không làm mất lòng ai và không muốn làm cho ai phải mích lòng. Ngài không bao giờ ghét bỏ ai, cho dù phải nói thẳng ra rằng Ngài đã chịu rất nhiều những đau khổ dằn vặt do chính những linh mục cộng sự của Ngài. Ngài tin rằng với thời gian, những người ấy sẽ hiểu lòng chân thành, tôn trọng, yêu mến của Ngài dành cho họ. 

Mỗi lần đi cử hành lễ đại trào ở đâu, Ngài tự dọn lấy lễ phục, xách va-li ra xe lái đến nơi hành lễ. Lễ xong, cũng thế, Ngài lại xách va-li về. Trước thói quen này, đã có nhiều cha thắc mắc tại sao Đức Cha không nhờ một ai giúp, thì Ngài chỉ mỉm cười và nói Ngài còn khỏe, tự làm lấy được. Hơn nữa việc đó có làm giảm giá trị mình không? Thói đời người ta cứ tưởng rằng tạo uy tín bằng cách làm cho mình có điệu bộ oai vệ, tiền hô hậu ủng, có lắm người phục dịch, hơn là cần có một bản lãnh cao, một nếp sống đàng hoàng.

Thiết tưởng cũng cần nói đến một nét nổi bật nữa ở con người Phaolô Seitz, là khoa xử thế, những điều mà chúng ta đọc thấy trong cuốn “Đắc Nhân Tâm” của Dale Camegie. Với địa vị một Giám mục, đương nhiên Ngài phải tiếp xúc từ bậc vua quan, từ hàng lãnh đạo quốc gia cho đến những người cùng đinh trong xã hội, sang có, hèn có, mọi giai cấp và cả những kẻ thù. Bất cứ những ai đã diện kiến Ngài, lúc ra về đều mãn nguyện và lưu giữ được hình ảnh và tấm thịnh tình của Ngài mãi mãi về sau. Ở nơi Ngài, ngoài chân tình sẵn có, Ngài có một cung cách lịch thiệp, khiến cho người quyền quý phải kính nể, nhưng với người bình dân lại thấy Ngài cởi mở, gần gũi, phản ảnh thái độ của Thầy Chí Thánh Giêsu.

Chúng ta hãy trở về dĩ vãng, quay lại những khúc phim, một cuốn phim mà Thánh Vincent de Paul đã đóng tại Paris xưa kia. Số là vào tháng 12 năm 1946, V.M. và quân đội Pháp đánh nhau, tranh nhau từng tấc đất, từng khu phố ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội, hòn tên mũi đạn đã gây đổ vỡ và chết chóc, có một bóng đen cao cao len lỏi vào các khu đổ nát, không sợ nguy hiểm, để cứu vớt những nạn nhân, thu lượm xác chết, gom những trẻ em bơ vơ đem về trường Puginier tắm rửa, cung cấp chỗ ăn chỗ ngủ. Từ đó khai sinh ra Cô Nhi Viện Têrêsa và cũng vì hành động bác ái cao đẹp đó, báo chí phương Tây đã ví Ngài là : “cha Vinh Sơn Hà Nội” (monsieur Vincent de Hanoi)

Thay vì gọi là Cô Nhi Viện, Ngài đặt tên là Gia Đình Têrêsa, vì từ cách tổ chức, đến phương thức giáo dục, đúng là một gia đình và ở nơi vị linh mục giám-đốc có bàn tay của người Cha, có trái tim của người Mẹ. Chẳng vậy mà một số đông trẻ em đau khổ, được may mắn qua tay Ngài ấp ủ và gầy dựng, đến khi khôn lớn, ra đời trở thành những người có chức phận, vẫn một lòng một dạ tôn kính Vị Cha Già Khả Ái. Khi có con cái, danh hiệu Cha Già được nâng lên Ông Nội, hai tiếng lột tả hết ý nghĩa của một đại gia đình mà hằng năm vẫn về họp mặt đông đủ tại trường kỹ thuật Don Bosco - Gò Vấp.

Quay lại con người Phaolô Kim, hầu hết những người đã được sống gần Ngài, dù chỉ một thời gian ngắn, đều công-nhận con người Phaolô đặc biệt và đa dạng. Hình như bản chất Ngài kết nhiều bông hoa Trời phú cũng có và do cả Ngài tu luyện : những nét mà chúng ta chỉ thấy ở một số ít nhân vật có hạng.
  
Lữ thứ Trần Hữu Khắc


NGƯỜI CHA HAI LẦN SINH RA TÔI

Người ta thường nói : Cái tôi là cái đáng ghét. Nhưng cái tôi trong nhiều trường hợp lại rất đáng trân trọng, rất đáng dễ thương, nếu cái tôi ấy (con người ấy) biết hướng về một người khác trong tâm tình khiêm tốn tri ân, hiếu thảo cảm tạ, biết thành thật kể lại những công ơn trời biển của một ai đó, của một nhân vật nào đó.
Nhân dịp mừng 100 năm ngày sinh của Đức cố Giám mục Paul Léon Seitz Kim (22.12.1906 - 22.12.2006), Giám mục Giáo phận Kontum, người Cha rất kính mến của đại gia đình Têrêxa - Kitô Vua, người Bố rất cương nghị và cũng rất kính mến của tôi, chính Ngài đã hai lần sinh ra tôi : Lần thứ nhất sinh ra tôi qua Bí tích Thánh Tẩy. Lần thứ hai sinh ra tôi qua Bí tích Truyền Chức Thánh Linh mục.

Bây giờ tôi xin trung thực ghi lại vắn gọn hai lần sinh nhật của tôi để tôn vinh Thiên Chúa là Cha nhân ái và để cảm tạ Người Bố rất kính mến của tôi.

Ngày sinh lần thứ nhất của tôi : Vào giữa năm 1948, tôi được Cha Kim (khi ấy là Cha phó Chánh Tòa Hà Nội) nhận vào đại gia đình Têrêxa tại Quần ngựa như bao thiếu niên kém may mắn trong xã hội Việt Nam thời hậu đệ nhị thế chiến (1939 - 1945). Số là tôi bị thất lạc vào năm ấy khi Ba tôi từ Thạch Bích (Hà Đông - Hà Tây) lên Hà Nội chơi (theo lời của Mẹ tôi kể lại sau này, thì Ba tôi là một phu khuân vác ở ga xe lửa Hà Nội). Tôi không còn nhớ ai đã dẫn tôi tới Cha Kim... Nhưng tôi biết rõ chính Ngài đã đặt tên mới cho tôi, đã làm giấy thế vị khai sinh cho tôi... đã ban Bí tích Thánh Tẩy cho tôi vào lễ Giáng Sinh năm 1948 trong nhà nguyện ở Quần Ngựanh Bõ đỡ đầu của tôi là ông Giuse Nguyễn Văn Tham. Ông đã qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1998 tại tỉnh Hà Giang! Đây là lần thứ nhất Cha Kim đã sinh ra tôi cách đặc biệt!

Trong thời kỳ này cũng như giai đoạn ở Thị xá Chi Tô Vương (Thái Hà Ấp) tôi được Cha Kim giáo dục về mọi mặt - nhất là về trí dục, về nhân bản và về tinh thần phục vụ yêu thương. Ngài luôn luôn “đứng mũi chịu sào” - luôn luôn chứng tỏ là một người Cha, một người Mẹ hết mình vì con cái, sẵn sàng làm mọi việc - kể cả những công việc dọn vệ sinh trong các phòng tiêu. Tôi còn nhớ mãi khi ở Quần Ngựa có lần chính Ngài đã xắn tay áo lên thọc xuống bồn cầu bị nghẹt vì sự nghịch ngợm và thiếu ý thức của đoàn con.

Ngày sinh lần thứ hai của tôi : Sau khi Điện Biên Phủ, căn cứ địa cuối cùng của quân đội Pháp bị thất thủ (ngày 07 tháng 05 năm 1954) Cha Kim khi ấy đã là Giám mục Giáo phận Kontum (03.10.1952) quyết định nhận tôi và một số anh em khác vào miền Nam để tập tu. Ban đầu tôi học tại tiểu chủng viện Kontum... Đến năm 1956, tôi được gởi xuống Sàigòn học tại tiểu chủng viện Thánh Giuse. Việc “mang thai” lần thứ hai này thật lâu dài (1954 - 1974) Cha Kim tiếp tục huấn luyện tôi bằng phương pháp hướng đạo sinh - mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, tự lập tháo vát. Tôi còn nhớ mãi vào mùa hè năm 1961 - khi ấy tôi mới học hết lớp đệ nhị (ngày nay là lớp 11) Đức Cha đã “ra lệnh” cho tôi phải chuyển gấp bức thư của Ngài cho Cha Phêrô Trần Thanh Chung - khi ấy là Cha sở Plei Kơbay. Địa sở này cách Thị xã Kontum khoảng 37 cây số về phía Tây Nam. Tôi nói với Ngài : “Thưa Đức Cha con không biết đường”. Ngài trả lời : “Con cứ đi. Đường ở trên miệng con” Tôi lại nói : “Thưa Đức Cha con không có phương tiện”. Ngài lại nói một cách quyết liệt : “Con tự kiếm lấy!” Ra khỏi phòng, tôi không biết đi mượn ai để có phương tiện thi hành “chỉ thị” của Ngài! Rất may tôi được chị của Cha Simon Phan Văn Bình cho mượn một chiếc xe đạp cũ. Tôi lên đường trong lo âu! Đi tới đâu tôi hỏi đường tới đó! Có lúc tôi bị lạc trong rừng. Ngay lúc đó tôi thấy một người dân tộc chỉ đường cho tôi đi tiếp. Sau này tôi mới biết đó là “kế hoạch” của Đức Cha! Cuối cùng tôi đã tới được địa sở Pleikơbay vào khoảng 6 giờ chiều. Chuyển thư cho Cha sở xong, Ngài nói : “Chú ở lại đây với tôi đêm nay; sáng mai chú về sớm theo ý của Đức Cha Kim”.
Tôi cũng còn nhớ mãi một câu chuyện khác nữa (một thử thách rất đặc biệt) : Câu chuyện gia nhập trường sỹ quan Thủ Đức vào cuối năm 1962. Đức Cha cũng sai tôi chuyển thư của Ngài cho Cha Tổng giám đốc Nha Tuyên úy Công Giáo lúc bấy giờ là Cha Đinh Cao Thuấn. Tôi lại lên đường vào Sàigòn chuyển thư cho Cha Tổng Giám đốc. Đọc thư xong, Ngài nói : “Đức Cha muốn cho anh đi sỹ quan Thủ Đức - anh về làm hồ sơ theo chỉ dẫn trong giấy này!” Tôi giật mình. Trở về Kontum, tôi lên gặp Đức Cha. Ngài dõng dạc nói : “Con cứ làm theo yêu cầu của Cha Thuấn! Thế là tôi lại phải đi Sàigòn nộp hồ sơ. Về Kontum tôi đợi mãi mà không thấy Cha Giám đốc báo tin gì cả! Cũng như lần trước tôi mới biết đó là “kế hoạch” của Đức Cha thử thách tôi. Tạ ơn Chúa!
Rồi từ năm 1963 - 1968 Đức Cha vẫn tiếp tục thử thách tôi : Tự mình đi kiếm ăn ở Sàigòn và ở Đà Lạt bằng nghề dạy học. Thế rồi trước Tết Mậu Thân (1968) tôi được Đức Cha cho biết tôi sẽ đi đại chủng viện Xuân Bích Huế. Tôi rất vui mừng và cảm tạ Chúa.
Từ năm 1968 - 1974 Đức Cha vẫn tiếp tục huấn luyện tôi theo kiểu Hướng đạo : Mỗi kỳ hè tôi ở với Ngài chừng hai tháng tập làm mục vụ. Còn một tháng kia tôi về nhà, thăm thân nhân, bạn bè...

Sau gần 20 năm “mang thai” Đức Cha đã sinh tôi ra lần thứ hai trong chức Linh mục thừa tác. Chính Ngài đã đặt tay và xức Dầu Thánh cho tôi vào ngày 05 tháng 05 năm 1974 tại nhà nguyện dòng Salésien Don Bosco Thủ Đức. Trong bài giảng Đức Cha đã nói :
“Chính Cha đã hai lần sinh ra con. Lần thứ nhất Cha sinh ra con qua Bí Tích Thánh Tẩy. Lần thứ hai Cha sinh ra con qua Bí Tích Truyền chức Linh mục hôm nay”. Những lời huấn dụ trên đây thật cảm kích và trân trọng. Chính những lời ấy đã làm cho tôi sống trung thành với Thiên chức Linh mục mặc dù có rất nhiều sóng gió, cám dỗ, thử thách...

Sau năm 1975 Ngài đã phải ngậm ngùi rời bỏ Việt Nam, rời bỏ Giáo phận Kontum và những người con thân yêu của Ngài trong đó có tôi!

Với cương vị là người con đặc biệt của Ngài, tôi nguyện cố gắng sống theo tinh thần thượng võ - quảng đại - yêu thương hết mọi người theo như khẩu hiệu Giám mục của Ngài : “HÃY LÀM CHO TÔI SAY MÊ THÁNH GIÁ CHÚA” và khẩu hiệu khiêm tốn Linh mục của tôi : “TÔI CÓ LÀ GÌ CŨNG LÀ NHỜ ƠN THIÊN CHÚA” (1C 15, 10)

Phú Bổn, ngày 02 tháng 02 năm 2006
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Đắc

Hình ảnh: NGƯỜI CHA HAI LẦN SINH RA TÔI


Người ta thường nói : Cái tôi là cái đáng ghét. Nhưng cái tôi trong nhiều trường hợp lại rất đáng trân trọng, rất đáng dễ thương, nếu cái tôi ấy (con người ấy) biết hướng về một người khác trong tâm tình khiêm tốn tri ân, hiếu thảo cảm tạ, biết thành thật kể lại những công ơn trời biển của một ai đó, của một nhân vật nào đó.
Nhân dịp mừng 100 năm ngày sinh của Đức cố Giám mục Paul Léon Seitz Kim (22.12.1906 - 22.12.2006), Giám mục Giáo phận Kontum, người Cha rất kính mến của đại gia đình Têrêxa - Kitô Vua, người Bố rất cương nghị và cũng rất kính mến của tôi, chính Ngài đã hai lần sinh ra tôi : Lần thứ nhất sinh ra tôi qua Bí tích Thánh Tẩy. Lần thứ hai sinh ra tôi qua Bí tích Truyền Chức Thánh Linh mục.

Bây giờ tôi xin trung thực ghi lại vắn gọn hai lần sinh nhật của tôi để tôn vinh Thiên Chúa là Cha nhân ái và để cảm tạ Người Bố rất kính mến của tôi.

Ngày sinh lần thứ nhất của tôi : Vào giữa năm 1948, tôi được Cha Kim (khi ấy là Cha phó Chánh Tòa Hà Nội) nhận vào đại gia đình Têrêxa tại Quần ngựa như bao thiếu niên kém may mắn trong xã hội Việt Nam thời hậu đệ nhị thế chiến (1939 - 1945). Số là tôi bị thất lạc vào năm ấy khi Ba tôi từ Thạch Bích (Hà Đông - Hà Tây) lên Hà Nội chơi (theo lời của Mẹ tôi kể lại sau này, thì Ba tôi là một phu khuân vác ở ga xe lửa Hà Nội). Tôi không còn nhớ ai đã dẫn tôi tới Cha Kim... Nhưng tôi biết rõ chính Ngài đã đặt tên mới cho tôi, đã làm giấy thế vị khai sinh cho tôi... đã ban Bí tích Thánh Tẩy cho tôi vào lễ Giáng Sinh năm 1948 trong nhà nguyện ở Quần Ngựanh Bõ đỡ đầu của tôi là ông Giuse Nguyễn Văn Tham. Ông đã qua đời ngày 17 tháng 11 năm 1998 tại tỉnh Hà Giang! Đây là lần thứ nhất Cha Kim đã sinh ra tôi cách đặc biệt!

Trong thời kỳ này cũng như giai đoạn ở Thị xá Chi Tô Vương (Thái Hà Ấp) tôi được Cha Kim giáo dục về mọi mặt - nhất là về trí dục, về nhân bản và về tinh thần phục vụ yêu thương. Ngài luôn luôn “đứng mũi chịu sào” - luôn luôn chứng tỏ là một người Cha, một người Mẹ hết mình vì con cái, sẵn sàng làm mọi việc - kể cả những công việc dọn vệ sinh trong các phòng tiêu. Tôi còn nhớ mãi khi ở Quần Ngựa có lần chính Ngài đã xắn tay áo lên thọc xuống bồn cầu bị nghẹt vì sự nghịch ngợm và thiếu ý thức của đoàn con.

Ngày sinh lần thứ hai của tôi : Sau khi Điện Biên Phủ, căn cứ địa cuối cùng của quân đội Pháp bị thất thủ (ngày 07 tháng 05 năm 1954) Cha Kim khi ấy đã là Giám mục Giáo phận Kontum (03.10.1952) quyết định nhận tôi và một số anh em khác vào miền Nam để tập tu. Ban đầu tôi học tại tiểu chủng viện Kontum... Đến năm 1956, tôi được gởi xuống Sàigòn học tại tiểu chủng viện Thánh Giuse. Việc “mang thai” lần thứ hai này thật lâu dài (1954 - 1974) Cha Kim tiếp tục huấn luyện tôi bằng phương pháp hướng đạo sinh - mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, tự lập tháo vát. Tôi còn nhớ mãi vào mùa hè năm 1961 - khi ấy tôi mới học hết lớp đệ nhị (ngày nay là lớp 11) Đức Cha đã “ra lệnh” cho tôi phải chuyển gấp bức thư của Ngài cho Cha Phêrô Trần Thanh Chung - khi ấy là Cha sở Plei Kơbay. Địa sở này cách Thị xã Kontum khoảng 37 cây số về phía Tây Nam. Tôi nói với Ngài : “Thưa Đức Cha con không biết đường”. Ngài trả lời : “Con cứ đi. Đường ở trên miệng con” Tôi lại nói : “Thưa Đức Cha con không có phương tiện”. Ngài lại nói một cách quyết liệt : “Con tự kiếm lấy!” Ra khỏi phòng, tôi không biết đi mượn ai để có phương tiện thi hành “chỉ thị” của Ngài! Rất may tôi được chị của Cha Simon Phan Văn Bình cho mượn một chiếc xe đạp cũ. Tôi lên đường trong lo âu! Đi tới đâu tôi hỏi đường tới đó! Có lúc tôi bị lạc trong rừng. Ngay lúc đó tôi thấy một người dân tộc chỉ đường cho tôi đi tiếp. Sau này tôi mới biết đó là “kế hoạch” của Đức Cha! Cuối cùng tôi đã tới được địa sở Pleikơbay vào khoảng 6 giờ chiều. Chuyển thư cho Cha sở xong, Ngài nói : “Chú ở lại đây với tôi đêm nay; sáng mai chú về sớm theo ý của Đức Cha Kim”.
Tôi cũng còn nhớ mãi một câu chuyện khác nữa (một thử thách rất đặc biệt) : Câu chuyện gia nhập trường sỹ quan Thủ Đức vào cuối năm 1962. Đức Cha cũng sai tôi chuyển thư của Ngài cho Cha Tổng giám đốc Nha Tuyên úy Công Giáo lúc bấy giờ là Cha Đinh Cao Thuấn. Tôi lại lên đường vào Sàigòn chuyển thư cho Cha Tổng Giám đốc. Đọc thư xong, Ngài nói : “Đức Cha muốn cho anh đi sỹ quan Thủ Đức - anh về làm hồ sơ theo chỉ dẫn trong giấy này!” Tôi giật mình. Trở về Kontum, tôi lên gặp Đức Cha. Ngài dõng dạc nói : “Con cứ làm theo yêu cầu của Cha Thuấn! Thế là tôi lại phải đi Sàigòn nộp hồ sơ. Về Kontum tôi đợi mãi mà không thấy Cha Giám đốc báo tin gì cả! Cũng như lần trước tôi mới biết đó là “kế hoạch” của Đức Cha thử thách tôi. Tạ ơn Chúa!
Rồi từ năm 1963 - 1968 Đức Cha vẫn tiếp tục thử thách tôi : Tự mình đi kiếm ăn ở Sàigòn và ở Đà Lạt bằng nghề dạy học. Thế rồi trước Tết Mậu Thân (1968) tôi được Đức Cha cho biết tôi sẽ đi đại chủng viện Xuân Bích Huế. Tôi rất vui mừng và cảm tạ Chúa.
Từ năm 1968 - 1974 Đức Cha vẫn tiếp tục huấn luyện tôi theo kiểu Hướng đạo : Mỗi kỳ hè tôi ở với Ngài chừng hai tháng tập làm mục vụ. Còn một tháng kia tôi về nhà, thăm thân nhân, bạn bè...

Sau gần 20 năm “mang thai” Đức Cha đã sinh tôi ra lần thứ hai trong chức Linh mục thừa tác. Chính Ngài đã đặt tay và xức Dầu Thánh cho tôi vào ngày 05 tháng 05 năm 1974 tại nhà nguyện dòng Salésien Don Bosco Thủ Đức. Trong bài giảng Đức Cha đã nói :
“Chính Cha đã hai lần sinh ra con. Lần thứ nhất Cha sinh ra con qua Bí Tích Thánh Tẩy. Lần thứ hai Cha sinh ra con qua Bí Tích Truyền chức Linh mục hôm nay”. Những lời huấn dụ trên đây thật cảm kích và trân trọng. Chính những lời ấy đã làm cho tôi sống trung thành với Thiên chức Linh mục mặc dù có rất nhiều sóng gió, cám dỗ, thử thách...

Sau năm 1975 Ngài đã phải ngậm ngùi rời bỏ Việt Nam, rời bỏ Giáo phận Kontum và những người con thân yêu của Ngài trong đó có tôi!

Với cương vị là người con đặc biệt của Ngài, tôi nguyện cố gắng sống theo tinh thần thượng võ - quảng đại - yêu thương hết mọi người theo như khẩu hiệu Giám mục của Ngài : “HÃY LÀM CHO TÔI SAY MÊ THÁNH GIÁ CHÚA” và khẩu hiệu khiêm tốn Linh mục của tôi : “TÔI CÓ LÀ GÌ CŨNG LÀ NHỜ ƠN THIÊN CHÚA” (1C 15, 10)

Phú Bổn, ngày 02 tháng 02 năm 2006
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Đắc


CÒN LẠI TRONG TÔI

Tôi chưa một lần được nói chuyện tực tiếp với Người - Đức Cha Paul Seitz Kim kính mến - người cha chung của gia đình Tê-rê-xa, cũng chưa một lần được chịu phép rửa tội, nhưng tôi là một đứa con nhỏ bé trong gia đình Tê-rê-xa thân thương...

Vào một chiều cuối thu ảm đạm, những cơn gió bấc đầu mùa thi nhau nô dỡn với những chiếc lá khô đường Hà nội. Như con chim non thất thểu, tôi theo gia đình - cái gia đình đã sứt mẻ, tan vỡ vì chiến tranh của tôi - qua dốc vườn Bách thú, đi mãi tới một nơixa la, mà sau này tôi đã gửi lại đó một mảnh đời rất đáng nhớ của tôi. Cô nhi viện Thánh nữ Tê-rê-xa.

Tôi sợ sệt lê bước, không biết có phải vì cái lạnh đầu mùa; mà hai đầu gối tôi cứ run lên, cái lạnh chạy suốt sống lưng, lên hai bả vai làm tôi rùng mình. Nỗi cô đơn, thất vọng vỡ òa ra khi tôi bước chân qua bậc cửa ngôi nhà hai tầng Lacordaire, còn chị tôi, rón rén lau nước mắt khuất dần sau hàng cây. Cái cảm giác đơn côi này còn theo tôi mãi suốt cuộc đời. Đã hàng trăm lần tôi tự nhủ : “hết Chúa nhật này là mình sẽ trốn ra ngoài”, xong đã không có một Chúa nhật nào như thế cả. Hơi ấm của cái giường sắt đệm cỏ bọc bao tải, hơi ấm của thằng Mắn, thằng Phuơng, thằng Thi... đã níu chân tôi lại.

Mới 8 tuổi, tôi ở Jardin d’enfants. Ở đây tôi có quá nhiều bạn, đều đen đúa, tóc vàng như râu ngô, tay chân cáu bẩn như tôi. Ở đây tôi may mắn có anh trai ở trên gia đình nên cũng vơi đi nỗi sợ hãi bị bắt nạt. Các “ma soeur” dịu hiền như những người mẹ, nhưng nghiêm khắc như những người cha đã làm mềm đi cái đầu rất nóng và rất xù xì của tôi.

Thời gian cứ trôi đi sau bao lần di chuyển, mỗi chuyến đi lại dệt nên bao kỷ niệm. Tôi được xếp học tiếp lớp 3. Chúng tôi được học theo chương trình học “ngoài đời”, còn học giáo lý với những tranh vẽ minh họa các thánh tích Chúa Giê-su đẹp mê hồn do các “ma soeur” dạy. Dần dần, như bao bạn bè khác, tôi lớn lên bằng những bữa cơm đạm bạc. Cha đã phải chạy vạy, tần tảo mang về cho chúng tôi...

Lần ấy, vào một sớm xuân ẩm ướt, tôi được bạn bè dìu lên phòng khám bệnh của cha Cao. Sau một đêm sốt mê man, tôi muốn lả đi. Mắt nhắm nghiền, tôi lê theo các bạn. Trước mặt tôi hiện lên một “ông Tây” râu tóc xồm xoàm, với đôi mắt kính thật sáng. Tôi tỉnh hẳn vì sợ sệt. Chợt ánh mắt ấy dịu đi khi Cha thấy mặt mũi chân tay tôi đầy những nốt đỏ như muỗi đốt. Tôi vẫn quằn quại chống lại cơn sốt dày vò. Bàn tay rất to sờ lên trán tôi, cổ tôi rồi nhẹ nhàng đặt lên đỉnh đầu. Lâu lắm rồi làn da chai sạn của tôi lại có người vuốt ve âu yếm. Ánh nhìn thương cảm ấy làm tôi chợt nhớ đến bố tôi trước lúc lâm chung. Ánh mắt thương cảm nhưng đầy bất lực cũng lướt qua anh em tôi như thế... Mấy ngày sau, mỗi sáng tôi đều phải lên phòng Cha lĩnh thuốc uống. Khỏe lên một chút là tôi đã lại chạy nhảy và quên bẵng đi việc hàng ngày phải đi uống thuốc.

Sau hai ngày, tôi được Cha gọi, tôi vội chạy lên phòng Cha. Phần vì mệt, phần vì sợ, tôi thở chẳng ra hơi. Ánh mắt buồn, tuyệt nhiên không một chút giận dữ như tôi đang chờ đợi, Cha nói bằng một giọng rất trầm và không sõi lắm : “Sao con không đi uống thuốc?” Chỉ có vậy. Tôi đón và uống ngon lành những viên thuốc Cha đưa cho. Quên (hay trốn) uống thuốc không phải mình tôi, mấy thằng bạn khác cũng đang ra sức cạo những viên gạch bám đầy bùn đất của Bệnh xá... “Mỗi thằng phải cạo một viên, xong được đi chơi”. Khi ở nhà, chúng nó đã dặn tôi thế. Lúc lên, tôi đã kịp thủ sẵn một thanh sắt dẹp trong túi quần. Không đợi cha bảo, tôi ngồi xụp xuống cạo lấy cạo để, chỉ một loáng đã xong cả dãy gạch. Vừa lúc Cha bước vào, tôi vội đứng dậy. Vẫn không một lời, tôi thấy ánh mắt Cha chạy khắp châu thân, tôi biết người hài lòng.
- Thôi, con nghỉ kẻo mệt.

Những tình cảm không thể nói bằng lời ấy đọng mãi trong tôi mỗi khi nhớ lại thuở thiếu thời...

Không hiểu sao tôi lại thuộc được bài kinh giúp lễ “Ad Deum...” một cách dễ dàng thế, dù tôi không hiểu một từ nào. Từ đó, tôi được đi in bánh Thánh (và ăn rìa bánh nữa), dọn dẹp phòng thay quần áo, chuẩn bị lễ và rồi giúp lễ. Từ đây, tôi hay được đến gần Đức Cha Kim hơn.

Tôi đứng tròm trèm thắt lưng Người, ngước nhìn dáng thanh cao, cặp mắt sâu và sáng, bộ râu quai nón uy nghiêm, vầng trán cao và nụ cười thật hiền, bóng người trùm cả Thị Xá Chi Tô Vương. Dù khó khăn đến mấy, có Người, mọi việc đều được giải quyết êm thắm.

Ấn tượng sâu đậm không phai mờ trong tôi là hình ảnh Cha hành lễ trong các dịp lễ trọng. Dáng diệu uy nghiêm, ngài khoác áo lễ lấp lánh kim tuyến, đầu đội vương miện, hai tay giơ cao như muốn níu lấy cả bầu trời : “Credo in unum Deum...” Giọng người âm vang trên mái vòm nhà thờ, đan vào tiếng đàn Đại phong cầm, lan tỏa xuống tâm hồn mỗi người chúng tôi.

Từ đôi mắt sâu thẳm Người nhìn xuống chúng tôi đầy bao dung, như người chăn chiên nhìn đàn chiên khốn khó dưới chân mình. Tôi hiểu, Người đang dõi lòng cầu nguyện cho chúng tôi, cho Thị Xá Chi Tô Vương nhỏ bé này. Tôi luôn tự nhủ: Người là một vị Thánh.

Sau này lớn lên, tôi mới hiểu : “Xin cho chúng tôi rày hàng ngày dùng đủ” là thế nào. Năm trăm con người; ăn, mặc, học hành, học nghề và muôn vàn sự khốn khó khác. Không những thế, Người còn lo bổn phận phụng sự Giáo hội với cương vị là Đức Giám mục địa phận. Phải là người tài giỏi lắm, Người mới làm nổi cả núi công việc như vậy.
Tôi luôn khâm phục: Người là một nhà lãnh đạo đại tài

Tôi cảm ơn “kỷ yếu gia đình Têrêsa” mà các anh biên tập giúp tôi hiểu thêm bao nhiêu điều về gia đình mình.

Vì thiên chức Tông đồ, Người lìa bỏ tất cả - không dành cho mình chút gì trong thế giới này, và khi mất, Người nằm khiêm nhường trong ngôi mộ nhỏ, giản dị như bao người khác.

Tưởng nhớ Người, tôi chỉ nghĩ :
- Với những người khốn khó, Người là triệu phú.
- Với riêng mình, Người là vô sản.

Kính dâng lên Người muôn vàn tình thương yêu, lòng biết ơn, nỗi nhớ tiếc của đứa con nhỏ lạc loài của Người.

TRẦN ĐỨC THẠCH
60 Vệ An - TP. Bắc Ninh
Học sinh lớp nhất A
N.K 53-54

Hình ảnh: CÒN LẠI TRONG TÔI
    
Tôi chưa một lần được nói chuyện tực tiếp với Người - Đức Cha Paul Seitz Kim kính mến - người cha chung của gia đình Tê-rê-xa, cũng chưa một lần được chịu phép rửa tội, nhưng tôi là một đứa con nhỏ bé trong gia đình Tê-rê-xa thân thương...

Vào một chiều cuối thu ảm đạm, những cơn gió bấc đầu mùa thi nhau nô dỡn với những chiếc lá khô đường Hà nội. Như con chim non thất thểu, tôi theo gia đình - cái gia đình đã sứt mẻ, tan vỡ vì chiến tranh của tôi - qua dốc vườn Bách thú, đi mãi tới một nơixa la, mà sau này tôi đã gửi lại đó một mảnh đời rất đáng nhớ của tôi. Cô nhi viện Thánh nữ Tê-rê-xa.

Tôi sợ sệt lê bước, không biết có phải vì cái lạnh đầu mùa; mà hai đầu gối tôi cứ run lên, cái lạnh chạy suốt sống lưng, lên hai bả vai làm tôi rùng mình. Nỗi cô đơn, thất vọng vỡ òa ra khi tôi bước chân qua bậc cửa ngôi nhà hai tầng Lacordaire, còn chị tôi, rón rén lau nước mắt khuất dần sau hàng cây. Cái cảm giác đơn côi này còn theo tôi mãi suốt cuộc đời. Đã hàng trăm lần tôi tự nhủ : “hết Chúa nhật này là mình sẽ trốn ra ngoài”, xong đã không có một Chúa nhật nào như thế cả. Hơi ấm của cái giường sắt đệm cỏ bọc bao tải, hơi ấm của thằng Mắn, thằng Phuơng, thằng Thi... đã níu chân tôi lại.

Mới 8 tuổi, tôi ở Jardin d’enfants. Ở đây tôi có quá nhiều bạn, đều đen đúa, tóc vàng như râu ngô, tay chân cáu bẩn như tôi. Ở đây tôi may mắn có anh trai ở trên gia đình nên cũng vơi đi nỗi sợ hãi bị bắt nạt. Các “ma soeur” dịu hiền như những người mẹ, nhưng nghiêm khắc như những người cha đã làm mềm đi cái đầu rất nóng và rất xù xì của tôi.

Thời gian cứ trôi đi sau bao lần di chuyển, mỗi chuyến đi lại dệt nên bao kỷ niệm. Tôi được xếp học tiếp lớp 3. Chúng tôi được học theo chương trình học “ngoài đời”, còn học giáo lý với những tranh vẽ minh họa các thánh tích Chúa Giê-su đẹp mê hồn do các “ma soeur” dạy. Dần dần, như bao bạn bè khác, tôi lớn lên bằng những bữa cơm đạm bạc. Cha đã phải chạy vạy, tần tảo mang về cho chúng tôi...

Lần ấy, vào một sớm xuân ẩm ướt, tôi được bạn bè dìu lên phòng khám bệnh của cha Cao. Sau một đêm sốt mê man, tôi muốn lả đi. Mắt nhắm nghiền, tôi lê theo các bạn. Trước mặt tôi hiện lên một “ông Tây” râu tóc xồm xoàm, với đôi mắt kính thật sáng. Tôi tỉnh hẳn vì sợ sệt. Chợt ánh mắt ấy dịu đi khi Cha thấy mặt mũi chân tay tôi đầy những nốt đỏ như muỗi đốt. Tôi vẫn quằn quại chống lại cơn sốt dày vò. Bàn tay rất to sờ lên trán tôi, cổ tôi rồi nhẹ nhàng đặt lên đỉnh đầu. Lâu lắm rồi làn da chai sạn của tôi lại có người vuốt ve âu yếm. Ánh nhìn thương cảm ấy làm tôi chợt nhớ đến bố tôi trước lúc lâm chung. Ánh mắt thương cảm nhưng đầy bất lực cũng lướt qua anh em tôi như thế... Mấy ngày sau, mỗi sáng tôi đều phải lên phòng Cha lĩnh thuốc uống. Khỏe lên một chút là tôi đã lại chạy nhảy và quên bẵng đi việc hàng ngày phải đi uống thuốc.

Sau hai ngày, tôi được Cha gọi, tôi vội chạy lên phòng Cha. Phần vì mệt, phần vì sợ, tôi thở chẳng ra hơi. Ánh mắt buồn, tuyệt nhiên không một chút giận dữ như tôi đang chờ đợi, Cha nói bằng một giọng rất trầm và không sõi lắm : “Sao con không đi uống thuốc?” Chỉ có vậy. Tôi đón và uống ngon lành những viên thuốc Cha đưa cho. Quên (hay trốn) uống thuốc không phải mình tôi, mấy thằng bạn khác cũng đang ra sức cạo những viên gạch bám đầy bùn đất của Bệnh xá... “Mỗi thằng phải cạo một viên, xong được đi chơi”. Khi ở nhà, chúng nó đã dặn tôi thế. Lúc lên, tôi đã kịp thủ sẵn một thanh sắt dẹp trong túi quần. Không đợi cha bảo, tôi ngồi xụp xuống cạo lấy cạo để, chỉ một loáng đã xong cả dãy gạch. Vừa lúc Cha bước vào, tôi vội đứng dậy. Vẫn không một lời, tôi thấy ánh mắt Cha chạy khắp châu thân, tôi biết người hài lòng.
- Thôi, con nghỉ kẻo mệt.

Những tình cảm không thể nói bằng lời ấy đọng mãi trong tôi mỗi khi nhớ lại thuở thiếu thời...

Không hiểu sao tôi lại thuộc được bài kinh giúp lễ “Ad Deum...” một cách dễ dàng thế, dù tôi không hiểu một từ nào. Từ đó, tôi được đi in bánh Thánh (và ăn rìa bánh nữa), dọn dẹp phòng thay quần áo, chuẩn bị lễ và rồi giúp lễ. Từ đây, tôi hay được đến gần Đức Cha Kim hơn.

Tôi đứng tròm trèm thắt lưng Người, ngước nhìn dáng thanh cao, cặp mắt sâu và sáng, bộ râu quai nón uy nghiêm, vầng trán cao và nụ cười thật hiền, bóng người trùm cả Thị Xá Chi Tô Vương. Dù khó khăn đến mấy, có Người, mọi việc đều được giải quyết êm thắm.

Ấn tượng sâu đậm không phai mờ trong tôi là hình ảnh Cha hành lễ trong các dịp lễ trọng. Dáng diệu uy nghiêm, ngài khoác áo lễ lấp lánh kim tuyến, đầu đội vương miện, hai tay giơ cao như muốn níu lấy cả bầu trời : “Credo in unum Deum...” Giọng người âm vang trên mái vòm nhà thờ, đan vào tiếng đàn Đại phong cầm, lan tỏa xuống tâm hồn mỗi người chúng tôi.

Từ đôi mắt sâu thẳm Người nhìn xuống chúng tôi đầy bao dung, như người chăn chiên nhìn đàn chiên khốn khó dưới chân mình. Tôi hiểu, Người đang dõi lòng cầu nguyện cho chúng tôi, cho Thị Xá Chi Tô Vương nhỏ bé này. Tôi luôn tự nhủ: Người là một vị Thánh.

Sau này lớn lên, tôi mới hiểu : “Xin cho chúng tôi rày hàng ngày dùng đủ” là thế nào. Năm trăm con người; ăn, mặc, học hành, học nghề và muôn vàn sự khốn khó khác. Không những thế, Người còn lo bổn phận phụng sự Giáo hội với cương vị là Đức Giám mục địa phận. Phải là người tài giỏi lắm, Người mới làm nổi cả núi công việc như vậy.
Tôi luôn khâm phục: Người là một nhà lãnh đạo đại tài

Tôi cảm ơn “kỷ yếu gia đình Têrêsa” mà các anh biên tập giúp tôi hiểu thêm bao nhiêu điều về gia đình mình.

Vì thiên chức Tông đồ, Người lìa bỏ tất cả - không dành cho mình chút gì trong thế giới này, và khi mất, Người nằm khiêm nhường trong ngôi mộ nhỏ, giản dị như bao người khác.

Tưởng nhớ Người, tôi chỉ nghĩ :
- Với những người khốn khó, Người là triệu phú.
- Với riêng mình, Người là vô sản.

Kính dâng lên Người muôn vàn tình thương yêu, lòng biết ơn, nỗi nhớ tiếc của đứa con nhỏ lạc loài của Người.

TRẦN ĐỨC THẠCH
60 Vệ An - TP. Bắc Ninh
Học sinh lớp nhất A
N.K 53-54


DI SẢN QUÍ BÁU CỦA CHA GIÀ

Tôi còn nhớ đó là vào tháng bẩy năm 1954, ngay khi vừa thi xong tốt nghiệp tiểu học, chúng tôi bước vào kỳ hè, một kỳ nghỉ hè đầy xáo trộn vì các tin tức chiến trường cũng như cuộc chia đôi đất nước. Riêng bản thân tôi thì tin đồn về một số học sinh được các cha Don Bosco chọn gửi đi Hồng Kông tu học làm tôi cản thấy băn khoăn. Thú thực đấy là lần đầu tiên tôi đặt vấn đề đi tu cách nghiêm túc, vì trước đó cũng đã nhiều lần các Sơ Mến Thánh Giá và cha hiệu trưởng Gioan Trung Độ cũng thỉnh thoảng có gợi ý hỏi tôi muốn đi tu hay không… và tôi chỉ biết cười trừ. Lần này thì tôi thực sự muốn nhưng đã không được chọn, phần vì tôi thuộc nhóm bé nhất luôn sống với các Sơ nên ít quen biết các cha sinh hoạt chủ yếu với các anh lớn, phần vì quyết định của tôi có vẻ như vội vàng và cơ hội… xét theo bối cảnh lúc bấy giờ. 
Thế là ý định đi tu của tôi chỉ còn là một ký ức, một mộng mơ… và đành xếp lại trong một thời gian dài. Nhưng cũng chính trong thời gian ấp ủ đó mà nó dần bén rễ và ăn sâu cho tới ngày tôi chính thức xin gia nhập vào số các tu sinh trong đệ tử viện Don Bosco Thủ Đức đang hình thành. Diễn biến là như thế, nhưng tôi vẫn luôn tự hỏi: đâu là hạt giống ơn gọi được gieo vãi trong tâm hồn nhỏ bé của tôi cũng như nó đã được gieo vào lúc nào?
Thú thực đặt câu hỏi như thế tôi cũng khó trả lời cách chính xác. Mơ hồ tôi nhớ mang máng cái ký ức xa xưa trong thời Gia Đình Tê-rê-xa còn sinh hoạt ở Lacordaire, lúc đó tôi mới chập chững các lớp vườn trẻ và tiểu học. Cái kỷ niệm về hôm đó khi Cha Kim, nhân vật được các Sơ thường nhắc tới với lòng tôn kính, trịnh trọng gắn lên ngực tôi tấm huy chương mầu xanh lá vì tôi học nhất lớp, và rồi ôm lấy tôi vào lòng, cười búng tai tôi sau câu hỏi: “Đố con biết: trên trời có cái ‘tái bung’ là cái gì? – Là cái búng tai!” Cái ấn tượng về người cha đó càng gia tăng sau cái lần sân thượng phơi đồ của khu Jardin d’enfant bị cháy. Với đôi mắt và tâm hồn còn hoảng loạng vì khiếp sợ, tôi thấy hiện rõ khuôn mặt đẫm mồ hôi của vị linh mục, mỉm cười và trấn an chúng tôi sau khi chính ngài đã nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Nhưng ấn tượng nhất vẫn là sự việc xảy ra trong dịp chúng tôi nghỉ hè tại Bãi Cháy (Vịnh Hạ Long). Chiều hôm trước người vừa từ Hà Nội tới thăm, sáng hôm sau người đi kiểm tra khu chúng tôi ăn ngủ. Vấn đề là bồn cầu nhà vệ sinh của chúng tôi đã bị nghẹt từ hai ngày qua, nhớp nhúa và hôi thối. Sau khi lắng nghe các anh lớn đã thử giải quyết cách nào, người bình thản xắn tay áo lên, thò tay sâu tới khuỷu vào bồn cầu để lôi ra một búi giẻ rách. Rồi với nguyên cánh tay còn dính đầy phân, người nhẹ nhàng dạy chúng tôi cách sử dụng bồn cầu sao cho phải… 
Thế đấy, trong đầu óc non nớt của mình, tôi bắt đầu yêu thích hình ảnh người linh mục, bắt đầu chơi cái trò mặc áo lễ và làm lễ trong nhà ngủ… Hạt giống ơn gọi đơn sơ và nhỏ bé đã được gieo trên thửa đất thô để rồi sau này, cộng với nhưng tấm gương gian khổ hy sinh của các cha Salesien trong suốt sáu tháng chúng tôi lưu lạc nơi chuồng bò Ban Mê Thuật, nó đã được định hình và lớn mạnh lên.
Đối với tôi đó là những hình ảnh của người cha thân thương. Và không chỉ hình ảnh, đó chính là gia sản quí báu nhất mà tôi nhận được trong đời, và đã theo tôi trong suốt đời sống. Cho dầu môn thần học sau này có giúp tôi đào sâu ý nghĩa cao đẹp vô song của thiên chứa linh mục, tôi vẫn thiết nghĩ: linh mục sẽ chẳng có ý nghĩa gì, sẽ chẳng phản ảnh chút nào Đức Ki-tô, vị mục tử nhân lành, nếu thiếu vắng những nụ cười, những giọt mồ hôi, và nhất là những chứng từ quên mình phục vụ rất cụ thể và thiết thức như thế. Đối với bản thân tôi, gợi nhớ hay tưởng niệm cha già Phao-lô Kim vẫn luôn mãi phải là một cam kết, một tuyên hứa bảo tồn và lưu giữ cũng như phát huy Di Sản Quí Giá nhất này mà Thiên Chúa đã thương tình trao ban cho tôi trên bước đường ơn gọi. Tôi hằng tạ ơn Chúa vì hồng ân quí báu này.

Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ 30 của Cha Kim
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB


TÊN NGƯỜI LÀ NHÂN ÁI !

Trong cuốn “Dân Làng Hồ” của Cha Dourisboure, tôi rất thích đoạn nhận xét nầy: “Trong số các cha người Kinh có cha Do là người đã được anh em Thượng hết lòng yêu mến. Nhưng nói chung, người Thượng tin cậy và tôn trọng các Cha Thừa Sai Pháp hơn, duy chỉ vì chúng tôi đã thương yêu họ với trọn tấm lòng của một người cha. “.

Cũng năm Mậu Thân ấy, Mùa xuân chìm trong khói lửa. Với anh em chúng tôi khi nghe tiếng pháo hoặc súng nổ dữ dội và khác thường là liền tức khắc kéo nhau ra giao thông hào đã đào sẵn nơi bên hông chủng viện vì nơi đây khá gần sân bay. Đấy là một mệnh lệnh vô cùng cần thiết vì trong một thế giới nhỏ tuổi như chúng tôi không còn kỷ luật nào toàn vẹn hơn thế. Cho nên khi thầy giám thị hô hóan vang dội báo động là ba chân bốn cẳng vọt. Có khi đổ nhào lúc va vấp nhau nơi cầu thang trơn tuột. Nhưng rồi như được Chúa quan phòng chúng tôi cũng tập trung đông đủ dù chen chúc nhau trong những hố sâu và ẩm ướt mốc meo. Suốt đêm chúng tôi không ngủ vừa hãi hùng vừa nếm những trải những vo ve của muỗi, của cái lạnh ngoài trời dưới đất ẩm mốc mà sương mù thấm đẫm những mái đầu non dại. Thỉnh thoảng nghe đâu tiếng đạn rít trên đầu rồi là tiếng nổ sau đó. Máy bay trực thăng vần vũ nhả những đạn rocket nghe nhức óc inh tai. Trên bầu trời cứ liên tiếp phát sáng với những trái đạn rực rỡ. Hết trái này lại tiếp nối những trái khác nhằm phát hiện những rình mò che lấp trong um tùm xó xỉnh. Thật may cho chúng tôi không một trái đạn nào lạc hướng nhắm vào những đứa trẻ phờ phạc vì bom đạn. Rồi gần sáng cũng lắng dịu chỉ còn nghe đâu đó hướng phía chợ ngoài phố, phía xa hướng cầu Dak Bla. Có lẽ khi trời sáng họ sẽ kéo đi về bưng về rừng! Vậy mà ĐC Paul Seitz, Ngài như đùa bỡn với tử thần. Số là trước Tòa Giam Mục, năm đó, là một đồn cảnh sát cấp tỉnh. Cổng vào đồn lại gần như đối diện cổng vào Tòa. Nơi cổng đồn ngự trị một lô cốt khá kiên cố sừng sững trực diện lúc nào cũng lăm le khẩu đại liên đen ngòm như sẵn sàng khạc lửa. Chính vào giờ G đêm đó, đêm giao thừa linh thiêng của cả dân tộc, tiếng súng nổ như vang trời. Cùng khắp. Hàng loạt. Pháo sáng rền trên không trung tĩnh lặng của thời khắc chuyển giao. Ngài vẩn bình tĩnh lắng nghe cho đến khi tầm đạn xuyên qua bờ tường, nơi phòng ngủ rát rạt bên tai, Ngài mới chịu thoát ra ngoài vội vã chạy sang bên đám con nhỏ dấu yêu của Ngài gần đó. Sự hiện diện của Ngài làm chúng tôi bớt đi nỗi hỏang sợ, như được bao bọc chở che trong ân sủng. Khi trời vừa sáng cũng là lúc Ngài vội vã lái xe đi về làng Thượng nằm bên trong giáo xứ Phương Quí để yêu cầu một thầy xứ đã bỏ giáo dân trở về chủng viện. Theo Ngài chính lúc khó khăn gian khổ tang tóc này mới thực sự cần thiết đến chủ chăn để an ủi động viên đàn chiên bơ vơ lạc lõng của mình. Ngài ra đi bằng một quyết tâm dũng cảm dù cho vào thời điểm đó vẫn chưa im tiếng súng truy qúet cùng giao tranh nhỏ lác đác. Không chỉ thế mà Ngài còn thăm hỏi những buôn làng xa xôi khác, xem những đàn chiên của Ngài có bình an hay không như một viên tướng đi thị sát mặt trận. Quả thật “lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quí không thể thiếu được của một vĩ nhân.“ Đây là lời nói về đại văn hào Victor Hugo. Nhưng cũng là cảm nhận nghĩ đến Ngài .

Đúng như cha Pierre Dourisboure nhận xét: “chúng tôi yêu thương họ với trọn tấm lòng của một người cha”. Tôi được ĐC Cố Giám Mục Phaolô Seitz tiếp tục nâng đỡ, dù sau khi được chăm sóc tại bệnh viện Grall với chứng bệnh “liệt tủy sống” quái ác và nơi đây đã “bó tay” do phương tiện y khoa giới hạn. Ngài không bỏ rơi tôi . Ngài vẫn còn hy vọng, nên đã giao tôi cho Ong Henri Fleutot dùng vật lý trị liệu chữa bệnh cho tôi. Chỉ khi nào qua “đôi bàn tay kỳ dịêu “này mà vẫn không làm được gì thì khi đó Ngài mới nghĩ đến phương án gửi tôi qua Pháp. Trong thời gian tôi nằm viện, cha linh tông của tôi đã chưa một lần thăm hỏi, mà chỉ gửi cho tôi một số tiền tượng trưng chỉ đủ trả chi phí cho một ngày nằm viện. Nhưng Ngài, một vị Thừa Sai , đã “ yêu thương tôi với trọn tấm lòng CỦA MỘT NGƯỜI CHA “. Chính long “yêu thương với trọn tấm lòng của một người cha”này, mà các anh em trong GIA ĐÌNH TÊRÊXA dựng lên một NGÔI NHÀ TỔ để tưởng nhớ, sùng kính Ngài tại Giáo xứ Khiết Tâm, Tam Bình, Thủ Đức.

Lòng NHÂN HẬU – DŨNG CẢM – YÊU THƯƠNG TRỌN TẤM LÒNG của Đức Cha Cố Phaolô Leon Seitz chính là NGÔI NHÀ TỔ trong trái tim yếu đuối nhưng chân thành yêu mến,cảm phục của tôi.

Kính nhớ Người Cha kính yêu nhân Ngày Giỗ Thứ 20. 
Vũ-Văn-Quý 64



NHỚ VỀ ĐỨC CHA KIM (PAUL LÉO SEITZ)

Tôi chưa bao giờ có ý định viết về Đức Cha KIM. Bỗng nhiên, sắp đến dịp giỗ lần thứ 25 của ngài, tôi tự nhủ mình xem liệu tôi có thể lục lại trong trí nhớ của mình những gì còn đọng lại về vị Giám Mục quá cố kính yêu hay không. Và tôi cố thử xem.
Vào thập niên 60 thế kỷ XX, lúc còn học ở tiểu chủng viện Kontum, tôi chưa bao giờ có được may mắn đến gần Đức Cha KIM như một số các anh em khác. Những bạn này được diễm phúc giúp lễ Đức Cha vào sáng sớm. Có lẽ hồi đó tôi gầy còm và nhỏ con quá nên chưa được cái vinh dự đó chăng. Nhưng tôi cũng lấy làm mừng và cho rằng phải lẽ thôi, vì bấy giờ thuộc được kinh giúp lễ bằng tiếng la-tinh cũng không phải là chuyện dễ... Tuy nhiên, khi lớn hơn, tại nhà thờ chính tòa Kontum, tôi cũng một lần được tham gia vào đoàn giúp lễ Đại Triều với vai trò “lon ton” bảo gì làm nấy. Đúng ra đó là vai trò của người cầm cái đuôi áo cho giám mục khỏi kéo lê dưới đất, nhưng vào thời ấy Đức Cha không còn mặc thứ áo đó nữa. Tôi có nêu thắc mắc với cha bề trên LỘC là chưởng nghi và ngài bảo cứ đi theo, khi nào cần làm gì thì ngài sẽ nói...
Cứ sự thường thì tôi chỉ thấy Đức Cha từ xa, khi ngài đi lại rất hiên ngang qua trước sân Chủng Viện, hoặc lúc ngài lái chiếc Land Rover đi ngang qua đó.
Nếu tôi nhớ không lầm, thì vào năm 1968, học lớp 4e, lần đầu tiên tôi được nghe Đức Cha giảng tĩnh tâm. Lớp tôi cùng với lớp 5e là hai lớp lớn được Đức Cha giảng riêng. Tôi nhớ Đức Cha luôn nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm, đến nghị lực, đến ý chí. Ngài đưa ra những mẫu gương ngài rút ra từ những sách ngài đã đọc. Ngài đam mê đọc sách và đọc rất nhiều. Tôi có nghe nói là cả trong nhà vệ sinh của ngài cũng có để sách... Nói về tinh thần trách nhiệm, ngài đã đưa ra gương của những viên phi công ngày xưa chẳng may bị rớt máy bay trên núi cao trong lúc đi đưa thư. Dù phải đối chọi với bão tuyết, đói khát, giá buốt và cái chết, họ cũng không chểnh mảng trong việc gìn giữ những bao đựng thư đã được giao phó cho họ mang đi. Về ý chí và nghị lực, thì Đức Cha kể cho chúng tôi gương của một anh chàng tên là Bader (?). Anh chàng này rất thích lái xe. Chẳng may anh bị tai nạn và bị què cả hai chân. Nhưng anh đã không chịu thua số phận. Khi xuất viện, với đôi chân què, anh lại tìm cách lái xe, và, với nghị lực phi thường, anh còn tập cả lái máy bay nữa.
Vì Đức Cha giảng một bài rất hay về ý chí vào buổi sáng, nên, để chuẩn bị cho những câu hỏi vào buổi chiều, thầy CHIỂU, đang giúp ở Chủng Viện năm đó, tức cha NGUYỄN HOÀNG SƠN bây giờ, đã bày cho tôi một câu hỏi để có thể đặt ra cho Đức Cha. Câu hỏi đại ý như sau : để có được ý chí (la volonté) thì phải có ý muốn (la volonté), vậy làm sao để có được ý muốn có ý chí (la volonté de la volonté) ? Đặt được câu hỏi như vậy xem ra cũng oai, nhưng tôi thấy nó cao siêu quá nên đã không dám mạo hiểm giơ tay đặt câu hỏi. Ngoài ra, trong những lần nói chuyện khác với chủng sinh, Đức Cha thường nhắc đến tinh thần hướng đạo : hướng đạo sinh (le scout) luôn trọng danh dự, hướng đạo sinh luôn sống ngay thẳng, huớng đạo sinh vâng lời không cãi lại, v.v. Đức Cha còn cho in ra 10 điều luật hướng đạo bằng tiếng Pháp và phát cho các chủng sinh.
Năm Mậu Thân 1968, như thường lệ, tôi về ăn Tết với Cố CARAT ở Diên Bình, một giáo xứ cách Kontum hơn 30 km về hướng Bắc. Chỉ có mùa nghỉ Hè tôi mới về gia đình ở Nha Trang, vì thời chiến tranh đi lại rất khó khăn. Gia đình tôi quen biết Cố CARAT trước cuộc di cư 1954, khi còn ở miền Bắc. Dịp Tết Mậu Thân 1968 ấy, chiến sự đã nổ ra. Tôi bị kẹt ở Diên Bình khá lâu và đã hết ngày nghỉ mà vẫn chưa trở lại Kontum được. Thật là những ngày sống sợ chết hãi. Tôi còn nhớ : khi trở về Chủng Viện, tôi được đi cùng xe với các Cha thuộc Hội Thừa Sai (MEP). Để tránh mìn và để được an toàn, các xe chở khách và xe tư nhân phải chờ cho quân đội mở đường hoặc đi theo đoàn công-voa của Mỹ. Đoàn xe rất dài, dẫn đầu là xe tăng, đi đến đâu bụi bay mịt mù đến đó, và hai chiếc trực thăng cứ lượn đi lượn lại ở trên đầu. Ngồi trong xe, các ông Cố lần chuỗi bằng tiếng la-tinh. Về đến Chủng Viện, đời sống thường ngày vẫn chưa ổn định. Tối đến, vẫn còn phải ngủ dưới tầng trệt : dọc theo các bức tường, thay cho các bao cát, là đồ Mỹ viện trợ, gồm những bao gạo đỏ Bulgur và bột mì ; cứ y như ở trong một lô-cốt lớn.
Một, hai ngày sau đó, vào một buổi chiều, Đức Cha SEITZ qua gặp Cha Bề Trên LỘC, bây giờ là Đức Cha Alexis. Ngài xin bốn anh tình nguyện lớp 4e đi theo ngài làm công tác. Ham vui nên tôi cũng có mặt trong nhóm đó. Cùng đi còn có thầy CHIỂU. Chúng tôi hí hửng lên ngồi đằng sau chiếc Land Rover, không biết đi đâu và làm gì. Đức Cha lái xe ra khỏi Kontum, đi khá xa về hướng Bắc, và dừng lại bên vệ đường. Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng của chiến tranh, đường sá vắng hoe, đậu xe khơi khơi giữa rừng như thế này kể cũng liều. Chúng tôi xuống xe và lúc đó mới té ngửa ra với công việc sắp làm. Trước mặt chúng tôi là 3 xác chết, hay đúng hơn là 3 bộ xương người, chồng chất lên nhau, với những mảng thịt thối rữa màu đen sì, vì đã bị đốt cháy nham nhở bằng xăng hoặc dầu. Người ta nói rằng đó là xác của những anh bộ đội miền Bắc bị chết trận. Mùi xú uế xông lên nồng nặc và khủng khiếp! Có người cho rằng không có xác con gì thối cho bằng xác con người. Có lẽ đúng vậy thật. Đức Cha bảo chúng tôi đào lỗ chôn 3 cái xác ấy, không thể để như thế được, vì thân xác con người phải được kính trọng. Chúng tôi chọn chỗ đào lỗ, không gần các xác quá, vì mùi thối, không xa quá, để không vất vả khi di chuyển, và nhất là phải ở trên hướng gió. Sau Tết là mùa khô nên đất cứng như đá. Chúng tôi cố gắng kẻ đào người xúc thay phiên nhau và cuối cùng cũng coi như xong. Trước khi cho cả 3 xác vào tấm ny-lông gói lại và đem chôn, Đức Cha lấy Kinh Thánh ra đọc một đoạn sách Tôbia. Ngài nói vắn tắt ý nghĩa việc chúng tôi làm. Sau khi mọi người âm thầm cầu nguyện trong giây lát, cuộc an táng bắt đầu. Thầy CHIỂU là người can đảm nhất : tay mang găng cao-su, thầy bốc các khúc xương cho vào tấm ny-lông, chúng tôi phụ giúp bằng những lưỡi cuốc. Chúng tôi lấp đất thật kỹ vì sợ chó hoang đánh mùi lại moi lên. Mặt trời xuống dần và chúng tôi lên xe về lại chủng viện. Qua sự việc này, tôi thấy Đức Cha KIM quả là vị mục tử tốt lành, không những chăm sóc các con chiên trong đàn, mà cả những con chiên ngoài đàn, lý do vì tất cả đều là con cái Thiên Chúa, cho dù họ là ai, là bạn hay thù, là người có đạo hay kẻ tự nhận là vô thần.
Kontum là một giáo phận nghèo, xa xôi, thiếu thốn cả về nhân sự lẫn vật chất. Chính vì thế một trong những ưu tư hàng đầu của Đức Cha là lo liệu cho việc phát triển, nhất là phát triển về dân trí và dân sinh. Tôi cũng như các anh em CVK (= Chủng Viện Kontum) khác luôn ghi ơn Đức Cha nói riêng và giáo phận Kontum nói chung đã cho chúng tôi thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản và một nền học vấn được coi là ưu việt vào thời ấy, một nền học vấn mà ngay cả những đứa con nhà giàu chưa chắc đã có được. Chúng tôi được theo học chương trình Pháp cơ đấy. Các sách giáo khoa được nhập từ Pháp. Nhiều cuốn mới toanh, mở ra còn thơm mùi mực in. Chúng tôi luôn biết ơn và hãnh diện về điều này. Có người vì tự ái dân tộc “dỏm” hoặc vì ganh tị (?) cho chúng tôi là mất gốc ! Nhưng ngay cả trong hiện tại, những gia đình khá giả đang cố chạy chọt để con em họ được học trong các ngôi trường song ngữ, trường quốc tế, thậm chí cho đi du học từ những lớp nhỏ. Ấy thế mà đó là điều chúng tôi, đa số là con nhà nghèo, đương nhiên được hưởng nhờ, ngay khi bước chân vào Chủng Viện, ở một miền “khỉ ho cò gáy” như người miền xuôi thời ấy nói về Kontum. Để cho chương trình học được hoàn tất và kết quả học tập có giá trị, Đức Cha đã đưa bốn lớp lớn từ “troisième” đến “terminale” (trung học đệ nhị cấp) lên Đà Lạt. Đức Cha đã may mắn mua lại một bệnh viện tư của Bác sĩ SOHIER để làm Chủng Viện Thừa Sai Kontum cơ sở 2.
Lúc bấy giờ, năm 1966, hai Chủng Viện Nha Trang và Kontum cùng với trường trung học Adran của các Sư Huynh tại Đà Lạt hợp tác với nhau để có đủ giáo sư duy trì chương trình Pháp gồm 2 ban Văn-Triết (ban A) và Lý-Hóa (ban D). Sau khi mãn trung học thì thi ra trường lấy bằng Tú tài (Baccalauréat). Trong khi các chủng sinh Nha Trang được tự do chọn ban A hoặc ban D, thì Đức Cha muốn tất cả chúng tôi chọn ban A. Có lẽ Đức Cha không muốn chúng tôi trở thành các kỹ sư mà phải trở nên những con người có tư duy và có văn hoá. Tuy học chương trình Pháp, nhưng không vì thế mà thua kém thiên hạ. Trên thực tế, chủng sinh Kontum, trước 1975, khi mãn Tiểu Chủng Viện, ra trường có 4 văn bằng : Trung học Pháp(BEPC=Brevet d’Etude du Premier Cycle), Tú tài I Việt, Tú tài II Việt, Tú tài Pháp (Bac).
Lâu lâu Đức Cha cũng ghé thăm chủng viện “Sohier” và ban lời huấn đức. Ngài luôn nhấn mạnh đến tư cách chứng nhân của chúng tôi khi đi học ở trường ngoài. Ngài muốn chúng tôi sống khiêm tốn, đơn giản, biết vận dụng ý chí. Ngài muốn chúng tôi cuốc bộ mỗi ngày đến trường, mỗi lượt đi hoặc về mất chừng 15-20 phút, dù nắng dù mưa, dù lạnh dù nóng. Và nhất là ngài muốn chúng tôi phải sống thật thà, ngay thẳng, không bao giờ được gian lận trong các bài làm, bài thi ở trường học. Tôi nhớ ngài dùng từ rất nặng diễn tả hình phạt dành cho những hành vi gian lận nói trên : cas de renvoi (= cho về), hay chassé du séminaire (= bị đuổi ra khỏi chủng viện). Ngài luôn khuyến khích chúng tôi sống tự do, trưởng thành, trách nhiệm : “La porte du séminaire est toujours ouverte” (= cửa chủng viện luôn rộng mở đấy); ngài có ý nói nếu ai trong chúng tôi thấy mình không thích hợp với đời tu thì cứ vui vẻ ra về...
Chẳng những Đức Cha lo cho chúng tôi về mặt đức dục và trí dục, ngài còn để ý đến cả mặt thể dục nữa. Ngài đã mời một huấn luyện viên về thể dục người Pháp, ông FLEUTOT, mỗi tuần hai lần, đến tập thể dục cho chúng tôi tại chủng viện Sohier tại Đà Lạt. Tôi nhớ có lần Đức Cha ghé thăm chủng viện đúng vào ngày tập thể dục: ngài ra sân đứng xem. Thật khốn khổ cho chúng tôi: Ông FLEUTOT muốn làm oai biểu diễn cho Đức Cha xem thành quả của ông trên đám học trò của ông là chính chúng tôi: hôm đó ông đứng khoanh tay, nhắm mắt, miệng đếm un deux, un trois ... (một hai, một ba...) và cố tình quên cho chúng tôi nghỉ vào chục động tác cuối cùng mà lẽ ra chúng tôi phải được nghỉ, cho đến khi chúng tôi mỏi rã rời nằm bò trên sân. Đức Cha được một mẻ cười xem ra thích thú lắm.
Sau mùa Hè đỏ lửa 1972, lớp tôi mãn trường và chuẩn bị đi giúp một năm theo truyền thống Kontum trước khi lên Đại Chủng Viện. Cũng như các lớp đàn anh, lớp tôi, cả thảy 9 người, về Tiểu Chủng Viện dạy học cho các lớp nhỏ từ quatrième (lớp 8 bây giờ) trở xuống. Vì chiến tranh ngày càng leo thang và dữ dội, nên Đức Cha quyết định cho di dời Tiểu Chủng Viện từ Kontum lên Đà Lạt, vì ngài mượn được một toà nhà lớn, trước kia là Học Viện của Dòng Chúa Cứu Thế, toạ lạc tại giáo xứ Tùng Lâm, trên một ngọn đồi cao.
Thi Bac (tú tài Pháp) xong và đi nghỉ Hè chưa được bao lâu, thì lớp tôi được Đức Cha gọi về Đà Lạt để dọn dẹp nhà cửa, thiết kế các sân chơi bóng chuyền, bóng rổ, để sẵn sàng đón các “chú tiểu” cho niên khoá mới. Không biết các lớp đàn anh về giúp chủng viện thế nào, mà ngay từ đầu năm học, Đức Cha có cuộc gặp gỡ với lớp chúng tôi, phát cho mỗi người một bản directive (chỉ thị) quay rônêô. Tôi còn nhớ rõ câu mở đầu như sau : “Hier vous étiez élèves, aujourd’hui vous êtes maîtres...” (Hôm qua còn là trò, hôm nay các con là thầy...). Đó là một bản hướng dẫn những gì nên làm và những gì không được làm. Có người tỏ vẻ không vui khi đọc chỉ thị này, vì cho rằng nó hạn chế nhiều điều. Có lẽ rút kinh nghiệm những năm trước, Đức Cha sợ các thầy với tuổi trẻ “ngựa non háu đá” muốn làm “cách mạng” đối với cha bề trên ĐOÀN ĐỨC THIỆP chăng...
Cuối cùng thì một năm vắn vỏi cũng trôi qua cách tốt đẹp. Trong năm học, thỉnh thoảng Đức Cha cũng ghé thăm và cho biết tình hình ở Kontum. Ngài cho biết ngài đang sửa lại chủng viện và cho làm lại château d’eau (tháp nước) đã bị quân đội đánh sập bằng thuốc nổ. Được biết rằng rất may cho chủng viện ở Kontum - một ngôi nhà hai tầng hoàn toàn bằng gỗ do Đức Cha JANNIN (PHƯỚC), vị Giám Quản Tông Toà tiên khởi của Kontum, thiết kế và chỉ huy công trình – có vách bằng tre trát đất nhồi rơm, nên dưới sức công phá của chất nổ, ngói và vách đất phía đầu nhà gần đó bung ra hết, để chừa lại cái sườn nhà. Như vậy chủng viện đã không bị sập. Nếu là nhà gạch, thì chắc là tiêu rồi. Có người lấy làm lạ tại sao trong tình hình như vậy mà Đức Cha lại đổ tiền ra sửa sang nhà cửa làm gì. Cho ai ở ? Và chắc gì dám ở, vì chiến tranh ngày càng khốc liệt ! Theo ý Đức Cha, ngài cho sửa nhà không phải vì cái nhà, nhưng ngài muốn tạo công ăn việc làm cho người dân. Ngài nói với chúng tôi : lấy tiền phát cho người ta cũng là một cách giúp, nhưng không nên giúp như vậy, vì con người khác con gà, không nuôi con người như nuôi gà, con người phải được giúp đỡ để có thể thể hiện phẩm giá của mình. Nên tạo việc cho người ta làm và trả công xứng đáng cho họ. Ôi thật là chí lý và nhân bản. Ngài còn dạy chúng tôi về cách sử dụng tiền bạc : những điều cần thiết thì cho dù tốn kém cũng phải chi, nhưng những gì không cần thiết thì dừng hoang phí, dù chỉ một đồng.
Vì tương lai giáo phận, tôi biết ngài rất chú trọng đến việc đào tạo nhân sự. Mặc dù tình hình ngày càng khó khăn, ngài đã vất vả ngược xuôi để đưa được một số em người Thượng sang Pháp học, cũng như 4 đại chủng sinh, thuộc lớp đàn anh của tôi, đi du học Rôma.
Sau năm đi giúp, đầu niên khóa 1973-1974, một anh bạn họ Phạm và tôi được Đức Cha gửi vào học triết và thần học tại Giáo Hoàng Học Viện (GHHV) Thánh Piô X Đà Lạt. Khi có dịp lên Đà Lạt, Đức Cha lại ghé thăm chúng tôi. Để giúp phương tiện tu học cho tốt, mỗi năm ngài cho chúng tôi một số sách, gửi mua tận bên Pháp. Việc này ngài nhờ cha CHEN già, được mệnh danh là cha Tầu già, một cha giáo sư Dòng Tên người Hoa ở GHHV, xem xét và quản lý giùm ngài. Đối với chúng tôi, ngài là một người cha thực sự. Ngài luôn xưng hô thân mật với từng người : ngài luôn dùng tiếng toi (tutoyer) chứ không nói vous (vouvoyer).
Một ấn tượng tôi có về Đức Cha có lẽ sẽ không bao giờ quên được : đó là việc tôi lỡ dại « giỡn mặt » đối với Đức Cha trong một lần ngài gặp gỡ anh em chúng tôi tại GHHV. Năm đó tôi là lính mới tò te, đang học lớp dư bị. Như thường lệ, hôm đó ngài đến lần lượt bắt tay từng người. Các thầy các lớp đàn anh rất nghiêm trang và kính cẩn, vừa bắt tay vừa nói : « Bonjour Monseigneur » (Kính chào Đức Cha). Tôi thuộc lớp nhỏ nhất nên bắt tay Đức Cha sau cùng. Của đáng tội, không biết lúc bấy giờ ma lực nào xúi dại tôi liều lĩnh tinh nghịch với vị giám mục đáng kính của mình. Thay vì chào ngài như các bậc đàn anh, tôi lại nói cụt ngủn : « Bonjour Père » (Chào Cha) và cố tình siết mạnh tay Đức Cha. Nhưng tay ngài to quá, cái siết tay của tôi chẳng có ép phê gì. Để đáp lại, ngài cười cười như muốn nói : « Ah ! tu vas voir ! » (Xem đây nè !), và bóp lại tay tôi. Tôi oằn người ra vì đau quá. Ngài có vẻ thích thú và không tỏ dấu gì là mình bị xúc phạm. Trong khi đó tôi nghe có tiếng càm ràm phản ứng của một bậc đàn anh : « Cái thằng vô phép, dám giỡn mặt với Đức Cha ! ». Tôi cũng giật mình vì thấy mình đã chơi dại ; nếu tôi ở trong một địa phận khác thì chắc chắn không dám giỡn chơi với đấng Bản Quyền như vậy.
Sau một năm ở Đại Chủng Viện, đến Mùa Hè năm 1974, tôi về Kontum để dự cuộc họp mặt tất cả các đại chủng sinh do Đức Cha tổ chức. Nếu tôi nhớ không lầm thì đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tất cả các thầy thuộc Kontum đang theo học ở Đà Nẵng, Huế và Đà Lạt được Đức Cha triệu tập về Tòa Giám Mục để tĩnh tâm vài ngày và sau đó được sai đi giúp các xứ đạo trong một tháng. Chính Đức Cha phụ trách giảng. Những bài nói chuyện của ngài rất hấp dẫn. Ngài lại có rất nhiều điều để chia sẻ, vì thế thường kéo dài quá giờ quy định. Để sửa chữa điều đó, ngài ra lệnh cho thầy giữ chuông khi đến giờ thi cứ lắc chuông báo hiệu cho ngài kết thúc. Vì ngài cũng không muốn trễ giờ và cũng biết các thầy làm sao dám nói lên điều đó. Ôi ngài dễ thương và tế nhị quá. Tôi còn nhớ một tâm sự của ngài trong một bài giảng : « Cha cám ơn Chúa đã ban cho giáo phận Kontum gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm, vì chính trong sự nguy hiểm mọi người mới đoàn kết và thương yêu nhau ». Và ngài minh họa bằng tình huynh đệ chi binh của các chiến sĩ nơi tiền đồn khi bị bao vây và bị tấn công : họ hết lòng thương yêu, đùm bọc và tiếp sức cho nhau.
Giờ đây ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa về Đức Cha, tôi hết lòng cám ơn Chúa đã cho tôi may mắn được biết Đức Cha như một mục tử đáng kính và một người cha quý yêu. Ước gì tôi luôn biết cố gắng sống theo gương lành và theo các lời nhắn nhủ của ngài, để tinh thần thừa sai của ngài luôn thúc đẩy tôi đi tới …
 Aloysius NHVi (cvk1963)
Dịp giỗ lần thứ 25 ĐC Paul Léo SEITZ
1984 - 2009
chaVi
Anh Võ, anh Hiền, anh Tố, cha Tâm, cha Vị, chị Soa, chị Điệp

CHA TÔI: ĐGM PAUL LEO SEITZ
Lời mở đầu :
Tôi chưa viết hồi ký, dù rằng đã đến cái tuổi "cổ lai hi" là tuổi người ta thường viết về cuộc đời mình. Nhưng, qua anh Giuse Nguyễn Thế Bài, nhận được lời yêu cầu của quý vị trong Ban Biên Tập cuốn Kỷ yếu về cuộc đời và sự nghiệp của Đức Cố Giám Mục Paul L. Seitz (Kim), người Cha của tôi, của anh em Têrêxa và CVK, tôi "xin vâng" để ghi lại những gì Đức Cha đã làm cho cá nhân tôi và cho anh em tôi. Chuyện bắt đầu cách đây khá lâu, hơn nửa thế kỷ, chính xác là gần 56 năm. Không có tài viết văn, nên xin quý vị lượng thứ. Vì giới hạn về số trang, nên cũng chỉ kể được một vài sự kiện đáng ghi nhớ. Hy vọng sự nghiệp vĩ đại của Cha chắc chắn sẽ được quý anh chị khác bổ túc.
Trần Đức Tường
TDT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét