Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020
Ca Nguyện "HÁT VỀ MẸ" tại TTHH Đức Mẹ Măng Đen, Kon Tum đêm 31/12/2020
Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020
DIỄN NGUYỆN CANH THỨC GIÁNG SINH 2020 - GIÁO XỨ TÂN HƯƠNG, KON TUM ĐÊM 24.12.2020
CANH THỨC GS 2020 - GX TÂN HƯƠNG, KON TUM
Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020
QUANG CẢNH ĐÓN MỪNG GIÁNG SINH TẠI MỘT SỐ NHÀ THỜ GIÁO PHẬN KON TUM
Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020
KÍNH CHÚC GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ NĂM MỚI HẠNH PHÚC
Kính
Chúc
GIÁNG SINH AN LÀNH VÀ NĂM MỚI HẠNH PHÚC
******
XÔ HƠK NOEN PĂNG XƠNÊP XƠNĂM NAO.
******
MERRY CHRISTMASTMAS AND HAPPY NEW YEAR
******
JOYEUX NOEL ET BONNE ANNEE
Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020
GIÁO XỨ CLOVERDALE (TỔNG GIÁO PHẬN PERTH, TÂY ÚC) MỪNG 60 NĂM THÀNH LẬP: “Nhiều bàn tay xây dựng nhà thờ, nhưng nhiều tấm lòng làm nên giáo xứ”.
By Matthew Lau (17/12/2020)
Cộng đoàn Giáo xứ Cloverdale của Nhà thờ Công giáo Đức Bà đã tổ chức Thánh lễ đặc biệt mừng Ngọc khánh thành lập giáo xứ (1960-2020) cho hàng trăm giáo dân trong quá khứ và hiện tại vào Thứ Bảy ngày 12/12/2020.
Đức
Tổng Giám mục Timothy Costelloe, SDB của Tổng Giáo phận Perth, miền Tây Úc chủ tế Thánh lễ.
Cùng
đồng tế với Đức Tổng Giám mục Costelloe có Cha Micae Đỗ Huy Nhật Quỳnh, linh mục
đương nhiệm chính xứ Cloverdale; Cha Brian McKenna, Đại diện Giáo sĩ (nguyên
chính xứ Cloverdale từ 1994 đến 2006); Cha Phillip Fleay, Giám đốc Chủng viện
St Charles (nguyên chính xứ Cloverdale từ 2006 đến 2010), và Cha CJ Millen, phụ
tá Nhà thờ chính tòa St Mary.
Hiện
diện trong sự kiện đáng ghi nhớ này có Cộng đoàn Nữ tu Thăm Viếng WA, Các Nữ tu
Dòng Thánh Giuse Thánh Tâm (Josephites), Thị trưởng Belmont Phil Marks, các
thành viên hội đồng Thành phố Belmont tại địa phương, các thành viên Hội đồng
Giáo xứ Cloverdale, Ủy ban Tài chính, cũng như Hiệu trưởng Trường Công giáo
St Maria Goretti và Trường Tiểu học Công giáo Notre Dame.
Khoảnh
khắc vui mừng khi Linh mục chính xứ Cloverdale Micae Đỗ Đỗ Huy Nhật Quỳnh giơ
cao bản Phép Lành Tòa Thánh dịp kỷ niệm 60 năm thành lập giáo xứ. Ảnh: Michelle
Tan.
Sau
thánh lễ lúc 16 giờ chiều, mỗi gia đình được tặng một bản sao tờ Phép Lành Tòa
Thánh, sau đó là bữa ăn tối trong Hội trường Trường Tiểu học Công giáo Notre
Dame.
Lễ
tạ ơn Ngọc Khánh thành lập giáo xứ ban đầu dự kiến tổ chức vào tháng 9, nhưng
đã bị hoãn vì sự cố dịch bệnh Covid-19.
Trong
bài giảng nhân dịp này, Đức Tổng Giám mục Costelloe nhấn mạnh sự cần thiết của
các cộng đồng giáo xứ địa phương lấy Chúa Kitô làm trung tâm.
“Hội
thánh lấy Chúa Kitô làm trung tâm: khiêm nhường, chữa lành và thương xót có
nghĩa là gì? Đối với cộng đoàn giáo xứ, kỷ niệm 60 năm thành lập, điều này có ý
nghĩa gì? ”. Đức Tổng đặt vấn đề với cộng đoàn.
“Câu
hỏi này thực sự là một lời mời gọi để nhìn lại 60 năm qua, trước hết là lòng biết
ơn khi nhìn xung quanh chúng ta về thực tế hiện tại của giáo xứ này với cả niềm
tự hào và hy vọng, cũng như tự tin nhìn về phía trước khi giáo xứ đang tiến lên
trong tương lai”.
Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2020
Thánh Lễ Tuyên Khấn Trọn Đời – Hội Dòng Chúa Quan Phòng, Tỉnh Dòng Tây Nguyên

Hôm nay, lúc 6h00 ngày 11.12.2020, cộng đoàn dân Chúa hân hoan qui tụ trong ngôi Thánh đường của giáo xứ Tân Hương, Kon Tum để dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân vĩnh khấn của 6 nữ tu thuộc Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux, qua thánh lễ do Đức Cha Aloisiô Nguyễn HùngVị, Giám mục Giáo phận Kon Tum chủ tế.
Đồng tế với Đức Cha Aloisiô có Cha tổng đại diện – chính xứ Tân Hương Giuse Đỗ Hiệu, Quý Cha Quản Hạt, quý Cha trong Giáo phận. Hiện diện trong thánh lễ có quý Bề trên và các nữ tu đại diện một số Hội Dòng, quý Ông Bà cố và thân nhân các tân vĩnh khấn…, Sơ Giám tỉnh Dòng Chúa Quan Phòng Tỉnh dòng Tây Nguyên và quý Sơ Dòng Chúa Quan Phòng đến từ các Cộng Đoàn.
Danh sách các Chị tuyên khấn vĩnh viễn:
Marie-Désiré Nguyễn Thị Thanh Tân
Marie-Bernard Nguyễn Thị Hồng Vân
Marie-Benoite Phạm Thị Ngọc Bích
Marie-Carole Trần Thị Hiên
Marie-Carole Võ Thị Thùy Trang
Marie-Célestina Y Giấy

Mặc dù thánh lễ được diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt, một vài nơi đang phải thực hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh covid, nhưng Tỉnh Dòng Tây Nguyên đã có một thánh lễ tuyên khấn trọn đời thật tốt đẹp, ấm cúng và đầy tình thương của Đức Cha và quý Cha dành cho Hội Dòng, cách riêng dành cho 6 tân vĩnh khấn.
Năm nay, Hội Dòng mừng kỷ niệm 50 năm các nữ tu Chúa Quan Phòng hiện diện phục vụ tại Miền truyền giáo Tây Nguyên – Giáo phận Kon Tum (1970-2020). Thực hiện kế hoạch lòng thương xót của Thiên Chúa theo tinh thần của Cha Á thánh Martinô Moye, đấng sáng lập Dòng và đáp lại lời mời gọi của ĐGM Gp. Kon Tum Paul Seitz Kim, từ năm 1970 Nhà Dòng đã gởi các chị em nữ tu Chúa Quan Phòng đầu tiên đến phục vụ anh em sắc tộc tại Plei Kơbey. Tiếp sau đó thành lập các Cộng Đoàn CQP Trung Nghĩa (1971), Cộng Đoàn CQP Kim Phước (1972)…Trải qua 50 năm hiện diện trên cánh đồng truyền giáo Tây Nguyên, đến nay tại Gp Kon Tum đã có 13 Cộng Đoàn với khoảng 35 nữ tu đang âm thầm miệt mài phục vụ.
Chúng ta cùng hiệp ý dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn với Hội Dòng, xin Chúa cho Hội Dòng có thêm nhiều ơn gọi sống đời thánh hiến. Đặc biệt cho các Chị tuyên khấn trọn đời hôm nay được thêm lòng yêu mến Chúa, tìm vinh danh Chúa và hết lòng tận tụy với sứ mạng của Hội Dòng.
Đưa tin MINH SƠN
WGPKT(11/12/2020) KONTUM
Thứ Ba, 8 tháng 12, 2020
Anh Em Hãy Ra Đi _ Mừng 85 Năm Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum
Anh Em Hãy Ra Đi _ Sáng tác & Trình bày: Minh Sơn
Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020
Việc Cầu Nguyện Và Xin Ơn: Vài Suy Tư Nhân Cơn Đại Dịch Covid-19
(Lm. Phêrô Nguyễn Hiền, Lm Giáo phận Kon Tum, du học Pháp)
Đang khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, là những người có niềm tin, chúng ta được mời gọi gia tăng lời cầu nguyện, để đại dịch mau chấm dứt. Tuy nhiên, thực tế là càng sốt sắng cầu nguyện, thì dịch bệnh như thể lại lại càng dữ dội hơn, nhất là trong các nước có truyền thống đức tin Kitô giáo mạnh mẽ (Hàn Quốc, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Brasil, …). Đây không chỉ là một thực tế đau lòng, mà còn là một thách đố cho đức tin của chúng ta. Thiên Chúa đang ở đâu trong cơn đại dịch? Tại sao Ngài vẫn cứ im lặng?
Những dòng này không phải là một khảo luận chuyên sâu mang tính thần học và thiêng liêng về vấn nạn cầu nguyện và xin ơn, nhưng chỉ mong góp vài gợi ý sơ khởi, cho vấn nạn quan trọng và đầy thách đố này.
1. Thiên Chúa và mầu nhiệm sự dữ
Đối diện với cơn đại dịch này, cũng như biết bao thảm họa đã và đang xảy ra trên thế giới, câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa lại được khơi lại. Thiên Chúa đang ở đâu, hay Ngài là ai, khi bao nhiêu người vô tội phải chết oan, khi bao nhiêu người thành tâm kêu cứu, mà dường như Ngài ngoảnh mặt làm ngơ? Trước sự hiện diện của sự dữ, người ta vẫn thường tự hỏi : phải chăng là Thiên Chúa không toàn năng (tức là Thiên Chúa không thể làm được tất cả mọi sự), hay vì Ngài không toàn ái (nghĩa là Ngài không phải là Thiên Chúa của tình yêu)? Hay phải chăng là Ngài không thực sự hiện hữu? Dĩ nhiên, là người có đức tin, chúng ta tin vào một Thiên Chúa toàn năng và toàn ái. Vấn đề còn lại là : tại sao Ngài im lặng, trước bao lời khẩn nài của con cái Ngài?
Trước hết, cần khẳng định rằng : Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của sự dữ, vì mọi sự Ngài sáng tạo nên đều tốt đẹp (St 1, 25). Chân lý này dựa trên nền tảng là chính quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa (1Ga 4, 16) vốn được biểu lộ nơi công trình sáng tạo. Từ xác tín căn bản này, có lẽ không thể nói : Thiên Chúa cho sự dữ, cho đại dịch xảy ra, để răn đe hay trừng phạt người này, quốc gia nọ, hoặc thế hệ kia, như cách diễn đạt thường thấy trong Cựu Ước. Cũng vậy, trước cái chết của một người vô tội, của một em nhỏ chẳng hạn, có lẽ không thể nói rằng : Chúa “cất” em về trời, vì em là một bông hoa đẹp, v.v. Tuy những cách nói này đã trở thành quen thuộc, nhưng suy cho cùng, đó là những cách nói xem ra không am hợp với chính nền tảng căn bản của đức tin chúng ta.
Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020
CỰU CHỦNG SINH CVK HỘI NGỘ MỪNG 85 NĂM THÀNH LẬP CHỦNG VIỆN THỪA SAI KON TUM (1935-2020)
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2020
Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế 03/12/2020

Vào lúc 5h30 ngày 3.12.2020, tại Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục giáo phận Kon Tum đã cử hành thánh lễ truyền chức phó tế cho 8 thầy: trong đó 7 thầy được tuyển chọn từ Chủng viện Thừa sai Kon Tum và 1 thầy thuộc Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc (CRM) đang phục vụ tại TGM Kon Tum. Đây thật sự là niềm vui cho toàn thể Giáo phận, cách riêng cho cá nhân các thầy và gia đình các thầy.
Thầy Vinhsơn Phan Văn Cảnh.
Thầy Giacôbê Nguyễn Minh Hoàng.
Thầy Gioan Baotixita Nguyễn Văn Phúc.
Thầy Micae Phạm Hữu Phương.
Thầy Đaminh Hà Minh Thịnh.
Thầy Giuse Lê Đức Tinh.
Thầy Antôn Phan Viết Trí.
Thầy Lu-y Gonzaga Maria Hoàng Vũ Tùng, CRM.
Đồng tế với Đức Cha Aloisiô có Cha Tổng đại diện, Cha giám đốc Đại Chủng viện Huế, Cha giám đốc Chủng viện Thừa sai Kon Tum, Cha đại diện Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc, quý Cha trong linh mục đoàn Giáo phận Kon Tum. Tham dự thánh lễ có đông đảo quý Tu sĩ nam nữ, chủng sinh, thân nhân các tiến chức và bà con giáo dân Kinh-Thượng.
Ngày 3.12 lễ Thánh Phanxicô Xaviê, cũng là ngày kỷ niệm 5 năm thụ phong Giám mục của Đức Cha Aloisiô (3.12.2015). Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Đaminh Đinh Quang Vinh, quản hạt Pleiku thay mặt gia đình giáo phận chúc mừng Đức Cha đã trải qua 5 năm giám mục chính tòa, đã lèo lái giáo phận vượt qua nhiều khó khăn thử thách để ngày càng được khởi sắc, cả về mặt đạo đức, phát triển các xứ đạo cũng như các cơ sở cần thiết trong giáo phận. Đáp lời Đức Cha cám ơn toàn thể gia đình giáo phận đã cầu nguyện và chúc mừng ngài. Đức Cha xác tín giáo phận có được như ngày hôm nay là do bởi ơn Chúa ban, cùng với sự cộng tác nhiệt thành, tích cực của quý Cha và mọi thành phần dân Chúa.
Trong phần nghi thức tuyển chọn ứng viên, Đức Cha đã có lời huấn dụ với cộng đoàn và với 8 thầy sắp được cất nhắc lên chức phó tế: Chức phó tế là một trong ba chức thánh trong Giáo Hội là Giám mục, Linh mục và Phó tế. “Có một thời gian người ta ngại nói tới ‘chức’, ‘chức’ thì đi liền với ‘quyền’, cho nên người ta thích gọi đó là các tác vụ mà thôi! Nhưng quả thực, qua Bí tích truyền chức thánh thì không phải chỉ trao ban một tác vụ, mà đó quả thực là một chức trong Giáo Hội.Và những chức tước trong Giáo Hội không phải là để “ăn trên ngồi trước”, nhưng mà theo tinh thần của Chúa Giêsu, các chức tước có được là để phục vụ cộng đoàn dân Chúa”.
Thánh lễ diễn ra trang nghiêm, sốt sắng với các phần nghi thức nối tiếp.
Vào cuối thánh lễ, một tiến chức thay mặt các anh em lãnh chức phó tế nói lên tâm tình tri ân Đức Cha, quý Cha và mọi thành phần trong cộng đoàn nhân ngày trọng đại này. Đáp từ, Đức Cha cám ơn mọi người đã góp công sức và lời cầu nguyện cho các tiến chức trước đây cũng như đang hiện diện trong thánh lễ này. Đặc biệt, Thánh Phanxicô Xaviê là bổn mạng của Chủng viện Thừa sai Kon Tum và nhân dịp này cũng mừng 85 năm thành lập Chủng viện (1935-2020), nên cũng có mặt đông đảo các cựu chủng sinh và người thân cựu chủng sinh CVK.
Thánh lễ khép lại với quyết tâm ra đi theo Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng: “Chúng ta cùng đem Tin Mừng đi khắp đó đây, loan tin loan tin Chúa Trời yêu thương loài người”.
MINH SƠN
4.12.2020

Nguồn: giaophankontum.com
Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020
Đôi Nét Về Chủng Viện Thừa Sai Kon Tum
WGPKT(30/11/2020) KONTUM
giaophankontum.com
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020
Thư Mùa Vọng 2020 của Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kon Tum
Thứ Hai, 23 tháng 11, 2020
CANH THỨC GIÁNG SINH 2020 - CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020
Về việc xin lễ cho các linh hồn mồ côi và thai nhi
- Có một số người xin lễ “cầu cho các linh hồn mồ côi” nhưng một số người khác lại cho rằng không có linh hồn nào mồ côi cả vì Giáo Hội luôn cầu nguyện cho họ.
Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020
ĐỨC CHA STEPHAN KUÊNOT (THỂ) LẬP MIỀN TRUYỀN GIÁO XỨ THƯỢNG

Đức Cha lập địa phận Mọi (*)
Bổn
tính Đức Cha bền vững, hễ quyết việc gì thì chẳng bỏ, gặp ngăn trở chừng nào,
thì phấn phát lước thắng chừng nấy.
Vả
Người đã sai cố chính Mịch và cố Lộ lên giảng đạo cho mọi Phú-yên. Sự bất
thành, như đã nói trước, thì Người bèn sai Cha Vận và Cha Hòa lên mở đạo cho
mọi Đồng-đỏ, tỉnh Bình-định, xứ Bồng-sơn. Đoạn sai mở lại ngã Thạch-thành, tỉnh
Phú-yên: chỗ nầy mở dạy đặng chừng mười năm; đến sau bị dịch khí, mọi sợ chết,
xin làm sự dị đoan; song các Cha cấm không cho, thì nó nổi dậy đuổi các Cha các
thầy chạy hết. Đức Cha cũng sai mở đạo ngã mọi Bình-thuận, Quảng-ngãi và
Quảng-nam nữa, song việc không thành.
Đến
năm 1848, Người thừa dịp Tự-đức mới tức vị, còn nguôi cơn bắt bớ, mà quyết mở
ngả An-khê.
Khi
ấy, có thầy năm Do, là người mạnh mẽ chững chàng, lại nhơn đức. Đức Cha đòi đến
mà nói liền rằng: “Nay thầy phải đi ngã An-khê, mà dò thử đàng lên mọi, hoặc
may lập đạo trên ấy đặng chăng. Ta tin cậy thầy sẽ làm nổi việc, miễn là thầy
giữ lòng gan dạ bền chí. Vậy thầy hãy dọn mình chịu chức, đoạn đi.”
Cách
ít ngày, thầy sáu Do vưng lời Đức Cha Thể mà lên đàng. Tới An-khê, ở thuê trong
nhà lái buôn kia, cùng theo chủ lên mọi, mà do thám. Qua sáu tháng, thầy trở
xuống, trình Đức Cha tự sự. Đức Cha lại dạy đi một lần nữa, cùng cho ít người
theo giúp: hết thảy giả lái buôn lên tuốt trên cao; rủi bị mọi toan giết, bèn
trốn về hết.
Đức
Cha hỏi đầu đuôi, thì quyết cứ ngả Trạm-gò mà mở đạo trên mọi, chắc đặng, nên
bèn dạy cất nhà tại đó, cùng sai một ít người bổn đạo chắc chắn lên ở tạm, giúp
kẻ lên người xuống cho dễ.
Cuối
năm 1849, Người sai Cố Vêrô (P. Combes), và một ít thầy giúp việc, thảy theo
thầy sáu Do dẫn đàng lên. Tới gần Trạm-gò, phần thì đàng hiểm trở, phần thì mưa
lụt, nên phô kẻ ấy ngã lòng tháo về cả. Đức Cha liền quở trách, sao việc Chúa
mà non lòng nhát gan, không rán cho thành việc, đoạn rằng: “Nhằm mưa lụt, thì
thôi: Ta cho nghỉ nửa tháng, rồi lo trở lên, mà phen nầy phải đi cho tới nơi,
chớ cả gan liều mình trở về làm chi.”
Cách
nửa tháng, phô người ấy trở lên lại. Phen nầy, Đức Cha sai thêm cố Hoàn (P.
Fontaine) theo lên nữa. Khi xuất hành, Đức Cha căn dặn: lên, thì phải lo tránh
làng mọi kia, tên Khiêm làm chủ, vì chưng tên nầy đặng thế thần cả núi mọi, lại
có bằng sắc lo việc vua Annam trên cả núi ấy, kẻo hoặc gặp phải tay nó, thì
chắc bị bắt giải xuống nạp quan mà hư sự.
Khỏi
ít ngày, nghe tin hai Cố và các thầy phải tay tên Khiêm, thì Đức Cha áy náy lo
lắng thổn thức một giây, đoạn cầm mình lại mà rằng: “Tôi đem lòng lo sợ làm
chi. Việc Chúa, thì Chúa sẽ lo liệu cho sáng danh Người.” Đức Cha lại rằng:
“Phần tôi hết lòng ước ao mở đạo Đức Chúa Giêsu trên miền ấy, nên mới khấn buộc
mình một đều, cùng quyết giữ cho đến mãn đời; còn các việc khác, âu là Chúa sẽ
lo.”
Hản
thật Chúa cho như ý đầy tớ Người nguyện xin. Vì chưng tên Khiêm chẳng những
không bắt các Cha các thầy Đức Cha sai lên, mà lại buộc mình binh vực giúp đỡ;
và đến sau, khi quan Annam cấp quân lính lên tìm bắt kẻ giảng đạo, thì nó giữ
lời giao ước, ra công lo cứu các Cha các thầy khỏi tay quân dữ.
Trừ
thầy sáu Do, Đức Cha lại sai thầy Thám, thầy Tài, thầy Chính, thầy Bảo, thầy
Biểu, thầy Bường, thầy Tiển, chú Phiên, hết thảy là học trò Pinăng, lên liên
tiếp, chuyên lo giúp việc đại sự ấy. Đến sau, Đức Cha đòi thầy Do cùng thầy Bảo
xuống, truyền chức thầy cả, rồi cũng dạy trở lên ở trên địa phận mọi luôn.
Đức
Cha cũng sai các Cố lên mà coi sóc, giảng dạy, và lo mở rộng Hội thánh, cho
thỏa lòng phô kẻ ấy đã khẩn nguyện khi vượt biển qua phương đông, kẻo ở trong
phần đất Annam, phải trốn tránh ẩn tàng luôn, chẳng làm việc gì đặng. Hoặc ai
bị rét mà chết, thì Đức Cha sai người khác kế tiếp. Các Cố Đức Cha sai lên mọi
lúc ấy, là Cố Vêrô (P. Combes), làm Bề trên, Cố Hoàn (P. Fontaine), Cố Đề (P.
Degouts), Cố Ân (P. Dourisboure), Cố Viêm (P. Lacroix), Cố A (P. Arnoux) và Cố
Xuân (P. Verdier).
Khi
Đức Cha phải bị bắt mà tạ thế, thì địa phận Mọi vốn chưa đặng mấy trăm người
trở lại đạo, lại phần thì xứ độc địa, phần thì cấm kín, nên Đức Cha chưa dời
đặng nhà trường nhà mồ côi lên trên ấy, như ý Đức Cha ước ao; song cũng đã lập
thành hai ba chỗ, chỉ nhờ ơn mưa đức gió, hầu trổ sanh hoa quả lợi lãi ba mươi,
sáu mươi cùng một trăm mà thôi. Cố An chép rằng: “Nay lập địa phận Mọi thành
công, ắt là trước nhờ Chúa phù hộ, sau nhờ ơn Đức Cha Thể bền chí vững vàng,
cùng lòng Người hằng cháy lửa ái mộ phần rỗi muôn dân, chẳng nệ liều chông gai
chuyên lo gầy dựng”.
Rày
địa phận Mọi đặng hơn một muôn bổn đạo, lại mới lập riêng một nhà trường lớn,
đặt tên là nhà trường Đức Cha Thể, để lưu danh rạng tiếng Người vạn đại.
(Trích R.P.TARDIEU
- HẠNH ĐỨC CHA THỂ, Mgr. Cuénot (1802-1861), LANG-SONG, IMPRIMERIE DE LA MISSION 1907)
Minh Sơn giới thiệu
Miền Truyền Giáo xứ Thượng (Mission des pays Moys)
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2020
Linh mục đoàn Giáo Phận Kon Tum tĩnh tâm năm 2020 - Khánh thành Nhà Mục Vụ
Linh mục đoàn Giáo Phận Kon Tum
tĩnh tâm năm 2020
Video Nghi thức làm phép nhà Mục vụ Giáo phận Kon Tum:
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020
Nước Mội, rừng xanh và sự sống
LTS: "Cần ngay bây giờ chấm dứt mọi khai phá ở Tây Nguyên. Cần nghĩ đến một con đường sống khác, một kiểu sống khác, một kiểu phát triển khác. Trên cả nước.
Trước hết trên mái nhà sinh tử Tây Nguyên. Bắt đầu lại một công cuộc cứu lấy Tây Nguyên. Bắt đầu một sự nghiệp to lớn trồng lại rừng Tây Nguyên, trong một trăm năm, quyết liệt, kiên định, thông minh, với những kế hoạch cụ thể, cho 50 năm, 20 năm, 10 năm, 5 năm, toàn Tây Nguyên, từng tỉnh, từng huyện, từng xã, từng làng.
Khôi phục lại màu xanh cho Tây Nguyên"
Bài viết quí giá của nhà văn Nguyên Ngọc 10 năm trước (thứ năm 18/2/2010 trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Xin hãy đọc kỹ và hành động !!!
NGUYÊN NGỌC
Câu chuyện này nói vào đầu xuân có thể hơi buồn, nhưng nghĩ kỹ lại có lẽ cũng có chỗ thích hợp, bởi vì đây là câu chuyện về màu xanh, màu của mùa xuân xanh. Của sự sống.
Nước Mội. Kỹ thuật tưới nước Mội.
Quê tôi ở vùng Nam Trung bộ, đúng cái đoạn mà một nhà thơ từng thống thiết gọi là “dằng dặc khúc ruột miền Trung”. Ở đấy, miên man mấy trăm cây số ven biển là những cồn cát lớn, nơi trắng phau một màu trắng tinh khiết đến khó tin, nơi vàng rộm ngon lành trong nắng cháy. Làng cũng là làng trên cát; con người sống trên cát, tử sinh cùng với cát.
Tôi có đọc một ít lịch sử và tôi biết, lạ vậy, toàn cát vậy, nhưng đấy vốn không phải là một vùng đất nghèo. Từng có cả một vương quốc thịnh vượng trên dải đất này. Một vương quốc nông nghiệp và hải dương. Có lẽ một trong những bí quyết thịnh vượng của vương quốc ấy là nước, mà thiên nhiên đã rất thông minh giữ và dành cho dải đất thoạt nhìn thật khô cằn này, và con người thì cũng thật thông minh hiểu được món quà quý của đất trời, biết tận dụng lấy cho mình.
Cho đến chỉ cách đây đâu khoảng chưa đến nửa thế kỷ, ở quê tôi vẫn còn một kỹ thuật nông nghiệp rất đặc biệt, tinh tế và thú vị, gọi là kỹ thuật “tưới nước mội”, người Việt học được của người Chăm khi đi vào Nam.
Nước mội là nước rỉ ra từ các chân đồi cát, trong veo, mát lạnh, tinh sạch đến mức có thể bụm vào lòng bàn tay, ngửa cổ uống ngay ngon lành. Ở đây người ta vỡ ruộng ngay trên cát, các đám ruộng được gọi là “thổ”, những đám thổ trồng đủ các loại hoa màu. Ở góc thổ bao giờ cũng có một chiếc ao nhỏ, cạn thôi, nhưng quanh năm lúc nào cũng đầy ắp nước, tát đi lại đầy ngay, cả trong những mùa nắng hạn gay gắt nhất.
Nước mội từ trong lòng cát rỉ ra, nhẹ nhàng, chậm chạp, từ tốn, mà bất tận. Những chiếc ao nước mội, những con mắt ngọc xanh rờn, mát rượi của đất đai, làng mạc, đồng ruộng quê tôi. Nhỏ nhoi và thầm lặng, chính chúng nuôi sống nền nông nghiệp từng trù phú của vương quốc xưa, và của cả cha ông chúng tôi nữa khi họ đi về Nam…