SỰ KIỆN SỬA ĐỔI VÀI CHỮ TRONG KINH LẠY CHA
Gần đây, chúng ta thấy nổi lên hai sự kiện đáng chú ý liên quan đến việc sửa đổi vài chữ trong kinh Lạy Cha:
Thứ nhất, trong Đại hội đồng thường niên của Hội đồng Giám mục Pháp nhóm họp tại Lộ Đức từ 03/11-08/11/2017, các vị giám mục Pháp đã quyết định sửa lại một chữ trong kinh Lạy Cha theo đúng bản gốc tiếng Hy-lạp và sẽ được áp dụng kể từ Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng năm nay (03/12/2017). Cụ thể là câu ‘‘Ne nous soumets pas à la tentation’’ (= “xin đừng để chúng con chịu cơn cám dỗ”) theo lối dịch đại kết và của Bible de Jérusalem hoặc là câu “Ne nous conduis pas en tentation” (= “xin đừng dẫn / đem/ đưa chúng con vào/ đến cơn cám dỗ”) sẽ được đổi lại là ‘‘Ne nous laisse pas entrer en tentation’’(= “xin đừng để chúng con đi vào trong cơn cám dỗ” = ‘‘Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’’).[1] Ngoài việc dịch cho sát bản gốc Hy-lạp, mục đích của sự thay đổi này là nhằm có một bản dịch đại kết chung cho các Hội thánh Kitô giáo trên nước Pháp (CÉCEF), theo tinh thần hiệp nhất (Ga 17,21).[2]
Thứ hai, chính Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng vừa đưa ra lời kêu gọi thay đổi bản dịch kinh Lạy Cha trong tiếng Ý (“non ci indurre in tentazione”) theo hướng của Giáo Hội Pháp đã làm, nghĩa là đổi câu “xin đừng dẫn / đem/ đưa chúng con vào/ đến cơn cám dỗ”[3] thành “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”.[4] Theo ý của Đức Thánh cha, bản dịch cũ “không phải là một bản dịch tốt” bởi vì có thể gây hiểu lầm rằng Chúa đẩy người ta sa vào cám dỗ. Thiên Chúa là người Cha tràn đầy yêu thương, Ngài không bao giờ làm điều gì khác hơn là nâng đỡ và chở che con cái mình. Sa vào cám dỗ là do sự xúi bẩy của Satan và khi chúng ta đồng thuận để bước vào đó.[5]
Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng ta nhìn lại toàn bộ kinh Lạy Cha với ngọn nguồn và việc sử dụng trong phụng vụ qua giòng lịch sử cũng như tìm biết ý nghĩa thần học của từng lời trong lời kinh quan trọng này:
1. LỊCH SỬKinh Lạy Cha bắt nguồn từ hai bản văn trong Tân Ước là:
Lc 11,2-4: Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”(Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Các Giờ kinh) / Ngài nói với họ: “Khi cầu nguyện, các ngươi hãy nói: Lạy Cha, ước gì Danh Cha hiển thánh, Nước Cha trị đến. Xin cho chúng tôi mỗi ngày có bánh ngày này; Xin tha tội cho chúng tôi, vì chúng tôi cũng tha cho mọi khách nợ; và chớ để chúng tôi sa cơn thử thách.”(Bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)
Mt 6,9-14: “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”(Bản dịch của Nhóm Phụng vụ Các Giờ kinh) / “Vậy các ngươi hãy cầu nguyện thế này: Lạy Cha chúng tôi, Ðấng ngự trên trời, ước gì Danh Cha hiển thánh, Nước Cha trị đến, Ý Cha thành sự, dưới đất cũng như trên trời. Xin cho chúng tôi hôm nay có bánh ngày này. Xin tha tội nợ chúng tôi, như chúng tôi cũng tha khách nợ. Và chớ để chúng tôi sa cơn thử thách nhưng xin cứu lấy chúng tôi thoát khỏi quỉ dữ.” (Bản dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)
Tuy có hai bản văn và dù phiên bản của Luca ngắn hơn và có lẽ gần sát với nguyên bản hơn, nhưng phiên bản Mt 6,9-14 vẫn được chọn dùng trong phụng vụ bởi vì bản văn này có 3 lời cầu xin đầu tiên liên kết gần gũi với Kinh nguyện Thánh Thể và 4 lời cầu xin còn lại (bánh và tha thứ) hướng đến việc rước lễ.
1. Kinh Lạy Cha trong Phụng vụ Giờ kinh
Kinh Lạy Cha, theo phiên bản Mt 6,9-14, đã thấy xuất hiện trong cuốn Didache (năm 70) khoảng thế kỷ II khi nói đến việc giáo hữu nên cầu nguyện 3 lần trong ngày bằng Lời kinh của Chúa [cùng với vinh tụng ca kết thúc] thay cho kinh Shema của người Do Thái [ít là ở nơi những người Kitô hữu gốc Do Thái vào cuối thế kỷ I] tuy không biết rõ là đọc chung hay đọc riêng (Didache 8,3). Tertullianô báo cáo rằng Kitô hữu cử hành Thánh Thể hàng ngày và Chúa Kitô đã mang đến cho chúng ta một loại kinh nguyện mới – kinh Lạy Cha – như một mẫu thức để chúng ta biết cầu nguyện thế nào. Origen (185-254) cũng đề nghị rằng tất cả Kitô hữu hãy tiếp tục theo truyền thống cầu nguyện bằng lời kinh toàn hảo, tức kinh Lạy Cha, 3 lần mỗi ngày.[6]
Kinh Lạy Cha, theo phiên bản Mt 6,9-14, đã thấy xuất hiện trong cuốn Didache (năm 70) khoảng thế kỷ II khi nói đến việc giáo hữu nên cầu nguyện 3 lần trong ngày bằng Lời kinh của Chúa [cùng với vinh tụng ca kết thúc] thay cho kinh Shema của người Do Thái [ít là ở nơi những người Kitô hữu gốc Do Thái vào cuối thế kỷ I] tuy không biết rõ là đọc chung hay đọc riêng (Didache 8,3). Tertullianô báo cáo rằng Kitô hữu cử hành Thánh Thể hàng ngày và Chúa Kitô đã mang đến cho chúng ta một loại kinh nguyện mới – kinh Lạy Cha – như một mẫu thức để chúng ta biết cầu nguyện thế nào. Origen (185-254) cũng đề nghị rằng tất cả Kitô hữu hãy tiếp tục theo truyền thống cầu nguyện bằng lời kinh toàn hảo, tức kinh Lạy Cha, 3 lần mỗi ngày.[6]
Có thể nói rằng kinh Lạy Cha chiếm một chỗ đứng trong việc cử hành Thần vụ của tất cả các nghi lễ phụng vụ. Tuy nhiên, chỗ đứng này lại rất khác biệt nhau. Theo “Quy luật của thánh Biển Đức” (Regula S. Benedicti), kinh Lạy Cha được đọc thầm vào những Giờ kinh Nhỏ, nhưng được vị đan viện trưởng đọc hoặc hát lớn tiếng cuối Giờ kinh Sáng và kinh Chiều như một lời tổng nguyện ngõ hầu lời cam kết đọc trong lời kinh này thúc đẩy đan sĩ sẵn sàng tha thứ cho nhau nếu còn thấy “những gai góc của cuộc tranh chấp còn sót lại”. Tại Tây Ban Nha, kinh Lạy Cha được linh mục chủ sự xướng lên vào lúc kết thúc hai Giờ kinh này.
Tại Roma, vào thế kỷ VII-XII, đền thờ Laterano còn giữ tập tục kết thúc Giờ kinh Chiều bằng kinh Lạy Cha, nhưng đọc thầm và trước đó mọi người ở trong tư thế cúi sâu đọc 9 lần kinh Kyrie. Sách nguyện của Đức Piô V cho đọc kinh Lạy Cha vào những lời cầu (preces) như trong Thần vụ Biển Đức, nghĩa là cũng được đọc lớn tiếng trong Giờ kinh Sáng và kinh Chiều. Nhưng cuối cùng, những lời cầu này rất họa hiếm mới được đọc. Lần lần, kinh Lạy Cha đã trở nên một mở đầu đơn thuần và một kết thúc vội vã của các Giờ kinh, được đọc nhỏ tiếng và hầu như không còn phải là một thành phần của Giờ kinh nữa.
Cuộc cải tổ Phụng vụ Giờ kinh năm 1971 đã phục hồi vị trí quan trọng của kinh Lạy Cha. Kinh này được đọc hay hát vào lúc kết thúc lời chuyển cầu của kinh Chiều và những lời cầu trong kinh Sáng. Hơn nữa, như trong Thánh lễ, kinh Lạy Cha được kéo dài thêm bằng một công thức được đọc bởi vị chủ sự và mang hình thức là lời nguyện của Giờ kinh hay của ngày lễ. Vì thế, hiện nay, khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh lễ, kinh Sáng và kinh Chiều, chúng ta phục hồi truyền thống được phản ánh trong sách Didache (8, 3).
2. Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ
Kinh Lạy Cha được nối kết với Thánh lễ từ bao giờ thì chưa được xác định rõ. Theo Robert Taft, cho tới thế kỷ IV, chúng ta không có bằng chứng chắc chắn nào về việc sử dụng kinh Lạy Cha trong nghi thức Thánh lễ.[7] Ngay cả sách Didache và sách Truyền thống Tông đồ (Traditio Apostolica) cũng chưa nói gì đến kinh Lạy Cha trong Thánh lễ khi Thánh lễ không phải được cử hành mỗi ngày. Nhưng dựa vào tài liệu về “Bí tích” (De Sacramentis) của thánh Ambrôsiô (339-397) khi đề cập đến việc giáo hữu đọc lời kinh này, chúng ta biết hầu chắc kinh Lạy Cha được đưa vào phụng vụ rất sớm tại Milan.[8]
Kinh Lạy Cha được nối kết với Thánh lễ từ bao giờ thì chưa được xác định rõ. Theo Robert Taft, cho tới thế kỷ IV, chúng ta không có bằng chứng chắc chắn nào về việc sử dụng kinh Lạy Cha trong nghi thức Thánh lễ.[7] Ngay cả sách Didache và sách Truyền thống Tông đồ (Traditio Apostolica) cũng chưa nói gì đến kinh Lạy Cha trong Thánh lễ khi Thánh lễ không phải được cử hành mỗi ngày. Nhưng dựa vào tài liệu về “Bí tích” (De Sacramentis) của thánh Ambrôsiô (339-397) khi đề cập đến việc giáo hữu đọc lời kinh này, chúng ta biết hầu chắc kinh Lạy Cha được đưa vào phụng vụ rất sớm tại Milan.[8]
Tại Đông phương, thánh Cyrilô cho biết rằng kinh Lạy Cha được hát ngay sau phần Lễ qui (Canon) và trước nghi thức bẻ bánh. Trong khi đó, bên Tây phương, ban đầu, người ta đọc kinh Lạy Cha ngay sau khi bẻ bánh thánh và trước khi phân phát Mình Thánh cho dân chúng. Nhưng rồi thánh Grêgôriô Cả (590-604), do chịu ảnh hưởng của thánh Augustinô (354-430), đã truyền đọc kinh Lạy Cha ngay sau phần Lễ qui và trước nghi thức bẻ bánh y như phụng vụ bên Đông phương nhằm nối kết Lời kinh của Chúa cho gần hơn với Kinh Tạ Ơn và vẫn coi kinh này nằm trong phần nghi thức rước lễ và thuộc thành phần của Kinh nguyện Thánh Thể. Trong thư trả lời cho Đức Giám mục ở Syracusa vào năm 598,[9] ngài cũng quyết định rằng tại Roma, kinh này được dành riêng cho linh mục đọc tại bàn thờ, cộng đoàn chỉ thưa Amen xen kẽ vào cuối mỗi lời cầu xin, hoặc như trong nghi thức Roma, ngay khi kết thúc lời kinh, trong khi đó những người Hy-lạp lại hát chung kinh Lạy Cha với nhau.[10] Ngài còn cho biết lý do thay đổi là vì ngài muốn lời kinh đặc biệt do chính Chúa dạy và lại có liên quan mật thiết tới Mình Máu Chúa, phải được đọc trên của lễ là Mình Máu Chúa trên bàn thờ, trước khi chủ tế bỏ bàn thờ xuống ngai để tiếp tục nghi lễ bẻ bánh và rước lễ như chúng ta thấy trong nghi lễ chặng viếng Roma.[11]
Lúc đó, người ta đọc kinh Lạy Cha để làm sáng tỏ ý nghĩa của việc hiệp lễ, nghĩa là lời cầu xin “cho chúng con lương thực hàng ngày” diễn tả Thánh Thể là lương thực cần thiết cho đời sống Kitô hữu như Tertullianô, Cyprianô và Ambrôsiô đều nhấn mạnh. Hiện nay, chúng ta đọc (hát) kinh Lạy Cha khi kết thúc Kinh Tạ Ơn vì được giao hòa với Chúa Cha nhờ lễ phẩm mới là Mình và Máu Chúa Kitô, cộng đoàn đã dám ngỏ lời với Chúa Cha trong cùng một tâm tình như Đức Giêsu (x. Ga 20,17) và theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần (x. Rm 8,15).
Chắc chắn rằng các tín hữu ngày xưa đã đứng khi đọc kinh Lạy Cha như được thấy trong các bức họa tại các hang toại đạo, qua các bức tượng và các tác phẩm của những văn sĩ thời Giáo Hội sơ khai và trong những quy định của Công đồng Nicea năm 325.[12]
Thời Trung cổ, kinh Lạy Cha được đặt vào phần Lễ quy và đôi khi gán cho Lời kinh của Chúa một giá trị thánh hiến để bổ túc cho phần thiết lập bí tích Thánh Thể. Vì vậy, vào cuối thời Trung cổ, linh mục phải hát kinh Lạy Cha cách long trọng như khi hát kinh Tiền tụng, và đang khi hát, ngài sẽ nâng đĩa và chén thánh cho dân chúng chiêm ngắm.[13]
Từ Sách lễ 1474 cho đến phụng vụ Thánh lễ của thế kỷ XX, vẫn chỉ có các tư tế đọc kinh Lạy Cha và đọc nhỏ tiếng, ngài chỉ đọc to hơn một chút xíu ở câu cuối cùng. Đến năm 1958, một thay đổi đã diễn ra: đó là mọi người đọc chung kinh Lạy Cha bằng tiếng La-tinh. Năm 1964, Đức Phaolô VI yêu cầu các linh mục đọc kinh Khấn xin (Embolismus) lớn tiếng. Năm 1968, một thay đổi khác nữa: Đức Phaolô VI cho phép toàn thể cộng đoàn hát kinh Lạy Cha bằng tiếng La-tinh hoặc là bằng tiếng mẹ đẻ (nếu có phép của thẩm quyền Giáo Hội địa phương). Thậm chí vào lúc này, tư tế còn thêm cả tiếng Amen khi kết thúc kinh Lạy Cha, nhưng phụng vụ cải cách đã bỏ đi có lẽ bởi vì không có tiếng Amen trong trình thuật Tin Mừng theo thánh Matthêu. Vì thế tiếng Amen kết thúc kinh Lạy Cha chỉ sử dụng bên ngoài Thánh lễ.[14]
Tóm lại, kinh Lạy Cha hiện nay được long trọng đọc 3 lần mỗi ngày: một lần trong Thánh lễ[15] và 2 lần trong Giờ kinh Sáng và kinh Chiều vì đây là những giờ có tính cách đại chúng hơn cũng như vì địa vị đặc biệt của kinh này trong truyền thống cổ kính của Hội Thánh.[16] Ba lần này thay cho 3 lần người Do Thái ngày xưa (từ thế kỷ II trước Công nguyên) đọc kinh Tefillah (“the Prayer”) mà sau này trở thành kinh “Mười tám lời chúc tụng” vì kinh này được đọc phối hợp với kinh Shema và mở rộng hơn chính kinh Shema bằng việc thêm vào những lời thỉnh nguyện và chúc tụng (Đnl 6,1-9).[17]
2. Ý NGHĨA
1. Lạy Cha chúng con ở trên trời
Câu “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6,9-13; Lc 11,2-4) có hai ý:
1. Lạy Cha chúng con ở trên trời
Câu “Lạy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6,9-13; Lc 11,2-4) có hai ý:
Thứ nhất, nói lên mối tương quan thân mật và sâu sa giữa Thiên Chúa và người tín hữu nhờ công trình cứu chuộc của Đức Kitô. Đối với họ, Thiên Chúa chẳng những là Đấng Tạo Hoá, mà còn là người Cha vì khi lãnh nhận bí tích Rửa tội (Ga 3,5-16; 10,10), họ được hợp nhất với Đức Kitô, trở thành anh em với Đức Giêsu (Ga 20,17), thành người đồng thừa kế với Ngài (Rm 8,17; Gl 3,29; Ep 3,6; Tt 3,7). Như vậy, mọi người trở thành anh chị em của nhau con cùng một Cha duy nhất ở trên trời nên có trách nhiệm với nhau như những thành viên của cùng một gia đình giao ước của Thiên Chúa. Do đó, nhờ Thần Khí, các tín hữu có thể kêu lên Thiên Chúa là Abba – Cha ơi! (Mc 14,36; Ga 1,12 ; 20,17). Thật ra, những người Do Thái cổ xưa chắc chắn cũng nhìn nhận Thiên Chúa là Cha của dân Israel. Thế nhưng, đối với mỗi cá nhân, họ hầu như không dám thưa lên với Thiên Chúa như một người “bố” của mình (Mc 14,36; Rm 8,15; Gl 4,4-6).[18] Từ ngữ thân mật và mang tính gia đình này cũng đã từng là một điều chướng tai và khó chịu đối với bất kỳ người Do Thái nào vào thế kỷ I.
Thứ hai, Thiên Chúa là Đấng toàn thánh, toàn năng, siêu việt, vĩnh cửu và vô biên, vượt thời gian và không gian…, như chúng ta đã ca ngợi trong kinh Vinh danh, đã tuyên xưng trong kinh Tin kính và tung hô 3 lần Thánh trong kinh Sanctus, Ngài có thể hiện diện ở mọi nơi, ngay cả những nơi chỗ kín ẩn (Mt 6,4-18). Tuy nhiên, không có nơi nào cao cả và xứng tầm với Ngài hơn là trên các tầng trời, đúng như quan niệm của Tin Mừng theo thánh Mattthêu (Mt 6,9; 7,21; 10,32.33 ; 12,50; 16,17; 18,10.19; 5,16.45; 6,1.9; 7,11; 18,14).
2. Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng
Câu “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng” (Nh 9,5; Tv 113,2; Lc 1,49; Ga 12,28) có nghĩa là xin làm cho muôn loài muôn vật thấy rõ rằng Danh Thiên Chúa là Thánh[19] và xin cho chúng ta có cách sống xứng đáng với vị Thiên Chúa là Đấng Thánh vì theo Kinh Thánh, Danh Chúa được liên kết với chính Thiên Chúa (St 32,28-29; Xh 3,14; Is 52,6). Khi “nguyện Danh Cha cả sáng” chúng ta tham dự vào “kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước”, “để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của người” (Ep 1,9.4).[20] Lời thỉnh cầu này sẽ được hoàn thành theo hai cách. Thứ nhất, chính Thiên Chúa làm cho Danh Thánh Ngài vinh hiển khi biểu lộ sự vĩ đại của Ngài qua các phép lạ, qua những hành động cứu độ toàn năng trên dân Israel như chúng ta đọc thấy trong các bài đọc Sách Thánh được công bố vào đêm Vọng Phục sinh (Tv 115,1; Đn 3,43). Thứ hai, khi làm những việc tốt lành trong cuộc sống, chẳng hạn cử hành Hy lễ Tạ ơn hay cử hành Phụng vụ Giờ kinh, chúng ta đang chúc tụng Danh Thánh và khiến người khác hướng về Thiên Chúa mà tôn vinh Danh Thánh Ngài (Mt 5,16).[21]
Câu “Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng” (Nh 9,5; Tv 113,2; Lc 1,49; Ga 12,28) có nghĩa là xin làm cho muôn loài muôn vật thấy rõ rằng Danh Thiên Chúa là Thánh[19] và xin cho chúng ta có cách sống xứng đáng với vị Thiên Chúa là Đấng Thánh vì theo Kinh Thánh, Danh Chúa được liên kết với chính Thiên Chúa (St 32,28-29; Xh 3,14; Is 52,6). Khi “nguyện Danh Cha cả sáng” chúng ta tham dự vào “kế hoạch yêu thương Người đã định từ trước”, “để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của người” (Ep 1,9.4).[20] Lời thỉnh cầu này sẽ được hoàn thành theo hai cách. Thứ nhất, chính Thiên Chúa làm cho Danh Thánh Ngài vinh hiển khi biểu lộ sự vĩ đại của Ngài qua các phép lạ, qua những hành động cứu độ toàn năng trên dân Israel như chúng ta đọc thấy trong các bài đọc Sách Thánh được công bố vào đêm Vọng Phục sinh (Tv 115,1; Đn 3,43). Thứ hai, khi làm những việc tốt lành trong cuộc sống, chẳng hạn cử hành Hy lễ Tạ ơn hay cử hành Phụng vụ Giờ kinh, chúng ta đang chúc tụng Danh Thánh và khiến người khác hướng về Thiên Chúa mà tôn vinh Danh Thánh Ngài (Mt 5,16).[21]
3. Nước Cha trị đếnCâu “Nước Cha trị đến” (Mc 1,15; Lc 10,9; Kh 12,10) là nội dung sứ điệp đã được các ngôn sứ tiên đoán về việc Thiên Chúa sẽ khôi phục vương quốc Israel và chính Ngài sẽ cai trị mọi quốc gia (Is 40,9-11; 52,7-10; Dc 14,9.16-17). Đây là lời thỉnh nguyện thể hiện sự mong mỏi cho Vương quyền của Người được thể hiện và Triều đại của Người mau đến bằng việc Chúa đến giải thoát và thống trị toàn cõi địa cầu, nhất là hiển trị nơi cõi lòng chúng ta và khởi đi từ chính chúng ta. Điều này có nghĩa là chúng ta mong đợi Đấng Cứu Độ và Vương quyền Thiên Chúa mau đến thế gian và trở lại ngay tức khắc (Mt 6,10; 16,27 ; 25,31; Ga 14,3; 1 Tx 4,16-17 ; 1 Cr 11,26; 16,22; 1 Ga 2,28; Kh 22,17.20). Tuy nhiên, ước mong này không làm cho Hội Thánh xao lãng sứ mạng nơi trần thế, trái lại càng thúc giục chúng ta dấn thân hơn nữa. Vì từ ngày Chúa Thánh Linh ngự xuống từ trời, dưới hình những lưỡi lửa, phân chia và đậu trên mỗi người trong các tông đồ khiến tất cả họ được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu nói các thứ tiếng khác” (Cv 2,3-4), việc làm cho Nước Chúa trị đến là công trình của Chúa Thánh Thần, “Ðấng kiện toàn sự nghiệp của Chúa Kitô trên trần gian và hoàn tất công trình thánh hóa muôn loài” (Kinh nguyện Thánh Thể IV).[22]
4. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời
Câu “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 7,21; Cv 21,14) là lời thỉnh cầu liên hệ đến những câu ở trên. Nghĩa là trên thiên quốc, thánh ý của Thiên Chúa đã được vâng theo một cách hoàn toàn và đúng mức, đồng thời Danh của Thiên Chúa đã được tôn thánh và Triều đại của Ngài đã được chào đón bởi tất cả các thiên thần và các thánh như thế nào, thì bây giờ, chúng ta cũng nguyện xin cho tất cả mọi người trên trái đất biết phụng thờ Thiên Chúa và vâng theo ý Ngài theo cùng một cách như vậy, nhờ đó, toàn thể nhân loại được cứu độ như ý Chúa muốn (1Tm 2,3-4; 2Pr 3,9). Tuy nhiên, vì là thụ tạo và là tội nhân, làm cho ý muốn của chúng ta nên một với ý muốn của Chúa Con để chúng ta chu toàn ý Cha và thực hiện ý định cứu độ của Cha [là cho thế gian được sống hoàn toàn] không phải là chuyện dễ dàng nếu không nói là hoàn toàn bất lực về phía con người. Bởi thế, chỉ nhờ kết hiệp với Ðức Giêsu và nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta mới có thể dâng lên Chúa Cha ý muốn của ta và quyết định chọn điều Chúa Con luôn chọn: làm điều đẹp lòng Cha (Ga 8,29).[23]
Câu “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 7,21; Cv 21,14) là lời thỉnh cầu liên hệ đến những câu ở trên. Nghĩa là trên thiên quốc, thánh ý của Thiên Chúa đã được vâng theo một cách hoàn toàn và đúng mức, đồng thời Danh của Thiên Chúa đã được tôn thánh và Triều đại của Ngài đã được chào đón bởi tất cả các thiên thần và các thánh như thế nào, thì bây giờ, chúng ta cũng nguyện xin cho tất cả mọi người trên trái đất biết phụng thờ Thiên Chúa và vâng theo ý Ngài theo cùng một cách như vậy, nhờ đó, toàn thể nhân loại được cứu độ như ý Chúa muốn (1Tm 2,3-4; 2Pr 3,9). Tuy nhiên, vì là thụ tạo và là tội nhân, làm cho ý muốn của chúng ta nên một với ý muốn của Chúa Con để chúng ta chu toàn ý Cha và thực hiện ý định cứu độ của Cha [là cho thế gian được sống hoàn toàn] không phải là chuyện dễ dàng nếu không nói là hoàn toàn bất lực về phía con người. Bởi thế, chỉ nhờ kết hiệp với Ðức Giêsu và nhờ quyền năng của Thánh Thần, chúng ta mới có thể dâng lên Chúa Cha ý muốn của ta và quyết định chọn điều Chúa Con luôn chọn: làm điều đẹp lòng Cha (Ga 8,29).[23]
5. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày/ và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
6. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày
Câu “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (panis cotidianus) không những nói về lương thực vật chất cần thiết để nuôi dưỡng thân xác từng ngày như Sách lễ Roma dịch hạn từ Hy-lạp “epiousion” (bánh) từ bản văn Phúc Âm theo thánh Matthêu và theo thánh Luca thành ra “quotidianum” (bánh ăn mỗi ngày), mà còn có nghĩa là “bánh siêu nhiên” vì bản Thánh Kinh Vulgata đã dịch “epiousion” là “super-substantialem”, cũng như theo các giáo phụ như Tertullianô và Cyprianô giải thích, “epiousion” ám chỉ cách riêng Bánh Thánh Thể, Bánh Hằng sống từ trời ban xuống để những ai lãnh nhận Thánh Thể thì có được sự sống đời đời (Ga 6,32-33. 51).[24] Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [2002] cũng nhấn mạnh: “Trong kinh Lạy Cha, ta xin Chúa ban bánh hằng ngày, bánh này đối với Kitô hữu còn ám chỉ bánh Thánh Thể; lại xin Chúa thanh tẩy tâm hồn cho khỏi mọi tội lỗi, hầu của thánh được thực sự ban cho những người thánh”.[25]
6. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày
Câu “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (panis cotidianus) không những nói về lương thực vật chất cần thiết để nuôi dưỡng thân xác từng ngày như Sách lễ Roma dịch hạn từ Hy-lạp “epiousion” (bánh) từ bản văn Phúc Âm theo thánh Matthêu và theo thánh Luca thành ra “quotidianum” (bánh ăn mỗi ngày), mà còn có nghĩa là “bánh siêu nhiên” vì bản Thánh Kinh Vulgata đã dịch “epiousion” là “super-substantialem”, cũng như theo các giáo phụ như Tertullianô và Cyprianô giải thích, “epiousion” ám chỉ cách riêng Bánh Thánh Thể, Bánh Hằng sống từ trời ban xuống để những ai lãnh nhận Thánh Thể thì có được sự sống đời đời (Ga 6,32-33. 51).[24] Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma [2002] cũng nhấn mạnh: “Trong kinh Lạy Cha, ta xin Chúa ban bánh hằng ngày, bánh này đối với Kitô hữu còn ám chỉ bánh Thánh Thể; lại xin Chúa thanh tẩy tâm hồn cho khỏi mọi tội lỗi, hầu của thánh được thực sự ban cho những người thánh”.[25]
Tưởng cũng nên biết, Bánh Thánh Thể trong Tân Ước là một yếu tố không tách biệt nhưng luôn luôn nối kết với một bữa ăn. Bánh Thánh Thể là đối tượng, là quà tặng từ nơi Chúa Cha mà những người con Chúa phải quan tâm tìm kiếm hơn hết (Mt 6,1-34) và họ sẽ được lãnh nhận khi lên rước lễ. Bởi vậy, họ không nên quá lo lắng về kho tàng (Mt 6,19), về tiền của (Mt 6,24) và về tương lai, “ngày mai, cứ để ngày mai lo” (Mt 6,17). Tuy nhiên, trong sự liên đới với mọi người, nhất là với những anh chị em nghèo khó, các tín hữu được mời gọi phải có trách nhiệm thực tế đối với họ (Mt 25,31-46):[26] hiệp thông và chia sẻ của cải vật chất cũng như tinh thần cho họ vì yêu thương (2 Cr 8,15),[27] trong đó chú ý đến cả sự đói khát được nghe Lời Ðức Chúa (Am 8,11).[28]
7. và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con
Phân tích câu “và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, chúng ta thấy từ “nợ” (debita) được hiểu theo thánh Luca và theo ngôn ngữ các thầy Rabbi là tội, là lỗi lầm. Như vậy, đoạn kinh này mời gọi các tín hữu một lần nữa dọn lòng đón Chúa đến bằng cách xin Chúa thanh tẩy tâm hồn mình cho khỏi tội lỗi nhưng với điều kiện họ phải tỏ lòng xót thương đối với người khác trước đã (x. Mt 6,14-15; 18,21-35; 5,23-24), thì Thiên Chúa mới tha thứ cho họ (Mt 6,14-15).[29] Họ không những cần trở lại với Chúa mà còn cả với anh chị em khác nữa như một dấu chỉ thực sự của hợp nhất và bình an (x. 1Ga 4,20) mà sẽ được thể hiện thêm nữa ra bên ngoài trong nghi thức trao chúc bình an cho nhau diễn ra sau đó, để tâm hồn họ xứng đáng trở nên nhà tạm cho Chúa Giêsu ngự trị. Nói cách khác, theo như thánh Augustinô, họ chuẩn bị tâm hồn mình để rước lễ y như rửa sạch khuôn mặt mình hầu xứng đáng lãnh nhận chính Chúa vào lòng vì “của thánh được thực sự ban cho những người thánh” (sancta revera sanctis dentur) sau khi họ đã biết hiệp thông với những người khác.[30] Nếu lãnh nhận Chúa cách bất xứng, chúng ta “ăn và uống án phạt mình” (1Cr 11,27tt). Kinh Lạy Cha vì thế được đọc trước mọi trường hợp như trong cử hành phụng vụ thứ Sáu Tuần Thánh, khi cho bệnh nhân rước lễ, hay trao Của ăn đàng.
Phân tích câu “và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, chúng ta thấy từ “nợ” (debita) được hiểu theo thánh Luca và theo ngôn ngữ các thầy Rabbi là tội, là lỗi lầm. Như vậy, đoạn kinh này mời gọi các tín hữu một lần nữa dọn lòng đón Chúa đến bằng cách xin Chúa thanh tẩy tâm hồn mình cho khỏi tội lỗi nhưng với điều kiện họ phải tỏ lòng xót thương đối với người khác trước đã (x. Mt 6,14-15; 18,21-35; 5,23-24), thì Thiên Chúa mới tha thứ cho họ (Mt 6,14-15).[29] Họ không những cần trở lại với Chúa mà còn cả với anh chị em khác nữa như một dấu chỉ thực sự của hợp nhất và bình an (x. 1Ga 4,20) mà sẽ được thể hiện thêm nữa ra bên ngoài trong nghi thức trao chúc bình an cho nhau diễn ra sau đó, để tâm hồn họ xứng đáng trở nên nhà tạm cho Chúa Giêsu ngự trị. Nói cách khác, theo như thánh Augustinô, họ chuẩn bị tâm hồn mình để rước lễ y như rửa sạch khuôn mặt mình hầu xứng đáng lãnh nhận chính Chúa vào lòng vì “của thánh được thực sự ban cho những người thánh” (sancta revera sanctis dentur) sau khi họ đã biết hiệp thông với những người khác.[30] Nếu lãnh nhận Chúa cách bất xứng, chúng ta “ăn và uống án phạt mình” (1Cr 11,27tt). Kinh Lạy Cha vì thế được đọc trước mọi trường hợp như trong cử hành phụng vụ thứ Sáu Tuần Thánh, khi cho bệnh nhân rước lễ, hay trao Của ăn đàng.
8. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ[31]
Chính câu thứ sáu này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận thần học dữ dội từ nhiều năm qua khi các nhà Kinh Thánh còn bất đồng với nhau về nghĩa của một vài từ ngữ và công thức. Lý do là vì: i] Bản gốc Hy-lạp mang nhiều dấu vết sê-mít; ii] Có nhiều cách nói trong kinh Lạy Cha được mượn ở Cựu Ước và Do Thái giáo cổ xưa.
Chính câu thứ sáu này đã gây ra nhiều cuộc tranh luận thần học dữ dội từ nhiều năm qua khi các nhà Kinh Thánh còn bất đồng với nhau về nghĩa của một vài từ ngữ và công thức. Lý do là vì: i] Bản gốc Hy-lạp mang nhiều dấu vết sê-mít; ii] Có nhiều cách nói trong kinh Lạy Cha được mượn ở Cựu Ước và Do Thái giáo cổ xưa.
9. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗCần phải làm rõ ở đây giữa câu “Xin chớ để [chúng con] sa…” và câu “Xin đừng dẫn [chúng con] vào…” [chước cám dỗ].
Từ bản gốc Hy-lạp là “Me êisênêgkes”, cho đến nay, các tác giả đã đưa ra hai cách hiểu và dịch khác nhau:
Nhóm thứ I dịch là “Xin đừng dẫn [chúng con] vào”. Cách dịch này thuộc về nhiều bản dịch Kinh Thánh (La Bible de Jérusalem; La Bible của H. Osty; TOB/NT; La Sainte Bible của Alliance Biblique Universelle; The New English Bible của Oxford Uniersity Press; Good News của American Bible Society; The Revised Version; The Great Bible; The Bishop’s Bible; ngoài ra còn bản dịch Kinh Thánh của Wycliffe, Tyndale, Rheims và Geneva Bibles, Moffat, Knox và Kingsley Williams, Rieu, Weymouth v.v…) và bản dịch phụng vụ trong đó có bản văn phụng vụ bằng tiếng Pháp (trước ngày 03-12-2017).[32] Cách hiểu này có lẽ dựa theo kiểu nói của tác giả thánh vịnh: “Vâng lạy Chúa, Ngài đã từng thử thách, luyện chúng con như luyện bạc trong lò, đã để cho rơi vào cạm bẫy, gánh nặng nề chồng chất cả trên vai” (Tv 66,10-11), hay vài chỗ khác trong Kinh Thánh cho biết Thiên Chúa hành động nhằm thử thách con người (x. Xh 16,4; Đnl 8,14-16; Tb 12,13; Kn 3,5-6). Dịch thành “xin đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ” đúng là không sai với nguyên bản Hy-lạp nhưng có thể sai so với cách nhìn và cách hiểu thần học sau này khi người ta phân biệt giữa việc Thiên Chúa cho phép cám dỗ và việc Người là nguyên nhân của cám dỗ (Joseph A. Fitzmyer, S.J) trong khi trong tâm tưởng của người Do Thái bấy giờ, họ không có sự phân biệt rạch ròi như vậy.[33] Tức là, cách dịch này dễ gây hiểu lầm rằng các tín hữu bị chính Chúa của mình đẩy vào dốc trơn tuột của tội lỗi; hay như chính ĐTC Phanxicô nói, người ta sẽ hiểu lầm Chúa muốn người ta sa vào cám dỗ. Thật ra, như trong thư của thánh Giacôbê, Chúa không cám dỗ ai: “Bị cám dỗ, thì đừng ai nói: Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ! Vì Thiên Chúa không thể bị điều dữ cám dỗ Người, và Người cũng không cám dỗ ai” (Gc 1, 13). Cám dỗ, theo Cựu Ước, đó là công việc của ma quỷ, nguyên nhân chính là ma quỷ (Gióp 1—2). Còn theo Tân Ước, cám dỗ phát xuất từ nơi thâm sâu của con người (Gc 1,13-15; x. St 4,7), nguyên ngân của nó là do những khuynh hướng sai trái nơi con người (Rm 7,14-25; 8,5-13). Bởi vậy, Thiên Chúa không bao giờ cám dỗ chúng ta, ngược lại, Ngài ngăn cản sự cám dỗ và không để chúng ta bị cám dỗ quá sức mình (1Cr 10,13). Điều Người dạy chúng ta xin là xin đừng để mình sa ngã trong khi phải chiến đấu chống lại cám dỗ (Gl 5,13-25).
Nhóm thứ II dịch là “Xin đừng để [chúng con] sa” / “Xin đừng để [chúng con] đi vào trong” vì theo một trong những đại biểu của nhóm này là J. Carmignac, từ “êisphêro eis” làm “đem vào trong” (= sa vào) chứ không phải là “đem đến” hay “dẫn đến” mà thôi. Đây là mấu chốt của vấn đề, vì “đến cơn cám dỗ” là tự nộp mình, là ưng thuận theo cơn cám dỗ, là sa chước cám dỗ. Có nhiều đoạn trong Kinh Thánh và văn chương Do Thái thời xưa làm sáng tỏ lối nói “đi vào trong cơn cám dỗ”. Chẳng hạn, khi ở vườn Giệtsimani, Chúa Kitô nói với các môn đệ hãy tỉnh thức và cầu nguyện để anh em “không vào trong cơn cám dỗ” (Mt 26,41). Nói như thế, không có nghĩa là các môn đệ xin cho họ không bị cám dỗ, không bị rơi vào quyền lực của tối tăm (Mc 14,27; Mt 26,31; Lc 22,31-32. 53), vì ngay trước đó, Người đã tiên báo các ông sẽ bị cám dỗ (Mc 14,27; Mt 26,31), Satan xin và được phép sang sảy các môn đệ. Vì thế, xin cho khỏi “đi vào trong cơn cám dỗ” (= khỏi “sa chước cám dỗ”) là xin sao cho, khi cơn cám dỗ đến, chúng ta đừng bao giờ cậy dựa vào sức mình, được thanh luyện và kiên tâm qua những cơn thử thách (Gc 1,12), cũng như được sức mạnh của Chúa gìn giữ, và đỡ nâng (Ga 17,15). Nhờ vậy, chúng ta có thể mãi mãi trung thành với Chúa, không bị nao núng thất bại, không bị rơi vào cạm bẫy của tên cám dỗ, không ưng thuận theo chước cám dỗ (x. 1Cr 10,12; Ga 14,1).
10. Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ
“Cái dữ” (malo) ở đây có thể được hiểu theo hai cách: i) Cách thứ nhất dịch malo là “sự dữ”, là những gì xấu xa nghịch lại với Thiên Chúa (Mt 5,11; 6,23; v.v.); ii] Cách thứ hai dịch malo là “kẻ dữ”, “người dữ” = Satan (Mt 13,19; 5,37; Ga 17,15; 1Pr 5,8-9), là ma quỷ (tiếng Hy-lạp là “Dia-Bolos”: kẻ phá ngang), kẻ tìm cách ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa và công trình cứu độ trong Chúa Kitô (GLCG 2851).
“Cái dữ” (malo) ở đây có thể được hiểu theo hai cách: i) Cách thứ nhất dịch malo là “sự dữ”, là những gì xấu xa nghịch lại với Thiên Chúa (Mt 5,11; 6,23; v.v.); ii] Cách thứ hai dịch malo là “kẻ dữ”, “người dữ” = Satan (Mt 13,19; 5,37; Ga 17,15; 1Pr 5,8-9), là ma quỷ (tiếng Hy-lạp là “Dia-Bolos”: kẻ phá ngang), kẻ tìm cách ngăn cản kế hoạch của Thiên Chúa và công trình cứu độ trong Chúa Kitô (GLCG 2851).
Đa số các tác giả đều hiểu theo nghĩa thứ hai vì Kinh Thánh nói ma quỷ “thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé” (1Pr 5,8-9).
Tuy nhiên, nếu dựa vào bản văn phụng vụ Thánh lễ, tức kinh “Xin cứu” (Libera nos) tiếp ngay sau kinh Lạy Cha, chúng ta phải hiểu là “sự dữ” ở đây không gia khác hơn chính là tội lỗi (peccato) và mọi thứ biến loạn (omni perturbatione) (1Tx 5,3). Như vậy, với những lời trong kinh “Xin cứu” (Libera nos), chúng ta cầu xin Chúa Cha biểu lộ sự vinh thắng của Ngài nơi Chúa Con, Đấng đã chiến thắng Satan và tội lỗi (Rm 8,37; Kh 2-3; 12,10-12; 15,2; 21,6-7) để giải thoát chúng ta khỏi Satan, khỏi mọi sự gian tà, khỏi công việc và cạm bẫy của chúng cũng như khỏi mọi điều tai ác khác (Rm 7,24; Gl 1,4; 1Tx 1,10).[34] Trong khi đọc những lời này, chúng ta không quên lời thánh Phaolô căn dặn: “Không một thử thách nào đã xảy ra cho anh em mà lại vượt quá sức loài người. Thiên Chúa là Đấng trung tín: Người sẽ không để anh em bị thử thách quá sức; nhưng khi để anh em bị thử thách, Người sẽ cho kết thúc tốt đẹp, để anh em có sức chịu đựng.” (1Cr 10,13). Qua những lời trong kinh “Xin cứu” (Libera nos) vốn nhấn mạnh đến ý nghĩa cánh chung cũng như chiều kích cậy trông của kinh Lạy Cha, chúng ta cũng xin được bình an nội tâm, bình an thể lý và hòa bình xã hội trong khi chờ đợi ngày Đức Kitô quang lâm.[35]
THAY LỜI KẾTNhư vậy, xu hướng sửa đổi vài từ trong câu thứ sáu của kinh Lạy Cha như Giáo Hội Pháp đã làm và như gợi ý sửa đổi của ĐTC Phanxicô dành cho các ngôn ngữ khác nữa là chọn cách dịch thứ hai, tức dịch câu “Καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν” (Mt 6,13 và Lc 11,4) trong bản gốc tiếng Hy-lạp và câu “et ne nos inducas in tentationem” trong bản La-tinh thành “Xin đừng để chúng con đi vào trong/ rơi vào chước cám dỗ”. Đối chiếu với kinh Lạy Cha trong tiếng Việt mà lâu nay chúng ta vẫn đọc: nếu hiểu từ cụm từ “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’’ có nghĩa là “Xin chớ để chúng con vấp ngã vào mưu kế của quỷ” thì quả thật bản dịch tiếng Việt [cũng như bản dịch tiếng Tây Ban Nha “no nos dejes caer en la tentacion”] hoàn toàn trung thực với bản gốc tiếng Hy-lạp và cách chuyển ngữ hiện nay nên không cần sửa đổi chỗ này nữa. Cả hai bản dịch Kinh Thánh thông dụng hiện nay, tức của cha Nguyễn Thế Thuấn và của Nhóm Các Giờ kinh Phụng vụ như được trích dẫn ở trên cũng chọn lựa dịch như vậy (“chớ để chúng tôi sa cơn thử thách”/ “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”). Hơn nữa, ở cấp độ thẩm quyền cao nhất tại Việt Nam trong vấn đề này, rõ ràng là, Uỷ ban Phụng vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, qua nhiều thời kỳ từ trước cho đến nay, vẫn luôn luôn chọn theo cách hiểu và cách dịch thứ hai nêu trên: “Καὶ μὴ εἰσενέγκῃς ἡμᾶς εἰς πειρασμόν” à “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ’’.
Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS
————————————————
[3] “Ne nous conduis pas en tentation” (Bản tiếng Pháp trước 03-12-2017); “non ci indurre in tentazione” (Bản tiếng Ý); “And lead us not into temptation” (Bản tiếng Anh).
[4] SA : gốc chữ hán là 蹉 (tha), còn một phát âm khác là ‘‘sa’’. Tha điệt (蹉 跌) : vấp ngã. CHƯỚC : gốc chữ hán là 计 (kế) : Quỷ kế thần mưu (鬼计神谋). ‘‘Sa chước cám dỗ’’ : vấp ngã vào mưu kế của quỷ.
[6] Xc. William A. Jurgens, The Faith of the Early Fathers, vol. 1 (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 1970), 3.
[7] John D. Laurance (ed.), The Sacrament of the Eucharist (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 2012), 173.
[9] Xc. S. Gregorius I, Ep. IX, no 12 trích lại trong Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ (Sài Gòn, ĐCV Thánh Giuse, 1997), 153; Robert Cabié, “The Eucharist” trong The Church at Prayer, vol. 2, ed. A. G. Martimort (Collegeville, Minnesota: The Liturgical Press, 1992), 108.
[11] Trần Đình Tứ, Phụng vụ Thánh lễ, 153; Xc. John D. Laurance (ed.), The Sacrament of the Eucharist, 174.
[12] Xc. Antonio Donghi, Words and Gesture in the Liturgy, trans. William McDonough, Dominic Serra, Ted Bertagni (Collegeville, Minnesota: A Pueblo Book/ Liturgical Press, 2009), 10-11.
[31] Phần này, chúng tôi hoàn toàn dựa vào sự giải thích của Uỷ ban Phụng tự – HĐGM Việt Nam trong tập sách nhỏ mang tựa đề Chú thích Bản dịch Nghi thức Thánh lễ 1992, tr. 57; 67-71.
[32] “Ne nous soumets pas à la tentation”/ “Ne nous conduis pas en tentation ” (Bản tiếng Pháp); “And lead us not into temptation” (Bản tiếng Anh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét