Từ nhiều ngày qua và nhất là ngày hôm qua, nhiều người đã làm điều gì đó có thể để hướng về ngày giỗ Cha Antôn Vương Đình Tài, CSsR. Đơn giản là vì Cha Antôn đã sống và đã chết với anh chị em dân tộc J’ Rai của vùng đất truyền giáo Tây Nguyên này.
Và từ rất sớm ngày hôm nay, Thứ Hai, 27 tháng 5 năm 2019, cộng đoàn dân Chúa không chỉ ở Plei Chuet mà còn có quý Cha, quý Thầy cách xa cả trăm cây số cũng về đây với Ơi Tài trong ngày Giỗ cầu nguyện cho Ơi. Tất cả cũng chỉ vì tấm lòng và hơn cả là lòng biết ơn về cuộc đời hy sinh truyền giáo cho anh chị em sắc tộc J’ Rai này.
Thật thế, khuôn mặt của những vị truyền giáo tiên khởi của Dòng Chúa Cứu Thế vẫn hiện lên tâm trí và nhất là tấm lòng ngưỡng mộ của không chỉ anh em trong dòng mà nhiều người khác nữa khi nhắc đến Cha Cố Antôn Vương Đình Tài, Thầy Quân (+), Cha Niệm (+), Cha Giuse Trần Sĩ Tín, Cha Phêrô Nguyễn Đức Mầu, Cha Antôn Trần Ứng Tường và nhiều Cha khác nữa ….
Có lẽ ngày hôm nay không đông như ngày này cách đây 14 năm về trước nhưng hình ảnh những anh chị em hiện diện nơi đây cũng đủ nói lên tấm lòng của người J’ Rai dành cho vị Cha già kính yêu. Giản đơn là Cha đã sống, đã chết và nói tắt 1 lời là đã hy sinh cả cuộc đời cho anh chị em dân tộc J’ Rai vùng Tây Nguyên.
6 g 00, sau khi cộng đoàn nghe lượt sơ tiểu sử cũng như cuộc đời của Cha Antôn thì Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha được bắt đầu.
Chủ tế Thánh Lễ sáng nay là Cha Batôlômêô Nguyễn Đức Thịnh hiện là Chính Xứ Bon Ama Djơng cũng là người kế nhiệm Cha cố Antôn để “giữ” làng Plei Chuet trong những năm khốn khó. Cha Batôlômêô cũng là người có côngkhó xây dựng ngôi nhà thờ Plei Chuet như mọi người thấy trong hiện tạo. Cùng hiệp thông với Cha Batôlômêô có Cha già kính yêu Giuse Trần Sĩ Tín, Cha bề trên Nhà Pleiku Giuse Trần Minh Chính và nhiều Cha, Thầy khác nữa thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đang phục vụ trên vùng đất Tây Nguyên thân yêu.
Có thể nói, sự hiện diện của Cha Giuse Trần Sĩ Tín là điều rất trân quý bởi lẽ tuổi Cha đáng được nghỉ ngơi nhưng hiện nay với lòng yêu mến Chúa trong và qua anh chị em dân tộc nên Cha vẫn cùng một số cộng sự viên ngày ngày duyệt lại bản dịch Kinh Thánh cho anh chị em J’ Rai. Có thể nói Cha là nhà truyền giáo nhiệt thành và Cha đã để lại cho anh em nối gót Cha di sản mà khó có ai có được, nhất là cung cách sống hiền lành và khiêm nhường của Cha.
Trong bài chia sẻ, Cha Bề Trên Nhà Pleiku – Giuse Trần Minh Chính – cứ nhấn nhá và nhắc đi nhắc lại với cộng đoàn về tâm tình tạ ơn Chúa vì biết bao nhiêu ơn lành Chúa đã ban cho cộng đoàn qua Cha Antôn. Cha cũng mời cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Cha Antôn.
Thánh Lễ cầu nguyện cho Cha Antôn nhân ngày giỗ lần thứ 14 khép lại trong bầu khí trang nghiêm và thời tiết mát nhẹ sau cơn mưa dài và lớn của đêm qua. Có lẽ với lời cầu nguyện của Cha Antôn và thánh ý Chúa thật nhiệm mầu để con cái, anh em, những người cùng lý tưởng với Cha Antôn có một Thánh Lễ trang nghiêm và sốt sắng.
Nhớ đến Cha Cố, nghĩ đến Cha Cố, anh em trẻ và những anh em tiếp nố sứ mạng của Cha Cố chỉ biết xin Cha Cố chuyển lời nguyện cầu lên Chúa để sao cho anh em có được nhiệt huyết tông đồ như Cha Cố đã sống.
Những làn hương trầm bay lên tựa tấm lòng của những người con thảo dâng lên Chúa để xin Chúa tha thứ cho Cha Antôn nếu như còn vướng mắc điều gì đó và xin cho Cha Antôn mau hưởng Nhan Thánh Chúa. Và cũng xin Cha Antôn cầu nguyện để anh em nối gót Cha luôn biết nhìn đến gương của Cha để rồi sống và chết giữa anh chị em dân tộc như Cha.
NGT
Nguồn bài viết và ảnh: fb Loc Teresa
-------------------------------------------------
CHA ANTÔN VƯƠNG ĐÌNH TÀI
(1930-2005)
· Sinh : 12/06/1930
Tại:
Đức Linh, Hà Tĩnh
·
Giáo
phận : Vinh
·
Linh
mục : 05/09/1959
·
Lên
Kontum : 1969
·
Địa
sở phục vụ/Năm phục vụ :
-Pleikly : 1969-1971
-Maranatha (Pleiku Roh): 1971
-Plei Chuet : 1972-2005
·
Qua
đời : 27/05/2005 - Tại : Pleiku
Kontumquehuongtoi 27.5.2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét