Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

ĐỨC CHA PHAOLÔ KIM (PAUL SEITZ), GIÁM MỤC GP KONTUM (Nhân Lễ Giỗ 30 năm: 24.02.1984-24.02.2014)



TƯỞNG NHỚ VÀ CẦU NGUYỆN CHO CỐ GIÁM MỤC GP KONTUM
PAUL LÉON SEITZ (PHAOLÔ KIM)
NHÂN LỄ GIỖ 30 NĂM NGÀY NGÀI VỀ VỚI CHÚA
(24.02.1984-24.02.2014)

Thánh lễ Giỗ do Đức Cha Micae, Gm Gp Kontum chủ tế
Lúc 9g00 sáng Thứ Hai ngày 24.02.2014
Tại Nhà thờ Chính tòa Kontum, 13 Nguyễn Huệ, Tp Kontum

Kontumquêhươngtôi xin đăng Tiểu sử của Đức Cha Phaolô Kim.
Và sau bài này cũng sẽ lần lượt giới thiệu một số tài liệu, hình ảnh về 
cuộc đời và hoạt động tông đồ của Vị cha chung đáng kính của Giáo phận.


TIỂU SỬ
ĐỨC CHA PHAOLÔ KIM (PAUL SEITZ), GIÁM MỤC KONTUM

- Sinh ngày 22 tháng 12 năm 1906
- Tại HAVRE giáo phận ROVEN (SEINE-MARITME).
- Gia nhập Hội Thừa Sai PARIS ngày 14 tháng 09 năm 1929
- Thụ phong linh mục ngày 14 tháng 7 năm 1937.
- Được cử đi HÀNỘI ngày đi 14 tháng 07 năm 1937.
- Công tác : HÀNỘI 1937-1952.
- Thành lập Gia Đình Têrêxa 1940
- Thụ phong GIÁM MỤC tại HÀNỘI : 03 - 12 - 1952.
- Nhận nhiệm sở : Giáo phận KONTUM 1952 - 1975.
- Ra khỏi VIỆT-NAM : 15 - 08 - 1975.
- Tạ thế tại PARIS (VAl-DE-GRÂCE) ngày 24 - 02 - 1984.



I- SỐNG TUỔI THƠ VỚI TINH THẦN NGƯỜI LỚN.

PHAOLÔ KIM (PAUL SEITZ) sinh tại HAVRE là con út của một gia đình 3 người con. Tên gọi là SEITZ không nói lên được âm giọng của người vùng NORMANDIE. Sự kiện đó xẩy ra chỉ vì ông cụ cố của gia đình không muốn sống dưới ách đô hộ của người PHỔ, nên đã di tản khỏi quê quán (về sống tại PARIS) từ năm 1871. Dù ở đâu, cậu PHAOLÔ KIM (SEITZ) vẫn giữ khư khư cuốn sách lễ cũ kỹ, mép giấy đã quá sờn rách (của người mẹ) mãi tới ngày cậu trở thành Giám Mục. Cậu nói : “Ơn thiên triệu luôn luôn bắt rễ sâu từ lòng người mẹ thánh thiện”. Do đó, nếp sống gia đình cùng với tinh thần hướng đạo sinh hòa hợp với nhau đã tạo nên con người ấy. Cậu PHAOLÔ đã sống theo tôn chỉ : “ Phụng sự Thiên Chúa trên hết, có tinh thần thượng võ, coi cuộc sống như một ‘ trò chơi lớn’. Thêm vào đó những khẩu hiệu quả cảm của hướng đạo sinh như “liều mạng, một tháng một lần không phải là hành động anh hùng, mà đó chỉ là một thử thách”. Một sự kiện nữa, tạo quyết tâm cho cậu đó là SA MẠC.

Đúng thế, năm 1925 cậu đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở MAROC, giáp ranh sa mạc SAHARA. Những tấm gương lớn trước một cảnh tượng khó quên đã đánh mạnh tột cùng vào tâm trí cậu, đó là : tấm lòng hy sinh của FAUCAULT và PSICHARI . . . Đối với những vị nầy sự vắng lặng vô biên của sa mạc là minh chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa.

II- TÍN HIỆU CHÚA GỌI THỪA SAI.

Đến tuổi trưởng thành, cậu PHAOLÔ KIM đi tới quyết định: xin gia nhập chủng viện FONTGOBAULT, một chủng viện dành cho những ai được ơn thiên triệu muộn màng. Cậu bày tỏ ý nguyện muốn trở thành một linh mục thừa sai. Nhưng thừa sai ở đâu ? Phi-châu là nơi cậu chọn. Nhưng sau khi thành linh mục, cậu lại được phái sang Á-Châu. Sao vậy ?. Ai là người chịu trách nhiệm trong sự việc nầy ?. Chỉ vì một linh mục đã bảo cậu :” Nếu thế,thì khoan đã...Cha biết ở Paris, đường phố BAC có một Hiệp Hội Thừa sai”. Vị linh mục nầy nói thế, nhưng lại không nói rõ số nhà nào ở BAC, từ số nhà 1 rồi cứ đi, vừa đi vừa nhìn hai bên đường có căn nhà nào giống ‘căn phòng” của một cha sở và cậu đã thấy, dưới cuối phố căn nhà mà cậu cần tìm. . . Cậu trình bày ý nguyện và đã được nhận vào chủng viện thừa sai năm 1929. Lúc đầu còn học ở BIÈVRE, sau đó học ở PARIS.

Ngay những ngày đầu ở chủng viện, Thầy PHAOLÔ KIM đã tỏ ra có bản lĩnh một “ lãnh tụ” cả về mặt tinh thần lẫn trung lúc chuyện phiếm với đồng bạn. Ban Giám đốc chủng viện yêu quí thầy, nhưng cũng phán đoán là thầy quá sắc sảo và quá cởi mở. Thức thế,chính thầy đã làm sống lại những tập tục cũ kỹ của đầu thế kỷ. Chính thầy, trong rừng MEUDON đã mạnh dạn treo lên ngọn một cây lớn, ngày xưa gọi là “Cây sồi thừa sai” “Tổ ấm của Mẹ các chủng sinh”. Muốn lên tới đó, thầy phải trèo lên một cái thang cao chót vót. Những bạn hữu chứng cảnh trèo leo như vậy đã hết hồn, đứng tim. Chưa hết, tình đỉnh cao thầy còn cất tiếng hát bài ca cổ của ÉMILES COMBES “Xin hãy nhìn xuống dưới chân đồi”. Nhưng đáng tiếc là thầy đã hát sai giọng hết cả!.

Trong những lần tập thuyết giảng, cách tập luyện sắc bén của thầy trong bài giảng đã làm cho mọi người chú ý. Chính thầy, mỗi cuối kỳ hè đã tổ chức cho các bạn đi nghỉ tại LONGPONT. Có 5 thầy đã đứng ra lo có xe riêng cho các bạn đi LỖ-ĐỨC.

Đó, từ ngày ở chủng viện, Thầy Phaolô KIM đã tỏ ra là con người giàu lòng nhân đạo và một người có biệt tài tổ chức bẩm sinh.

III- LINH MỤC. 

Thầy Phaolô KIM có tầm vóc cao lớn, người xương xương có cơ bắp mạnh, nhưng trong hình hài ấy vẫn âm ỉ một con sâu đục khoét. Bộ phổi yếu. Thời đó, qua cuộc khám nghiệm, bác sĩ cho là bệnh nặng rồi. Hai lần, thầy đã phải gián đoạn việc học, mãi tới năm 1937,thầy mới hoàn tất qui trình học tập và thụ phong linh mục.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh phổi như vậy,cha cần phải ở nơi cao ráo, mát mẻ và khí hậu khô. Nhưng tân linh mục lại được cử sang HÀNỘI : một địa điểm chỉ có độ cao 4 mét, với một mùa hè gay gắt nhất thế giới. Khí hậu lại ẩm ướt nhiều tháng trong năm, đến nỗi muối để trong bình cũng chảy thành nước. Nhưng với Tân linh mục không một lời phản đối. Cha cho rằng đó là “tín hiệu” mà Chúa quan phòng đã “rải” trên đường cha phải đi. và đúng thế, Cha Phaolô KIM sẽ thành công tại HÀNỘI.

IV- ĐẾN HÀNỘI 

Cũng như mọi linh mục thừa sai mới tới, cha Phaolô KIM cũng phải về vùng quẹ học tiếng Việt, nhưng thực ra lúc đó cha đã 31 tuổi không còn trẻ lắm để thích hợp cho việc học tiếng. Hơn nữa cha cũng thiếu giọng ca hát để có thể làm quen với âm tự réo rắt của tiếng Việt và do đó cha không thể nói sành sõi tiếng Việt được. Trái lại cha hiểu tiếng Việt rất rành hơn cả những linh mục nói giỏi tiếng Việt.

Những ngày đầu đã qua,vì tình thế đòi hỏi, cha được chỉ định làm phụ tá cho cha P. VILLEBONNET, Chánh xứ Nhà thờ Chánh tòa Hànội. Như thế, đúng là cặp bài trùng, hai cha thật ăn ý với nhau, phân công cho nhau trong công tác nặng nhọc và bề bộn của một giáo xứ lớn cho cả người Việt và người Pháp. Cha phó mới đã nhanh chóng tỏ ra là một nhà hùng biện, những bài giảng của cha làm hài lòng giới trí thức Hànội, mà những lúc vì quá bề bộn việc không thể soạn bài giảng, mà chỉ giảng một cách tùy cơ ứng biến. Cũng đúng thôi, vì đối với một người ham hoạt động như cha, bao giờ cũng coi hoạt động là chính, còn tài hùng biện là thứ yếu,

Cũng như trên đã nói, cha Phaolô KIM hoạt động suốt cuộc đời, mãi tới ngày nhắm mắt,luôn luôn gánh vác những công việc bề bộn trên sức chịu đựng của cha và đó cũng là do thời thế bấy giờ gây nên. Năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương ,tiếp đó là cuộc khởi nghĩa của Việt Minh, rồi chiến tranh Việt Pháp, cuộc thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ chia đôi đất nước Việt Nam; chưa hết còn chiến tranh Việt nam chống Mỹ và rồi cuộc giải phóng Miến Nam Việt nam và thống nhất đất nước. Trước tình trạng chiến tranh liên miên đó mà cha Phaolô KIM (sau là Giám Mục KIM) suốt 35 năm cứ khởi công vẫn tổ chức và vẫn xây dựng, mặc ai có khuyên can chờ đợi lúc thời thế sáng sủa hơn... Và cha Phaolô KIM nếu nghe theo những lời khuyên can đó thì cha đã phải chờ đợi quá lâu !.

V- TRẠI THANH NIÊN ĐỨC BÀ BA-VÌ.

Từ ngày bắt đầu nhận nhiệm vụ tại giáo xứ Hànội, cha Phaolô KIM đã được giao phó thêm nhiệm vụ tuyên úy trường trung học ALBER SARRAUT, ở đó cả một khối thánh niên cả Việt lẫn Pháp sống trong một thời điểm gây thất vọng, hoang mang, mất niềm tin, công việc như thế đè nặng trên vai cha. Nhưng cha Phaolô đã trở thành trung tâm điểm thu hút đám thanh niên nầy.Theo tôn chỉ của hướng đạo sinh, cha nghĩ cần phải đưa đám thanh niên đang có tình thần chao đảo nầy đến một chân trời rộng mở hơn. Cha mua một mêíng đất với giá một đồng bạc danh dự,tọa lạc bân sườn núi Ba-Vì, trên độ cao 800 mét. Cha lập ở đó một trại sinh và mỗi kỳ hè các thanh niên cả Pháp lẫn Việt của thủ đô Hà-Nội có thể qui tụ tại đó, tập huấn cả về thể xác lẫn tinh thần. Trại sinh đó đưa lại kết quả ngoài sức tưởng tượng, đối với mỗi năm cha phải kêu gọi thêm người cộng tác huấn luyện,trong giới thường dân hay quân đội, lẫn trong giới linh mục Pháp hay Việt. Trại thanh niện “ĐỨC BÀ BA-VÌ” đã trở thành trung tâm lớn lao và hoạt động nhiều hiệu quả.

VI- GIA ĐÌNH TÊRÊXA.

Nhưng ... những thanh niên nói trên mới chỉ là lớp người được ưu đãi (thuộc giới thượng lưu) của các thành phố lớn phía Bắc Việt nam. Cha Phaolô KIM phó xứ nhà thờ chánh tòa Hà-nội không quên nhìn về phái sau, mặt trái của tầng lớp ưu đãi nầy. Cha đã nhìn về phái các thiều niện, nạn nhân của nạn đói, nạn lụt, nạn nhân chiến tranh, cả những nạn nhân của những thảm kịch gia đình. Những thiếu niên nầy rông ruổi, nghịch ngợm ngoài đường. Những chú nhỏ nầy một ngày kia nhận thấy cảnh đâu lòng, không còn gì sống trong gia đình nữa, các chú sẽ bị làn gió thời cuộc đưa đẩy, phiêu bạc đnế các thành phố lớn, sống bằng những phần dư thừa trong các tiệm ăn và hầu hết đã trở thành những tay “trộm vặt” và thường là sống dưới quyền điều khiển tàn ác của các “tay anh chị” hay “đại ca”.

Trong lúc đó trại Ba-Vì bỏ trống 10 tháng trong một năm. Cha Phaolô KIM đầy lòng tin vào quyền năng Chúa gíup đã đề nghị lên chính quyền bấy giờ để cha được phép nhận lấp trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục 80 thiếu niên mà cha đã thu nhận được trên các đường phố Hà-nội, cả những chú nhỏ còn bị giam giữ trong nhà tù và cha đưa các chú lên săn sóc tại trại thanh niên Ba-Vì. Vì từ đó, một Trung Tâm tiếp nhận những thanh thiếu niên vô thừa nhận gọi là “cô nhi viện TÊRÊXA” được thành lập. Và cũng từ đó qua bao thăng trầm và bao lần thay đổi địa điểm. Trung tâm không bao giờ ngưng hoạt động hay ngừng nuôi dạy các thanh thiếu niên xin gia nhập.

Địa diểm cuối cùng cho đến năm 1975 là 12 khu nhà khang trang,tượng trưng cho 12 gia đình,tại Thái Hà, ấp Hà-nội. Có ngôi nhà thờ riêng rộng mát,một bồn nước cao và một xưởng thợ dạy nghề. Toàn khu được đặt tên là “THỊ XÃ KITÔ VƯƠNG “ HAY GIA ĐÌNGH TÊRÊXA.

Tôn chỉ của cha khi thành lập các Trung tâm nầy là - theo lời cha nói -:“không có vần đề nhốt đám thiếu niên trong viện rồi sau đó lại thả chúng ra ngoài đường phố, khi chúng lớn khôn 15 hay 16 tuổi “. Do đó, tất cả các thiếu niên trong viện. tùy theo khả năng được học một nghề và học văn hóa cấp tiểu học cả cấp trung học, hay hơn nữa (để có thể tự lập sâu nầy).Trong viện không bao giờ bó buộc các em phải theo đạo (công giáo). Nhưng rồi, sau một thời gian sinh sống trong viện, nhiều em tự nguyện xin theo đạo và chịu phép rửa tội. Cũng ít em tìm cách trốn khỏi viện. thảng hoặc có em nào đã trốn khỏi viện, ít ngày sau lại khóc sướt mướt quay về và xin tái nhập viện.
Nhưng tiền của đâu để dưỡng dục các em ?. Nhiều lúc thật gay go, tiền của hết sạch. Nhưng nhờ ảnh hưởng của cha Phaolô KIM và lòng ưu ái của chính quyền Việt nam cũng như chính quyền Pháp lúc bấy giờ mà những lỗ hổng tiền bạc được lấp đầy (...).


VII- THÊM TRÁCH VỤ MỚI. 

Công việc giáo xứ mới của cha Phaolô KIM lúc đầu nhỏ bé,nhưng rồi nó trở thành ngoài sức chịu đựng .Vị sáng lập ra nói, trung thành với truyền thống của Hội thừa sai Paris, có ý nghĩ : cần phải troa công việc nầy cho một số tổ chức chuyên môn: đo là Dòng SALÉSIENS DON BOSCÔ.Nhưng lúc đầu cha chỉ nhận được câu trả lời nước đôi chưa dứt khoát. Trong khi đó, cha Pha0lô Kim lại phải nhận thêm những trách vụ khác : Vị Giám mục Việt nam tiên khởi giáo phận Hànội ( Đức Cha Trịnh như KHUÊ) cử cha Phaolô làm cha quản hạt vùng thủ đô Hànội.Thêm nữa, đầu năm 1952, qua cuộc bầu cử ca\ủa các bạn đồng sự Hội Thừa sai Paris (tại Hànội) đặt để cha Phaolô làm Bề Trên miền cả phía Bắc Đông Dương ,thật quá nặng !.

VIII- LÊN GIÁM MỤC 

Nhưng bất thần, tất cả được an bài. Dòng Salésiens DON BOSCÔ bỗng dưng trả lời sẽ sớm chấp nhận lãnh trách nhiệm (duy trì “thị xã Kitô Vương”). Thật là quá đẹp. Có lẽ đã có sự can thiệp từ “ đấng Bề Trên”.

Sau đó ít tháng, cha Phalô KIM nhận được điện tín từ Tòa Thánh cử cha làm Giám Mục CALFULA phụ trách giáo phận KONTUM. Bức điện kèm theo câu : “Xin vui lòng gởi về Tòa Thánh lời ưng thuận”. Thật không tín hiệu nào lớn hơn tín hiệu nầy ...

Đức Tân Giám Mục chọn ngày 3 tháng 10 làm ngày thụ phong, chính ngày đó là ngày Mừng Lễ TÊRÊXA Hài Đồng GIÊSU, Vị thánh mà Ngài đã chọn bất kể “sóng gió” làm quan thầy bảo trợ cho mọi công tác của Ngài.Vị thánh khi còn sinh thời đã có lần mơ ước được đến Hànội.

Trong dịp Lễ thụ phong long trọng nầy: Ông Thân Sinh và chị lớn của Tân Giám mục sang Việt nam dự lễ (Người Mẹ của Giám mục đã qua đời cách đó 7 năm).

Cuối tháng 10 năm 1952, Đức Giám Mục KIM rời Hànội với tâm trạng luyến nhớ (theo như lời suy nghĩ của Hướng đạo sinh) thì đó là “cuộc chơi lớn” đã chấm dứt. Ta lại bày cuộc chơi khác. “ Bao giờ cũng vẫn là cuộc chơi lớn”.

IX - LẠI MỘT CUỘC CHƠI LỚN KHÁC BẮT ĐẦU. 

Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Đức Cha KIM đã được chính quyền Việt nam trao trả về Pháp an toàn. Gần 10 năm còn lại trong đời ở Pháp, Người vẫn hoạt động không ngừng,lúc đi Rôma, khi qua nước ngoài mưu lợi ích cho Giáo hội Việt nam và những người con gia đình Têrêxa của Người còn ở Việt-nam.Và ngày 24 tháng hai năm 1984 sau một cơn bệnh ngặt nghèo Người đã từ trần, không phải giữa hàng ngàn người con, Người đã dưỡng dục trong sự mến thương, mà nhắm mắt xa các người con.Trên giường bệnh chỉ có người chị thân thương của Người là Cô ANNE MARIE SEITZ và 3 người con Têrêxa trong số hàng ngàn vắng mặt. Như cha CHARLES FOUCAULT đã từ trần giữa sa mạc một thân một mình, chỉ có Chúa bên cạnh. Đức Cha PHOLÔ KIM cũng thế, đã nhắm mắt giữa thành phố Paris ốn ào náo nhiệt, nhưng cũng như trong sa măc vắng lặng vì thiếu vắng những người con thân thương, và không được nằm giữa nơi những người vùng dân tộc Ngài dày công xây dựng mọi mặt.

“Một trò chơi lớn” cuối cùng của Người đã kết thúc mà người thắng cuộc chính là Người (Vị Giám Mục KIM, Giáo phân KONTUM) và cũng là người cha mến yêu của gia đình TÊRÊXA.

Lm. Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn

Lược dịch theo tài liệu của Hội Thừa sai Paris.
Bổ sung của Thầy Phaolô Nguyễn Đức Trần.
(Sưu tầm)

Seitzcuocdoi2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét