WGPKT(30/12/2021) KONTUM
Nguồn: https://giaophankontum.com/giao-phan/giao-xu/mien-gia-lai/giao-hat-chu-pah/giao-xu-ha-bau
WGPKT(30/12/2021) KONTUM
Nguồn: https://giaophankontum.com/giao-phan/giao-xu/mien-gia-lai/giao-hat-chu-pah/giao-xu-ha-bau
Nhà Thờ Tân Hương Kon Tum Noel 2021
Ảnh: Vương Trị
Truyền thống trang trí
Hang Đá bắt nguồn từ thánh Phanxico Assisi, cũng là vị sáng lập Dòng Phanxico
(Anh em hèn mọn). Sau khi thăm viếng Đất Thánh, trong đó có làng Betlem, thánh
Phanxico đã làm một mô hình máng cỏ để trong phòng để chiêm ngắm và suy niệm về
mầu nhiệm nhập thể, đặc biệt sự nghèo khó của Con Thiên Chúa. Ngài đã chọn điểm
khó nghèo này làm linh đạo cho Dòng của mình.
Như vậy, ý nghĩa nguyên thủy của việc trang trí Hang Đá là để suy niệm và tưởng niệm mầu nhiệm nhập thể trong khó nghèo của Con Thiên Chúa, để thấy được sự khiêm nhường của Ngài, chứ không hề nhằm mục đích khuếch trương hay trang trí thuần túy.
Ở các nước công giáo châu âu, hầu như người ta chỉ trang trí mô hình hang đá đơn giản và được gìn giữ hàng chục, hàng trăm năm. Kèm theo đó ở trung tâm cung thánh, người ta chỉ đặt duy nhất một máng cỏ đơn sơ với tượng Chúa Hài Đồng, để hướng cái nhìn của tín hữu tập trung vào Chúa Giêsu chứ không phải vào các mô hình khác như mô hình hang đá hoành tráng với đèn nhấp nháy.
Ở Việt Nam, có vẻ như làm Hang Đá trở thành phong trào bề ngoài, biến mô hình Hang Đá thành một điểm check in dịp Giáng Sinh, chứ không lưu ý tới ý nghĩa thiêng liêng là sự nghèo khó khiêm nhường của Chúa nữa. Giáng Sinh trở thành dịp để người ta chạy hết từ nhà thờ này đến nhà thờ khác để check in chụp ảnh các mô hình hang đá và trầm trồ về các mức độ hoành tráng khác nhau, chứ không mấy người tĩnh tâm suy tư về mầu nhiệm Nhập Thể khiêm tốn của Ngôi Lời, và như vậy là hoàn toàn sai với mục đích nguyên thủy của truyền thống trang trí Hang Đá.
Thiết nghĩ trang trí Hang Đá dịp lễ Giáng Sinh là điều nên làm, nên duy trì để làm cho dịp lễ này thêm phần vui tươi, cũng là một cách giới thiệu niềm tin. Tuy nhiên, người tín hữu cần lưu ý tới khía cạnh thiêng liêng nhiều hơn, đừng biến nó thành một phong trào thi đua, xứ này muốn làm nổi bật hơn xứ khác... vừa tốn kém vật chất, vừa không đem lại giá trị thiêng liêng, nếu không muốn nói là lạm dụng, nhát là khi các mô hình Hang Đá bị biến tấu quá xa với lịch sử.
Trọng tâm của lễ Giáng Sinh là tưởng nhớ tình yêu lớn lao của Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể, vậy nên chúng ta hãy qui hướng về Ngài. Hãy trang trí Hang Đá bên ngoài đơn sơ để giúp chúng ta có thể chiêm ngắm sự nghèo khó của Chúa Hài Nhi, nhưng quan trọng hơn hãy trang trí Hang Đá tâm hồn mỗi ngày, để xứng đáng là đền thờ của Chúa, để Ngài đến và ở với chúng ta luôn mãi. Amen
Tác giả: M. Hạnh Tử
Nguồn: https://www.vanthoconggiao.net/2021/12/quan-iem-ca-nhan-ve-viec-trang-tri-hang.html
DIỄN NGUYỆN CANH THỨC GIÁNG SINH 2020
CANH THỨC GS 2020 - GX TÂN HƯƠNG, KON TUM
Bài viết: Minh Sơn
Hình ảnh: Minh Hiếu
WGPKT(13/12/2021) KONTUM
Bài viết: Minh Sơn
WGPKT(09/12/2021) KONTUM
WGPKT(06/12/2021) KONTUM
Nguồn: https://giaophankontum.com/giao-phan/giao-xu/mien-kontum/giao-hat-kontum/giao-xu-dak-kia
Bài viết: Minh Sơn
WGPKT(29/11/2021) KONTUM
(Nguồn: https://giaophankontum.com/tin-tuc/giao-phan-kontum/thanh-le-khai-mac-thuong-hoi-dong-giam-muc-lan-xvi-cap-giao-phan-28-11-2021)
“Khâm định Việt sử Thông giám cương mục”, của Quốc sử quán triều Nguyễn, có một ghi chú bên lề: “Theo sách Dã Lục, thì ngày tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, người Tây Dương tên là Y-nê-xu lén lút đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao Thủy, ngấm ngầm truyền giáo về tả đạo Gia tô”. Căn cứ lời chua ấy, một số nhà sử học cho rằng: năm 1533 là mốc lịch sử Tin Mừng truyền vào Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện lịch sử này vẫn còn tồn nghi.
Một số tác giả nghi ngờ “lời chua” sự kiện truyền giáo năm 1533.
Một số bài viết của các nhà nghiên cứu, tiêu biểu như: Chu Thiên, Đinh Xuân Lâm, Trần Thanh Ái, Lm. Bùi Đức Sinh, Lm. Vinh Sơn Trần Minh Thực,... , nghi ngờ về tính chính xác của sách Dã Lục, bởi vì những chi tiết mà “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” dẫn lại từ Dã Lục không phù hợp với những dữ liệu lịch sử.
1. Từ năm 1968, hai tác giả Chu Thiên và Đinh Xuân Lâm[1] có bài viết: Tây dương Gia tô bí lục, một tài liệu lịch sử quý giá, nêu cao tinh thần yêu nước chống xâm lược, đăng tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số tháng 2.1968. Hai tác giả chép: “Chắc chắn là sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã căn cứ vào đấy (Tây dương Gia tô bí lục), nên mới chua: “Lê Trang tông, niên hiệu Nguyên hòa năm đầu, có người Tây là Y-nê-khu lẻn vào truyền giáo ở các làng Quần Anh, Ninh Cường huyện Nam Chân (tức Nam Trực ngày nay) và các làng Trà Lũ huyện Giao Thủy, đều thuộc tỉnh Nam Định ngày nay”[2]. Về thời điểm này, chúng tôi ngờ rằng chưa được đúng với sự thật và cần được nghiên cứu thêm. Những sách cũ của các giáo sĩ Tây phương viết chưa có quyển nào xác minh công nhận. Theo chỗ chúng tôi biết thì thời kỳ này, miền Bắc còn thuộc nhà Mạc (Mạc Đăng Doanh) và trong các sách về truyền giáo của thời kỳ này, không thấy nói đến việc này. Chỉ thấy một số tác giả, các thời kỳ sau nhắc tới sự kiện 1533 ở Đàng Ngoài đã có chỉ dụ cấm đạo do một người ngoại dương tên là Y-nê-khu (Ingace) có lẽ từ Ma-lác-ca sang[3]. Chúng tôi ngờ rằng có thể do hai tác giả Phạm Ngộ Hiên và Nguyễn Hòa Đường, là hai cha dòng Tên đã lầm lấy năm sáng lập ra dòng Tên và tên người sáng lập ra Hội ấy làm thời điểm và người truyền giáo vào Việt Nam chăng. Vì năm Quí tỵ đời Trang tông là năm 1533, liền với năm 1534 là năm một giáo sĩ người Tây Ban Nha là Ingace (I-nê-khu) de Loyola sáng lập ra một giáo đoàn sang Viễn đông lấy tên là Compagnie de Jésus. Những người trong Hội gọi là Jésuites mà sau người ta dịch là dòng Tên. Chính những giáo sĩ dòng Tên là những người phương Tây đến nước ta đầu tiên”[4].
Bùi Công Thuấn
Các nhà sử học Công giáo như Phan Phát Huồn CssR, Hồng Lam, Lm Trần Anh Dũng (Paris)… và Giáo hội Công giáo Việt Nam đều lấy năm 1533 là mốc lịch sử Tin Mừng truyền vào Việt Nam [1]. Căn cứ để chọn năm 1533 là thông tin trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, quyển XXXIII, trang 6 B (1856-1884), một chính sử của Việt Nam [2].
NHỮNG KIẾN GIẢI CỦA LM VÕ ĐÌNH ĐỆ
Trong bài viết: “Thực hư có giáo sĩ I-nê-xu lén truyền giáo ở Đại Việt năm 1533”[3], Lm Võ Đình Đệ đặt vấn đề về “mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam”ghi trong Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục là “bịa đặt”. Ông viết:
“Tóm lại, sự kiện và nhân vật mà Tây Dương Gia Tô Bí Lục và Khâm Định Việt Sử viết về mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam là một vấn đề tồn nghi lịch sử, thậm chí là sự bịa đặt của Tây Dương Gia Tô Bí lục, không thể tin tưởng”.
Để đi đến một kết luận “chắc nịch” như vậy, trong bài viết trên, Lm Võ Đình Đệ lập luận như sau: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép lại Tây Dương Gia Tô bí lục, mà cuốn sách này toàn những điều sai, thế nên điều Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục chép lại về năm 1533 cũng là sai.
Các bước Lm Võ Đình Đệ triển khai lập luận như sau:
Trước hết ông dẫn Đại Việt Sử Ký toàn thư, tiếp theo dẫn Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Sau đó dẫn ý kiến của Chu Thiên và Đinh Xuân Lâm. Ông cũng dẫn ý kiến của Trần Thanh Ái và Lm Bùi Đức Sinh O.P.
Mượn ý của Trần Thanh Ái, ông nhận định:
“Một trong những lý do mà các nhà nghiên cứu nại vào để đưa ra quan điểm Khâm Định Việt Sử đã lấy nguồn từ Tây Dương Gia Tô Bí Lục về sự kiện I-nê-xu lén vào truyền giáo ở Đại Việt vào năm 1533 là dựa vào mốc điểm ra đời của hai tác phẩm và sự trùng hợp về chi tiết sự kiện. Tây Dương Gia Tô Bí Lục ra đời trước, được khởi thảo từ năm 1794 và được in năm Nhâm Thân, Gia Long 11 (1812). Khâm Định Việt Sử được bắt đầu biên soạn theo lệnh vua Tự Đức từ năm 1856, viết xong 1881, khắc in 1884.”
Tiếp theo, Lm Võ Đình Đệ “điều tra” nguồn gốc lịch sử, địa lý của nhân vật I-nê-xu và các địa danh Nam Chân, Quần Anh, Trà Lũ, Ninh Cường. Ông chứng mình rằng những nhân vật và địa danh ấy là không đúng với sự thật. Ông kết luận: “Xét về phương diện lịch sử truyền giáo của Giáo hội toàn cầu nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng, Tây Dương Gia tô Bí Lục đầy dẫy những nhân vật và sự kiện lịch sử không có trong lịch sử mà không thể liệt kê dài dòng trong bài viết nầy. Ở đây chỉ nêu nhân vật Ingatio mà bài viết nầy đã đề cập”.
Và từ nhận định ấy, Lm Võ Đình Đệ đã đặt vấn đề “về mốc điểm truyền giáo ở Việt Nam là một vấn đề tồn nghi lịch sử, thậm chí là sự bịa đặt của Tây Dương Gia Tô Bí lục, không thể tin tưởng”.
Rất tiếc là tác giả không đưa ra một mốc lịch sử truyền giáo nào khác thay thế năm 1533.
THỰC CHẤT CỦA VẤN ĐỀ
Đại Việt sử ký toàn thư (1697),Huyền Tông Mục Hoàng đế, năm thứ nhất (1663) viết: