Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Tưởng niệm 69 năm biến cố Hiroshima-Nagasaki (Ngày 6 & 9/8/1945)




Tưởng niệm 69 năm biến cố Hiroshima-Nagasaki 
(Ngày 6 & 9/8/1945)

hrsma
Hiroshima, Nagasaki
1945
Ngày 9/8/2014, cả thế giới, đặc biệt người dân Nhật Bản, tưởng niệm 69 năm biến cố Hiroshima-Nagasaki. Vào ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử loài người được thả xuống thành phố Hiroshima. Nhưng Nhật hoàng vẫn không chịu đầu hàng. Chính phủ Hoa Kỳ quyết định thả quả bom nguyên tử thứ hai trên đất Nhật. Ngày 9/8/1945, vào lúc 11 giờ 2 phút, quả bom nguyên tử thứ hai nặng 10 ngàn tấn được ném xuống thành phố Nagasaki. Bom nổ tạo nên nhiệt độ cao đến 8000 độ, giết chết ngay tức khắc 50 ngàn người ở trong bán kính 1 km, và gây thương tích cho 100 ngàn người khác ở xa từ 2-3 km. Và còn rất nhiều người khác bị nhiễm phóng xạ.
Mục tiêu ban đầu không phải là Nagasaki nhưng là Kokura, một thành phố nhỏ hơn nhưng lại có Kokura Arsenal là xưởng sản xuất vũ khí lớn nhất miền Tây nước Nhật, nơi chế tạo hỏa tiễn, máy bay và vũ khí cho quân đội, kể cả vũ khí hóa học. Thế nhưng đám mây dầy đặc bao phủ bầu trời Kokura do một vụ nổ trước đó, nên Nagasaki mới thành điểm nhắm vì ở đó có xưởng sản xuất thép Mitsubishi. Trong thực tế, quả bom đã không đánh vào xưởng thép mà do tính toán sai của viên phi công, lại rơi vào khu ngoại ô tập trung dân công giáo là Urakami. Nhà thờ chính tòa Urakami bị thiêu rụi hoàn toàn.
Bác sĩ Takashi Nagai, người đã chứng kiến quả bom nguyên tử thả xuống quê hương ông. Ông là bác sĩ đứng đầu ngành nghiên cứu phóng xạ tại một bệnh viện. Buổi sáng ngày định mệnh đó, ông làm việc tại bệnh viện nên thoát nạn. Nhưng khi về đến nhà thì vợ ông chỉ còn là nắm tro tàn. Các con ông may mắn đang ở nơi khác nên thoát nạn. Dù rất đau khổ, ông vẫn tiếp tục làm việc nghiên cứu và phục vụ, không hề căm thù con người cũng chẳng nguyền rủa Thiên Chúa, đến nỗi người ta so sánh ông với ông Gióp trong Sách Thánh. Sau này, ông viết cuốn sách nổi tiếng tựa đề là "Tiếng chuông Nagasaki", xuất bản năm 1954 (bản dịch tiếng Pháp: “Les Cloches de Nagasaki”, bản dịch tiếng Việt: “Tiếng chuông trường kỳ”; “Hồi chuông Hoang Đảo”).
           Takashi Nagai sinh năm 1908, nghĩa là đầu thế kỷ 20 là thế kỷ mà ảnh hưởng của tư tưởng duy khoa học và duy vật chất rất mạnh. Sau khi học xong Trung học, ông theo học Đại học Nagasaki và chọn ngành y. Trong quyển "Tiếng chuông Nagasaki" ông viết : "Càng học tôi càng thán phục cấu trúc lạ lùng của cơ thể. Nhưng tất cả chỉ là vật chất…Khó mà thấy được sự hiện hữu của linh hồn". Nghĩa là ông không có đức tin gì cả.
Rồi một biến cố xảy ra là mẹ ông bệnh nặng và sắp chết. Ông đứng bên giường mẹ và nhìn mẹ. Mẹ ông không nói được nữa nhưng bà nhìn ông cách tha thiết. Qua ánh mắt ấy ông như nghe mẹ nói rằng tuy bà sắp chết nhưng bà vẫn mãi mãi ở bên ông. Bởi đó ông ghi lại trong quyển "Tiếng chuông Nagasaki":
“Trong kỳ nghỉ mùa xuân tôi đang theo học năm thứ 2 đại học y khoa. Mẹ tôi bị trúng phong. Tôi hối hả bỏ hết các công việc chạy đến bên giường mẹ tôi… Người chỉ còn thoi thóp trong những hơi thở cuối đời. Mẹ tôi trừng trừng nhìn tôi. Cái nhìn cuối cùng của đôi mắt người mẹ đã sinh ra, đã giáo dục và dạy dỗ tôi, đồng thời đã yêu thương tôi đến cùng. Đôi mắt này cho tôi một lời nhắn gửi: Dầu sau khi người khuất núi, người luôn luôn bên cạnh Takashi yêu dấu của người. Tôi nhìn đôi mắt ấy, con người tôi vốn không tin có linh hồn. Tôi tự nhiên khám phá ra linh hồn mẹ tôi có đó. Con người có linh hồn bất tử. Linh hồn mẹ tôi lìa khỏi xác, nhưng linh hồn mẹ tôi tồn tại mãi mãi. Từ đó con người tôi thay đổi hẳn. Tôi khám phá ra một chân lý mới, con mắt tôi đâu tiên mở ra để nhìn nhận một thế giới siêu hình.”
            Sau đó Bs Nagai gặp được một quyển sách của Pascal, một nhà khoa học nổi tiếng. Quyển sách có tựa đề là Pensées, xin tạm dịch là "Những suy tư". Những suy tư của Pascal càng khiến Bs Nagai suy nghĩ về những vấn đề của tín ngưỡng và tôn giáo.
            Rồi trong một đêm lễ Giáng sinh, Bs Nagai tò mò vào trong một nhà thờ và cùng tham dự cầu nguyện với các kitô hữu. Bỗng nhiên ông nghĩ rằng phải có một Đấng thiêng liêng nào đó toàn năng và toàn tri.
            Lại 1 biến cố lớn nữa xảy đến đời ông. Đó là chính bản thân ông bị bệnh nặng có thể chết. Trong những lúc gần kề cái chết, Takashi Nagai đã suy nghĩ rất nhiều về cái chết và sự bất tử.
            Sau đó ông khỏi bệnh nhưng chiến tranh xảy ra. Bs Nagai được lệnh nhập ngũ và làm bác sĩ quân y. Một hôm ông nhận được một quyển sách do một người bạn gửi tặng. Đó là quyển Giáo lý Công giáo. Vì không có sách nào khác để đọc cho nên những lúc rảnh rỗi ông đã đọc quyển giáo lý ấy và bị thu hút bởi những câu hỏi rất cơ bản mà quyển sách ấy đặt ra : Con người là gì ? Tại sao con người sinh ra ở đời này ? Sau khi chết con người đi đâu ? Tội lỗi là gì ? Khi đọc tới bài các điều răn, ông cảm thấy áy náy vì thấy mình đã làm nhiều điều ngược với các điều răn ấy… Đến lúc này hầu như Bs Nagai đã hoàn toàn chấp nhận niềm tin Kitô giáo.
            Năm 1934, Bs Nagai được giải ngũ. Một trong những việc đầu tiên ông làm là đến nhà thờ Urakami, một nhà thờ trong thành phố Nagasaki để xin gia nhập đạo, và ông đã được rửa tội. Tên thánh là Paul. Năm đó ông 26 tuổi.
            Ngày 9 tháng 8 năm 1945, vào lúc 11 giờ 2 phút, một quả bom nguyên tử được ném xuống thành phố Nagasaki. Bs Paul Nagai may mắn không ở trong số những người chết. Từ đó ông dành trọn cuộc đời còn lại để tận tụy chăm sóc những nạn nhân của bom nguyên tử. Với đức tin nhiệt thành, ông không quản ngại mệt nhọc vất vả để hết lòng chăm sóc các bệnh nhân. Ông được chính quyền nhìn nhận là công dân danh dự của thành phố Nagasaki và được ĐGH Piô XII ưu ái gửi tặng một xâu chuỗi như một món quà khích lệ dức tin nhiệt thành của ông.
            Rồi Bs Paul Nagai cũng chết vì nhiễm phóng xạ nguyên tử. Đó là năm 1951. Ông chỉ sống 43 tuổi.
Những suy tư sâu sắc và cái nhìn đầy khoan dung của ông về biến cố Hiroshima-Nagasaki 69 năm về trước, rất đáng để tất cả chúng ta ngày nay suy ngẫm:

“Tôi nghe nói rằng quả bom nguyên tử nhắm mục tiêu là một thành phố khác. Nhưng những đám mây dày đặc đã làm cho mục tiêu đó bất thành, và phi hành đoàn người Mỹ đã nhắm đến mục tiêu thứ hai là Nagasaki. Rồi lại có vấn đề kỹ thuật khiến cho quả bom rơi xa hơn dự định về phía bắc và trúng vào nhà thờ chính tòa…
“Tôi tin rằng không phải phi hành đoàn người Mỹ đã chọn khu ngoại ô này. Chính do sự quan phòng của Chúa mà Urakami đã thành điểm nhắm và bom rơi trên đầu chúng ta. Ở đây lại chẳng có mối liên hệ sâu xa giữa việc tiêu hủy Nagasaki và sự chấm dứt chiến tranh sao? Lại chẳng phải Nagasaki là tế vật được chọn, là chiên tinh tuyền, bị xén lông và hiến dâng như của lễ trên bàn thờ để đền tội cho các dân tộc trong chiến tranh thế giới lần II sao? Chúng ta là những kẻ thừa kế tội của Adam, của Cain. Cain đã giết em mình. Phải, chúng ta đã quên rằng ta là con cái Thiên Chúa. Chúng ta đã tôn thờ những ngẫu tượng mà bỏ quên tình yêu. Thù ghét nhau, giết hại lẫn nhau, và vui mừng mà giết nhau! Cuối cùng thì cái ác và những xung đột khủng khiếp cũng chấm dứt, nhưng chỉ có sự hối hận mà thôi thì chưa đủ để hòa bình ngự trị... Chúng ta phải hiến dâng hy lễ… để hàng triệu mạng sống được cứu thoát.
“Cao quý thay của lễ hiến dâng vào nửa đêm ngày 9-8, khi ngọn lửa bùng lên ở ngôi nhà thờ chính tòa, xua tan tăm tối và mang đến ánh sáng bình an (Nhật hoàng đã chính thức chấp nhận thỏa ước hòa bình vào đúng lúc nhà thờ chính tòa Urakami bị thiêu rụi). Vì thế, trong sâu thẳm nỗi đau của chúng ta, ta lại có thể hướng nhìn lên điều gì đó thật đẹp đẽ, thật tinh tuyền, thật cao cả. Phúc thay những kẻ phải khóc lóc vì họ sẽ được ủi an. Chúng ta phải bước đi trên con đường đền tội… bị nhục mạ, đánh đập, trừng phạt vì tội lỗi chúng ta. Nhưng hãy hướng tâm trí lên Chúa Giêsu đang vác thập giá lên đồi Canvê… Chúa đã cho, Chúa lại lấy đi. Chúc tụng Danh Chúa đến muôn đời. Hãy tạ ơn Chúa vì Nagasaki đã được chọn làm của lễ toàn thiêu. Hãy tạ ơn Chúa vì nhờ lễ hi sinh này, thế giới được bình an và Nhật Bản được hưởng tự do tôn giáo” (Trích từ tác phẩm A Song for Nagasaki).

Mời đọc thêm bài báo sau : 


              LE MESSAGE SPIRITUEL D'UN JAPONAIS CHRÉTIEN


« Les cloches de Nagasaki » - journal d'une victime de la bombe atomique

Hiroshima - Nagasaki xưa và nay:


Phế tích nhà thờ chính tòa Urakami 

[​IMG]
Người phi công trên chiếc máy bay Enola Gay vẫy tay chào trước khi thực hiện phi vụ Hiroshima

[​IMG]
Hiroshima - mục tiêu đầu tiên mà bom nguyên tử đầu tiên của quân đội Mỹ hướng đến năm 1945

[​IMG]
Cảnh hoang tàn tại Hiroshima 3 ngày sau khi bị đánh bom, và trước khi thành phố Nagasaki hứng chịu quả bom thứ hai

[​IMG]
Hình ảnh vụ nổ bom nguyên tử thứ hai tại Nagasaki ghi nhận từ trên không, 3 ngày sau vụ thả bom tại Hiroshima.

[​IMG]
Những hình ảnh gợi lại nỗi đau của các nạn nhân hai vụ nổ bom nguyên tử

hrsma
Hiroshima, Nagasaki
_______________________

[​IMG]
Khu vực tưởng niệm vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima ngày nay.

[​IMG]
Khu vực tưởng niệm vụ đánh bom nguyên tử tại Hiroshima ngày nay

[​IMG]
Khu vực tưởng niệm vụ đánh bom nguyên tử tại Nagasaki ngày nay


hrsma

hrsma

hrsma
hrsma

hrsma

hrsma

hrsma

hrsma

Thật khó có thể tưởng tượng nổi...!!!

(Bài viết và hình ảnh sưu tầm, tổng hợp từ mạng internet)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét