Lũy tre làng Rơhai (Tân Hương) có niên đại gần 200 năm phía sau lưng nhà thờ hiện nay
Hỏi rặng tre già bao nhiêu tuổi?
Chiều nay lặng lẽ đứng giữa trời.
Trải mấy mùa trăng, mùa nước lũ,
Qua mấy mùa Thương Khó, Mân Côi?
Tre từ thuở lập làng dựng phố
Rơhai xưa nước rỉ giọt trong ngần (1)
Chợt một ngày lời kinh rền sông núi
Ánh Tin Mừng tỏ rạng, tiếng chuông ngân.
Mấy trăm năm tre chung tình tha thiết (2)
Nhà thờ tranh tre nứa buổi ban đầu (3)
Nhớ Bok Do đạp chông tiến lên phía trước (4)
Tre - nhân chứng vui buồn tất cả trước sau...
Dak Bla ơi xuôi theo dòng Trại Lý (5)
Hỏi tình xưa Kinh - Thượng có chặt bền?
Gò Mít (6) nối nghĩa hai miền Xuôi - Ngược
Tân Hương quê mình mong sáng đức tin.
Chiều nay thăm lũy tre già im không nói
Gió đu đưa cành lá vẫn lặng thầm.
Chợt thấy lòng mình nghe nhoi nhói,
Chỉ biết lặng nhìn tìm những búp măng.
【Hoa Núi - Cuối Tháng Mân Côi 2024】
Nhà thờ giáo xứ Tân Hương, giáo phận Kon Tum xây dựng đại trùng tu năm 1906
_________________________
1. Plei Rơhai: theo người Bahnar - Rơngao, là làng có nhiều mạch nước rỉ ra. Chúng ta thấy có nhiều giọt nước tốt dọc theo bờ hừng trước nhà thờ Tân Hương trước đây (giờ vẫn còn một vài chỗ).
2. Cha Do mở đạo Kontum năm 1848. Năm 1850 lập làng bên lũy tre Rơhai...
3. Cha Do có công dựng 3 nhà thờ đầu tiên bằng tre nứa, và dựng nét gỗ nhà thờ hiện nay, nhưng chưa hoàn thành thì bị bệnh, về quê Bình Định dưỡng bệnh và qua đời (1872). Các cha kế tiếp: Hugon (Xuân) hoàn thành nhà thờ cha Do khởi công, cha Nguyên, cha Nicolas (Cận), cha Kemlin (Văn), cha Guerlach (Cảnh)... đều có sửa chữa, tu bổ. Đặc biệt cha Demeure (Ngự) đại trùng tu trên nét cột gỗ của cha Do (1906), và cha Alberty (Hiền) làm vòm cung, cửa ra vào, chạm khắc (1916), xây tháp chuông bằng gạch (1926)...như ta thấy hiện nay.
4. xem "Dân làng Hồ" của Lm Dourisboure (Cố Ân): Thầy sáu Do đạp trúng chông tre xuyên qua bàn chân...
5. & 6. Rơhai (1850) chung Kinh - Thượng, sau lập ra Trại Lý (1874) làng người Kinh, đổi tên thành Gò Mít (1909), và sau cùng là Tân Hương (1926) cho đến nay. Bổn mạng giáo xứ: Đức Mẹ Mân Côi.
Trại Lý là cách đọc Việt hóa chữ Bahnar: Trai Li (Dak Li), do cha Hugon (Xuân) đặt tên làng.
2. Cha Do mở đạo Kontum năm 1848. Năm 1850 lập làng bên lũy tre Rơhai...
3. Cha Do có công dựng 3 nhà thờ đầu tiên bằng tre nứa, và dựng nét gỗ nhà thờ hiện nay, nhưng chưa hoàn thành thì bị bệnh, về quê Bình Định dưỡng bệnh và qua đời (1872). Các cha kế tiếp: Hugon (Xuân) hoàn thành nhà thờ cha Do khởi công, cha Nguyên, cha Nicolas (Cận), cha Kemlin (Văn), cha Guerlach (Cảnh)... đều có sửa chữa, tu bổ. Đặc biệt cha Demeure (Ngự) đại trùng tu trên nét cột gỗ của cha Do (1906), và cha Alberty (Hiền) làm vòm cung, cửa ra vào, chạm khắc (1916), xây tháp chuông bằng gạch (1926)...như ta thấy hiện nay.
4. xem "Dân làng Hồ" của Lm Dourisboure (Cố Ân): Thầy sáu Do đạp trúng chông tre xuyên qua bàn chân...
5. & 6. Rơhai (1850) chung Kinh - Thượng, sau lập ra Trại Lý (1874) làng người Kinh, đổi tên thành Gò Mít (1909), và sau cùng là Tân Hương (1926) cho đến nay. Bổn mạng giáo xứ: Đức Mẹ Mân Côi.
Trại Lý là cách đọc Việt hóa chữ Bahnar: Trai Li (Dak Li), do cha Hugon (Xuân) đặt tên làng.
Nguồn: vanthoconggiao.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét