Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Cha Gioan Baotixita Phan

 

CHA GIOAN BAOTIXITA PHAN

 

Lm G.B Phan (1875-1942)

 

“Cha J. B. Phan chịu chức linh mục năm 1905. Trước hết người làm việc Trung Châu [1]; đến năm 1914 mới được lịnh đi Kontum.

Tới nơi, Bề trên cho người đi học tiếng Jơrai, rồi ở tại Plei Rơngol giảng đạo cho các làng xung quanh.

Người Jơrai tánh tình làm sao, ai cũng biết. Vậy mà, cha J. B. Phan đã đem được họ vào đạo và dạy dỗ họ giữ đạo tới ngày nay, thì biết người có đức nhẫn nại và có tâm chịu khó đến mực nào!

Một lượt đương khi mở đạo cho dân Jơrai, người cũng lo lập làng Annam. Trước hết lập làng Thanh-Bình, rồi làng Phú-Thọ, sau hết tới làng Trà-Phan. Quan nhà nước có ý lưu danh Cha vạn đại, mới lấy tên Cha mà đặt cho làng sau hết nầy như vậy.

Triều đình đã ghi công ban thưởng Cha hai lần, một lần Kim-tiền, một lần Kim-khánh [2].

Năm 1932 thành lập địa phận Kontum, người vui lòng ở lại giúp việc địa phận mới.

Ba năm sau hết, người đã già yếu lại lâm bịnh ho. Bề trên cho ở tại Thanh Bình, nơi người đã gầy dựng. Những tưởng ngày sống cha còn được dài, ai hay cách nửa tháng nay, thấy mình một lâu một yếu, cha xin về Kontum dọn mình chết lành giữa anh em.

Thiệt, ngày 1er Septembre, Cha đã thở hơi cuối cùng.

Ớ Cha Gioan Baotixita yêu dấu, xưa đã cùng nhau một chuyến đồng hành lên Kontum, rày chẳng được cùng nhau một chuyến về quê  thật thiên đàng, tôi cam lòng. Xót xa, một điều là vì ngàn dặm xa xuôi, không được gặp Cha phen sau hết nơi trần thế. Tôi xin dưng bấy lời vĩnh biệt, mong ngày sau sẽ gặp nhau tiêu diêu cõi thọ”.


                                                          Lm Phaolô Ban         

                                    (Trích báo “Lời thăm”, Qui Nhơn 1942)

                                                  Theo Echo 10/1942, tr. IV.


________________

-[1] Trung Châu : Miền đồng bằng, miền “Dưới”: Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nha Trang.v.v.

-[2] Kim tiền (Sapèque en Or), Kim khánh (Plaque en Or): các loại huân, huy chương của Nam triều dùng để ban thưởng cho những người có công trạng.

Chú thích: LMS


Kontumquêhươngtôi giới thiệu

Minh Sơn

5/6/2021


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét