Tôi chịu ơn sách vở thật nhiều, nhờ sách vở mà đời sống tôi thành ra súc tích, khác hơn cuộc đời cơm áo............Những cơn bão của đời là để chứng nghiệm sức mạnh của chiếc neo của ta............Hãy cẩn thận lưỡi, vì đó là một chỗ ướt dễ trượt............Tình bạn là một thứ tình cảm êm dịu, đủ sức tô bồi cho đời người được sung sướng và có đạo đức............Kỹ nghệ giải trí ngày nay chú trọng vào ô nhiễm của các dòng sông nhiều hơn là ô nhiễm chính nó đưa vào tư duy của con người............Nếu bạn muốn cảm thấy giàu có, hãy đếm tất cả những gì bạn có mà tiền bạc không mua được............

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Ai là thủ phạm đã đốt chết mấy trăm giáo dân Thiên Chúa Giáo ở Biên Hòa và Bà Rịa vào năm 1861-1862?

 


Tại Nam Kỳ dưới thời vua Tự Đức vào khoảng thời gian 1861-1862, có hai vụ án mạng lớn xảy ra tại hai nơi, Biên Hòa và Bà Rịa. Trong hai vụ án này, có đến mấy trăm người Việt đã bị đốt chết tập thể. Thế nhưng hai vụ án mạng trọng đại này lại không hề được nhắc đến trong chính sử Việt Nam, mãi cho đến ngày hôm nay.

Bài viết này sẽ mở ra việc tìm hiểu và đi đến kết luận rằng ai là thủ phạm của hai vụ án mạng nghiêm trọng đó.

Sau khi phá vỡ chiến lũy Chí Hòa tại Sài Gòn vào tháng 2 và chiếm thành Mỹ Tho vào tháng 4 năm 1861, liên quân Pháp – Tây Ban Nha chuyển tầm ngắm sang Biên Hòa, tỉnh cuối cùng của ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường). Tháng 11 năm 1861, Đề Đốc (Contre-Amiral) Louis Adolphe Bonard được cử sang Nam Kỳ để thay thế cho Phó Đô Đốc (Vice-Amiral) Leonard Victor Charner làm chỉ huy liên quân Pháp – Tây. Giữa tháng 12 năm 1861, dưới sự chỉ huy của Bonard và đại tá Tây Ban Nha Carlos Palanca Gutiérrez, liên quân Pháp-Tây chiếm luôn thành Biên Hòa của nhà Nguyễn.

Nhưng có một điều khác biệt rất lớn giữa cuộc tấn công thành Biên Hòa lần này với các lần chiếm thành Gia Định và Mỹ Tho trước đó. Sự khác biệt là sau khi vào thành Biên Hòa thì liên quân Pháp – Tây tìm thấy những thi thể chết cháy của mấy trăm giáo dân Thiên Chúa Giáo người Việt. Những người này đã bị ngọn lửa thiêu chết vào đêm hôm trước.

Và đây là một sự kiện lịch sử mà rất ít người Việt được biết. Có thể nói đây là một góc khuất trong lịch sử Việt Nam, vì sử Việt do vô tình hay cố ý đã không hề nói gì đến sự kiện này. Các sách sử của người Việt, khởi đầu từ bộ sử chính thống Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, đến các tác phẩm thuộc loại "kinh điển" về sau như Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, hoặc thậm chí đến những bài viết thuộc loại nghiên cứu sâu hơn về thời kỳ này trong cuốn "Kỷ Niệm 100 Năm Pháp Chiếm Nam Kỳ" – hoàn toàn không có một dòng nào về hai vụ án mạng nói trên tại Biên Hòa và Bà Rịa.

Nhưng gần đây, trong một bài viết tại Việt Nam ngày 3/6/2016 với tựa đề "Bí Ẩn Chưa Biết Về Dấu Tích Mộ Tập Thể Dựng Tóc Gáy Ở Biên Hòa" [1], tác giả Trí Bùi đã sử dụng những tài liệu được cung cấp bởi nhà nghiên cứu Lê Ngọc Quốc tại Biên Hòa để cho biết rằng ngay tại trung tâm thành phố Biên Hòa có một nơi đã từng là mồ chôn tập thể của hơn 400 giáo dân người Việt; và những người này đã bị đốt chết bởi quan quân nhà Nguyễn khi quân Pháp đánh chiếm thành Biên Hòa vào tháng 12 năm 1861.

Ngay sau đó, để trả lời bài viết của Trí Bùi, nhà nghiên cứu Tôn Thất Thọ, với bút hiệu Tôn Châu Quân, đã viết bài "Đâu Là Sự Thật Lịch Sử" đăng trên Tạp Chí Xưa Và Nay, số tháng 3 năm 2017. Cũng chính bài viết này đã được ông cho lên trang mạng Nghiên Cứu Lịch Sử (nghiencuulichsu.com). Và theo kết luận của ông Tôn Thất Thọ trong bài viết thì:

"Như thế đã rõ. Sự thật lịch sử đã được tuần báo Pháp phổ biến sau sự kiện trên chưa tròn 2 tháng!: Lửa cháy là do chiếc pháo hạm của thực dân Pháp nổ đại pháo gây nên; hậu quả làm 75 (sic) người chết. Quan quân nhà Nguyễn không thể chống cự nổi nên phải bỏ chạy." [2]

Có lẽ cũng như hầu hết người Việt, trước khi đọc được hai bài viết nói trên của hai ông Trí Bùi và ông Tôn Thất Thọ, người viết bài này không hề biết rằng có sự kiện mấy trăm giáo dân người Việt đã bị thiêu chết trong trận Pháp đánh thành Biên Hoà vào tháng 12 năm 1861. Bởi, như đã nói trên, các sách sử bằng tiếng Việt về khoảng thời gian này hầu như hoàn toàn không có bất cứ một thông tin nào về sự kiện đó.

Mặc dù không phải là một người theo đạo Thiên Chúa, cũng như không phải là một người gốc Biên Hòa, nhưng đứng trước một vụ án mạng trọng đại giết người tập thể với hai kết luận trái ngược nhau về vấn đề ai là thủ phạm, người viết bài này đã cố gắng tìm hiểu thêm về sự kiện trên qua các tài liệu đương thời; bằng tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, cũng như ở chính sử của triều Nguyễn. Sau đây, người viết xin trình bày những tài liệu đã kiếm được chung quanh vụ án, và đi đến kết luận rằng ai là thủ phạm.

Trước khi đi vào vấn đề, xin mời các bạn đọc hãy bắt đầu với quá trình tại sao vụ án thiêu chết mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa lại được nổi bật lên trong thời gian gần đây. Đó là vì trước khi có bài viết nói trên của ông Tôn Thất Thọ, thì học giả An Chi (Võ Thiện Hoa) đã từng viết một bài về vấn đề này. Và ông Tôn Thất Thọ đã dựa vào bài viết của ông An Chi để đưa ra kết luận như trên – rằng người Pháp mới là thủ phạm đã đốt cháy các giáo dân ở Biên Hòa.

Chính xác hơn, cả hai ông Tôn Thất Thọ và ông An Chi đều đã dựa vào một nhóm chữ trong một bài báo bằng tiếng Pháp về trận đánh thành Biên Hòa, để đi tới kết luận này.

Do đó, xin hãy đọc qua bài viết của hai tác giả nói trên để hiểu rõ thêm về vấn đề.

Phần 1


Về Hai Bài Viết Của An Chi Và Tôn Thất Thọ Dựa Trên Cách Dịch Nhóm Chữ "Livraient Aux Flammes" Để Đi Đến Kết Luận Là Người Pháp Đã Gây Ra Đám Cháy Làm Chết Các Giáo Dân Tại Biên Hòa

I. Bài Viết Của Ông An Chi – Dịch "Livraient Aux Flammes" Thành "Phó Mặc... Cho Ngọn Lửa"
Ngày 2 tháng 3 năm 2017, ông An Chi cho đăng một bài viết lên trang facebook của ông, vì theo ông cho biết thì báo giấy không chịu đăng bài này[3]. Trong bài viết đó, với tựa đề "Ngọn lửa hung bạo ở Biên Hoà: Sự thật bị xuyên tạc", ông An Chi cho biết rằng ông viết để trả lời cho một bạn đọc đã hỏi ý kiến ông về sự kiện những giáo dân đã bị thiêu chết ở Bà Rịa (người viết nhấn mạnh là Bà Rịa, chứ không phải Biên Hòa).

Và có thể thấy rằng trong bài viết nói trên, ông An Chi đã lẫn lộn giữa hai cuộc thiêu đốt giáo dân ở hai nơi khác nhau, là Biên Hoà và Bà Rịa. Bởi vì ông đã sử dụng một bài báo tiếng Pháp trên tờ Le Monde Illustré về vụ Biên Hòa để trả lời cho bạn đọc câu hỏi về vụ... Bà Rịa!

Rồi mặc dù có sự lẫn lộn rất rõ ràng như vậy, nhưng trong bài viết trên trang facebook nói trên, ông An Chi lại chỉ đích danh người Pháp là thủ phạm đã đốt chết các giáo dân ở Biên Hòa. Dưới đây là lý luận của ông An Chi trong bài viết:

"Vậy sự thật đã diễn ra như thế nào? Sự kiện này đã được nhắc đến trên một tờ tuần báo của Pháp là Le Monde Illustré số 254, năm thứ 6, ra ngày 22-2-1862, mà chúng tôi đã may mắn được bạn Lê Ngọc Quốc ở Biên Hoà cung cấp. Dưới cái tít chung là "Expédition de Cochinchine" (Cuộc chinh phục xứ Nam Kỳ), qua mục "Correspondance particulière " (Thư tín đặc biệt), tờ báo này đã đăng lời của Mac Vernoll, mà đoạn hữu quan có nguyên văn như sau:

'La petite canonnière ouvrit le feu, et immédiatement un violent incendie se déclara. Les mandarins fuyaient et livraient aux flammes deux cent soixante-quinze chrétiens.'

Dịch nghĩa:

'Chiếc pháo hạm nhỏ đã khai hoả và ngay lập tức một trận cháy dữ dội đã bùng phát. Các quan lại đã bỏ chạy và phó mặc hai trăm bảy mươi lăm con chiên cho ngọn lửa.'

Lời của Vernoll rõ như ban ngày. Lửa cháy là do chiếc pháo hạm của thực dân Pháp gây ra còn quan lại thì bỏ chạy... chính người Pháp đã nhận là nhà giam bị họ bắn cháy..."[4]

Tóm lại, ông An Chi đã hoàn toàn dựa vào sự hiểu biết của ông về vài chữ Pháp trong một bài báo bằng tiếng Pháp mà ông ngẫu nhiên có được, để tuyên bố rằng đã tìm ra cái "sự thật" "rõ như ban ngày"; là người Pháp, chứ không phải vua quan nhà Nguyễn, chính là thủ phạm của vụ thiêu người tại Biên Hòa. Và những chữ Pháp đó là "livraient aux flammes", nhóm chữ mà ông An Chi đã dịch ra tiếng Việt là "phó mặc... cho ngọn lửa."

II . Bài Viết Của Ông Tôn Thất Thọ – Dịch "Livraient Aux Flammes" Thành "Để Mặc... Trong Ngọn Lửa"

Rồi sau khi ông An Chi đăng bài này trên facebook thì ông Tôn Thất Thọ với bút hiệu Tôn Châu Quân đã dựa vào đó; cũng như triển khai thêm, để đi đến việc quả quyết là đã tìm ra "sự thật lịch sử", rằng người Pháp mới là thủ phạm vụ thiêu chết các giáo dân ở Biên Hòa.

Xin trích lại nguyên văn lý luận của ông Tôn Thất Thọ trong bài viết nói trên mà ông cho đăng ở trang nghiencuulichsu.com:

"1- Trong sách "Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861", tác giả là Léopold Pallu; trong thời gian Pháp đánh chiếm Gia Định và Biên Hòa (1859-1861), ông là trung úy Hải quân và là sĩ quan tùy viên tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, chính ông là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến xung kích đánh vào đại đồn Chí Hòa,và sau đó tiến đánh truy đuổi quân nhà Nguyễn về đến tận Biên Hòa. Cuốn sách của ông được in năm 1864, chỉ 3 năm sau khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh chiếm Biên Hòa của nước ta. Trong tập sách này, tác giả không có một dòng nào đề cập đến sự kiện nói trên xảy ra năm 1861. Tại sao một sĩ quan có chân trong đoàn quân xâm lược đó lại không ghi chép gì hành động "tàn ác" của đối phương (quan quân nhà Nguyễn) ?

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên: thuyền của quân Tây dương nhân nước triều thẳng tiến đến tỉnh thành (ngày 17) dùng súng lớn bắn phá vào thành...

Theo sách Đại Nam Quốc Lược Sử của Alfred Schreiner, bản dịch của Nguyễn Văn Nhàn, thì:

'Khi quan thủy sư làm chủ được từ huyện đó cho tới sông Đồng Nai rồi, người liền sắp đặt cách thế mà độ binh qua mé tả; chính vì người có ngồi tàu Ondine mà đi với một chiếc canonnière (thuộc chúa tàu Jonnart cai) đặng đến trước thành Biên Hòa, thành này bị cây cối án khuất, thấy đặng có một mình cột cờ mà thôi. Hai chiếc tàu bắn ba hiệp sung lớn mà không bị thệt hại chi, song khi chiếc canonnière đối xạ phát thứ ba thì bên An- nam ngưng bắn; rồi thấy một vầng lửa lớn cháy đỏ hực lên trên thành...' (ĐNQLS..., sđd, tr. 383).

Sự thật càng rõ ràng hơn: trên tờ tuần báo của Pháp là Le Monde Illustré số 254, năm thứ 6, ra ngày 22-2-1862, tức sau sự kiện trên chỉ vài tháng có đăng bài viết có tựa 'Expédition de Cochinchine' (Cuộc chinh phục xứ Nam Kỳ), qua mục 'Correspondance particulière' (Thư tín đặc biệt), tờ báo này đã đăng lời của Mac Vernoll, mà đoạn liên quan có nguyên văn như sau:

'La petite canonnière ouvrit le feu, et immédiatement un violent incendie se déclara. Les mandarins fuyaient et livraient aux flammes deux cent soixante-quinze chrétiens. Nous fûmes assez heureux pour sauver deux cents de ces malheureux, mais nous eûmes à regretter la mort de soixante-quinze femmes ou enfants étouffés et calcinés par les flammes.'

Tạm dịch: Một chiếc pháo hạm nhỏ đã khai hỏa và ngay sau đó một đám cháy dữ dội bùng lên. Các viên quan đã tháo chạy và để mặc hai trăm bảy mươi lăm con chiên trong ngọn lửa. Chúng tôi sung sướng vì đã cứu được hai trăm người trong số những kẻ bất hạnh đó, nhưng cũng lấy làm tiếc về cái chết của bảy mươi lăm đàn bà hoặc trẻ em đã bị chết ngạt, hoặc bị ngọn lửa thiêu cháy."[5]

Tóm lại, ông Tôn Thất Thọ cho ta biết rằng đã tìm ra sự thật lịch sử là người Pháp, chứ không phải quan quân nhà Nguyễn ở Biên Hoà, mới chính là thủ phạm đốt chết các giáo dân, vì các luận điểm sau đây:

1) Một cuốn sách của một sĩ quan Pháp tên là Léopold Pallu viết về cuộc viễn chinh năm 1861 của Pháp đã không có nói gì về sự việc này;

2) Đại Nam Thực Lục tức chính sử Việt nói rằng quân Pháp đã đem "súng lớn" bắn phá vào thành Biên Hòa;

3) Cuốn sách Abrégé de l'Histoire d'Annam của Alfred Schreiner tức Đại Nam Quốc Lược Sử viết rằng có "một vầng lửa lớn cháy đỏ hực lên trên thành" (sau khi "súng lớn" của Pháp bắn vào thành); và sau cùng,

4) Báo Le Monde Illustré của Pháp có bài viết của một người tên Mac Vernoll cho biết là ngay sau khi chiếc pháo hạm của Pháp bắn trả thì có một đám cháy bùng lên ở thành Biên Hòa. Các ông quan giữ thành đã bỏ chạy và "để mặc" các giáo dân "trong ngọn lửa".

Như vậy, sau khi đọc cả hai bài viết của hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi, ta có thể thấy rằng thật sự thì cả hai ông đã chỉ dựa vào một bằng chứng có vẻ trực tiếp (direct) duy nhất mà thôi, và đó là nhóm chữ "livraient aux flammes", trong một bài viết của ký giả Mac Vernoll trên tờ tuần báo Le Monde Illustré.

Nhóm chữ này đã được ông An Chi dịch ra tiếng Việt là "phó mặc... cho ngọn lửa", còn ông Tôn Thất Thọ thì dịch trại ra chút ít là "để mặc... trong ngọn lửa", để rồi cả hai đều đi đến kết luận rằng chính người Pháp đã gây ra đám cháy trong thành Biên Hòa làm các giáo dân bị thiêu chết.

Nhưng ngoài ra, khác với ông An Chi, ông Tôn Thất Thọ, như đã thấy, có cộng thêm 3 luận điểm hay "bằng chứng" gián tiếp nữa; để dẫn đến và phụ giúp cho câu dịch nói trên. Người viết bài này sẽ bàn đến 3 cái "bằng chứng" gián tiếp đó ở cuối bài viết, sau khi bàn về cái bằng chứng có vẻ trực tiếp duy nhất là nhóm chữ "livraient aux flammes" nói trên.

III. Hai Ông An Chi Và Tôn Thất Thọ Đã Dịch Sai Ý Nghĩa Của Nhóm Chữ "Livraient Aux Flammes" Trong Bài Báo Của Mac Vernoll Thế Nào

Như đã nói, bằng chứng có vẻ như trực tiếp duy nhất mà hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đã dựa vào để kết tội cho người Pháp là nhóm chữ "livraient aux flammes" trong bài báo của Mac Vernoll trên tờ Le Monde Illustré số ngày 22-2-1862.[6]

Và rất tiếc là cả hai ông đều dịch sai ý nghĩa của nhóm chữ nói trên.

Trước hết, xin có vài dòng sơ lược về bài báo trên tờ tuần báo Le Monde Illustré của Mac Vernoll. Đó là một bài viết tường thuật khá vắn tắt về trận đánh thành Biên Hòa, kèm theo hình vẽ và lời kể của một người tên là Lugeol, sĩ quan tùy viên của đại tá D'Ariès.[7] Mac Vernoll, người viết bài này, cũng là một ký giả cộng tác với tờ Le Monde Illustré. Do đó, có thể thấy rằng tác giả bài viết Mac Vernoll không phải là một nhân chứng đã có mặt tại hiện trường, mà ông ta chỉ là một nhà báo thuật lại sự việc theo lời kể của ông Lugeol là người đã có mặt trong cuộc chiến Pháp Việt mà thôi (nhưng chính ông Lugeol cũng đã không có mặt tại thành Biên Hòa).

Dưới đây là hình chụp của bài báo nói trên:


Như vậy, bài báo này có một câu văn hay một nhóm chữ mà cả hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đều đã dựa vào để quả quyết rằng chính người Pháp là thủ phạm của vụ án mấy trăm người giáo dân Việt bị chết cháy ở thành Biên Hòa. Người viết xin trích lại nguyên văn bằng tiếng Pháp và cả hai lời dịch của hai ông một lần nữa, để bạn đọc tiện việc so sánh về cách dịch thuật của hai tác giả nói trên.

Nguyên văn bằng tiếng Pháp trong bài báo như sau:

"La petite canonnière ouvrit le feu, et immédiatement un violent incendie se déclara. Les mandarins fuyaient et livraient aux flammes deux cent soixante-quinze chrétiens..."

Và đây là câu dịch của ông Tôn Thất Thọ:

"Một chiếc pháo hạm nhỏ đã khai hỏa và ngay sau đó một đám cháy dữ dội bùng lên. Các viên quan đã tháo chạy và để mặc hai trăm bảy mươi lăm con chiên trong ngọn lửa."

Còn câu dịch trước đó của ông An Chi mà ông Tôn Thất Thọ đã dựa vào là:

"Chiếc pháo hạm nhỏ đã khai hỏa và ngay lập tức một trận cháy dữ dội đã bùng phát. Các quan lại đã bỏ chạy và phó mặc hai trăm bảy mươi lăm con chiên cho ngọn lửa."

Tóm lại, cả hai tác giả nói trên đều dịch nhóm chữ "livraient aux flammes" với một ý nghĩa giống nhau, là "để mặc" hay "phó mặc"... cho "ngọn lửa". Tức là để diễn tả một sự thụ động của chủ từ "các quan".

Và đây chính là vấn đề. Lý do là vì cả hai tác giả nói trên đều đã dịch sai hoàn toàn ý nghĩa của nhóm chữ này.

Trước hết, động từ "livrer à" trong tiếng Pháp có ý nghĩa chính thức là "đưa cho", "giao cho", hay "đem đến". Động từ này, có lúc có thể được hiểu như là "mặc cho"; thí dụ như khi được dùng trong thuật ngữ "livrer au vent" tức là "mặc cho ngọn gió (cuốn đi)".

Nhưng động từ này, một khi được sử dụng chung với từ "flammes" tức là (những) ngọn lửa, như trong nhóm chữ "livrer (aient) aux flammes" nói trên, thì lại là một cách dùng hay thuật ngữ với một ý nghĩa duy nhất không thể lầm lẫn được. Nếu dịch chúng ra cho văn vẻ thì là "giao cho những ngọn lửa", rõ hơn chút nữa là "quăng vào đám lửa", còn chính xác nhất là "đốt" hay "thiêu" trong lửa.

Nhóm chữ "livrer aux flammes", do đó, chỉ được dùng để diễn tả một hành động trực tiếp và tích cực rõ rệt, duy nhất, là đốt cháy. Chứ không phải là một sự thụ động không làm gì cả, theo kiểu "bỏ mặc" như khi dùng trong nhóm chữ "livrer au vent" (mặc cho ngọn gió).

Dưới đây là một vài thí dụ của nhóm chữ "livrer aux flammes" nói trên, khi chúng được dịch ra tiếng Anh, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Người viết xin kèm theo đó câu dịch ra tiếng Việt để tiện việc so sánh cho bạn đọc:

Elle m'a fait promettre de les livrer aux flammes.

She made me promise to feed them to the flames.


Cô ta bắt tôi hứa là đưa chúng làm mồi cho ngọn lửa.

A la nouvelle de sa mort, la foule a menacé d'attaquer massivement le village et de le livrer aux flammes.

At the news of her death, the crowd threatened a mass attack and set fire to the entire village.


Khi nghe tin về cái chết của cô ta, đám đông hăm dọa sẽ tấn công và châm lửa đốt cả làng.

Ne savez-vous pas que j'ai le pouvoir de vous livrer aux flammes?

Know ye not that I have a power to deliver you up unto the flames?


Anh không biết là tôi có khả năng để đưa anh vào trong ngọn lửa hay sao?

Les fermes abandonnées furent livrées aux flammes.

Deserted farms were put to the torch.


Những nông trại bỏ hoang đã bị đốt.[8]

Như vậy, qua những câu văn nói trên, có thể thấy rằng nhóm chữ "livrer aux flammes" luôn luôn đi chung với nhau; và có ý nghĩa rất rõ ràng, là "feed to the flames", "set fire to", "deliver unto the flames" hay "put to the torch". Tất cả đều chỉ có một ý nghĩa duy nhất để diễn tả một hành động trực tiếp mà thôi, đó là "đốt" hay "đưa vô (làm mồi) cho ngọn lửa".

Và do đó, câu văn nói trên, theo đúng nghĩa, phải được dịch ra là các ông quan (mandarins) đã bỏ chạy (fuyaient) và "quăng vào ngọn lửa", hay "đốt cháy" (livraient), hai trăm bảy mươi lăm giáo dân.

Chứ hoàn toàn không phải là các ông quan đã "để mặc" hay "phó mặc" những người đó cho ngọn lửa, như hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đã dịch.

Để chứng minh thêm về ý nghĩa và cách dùng chính xác của nhóm chữ "livraient aux flammes" nói trên vào thế kỷ 19 (tức là thời gian của bài báo), hãy đọc một đoạn văn trong tác phẩm "Bug-Jargal"của văn hào Victor Hugo. Trong đoạn văn này, Victor Hugo cũng đã dùng nhóm chữ "livraient aux flammes" để chỉ rõ một hành động hỏa thiêu hay đốt cháy, chứ hoàn toàn không phải là "phó mặc hay "để mặc" cho ngọn lửa như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã dịch.

Xin trích đăng đoạn văn nói trên của Victor Hugo, để bạn đọc có thể thấy nhóm chữ "livraient aux flammes" đã được văn hào người Pháp sử dụng như thế nào:

"Les soldats et moi l'attribuâmes d'abord à quelque incendie accidentel; mais, un moment après, les flammes devinrent si apparentes, la fumée, poussée par le vent, grossit et s'épaissit à un tel point, que je repris promptement le chemin du fort pour donner l'alarme et envoyer des secours. En passant près des cases de nos noirs, je fus surpris de l'agitation extraordinaire qui y régnait. La plupart étaient éveillés et parlaient avec la plus grande vivacité. Un nom bizarre, Bug-Jargal, prononcé avec respect, revenait souvent au milieu de leur jargon inintelligible. Je saisis pourtant quelques paroles, dont le sens me parut être que les noirs de la plaine du Nord étaient en pleine révolte, et livraient aux flammes les habitations et les plantations situées de l'autre côté du Cap."

"Những người lính và tôi nghĩ rằng đó là một đám cháy tự nhiên, nhưng, một khoảnh khắc sau đó, ngọn lửa trở thành rõ ràng, khói, bị gió thổi, lớn dần và đặc lại, đến độ tôi phải quay trở lại đồn ngay lập tức để báo động và kêu cứu. Khi đi ngang qua những căn lều của những người da đen của chúng tôi, tôi ngạc nhiên với mức độ dao động rất khác thường ở nơi đó. Phần lớn đã thức giấc và nói chuyện rất rôm rả. Một cái tên lạ lùng, Bug-Jargal, được nói lên một cách kính trọng, thường được lặp lại giữa những từ ngữ khó hiểu của họ. Nhưng tôi hiểu được vài chữ, và tôi nghe ra rằng những người da đen ở đồng bằng phía Bắc đã nổi loạn toàn diện, và họ đã đốt cháy (đưa vào ngọn lửa) những căn nhà và những đồn điền ở phía bên kia của Cap."[9]

Trong đoạn văn trên, Victor Hugo cho ta biết rằng những người da đen ở phía Bắc đã nổi loạn (étaient en pleine révolte); và cùng với hay sau sự nổi loạn đó, họ đã đốt (livraient aux flammes) các nhà cửa và các đồn điền (les habitations et les plantations) ở phía bên kia. Chứ còn những người đã nổi loạn (révolte) rồi thì chắc chắn là không có việc khoanh tay thụ động mà "phó mặc" hay "để mặc" những thứ như nhà cửa và đồn điền cho ngọn lửa.

Một thí dụ khác nữa về nhóm chữ này cũng có thể được thấy trong cuốn "Abrégé de l'Histoire Générale des Voyages" như sau:

"On voit que les victoires des Portugais étaient cruelles et destructives. Ils livraient aux flammes les villes et les vaisseaux qu'ils prenaient."[10]

"Chúng ta có thể thấy rằng những chiến thắng của người Bồ Đào Nha là tàn ác và phá hoại. Họ (đã) đốt cháy những thành phố và những tàu thuyền mà họ đã chiếm được."

Một lần nữa, nhóm chữ "livraient aux flammes" trong câu văn trên cho thấy một ý nghĩa duy nhất không thể lầm lẫn được của chúng, là hành động "đốt cháy". Bởi theo câu văn, tác giả cho biết rằng những người Bồ Đào Nha là tàn nhẫn và phá hoại, cho nên họ (sẽ) đã đốt hết những thứ mà họ đã chiếm được. Chứ những kẻ "tàn nhẫn" và "phá hoại" đó đã không chỉ làm cái việc "phó mặc" hay "để mặc" những thành phố và tàu thuyền "cho ngọn lửa"... do một người nào khác châm lửa đốt!

Như vậy, qua hai thí dụ trên (và nếu cần, bạn đọc chỉ cần tìm trên google), ta có thể thấy rằng nhóm chữ "livraient aux flammes" chỉ có thể có một ý nghĩa chính xác duy nhất mà thôi, là hành động trực tiếp "đốt cháy" hay "quăng vào ngọn lửa" một vật gì đó. Tức là một hành động rõ ràng và tích cực, chứ hoàn toàn không phải là một hình thức thụ động theo kiểu "để mặc' hay "phó mặc" "cho ngọn lửa" như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã dịch. Những người da đen nổi loạn (trong tác phẩm Bug-Jargal của Victor Hugo) và những người Bồ Đào Nha tàn ác là những thí dụ điển hình, cùng với một hành động rõ ràng trực tiếp của cả hai, là đốt cháy... những ngôi nhà, những đồn điền, những thành phố, những tàu thuyền. Họ đã không hề, và không phải, là loại người "phó mặc" hay "để mặc" những thứ nói trên "cho ngọn lửa".

Và do đó, bài báo của Mac Vernoll trên tờ Le Monde Illustré số ngày 22-2-1862, với cách sử dụng nhóm chữ "livraient aux flammes", đã thật sự trực tiếp chỉ đích danh những ông quan (mandarins) giữ thành Biên Hòa là thủ phạm đốt chết các giáo dân, qua việc làm "đốt cháy" hay "giao cho ngọn lửa", hai trăm bảy mươi lăm giáo dân.

Chứ hoàn toàn không phải là các ông quan đã "để mặc" hay "phó mặc" những người đó cho ngọn lửa, như hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đã dịch.

Để chứng minh thêm về ý nghĩa và cách dùng chính xác của nhóm chữ "livraient aux flammes" nói trên vào thế kỷ 19 (tức là thời gian của bài báo), hãy đọc một đoạn văn trong tác phẩm "Bug-Jargal"của văn hào Victor Hugo. Trong đoạn văn này, Victor Hugo cũng đã dùng nhóm chữ "livraient aux flammes" để chỉ rõ một hành động hỏa thiêu hay đốt cháy, chứ hoàn toàn không phải là "phó mặc hay "để mặc" cho ngọn lửa như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã dịch.

Xin trích đăng đoạn văn nói trên của Victor Hugo, để bạn đọc có thể thấy nhóm chữ "livraient aux flammes" đã được văn hào người Pháp sử dụng như thế nào:

"Les soldats et moi l'attribuâmes d'abord à quelque incendie accidentel; mais, un moment après, les flammes devinrent si apparentes, la fumée, poussée par le vent, grossit et s'épaissit à un tel point, que je repris promptement le chemin du fort pour donner l'alarme et envoyer des secours. En passant près des cases de nos noirs, je fus surpris de l'agitation extraordinaire qui y régnait. La plupart étaient éveillés et parlaient avec la plus grande vivacité. Un nom bizarre, Bug-Jargal, prononcé avec respect, revenait souvent au milieu de leur jargon inintelligible. Je saisis pourtant quelques paroles, dont le sens me parut être que les noirs de la plaine du Nord étaient en pleine révolte, et livraient aux flammes les habitations et les plantations situées de l'autre côté du Cap."

"Những người lính và tôi nghĩ rằng đó là một đám cháy tự nhiên, nhưng, một khoảnh khắc sau đó, ngọn lửa trở thành rõ ràng, khói, bị gió thổi, lớn dần và đặc lại, đến độ tôi phải quay trở lại đồn ngay lập tức để báo động và kêu cứu. Khi đi ngang qua những căn lều của những người da đen của chúng tôi, tôi ngạc nhiên với mức độ dao động rất khác thường ở nơi đó. Phần lớn đã thức giấc và nói chuyện rất rôm rả. Một cái tên lạ lùng, Bug-Jargal, được nói lên một cách kính trọng, thường được lặp lại giữa những từ ngữ khó hiểu của họ. Nhưng tôi hiểu được vài chữ, và tôi nghe ra rằng những người da đen ở đồng bằng phía Bắc đã nổi loạn toàn diện, và họ đã đốt cháy (đưa vào ngọn lửa) những căn nhà và những đồn điền ở phía bên kia của Cap."[9]

Trong đoạn văn trên, Victor Hugo cho ta biết rằng những người da đen ở phía Bắc đã nổi loạn (étaient en pleine révolte); và cùng với hay sau sự nổi loạn đó, họ đã đốt (livraient aux flammes) các nhà cửa và các đồn điền (les habitations et les plantations) ở phía bên kia. Chứ còn những người đã nổi loạn (révolte) rồi thì chắc chắn là không có việc khoanh tay thụ động mà "phó mặc" hay "để mặc" những thứ như nhà cửa và đồn điền cho ngọn lửa.

Một thí dụ khác nữa về nhóm chữ này cũng có thể được thấy trong cuốn "Abrégé de l'Histoire Générale des Voyages" như sau:

"On voit que les victoires des Portugais étaient cruelles et destructives. Ils livraient aux flammes les villes et les vaisseaux qu'ils prenaient."[10]

"Chúng ta có thể thấy rằng những chiến thắng của người Bồ Đào Nha là tàn ác và phá hoại. Họ đã đốt cháy những thành phố và những tàu thuyền mà họ đã chiếm được."

Một lần nữa, nhóm chữ "livraient aux flammes" trong câu văn trên cho thấy một ý nghĩa duy nhất không thể lầm lẫn được của chúng, là hành động "đốt cháy". Bởi theo câu văn, tác giả cho biết rằng những người Bồ Đào Nha là tàn nhẫn và phá hoại, cho nên họ đã đốt hết những thứ mà họ đã chiếm được. Chứ những kẻ "tàn nhẫn" và "phá hoại" đó đã không chỉ làm cái việc "phó mặc" hay "để mặc" những thành phố và tàu thuyền "cho ngọn lửa"... do một người nào khác châm lửa đốt!

Như vậy, qua hai thí dụ trên (và nếu cần, bạn đọc chỉ cần tìm trên google), ta có thể thấy rằng nhóm chữ "livraient aux flammes" chỉ có thể có một ý nghĩa chính xác duy nhất mà thôi, là hành động trực tiếp "đốt cháy" hay "quăng vào ngọn lửa" một vật gì đó. Tức là một hành động rõ ràng và tích cực, chứ hoàn toàn không phải là một hình thức thụ động theo kiểu "để mặc' hay "phó mặc" "cho ngọn lửa" như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã dịch. Những người da đen nổi loạn (trong tác phẩm Bug-Jargal của Victor Hugo) và những người Bồ Đào Nha tàn ác là những thí dụ điển hình, cùng với một hành động rõ ràng trực tiếp của cả hai, là đốt cháy... những ngôi nhà, những đồn điền, những thành phố, những tàu thuyền. Họ đã không hề, và không phải, là loại người "phó mặc" hay "để mặc" những thứ nói trên "cho ngọn lửa".

Và do đó, bài báo của Mac Vernoll trên tờ Le Monde Illustré số ngày 22-2-1862, với cách sử dụng nhóm chữ "livraient aux flammes", đã thật sự trực tiếp chỉ đích danh những ông quan (mandarins) giữ thành Biên Hòa là thủ phạm đốt chết các giáo dân, qua việc làm "đốt cháy" hay "giao cho ngọn lửa", hai trăm bảy mươi lăm giáo dân.

Chứ chắc chắn không phải là các ông quan đã 'để mặc" hay "phó mặc" các giáo dân "cho ngọn lửa", như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã dịch sai ý nghĩa của nhóm chữ "livraient aux flammes".[11]

Tóm lại, từ chỗ dịch sai nhóm chữ "livraient aux flammes" trong bài báo, và chủ yếu chỉ dựa trên việc dịch sai đó, hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đã đi đến kết luận một cách rất quả quyết rằng chính người Pháp đã gây ra đám cháy đốt chết các giáo dân, còn các ông quan nhà Nguyễn chỉ có bỏ chạy và phó mặc họ mà thôi. Trong khi chính bài báo này lại nói rất rõ, rằng các ông quan đã đốt chết mấy trăm nhân mạng giáo dân ở Biên Hòa.

Do đó, cái bằng chứng có vẻ như là trực tiếp duy nhất mà hai ông Tôn Thất Thọ và An Chi đã dựa vào để chứng minh rằng người Pháp đã gây ra đám cháy làm chết mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa đã chẳng giúp được gì cho lý luận của các ông. Mà thật ra, nó còn nói ngược lại, và khẳng định rằng chính các ông quan nhà Nguyễn mới là thủ phạm đã đốt cháy các giáo dân.

Phần 2


Thủ Phạm Đốt Cháy Các Giáo Dân Ở Biên Hòa Là Triều Đình Nhà Nguyễn

Và kết luận này cũng chính là điều mà tất cả các tài liệu khác đều cho biết, về sự kiện các giáo dân bị đốt chết ở Biên Hòa vào tháng 12 năm 1861.

Chính xác hơn nữa, các ông quan giữ thành chỉ là những người thừa hành lệnh của triều đình nhà Nguyễn, với người đứng đầu là vua Tự Đức, mà thôi.

Trong Phần 2 dưới đây, người viết xin trình bày với bạn đọc các tài liệu để làm bằng chứng cho thấy rằng triều đình nhà Nguyễn mới chính là thủ phạm đã đốt chết các giáo dân ở Biên Hòa. Chúng cho thấy rằng chẳng những các ông quan giữ thành đã thi hành việc đốt cháy, mà họ còn có sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước, do một chỉ thị rõ rệt của nhà vua.

Nghĩa là vụ án này không phải chỉ đơn thuần là một cuộc sát nhân tập thể do tai nạn hay sự vô ý. Mà nó chính là một sự cố sát đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước.

Nhưng trước khi đi vào các tài liệu đó, hãy trở lại với bối cảnh lịch sử của xứ Nam Kỳ trong khoảng thời gian quân Pháp-Tây giao chiến với nhà Nguyễn vào năm 1861-1862.

IV. Bối Cảnh Lịch Sử Của Trận Biên Hòa Vào Tháng 12 Năm 1861

Sau khi phá vỡ chiến lũy Chí Hòa vào tháng 2 năm 1861, chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha là Phó Đô Đốc (Vice-Amiral) Leonard Charner đánh chiếm luôn thành Mỹ Tho vào tháng 4 năm 1861. Cuối tháng 11 năm 1861, Phó Đô Đốc Charner được thuyên chuyển và giao quyền chỉ huy quân đội Pháp – Tây lại cho người kế nhiệm là Đề Đốc (Contre-Amiral) Louis Adolphe Bonard. Ngay lập tức, Bonard tổ chức cuộc tấn công tỉnh Biên Hòa vào giữa tháng 12 năm 1861.

Giữ thành Biên Hòa lúc đó có hai vị quan chỉ huy (tỉnh thần) của nhà Nguyễn là tuần phủ Nguyễn Đức Hoan và án sát Lê Khắc Cần. Cũng trong thời gian đó, vua Tự Đức cử ông Nguyễn Bá Nghi vào Biên Hòa để làm chỉ huy thế cho Nguyễn Tri Phương lúc đó đã bị cách chức và đang dưỡng thương sau trận Chí Hòa, trong việc đối phó với quân Pháp.

Vào giữa tháng 12 năm 1861, Đề Đốc Bonard chia liên quân Pháp – Tây ra làm hai đạo thủy bộ tiến đánh Biên Hòa từ phía Sài Gòn. Đạo bộ binh do trung tá Compte chỉ huy cùng với đạo thủy quân đi theo Rạch Chiết tiến lên đánh đồn Gò Công (Trao Trảo)[12]. Sau khi chiếm được đồn Gò Công, đạo bộ binh lại đi ngược lên phía Bắc để phối hợp với đạo quân Tây Ban Nha do Domenech Diego chỉ huy cùng tiến đánh đồn Mỹ Hòa nằm trên đường quốc lộ dẫn đến thành Biên Hòa. Tiếp theo, liên quân Pháp – Tây đã phải bỏ ra hai ngày để dọn dẹp các chướng ngại vật do quân Nguyễn và các tù nhân dàn ra trên sông Đồng Nai.

Và kế tiếp là "trận"[13] đánh thành Biên Hòa và vụ án mạng mấy trăm giáo dân bị chết cháy tại nơi này.


Đề Đốc (Contre Amiral) Louis Adolphe Bonard

V. Nhân Chứng Thứ Nhất: Đề Đốc Bonard Qua Bản Báo Cáo Chính Thức Của Ông Về Trận Biên Hoà

Đề Đốc Bonard, có lẽ theo luật lệ của Pháp, đã làm một bản báo cáo chính thức về trận Biên Hòa. Đây là bản báo cáo mà các sách sử tiếng Pháp sau này đều phải dùng khi nói về "trận" Biên Hòa. Và đoạn sau đây trong bản báo cáo đã diễn tả lại những gì đã xảy ra một cách khá chi tiết:

"Afin de m'assurer d'un bon point de débarquement pour commencer l'attaque de la citadelle de Bien-hoa, j'ai remonté le fleuve au-dessus des barrages, à bord de l'aviso à Vapeur l'Ondine, sur lequel j'avais mis mon pavillon, et suivi de la canonnière n° 31, commandée par le lieutenant de vaisseau Jonnart.

A peine étions-nous devant la citadelle, qui était cachée par des arbres, et dont nous n'apercevions que le mât de pavillon, que deux ou trois décharges d'artillerie furent dirigées contre nous; elles n'atteignirent fort heureusement personne, et, au troisième coup de la canonnière Jonnart, le feu de l'ennemi cessa, et un vaste embrasement parut au-dessus de la citadelle.

Ce n'est que le lendemain qu'il nous fut possible de jeter les troupes de la rive droite sur la rive gauche et de nous emparer de la citadelle que tous ses défenseurs, terrifiés par les affaires des barrages et de Mi-hoa, avaient abandonnée précipitamment, sans avoir eu le temps d'incendier de grandes valeurs en bâtiments et en bois contenus dans le petit arsenal voisin, dont les avait tenus éloignés pendant toute la nuit le tir incessant de la canonnière Jonnart, restée à proximité de ces dépôts.

Malheureusement, les mandarins, fidèles à leurs traditions barbares, ont, en s'éloignant, donné la mort à d'infortunés Annamites, chrétiens et autres, qu'ils tenaient renfermés dans la citadelle, et qu'ils avaient fait enchainer dans des enclos entourés de piquants, de chevaux de frise et de matières combustibles auxquelles on a mis le feu..."


"Để tìm một điểm đổ bộ tốt cho việc bắt đầu tấn công thành Biên Hoà, tôi đi lên phía trên chỗ có các chướng ngại vật, bằng chiếc tàu loại vận tải chạy hơi nước L'Ondine, với kỳ hiệu của tôi, theo sau là chiếc pháo thuyền (canonnière) số 31 của trung tá Jonnart. Chúng tôi vừa tới gần phía trước thành mà chúng tôi chỉ có thể biết được (là nó) nhờ cây cột cờ vì nó bị che phủ bởi cây cối, thì có hai tới ba đợt pháo bắn về phía chúng tôi, nhưng may mắn chúng không trúng ai, và, sau đợt đạn thứ ba của chiếc pháo thuyền (canonnière) Jonnart, thì hỏa lực của địch quân ngừng lại và một đám cháy lớn bùng lên ở phía trên thành.

Chỉ tới ngày hôm sau thì chúng tôi mới có thể đem quân từ hữu ngạn qua tả ngạn và tiến vào thành. Những người giữ thành, khiếp sợ với những gì đã xảy ra và tại đồn Mỹ Hòa, đã vội vã bỏ chạy, không có cả thì giờ để đốt đi những vật giá trị gồm đống gỗ quí trong kho vì hỏa lực thâu đêm của chiếc canonnière Jonnart, ở gần đó.

Rủi thay, những ông quan, trung thành với truyền thống dã man của họ, đã, trên đường trốn chạy, giết chết những người An Nam không may mắn, những người dù có hay không có đạo, những người mà trước đó họ (các ông quan) đã nhốt trong thành, xiềng lại trong những vòng rào bao quanh bởi những cọc nhọn, chướng ngại vật và những đồ dẫn hỏa để rồi sau đó châm thêm ngọn lửa..."[14]

Bản báo cáo chính thức này của Bonard được đề ngày 26 tháng 12 năm 1861 tại Saigon, tức là chỉ khoảng 1 tuần sau khi sự việc xảy ra. Và bản báo cáo này đã được đăng lại nguyên văn trong tờ báo L'Illustration, Journal Universel, số ngày 1 tháng 3 năm 1862.[15]

Như vậy, theo biên bản chính thức nói trên của Bonard thì chính các ông quan nhà Nguyễn là những người đã đốt cháy mấy trăm giáo dân đồng bào của họ, sau khi đã bắt nhốt các giáo dân này và giam giữ trong các vòng rào, với những đồ dẫn hỏa bố trí chung quanh, để sẵn sàng đem đốt.

Cần chú ý rằng đây là một văn kiện chính thức của người chỉ huy cuộc hành quân để tường thuật lại những gì đã xảy ra, với thượng cấp và chính phủ nước Pháp. Do đó, so với những bài báo như bài của Mac Vernoll thì đương nhiên là văn kiện này có giá trị hơn rất nhiều. Và nếu có những khác biệt giữa bản báo cáo chính thức và một bài báo, thì một văn kiện chính thức như bản báo cáo tất nhiên là có giá trị lịch sử và độ tin cẩn hơn bài báo rất nhiều lần.

Thế nhưng bản báo cáo của Bonard và bài báo nói trên của Mac Vernoll lại tường thuật hoàn toàn giống nhau, ở chỗ cả hai tài liệu đã chỉ đích danh các ông quan (mandarins) là thủ phạm đã đốt chết mấy trăm giáo dân tại Biên Hòa. Và có thể thấy rằng bản báo cáo của Bonard cung cấp đầy đủ chi tiết hơn bài báo trên rất nhiều, do nó đã chỉ ra là các giáo dân trước khi bị đốt đã bị giam giữ trong những vòng rào và với những đồ dẫn hỏa (matière combustibles) được bố trí sẵn ở chung quanh.

Những chi tiết rất quan trọng này cho thấy rằng các ông quan giữ thành đã cố ý, và đã chuẩn bị sẵn sàng để đốt các giáo dân khi gặp đúng dịp. Và chúng cũng giải thích tại sao lại có một vầng lửa bùng cháy dữ dội lên phía trên thành, như đã được thuật lại trong biên bản của Bonard và bài báo của Mac Vernoll. Vì chỉ với những đồ dẫn hỏa đã để sẵn chung quanh trại giam cho việc thiêu đốt như vậy thì mới có một đám cháy bùng lên dữ dội như vậy sau khi châm lửa mà thôi.

Hơn nữa, những chi tiết nói trên trong biên bản của nhân chứng Bonard còn cho ta thấy rằng bài báo của Mac Vernoll là rất vắn tắt và thiếu đi những chi tiết quan trọng. Có thể là vì khuôn khổ của một bài báo đã giới hạn việc ghi lại những chi tiết này; nhưng có lẽ hợp lý hơn hết là vì người kể lại cho ký giả Mac Vernoll, sĩ quan Lugeol, đã không hề có mặt tại hiện trường.

Đó là một chi tiết cực kỳ quan trọng về nhân chứng của bài báo, mà hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ lại không hề nhắc đến. Bởi theo như chính bài báo cho biết thì ông Lugeol là sĩ quan tùy viên (aide-de-camp) của đại tá Daries (tức D'Ariès, người chỉ huy quân Pháp cố thủ tại Sài Gòn trước khi quân Pháp trở lại đánh Chí Hòa vào năm 1861) và ông ta cho biết là đang ở trên chiếc tàu L'Alarme.

Mà chiếc tàu L'Alarme này thì lại không có tham gia "trận" đánh thành Biên Hòa. Vì theo báo cáo của Bonard mà ta vừa đọc thì chỉ có hai chiếc tàu thuyền của Pháp tại nơi đó mà thôi; và họ đang mới chỉ làm công việc thám thính cho cuộc đổ bộ vào ngày hôm sau. Hai chiếc tàu thuyền đó là chiếc L'Ondine của Bonard và chiếc pháo thuyền (canonnière) số 31 do ông Jonnart làm chỉ huy.

Và có lẽ rằng đây là lý do mà bài báo của Lugeol và Mac Vernoll chỉ tường trình một cách rất sơ sài vắn tắt về những gì đã xảy ra, so với bản báo cáo rất chi tiết của Đề Đốc Bonard, một nhân chứng có mặt ngay tại nơi đó.

Để minh họa, dưới đây là hình vẽ của báo L'Illustration về "trận" thành Biên Hòa vừa kể, qua bản báo cáo của Bonard. Qua hình vẽ này, ta có thể thấy được vị trí của hai chiếc L'Ondine và canonnière 31 ở trên sông, phía bên trái của thành Biên Hòa. Và nơi giam giữ các giáo dân với ký hiệu chữ "h" lại ở bên ngoài thành, tại phía tây bắc đằng sau tòa thành.


VI. Nhân Chứng Thứ Hai, Sĩ Quan A. Spooner, Qua Bài Báo Và Hình Minh Hoạ Của Ông Ta Trên Tờ Báo L'Illustration Về Trận Biên Hoà

Một nhân chứng trực tiếp thứ hai cho vụ hỏa thiêu các giáo dân ở Biên Hòa là một sĩ quan tên A. Spooner, lúc đó đang ở trên cùng chiếc tàu L'Ondine với Đề Đốc Bonard. Ông A. Spooner cũng là người cộng tác với tờ báo L'Illustration, và ông ta đã cho đăng một bài viết trong cùng số báo nói trên. Do đó, khác với bài báo của Mac Vernoll mà đã được viết lại theo lời kể của ông Lugeol, một người không có mặt tại thành Biên Hòa, ông Spooner chính là một nhân chứng mà chắc chắn đã có mặt tại hiện trường.

Và trong cùng số báo L'Illustration ngày 1 tháng 3 năm 1862 là hai hình vẽ rất chi tiết và bài viết về trận đánh Biên Hòa của ông A. Spooner. Theo ông ta cho biết:

"Quant à l'historique de l'expédition, les rapports officiels vous le feront mieux que moi. Vous y verrez comment, au dix-neuvième siècle, presque sous les yeux des Francais, on brûle et on égorge encore des femmes, des enfants et des chrétiens. De pareilles atrocités exigent un châtiment, et nous espérons que la France saura frapper assez haut pour les faire cesser."

"Về lịch sử của cuộc viễn chinh, những bản báo cáo chính thức sẽ cho bạn thông tin tốt hơn tôi. Bạn sẽ thấy rằng, ở thế kỷ 19 này, mà người Pháp còn phải nhìn thấy cảnh những người đàn bà, trẻ con và giáo dân bị đốt và bị đâm chém. Những việc làm dã man này phải bị trừng phạt, và chúng ta hy vọng rằng nước Pháp sẽ cố gắng để chấm dứt chúng."

Như vậy, với câu văn trên, ông Spooner đã chứng thực cho bản báo cáo của Đề Đốc Bonard, khi ông nói rằng bản báo cáo chính thức của Bonard sẽ thuật lại sự việc tốt hơn ông ta.

Tuy vậy, ông ta đã không kìm lòng được mà phải nói thêm về sự bất mãn của mình với những hành động dã man (atrocités) của triều đình nhà Nguyễn. Những hành động đó là việc đốt cháy và đâm chém phụ nữ và trẻ con cũng như các giáo dân.

Tóm lại, bài báo này của Spooner hoàn toàn phù hợp với bài báo của Vernoll, cũng như với bản báo cáo chính thức của Bonard. Tất cả đều khẳng định rằng các ông quan giữ thành mới là những người đã đốt chết các giáo dân ở Biên Hòa.

Dưới đây là những hình vẽ của Spooner về "trận" thành Biên Hòa đã được đăng trên cùng số báo L'Illustration nói trên. Hình thứ ba là hình toàn cảnh được chép lại từ hai tấm hình kia, bởi một nghệ nhân trên trang web của ông ta [16]


VII. Nhân Chứng Thứ Ba: Carlos Palanca Gutiérrez – Tài Liệu Tiếng Tây Ban Nha


Đại Tá Carlos Palanca Gutiérrez

Quân Tây Ban Nha, mà thật ra phần lớn là người Phi Luật Tân được lãnh đạo bởi các sĩ quan người Tây Ban Nha, đã đóng góp một phần rất lớn trong cuộc xâm chiến Nam Kỳ. Vì là dân Á Châu, người Phi quen thủy thổ và không bị bệnh như người Pháp hay Tây Ban Nha. Chính họ là những người thường đi hàng đầu trong các cuộc tấn công thành lũy Việt.

Viên chỉ huy quân Tây Ban Nha ở Nam Kỳ trong suốt mấy năm trời, và lâu hơn tất cả những viên chỉ huy người Pháp lúc đó, là đại tá Carlos Palanca Gutiérrez. Ông này sau đó có viết một cuốn hồi ký rất chi tiết về cuộc viễn chinh Nam Kỳ với tựa đề "Resena Histórica de la Expedición de Cochinchina", và đây là những gì ông thuật lại về "trận đánh" thành Biên Hòa mà ông đã cùng tham dự với Đề Đốc Bonard:

"El Sr. C. Almirante... el 18 intentó un nuevo reconocimiento sobre la orilla izquierda á las inmediaciones de la plaza, la cual hizo fuego y obligó á contestar por el vapor aviso "Ondine" que llevaba la insignia y por la canonera número 31 que le acompanaba, poco despues algunos habitantes fugitivos dijeron que las tropas enemigas no estaban ya en la Ciudadela, pero esto fué equivocacion ó engano, pues habiendo desembarcado el c. Almirante acompanado de algunos Gefes en la orilla izquierda á tiro de canon, recomenzaron el fuego los annamitas, por lo cual reembarcó, dejando á la vista de la Ciudadela la espresada canonera número 31 que hizo fuego durante la noche."[17]

"... Ngày 18, ông Đề Đốc (Bonard) định đi trinh sát ở vùng tả ngạn (sông Đồng Nai) ngay gần thành (Biên Hòa). Trong thành bắn ra và chiếc tàu Ondine treo cờ của ông Đề Đốc cũng như chiếc pháo thuyền 31 đi theo hộ tống đã bắn trả lại — và chỉ một thời gian ngắn sau khi những người dân trốn chạy nói rằng địch quân không còn trong thành. Đây có thể là một sự hiểu lầm hoặc là một gian kế, vì khi mới đổ bộ ở tả ngạn, ông Đề Đốc và vài viên chỉ huy tháp tùng đã bị nhắm bắn bởi đại bác của người An Nam. Ông ta rút lui, để lại cho khung cảnh thành (Biên Hòa) với chiếc pháo thuyền 31 nổi danh và nó đã bắn suốt đêm."

Rồi để tường thuật rõ hơn về trận đánh thành Biên Hòa, ông Carlos Palanca Gutiérrez đã có đoạn văn sau đây:

"Despues de estos hechos comprendió el Mandarin de Bien-hóa, la inutilidad de su resistencia y tomó sus medidas para evacuar la plaza antes que nuestras fuerzas pasasen á operar al otro lado del rio; el tiempo empleado en reconocer y escoger el mejor punto para atravesarle le favoreció para ello y le aprovechó para prender últimamente fuego á la prision donde estaban encarcelados algunos centenares de infelices, sin mas crimen que el de ser cristianos."

"Sau những sự kiện này (những trận đánh phá đồn Gò Công và Mỹ Hòa), ông quan trấn thủ thành Biên Hòa đã hiểu được sự vô ích của việc chống cự và đã lo liệu cho việc rút lui, trước khi đội quân của chúng ta qua bên kia sông (tả ngạn). Thời gian chúng ta dùng để tìm và chọn nơi tốt nhất để qua sông đã tạo thuận lợi cho ông ta, và ông ta đã dùng nó để sau cùng phóng hỏa đốt cháy nhà tù là nơi ông ta giam giữ mấy trăm con người bất hạnh, những người không có tội lỗi gì khác hơn là theo đạo Thiên Chúa."[18]

Và đây là cảm nghĩ của ông về sự kiện ghê gớm đó:

"No puedo menos de consignar con sentimiento el hecho de que al hacerlo, fueron quemados inhumanamente centenares de cristianos, que hacia algunos meses tenian encerrados los mandarines en una prision aislada, situada en la parte esterior de la fortaleza próxima al foso, y preparada para el efecto con materias inflamables, cuadro horroroso que quisiera haber podido olvidar, pero que aun no pedido apartar de mi imaginacion."[19]

"Tôi không thể nào không cảm nhận được những gì đã xảy ra, việc mấy trăm giáo dân Thiên Chúa Giáo đã bị đốt chết một cách phi nhân tính, việc những ông quan đã nhốt họ trong một nhà tù ở ngoại thành, và đã chuẩn bị sẵn sàng những đồ dẫn hỏa, một hình ảnh ghê rợn mà tôi muốn quên đi, nhưng không thể tách rời ra khỏi trí tưởng tượng của mình."

Tóm lại, theo lời thuật của hai ông chỉ huy cuộc hành quân, một Pháp (Bonard), một Tây Ban Nha (Palanca Gutiérrez), cũng như của một sĩ quan Pháp tại trận chiến (Spooner), thì các ông quan giữ thành nhà Nguyễn đã bắt giam mấy trăm người giáo dân Việt và nhốt họ vào trong một cái tù, hay vòng rào, ở phía ngoài thành Biên Hòa. Có thể hiểu rằng vì số lượng mấy trăm con người là quá lớn và trại giam trong thành Biên Hòa không đủ chỗ để chứa hết con số này, nên các quan nhà Nguyễn đã phải giam giữ các giáo dân ở bên ngoài thành, trong vòng rào.

Và cũng theo các nhân chứng nói trên thì các ông quan nhà Nguyễn đã ra lệnh để sắp đặt sẵn các đồ dẫn hỏa ở chung quanh vòng rào giam giữ các giáo dân, để khi quân Pháp đến thì nổi lửa đốt. Điều đó giải thích tại sao một đám cháy lớn đã bùng phát lên ngay sau khi chiếc pháo thuyền (canonnière) 31 bắn trả. Theo cả hai ông Bonard và Palanca Gutiérrez thì ngay sau đó các ông quan giữ thành đã cho đốt tù và vội vã bỏ chạy, đến độ không kịp đem theo các đồ vật quí giá khác.

Tưởng cũng nên biết rằng vào thời gian đó thì vũ khí hữu hiệu nhất của quan quân nhà Nguyễn để chống lại những vũ khí tối tân hơn nhiều của Pháp là cách dùng hỏa công. Do đó, không mấy ngạc nhiên khi ta thấy rằng họ đã chuẩn bị và chất sẵn những đồ dẫn hoả ngay tại trại giam để đốt các giáo dân.

Và đó là lý do tại sao một đám cháy dữ dội đã bùng lên ở phía trên thành Biên Hòa, theo lời tường thuật trong biên bản của Bonard. Nếu không có sẵn đồ dẫn hỏa thì khó thể có một đám cháy lớn dữ dội như vậy, cho dù có hỏa hoạn do đạn lạc từ súng Pháp gây ra. (Người viết sẽ trở lại với hỏa lực hay "súng lớn" của Pháp trong phần sau).

Tuy vậy, đó chỉ là những nhân chứng kể lại những gì họ thấy từ phía ngoài thành Biên Hòa. Còn sau đây là những gì đã xảy ra trong trại giam, qua lời kể của chính một nạn nhân trong trại giam mà đã may mắn còn sống sót.

VIII. Nhân Chứng Thứ Tư: Nạn Nhân Của Vụ Hoả Thiêu Qua Lời Thuật Lại Của Linh Mục Louvet

Bức tranh về vụ hoả thiêu các giáo dân ở Biên Hòa vẫn chưa hoàn tất, nếu không có thêm lời kể của những nhân chứng đồng thời là nạn nhân của cuộc hoả thiêu này.

Những nạn nhân của cuộc hỏa thiêu này là ai? Họ chính là những giáo dân Việt ở Sài Gòn đã bị nhà Nguyễn bắt giam và di chuyển lên Biên Hòa khi Pháp bắt đầu đánh Sài Gòn, rồi nhốt cùng với những giáo dân thuộc hàng chức sắc đã bị bắt giam trước đây tại tỉnh Biên Hòa.

Và trong số mấy trăm con người bị thiêu đốt trong trại giam ngày hôm đó, có một người còn sống sót để kể lại rõ ràng những gì đã xảy ra. Nhân chứng đó, một thiếu nữ tên Mađalêna Lành, đã kể lại với một linh mục người Pháp phụ trách địa phận Biên Hoà về sự kiện này. Và linh mục người Pháp nói trên, tên Louvet, đã thuật lại những gì xảy ra một cách rất chi tiết trong cuốn sách của ông ta, với tựa đề "La Cochinchine Religieuse".

Trước nhất, linh mục Louvet cho thấy tại sao ông ta lại biết rất nhiều về cuộc hỏa thiêu này ở Biên Hòa:

"Enfin au nord de Saigon, au chef-lieu de la province de Bien-hoa, l'Eglise de Jésus-Christ enfantait au ciel de nombreux martyrs. Chargé plus tard du district de Bien-hoa, j'ai eu l'occasion de mieux connaitre l'histoire des saints confesseurs de cette localité; c'est pourquoi je leur consacrerai quelques pages.

Après la prise de Saigon, les chrétiens détenus dans la citadelle avaient été dirigés à la hâte sur Bien-hoa, pour empêcher les Francais de les délivrer. On ne tarda pas à enfermer avec eux les notables des chrétientés de Tan-trieu, Mi-hoi, Lai-thieu, Thu-dau-mot et des environs, en sorte que l'on compta à certains jours jusqu'à six cents chrétiens détenus à la citadelle. Du reste, quand la place venait à manquer, les mandarins avaient un moyen bien simple d'élargir les prisons, c'était de faire décapiter les captifs.

A cinq minutes du fort, il y a une petite colline, appelée Dat-soi, où, depuis, la mission a fait un petit établissement. C'était là, à la rencontre de deux chemins, dont l'un se dirige sur Ba-ria et l'autre sur Tan-uyen, que se faisaient les exécutions. Deux ou trois fois chaque semaine, pendant dix-huit mois, la tête de quelque martyr roula sur ce sol sanctifié par le sang des témoins du Christ.
[20]

Sau cùng, ở phía Bắc của Sài Gòn, thủ phủ của tỉnh Biên Hòa, có rất nhiều thánh tử đạo đã được lên thiên đàng. Vì nhận lãnh trách nhiệm cai quản giáo phận Biên Hòa một thời gian sau đó, nên tôi đã có cơ hội để tìm hiểu thêm về lịch sử của những thánh tử đạo tại địa phận này, và đó là lý do tôi sẽ dành nhiều trang giấy hơn để nói về họ.

Sau khi Sài Gòn bị chiếm, những giáo dân đang bị giam trong thành đã được chuyển gấp lên Biên Hòa để tránh việc người Pháp có thể giải thoát họ. Họ đã bị nhốt chung với các bậc chức sắc của giáo hội tại các vùng Tân Triều, Mỹ Hội, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, và các nơi chung quanh, vì vậy có những ngày con số các giáo dân bị giam trong thành lên đến sáu trăm người. Và nếu đông quá thì các ông quan có một giải pháp đơn giản để làm rộng nơi giam giữ, đó là đem chém bớt những tù nhân.

Cách nơi đó năm phút là một ngọn đồi nhỏ, tên Đất Sỏi. Tại đây, nơi hai con đường giao nhau, một đi Bà Rịa và một đi Tân Uyên, những cuộc hành hình đã xảy ra. Hai hoặc ba lần mỗi tuần, trong vòng mười tám tháng, đầu của các thánh tử đạo đã lăn trên mảnh đất loang máu những chứng nhân này."

Như vậy, có thể hiểu được lý do tại sao con số những người bị giam tại Biên Hòa lên đến vài trăm mạng. Đó là vì khi Pháp vừa khởi sự đánh thành Sài Gòn vào năm 1859 thì các giáo dân đang bị giam ở đó đã được di chuyển gấp lên Biên Hòa để nhốt chung với những chức sắc đã bị giam sẵn tại đây.

Tiếp theo, linh mục Louvet đã kể lại thêm những chi tiết về cuộc hành quân của Pháp đến Biên Hòa, và vụ hỏa thiêu các giáo dân ở Biên Hòa, như sau:

"Une double expédition fut dirigée sur Bien-hoa, l'une par la route de terre, l'autre par le fleuve. Les Annamites, comprenant l'avantage de ce point stratégique qui commande la route de Hué, avaient accumulé des moyens de défense qui eussent été vraiment formidables avec de bonnes troupes: un camp retranché de trois mille hommes était établi à mi-chemin, sur la route de terre; celle du fleuve était protégée par des pilotis, neuf barrages et une estacade en pierre dont on voit encore, à la marée basse, les restes, à une demi-lieue en avant de Bien-hoa; des forts placés sur chaque rive complétaient la défense. Les malheureux chrétiens, détenus dans la citadelle au nombre de plus de quatre cents, avaient été forcés de travailler à ces ouvrages élevés contre leurs libérateurs; puis on les avait renfermés étroitement dans la prison située derrière le fort et on avait accumulé tout autour des matières combustibles, afin de les brûler tous à l'approche des Francais.

Le 14 décembre, nos colonnes se mirent en marche, pendant que les canonnières remontaient le fleuve. Tous les ouvrages des Annamites furent emportés avec vigueur et le 15 au soir, on arrivait devant la place. Malheureusement il était trop tard pour descendre à terre. Du haut du pont de sa chaloupe, l'amiral vit tout à coup s'élever dans la campagne les flammes d'un vaste embrasement, et l'on entendit au loin des clameurs déchirantes; c'étaient les chrétiens qui brûlaient. Avant d'évacuer la citadelle, le grand mandarin avait fait mettre le feu aux prisons; par son ordre, des miliciens armés de lances se tenaient étroitement serrés autour du vaste brasier, au milieu duquel se tordaient quatre cents créatures humaines, et ils rejetaient impitoyablement dans les flammes ou tuaient à coups de lances quiconque tentait de s'échapper.

Cinq chrétiens, sur quatre cent-sept que renfermait la prison, eurent la chance de survivre, mais dans quel état? Une pauvre jeune fille, pour éviter les flammes, avait grimpé sur un arbre, aussi haut que sa chaine le lui permettait; le feu avait dévoré ses deux jambes, et c'est dans cet état que nos soldats la trouvèrent le lendemain; on la transporta à la Sainte-Enfance de Saigon, où on lui fit la double amputation; elle ne survécut que peu de jours. Une autre femme, la seule victime qui vive encore, avait eu la tête à moitié détachée d'un coup de lance; on l'avait laissée pour morte, et c'est à cette circonstance qu'elle dût son salut.
[21]

Một cuộc tấn công bằng hai ngã đường được dành cho Biên Hòa, một bằng đường bộ và một bằng đường sông. Những người An Nam, lợi dụng vị trí quan yếu ở điểm này trên con đường dẫn tới Huế, đã chuẩn bị một cuộc phòng thủ đáng ngại nếu với quân lính tinh nhuệ: một đồn trại với ba ngàn lính trên con đường bộ, và đường sông thì được phòng thủ bởi chướng ngại vật, chín cái đập, và một cái gờ bằng đá mà ta vẫn có thể nhìn thấy khi nước ròng, ở nửa dặm trước Biên Hòa; những đồn gác ở hai bên sông hoàn tất sự phòng thủ. Những người giáo dân vô phước, bị nhốt trong thành với con số hơn bốn trăm người, đã bị bắt buộc phải làm những công trình được dựng lên đó để ngăn cản những người giải thoát cho họ, và họ đã bị giam chật trong trại giam được đặt ở phía sau đồn (thành), với những đồ dẫn hỏa để sẵn sàng chung quanh họ; để dùng mà đốt họ khi quân Pháp tới gần.

Ngày 14 tháng 12, những cánh quân đường bộ của chúng ta tiến lên trong khi những chiếc pháo thuyền cũng ngược sông tiến lên. Những công trình của người An Nam đã được dọn dẹp nhanh chóng và tối ngày 15 thì chúng ta đến trước nơi đó. Rũi thay, đã quá trễ để có thể đổ bộ. Từ trên điểm cao nhất của chiếc tàu của ông ta, vị Đề Đốc thình lình trông thấy những ngọn lửa của một đám cháy lớn bốc cao ở phía cây cối (đồng quê), và những tiếng kêu gào xé tim có thể được nghe thấy từ khoảng cách xa; đó là (tiếng kêu) của những giáo dân đang bị đốt cháy. Trước khi rút khỏi tòa thành, ông quan lớn đã châm lửa đốt những trại giam; với lệnh của ông ta, những người lính với những ngọn giáo đã đứng chật chung quanh đám cháy lớn đó, ở giữa là bốn trăm con người lăn lộn trong ngọn lửa, và những người lính đã tàn nhẫn đẩy họ vào ngọn lửa hoặc dùng giáo đâm những người toan tính chạy thoát.

Năm trong số bốn trăm lẻ bảy người giáo dân đã có cơ hội thoát được, nhưng với giá nào? Một cô gái bất hạnh, để tránh ngọn lửa, đã leo lên cây tới độ cao mà dây xích của cô ta cho phép, và ngọn lửa đã thiêu đốt hết hai chân cô ta, và đó là trạng thái mà những người lính thấy được ngày hôm sau. Cô ta được chở đến nhà thương Thánh Nhi (Sainte-Enfance) ở Sài Gòn, nơi người ta phải cắt bỏ cả hai chân của cô ta; cô ta chỉ sống được vài ngày sau đó. Một người đàn bà khác, nạn nhân duy nhất còn sống sót, đã bị giáo đâm làm tét mất nửa đầu; cô ta được cho là đã chết, và nhờ vậy mà cô ta đã thoát chết."

Và năm 1875, tức 14 năm sau sự kiện này, linh mục Louvet, lúc đó là linh mục phụ trách giáo phận Biên Hòa, đã tổ chức một ngày tưởng niệm các nạn nhân. Trong ngày đó, người đàn bà và nạn nhân sống sót duy nhất này cũng đã có mặt.[22]

Như vậy, chính người đàn bà còn sống sót đó, mà có tài liệu cho biết tên Mađalêna Lành[23], đã là nhân chứng thuật lại rõ ràng những gì xảy ra trong trại giam những giáo dân, ở bên ngoài và phía sau của thành Biên Hòa.

Và những lời kể của cô ta, qua lời thuật của linh mục Louvet, hoàn toàn ăn khớp với biên bản của Bonard, bài báo của Spooner, hồi ký của Palanca, cũng như bài báo của Mac Vernoll.

Đó là việc các ông quan thủ thành Biên Hòa đã chuẩn bị sẵn sàng các đồ dẫn hỏa và bố trí chúng ở chung quanh trại giam những giáo dân ở ngoài thành, để chờ khi quân Pháp tới thì châm lửa đốt. Chẳng những vậy thôi, mà họ còn bố trí cho quân lính cầm vũ khí bao vây ở chung quanh để đâm chém những ai toan vượt vòng rào chạy thoát.

Và như vậy, có thể thấy rằng vụ hỏa thiêu giết người tập thể này đã được chuẩn bị từ trước khi quân Pháp đến. Mà sự chuẩn bị đó lại rất chu đáo nữa là khác, khi mà những ông quan giữ thành đã cho bố trí sẵn sàng các đồ dẫn hỏa và cho quân lính bao vây để đâm chém những người toan vượt vòng rào chạy thoát thân.

Điều này cho thấy rằng vụ án mạng ở Biên Hòa đã được tính toán sẵn từ trước. Không hề có một sự ngẫu nhiên hay vô ý nào, khi mấy trăm nhân mạng bị thiêu chết ở Biên Hòa vào tháng 12 năm 1861.

IX. Chủ Trương Hay Sự Cố Ý Của Nhà Nguyễn – Việc Đốt Chết Giáo Dân Một Lần Nữa Tại Bà Rịa Cho Thấy Một Mô Hình

Điều này có thể được thấy rõ thêm, khi xét đến một cuộc hỏa thiêu khác đã xảy ra gần đó ở Bà Rịa, cùng với những chi tiết giống hệt như cuộc hỏa thiêu tại Biên Hòa. Để từ đó ta có thể thấy rằng sự kiện ở Biên Hòa không phải là một trường hợp cá biệt, mà nó nằm trong một cách thức, hay một mô hình giết người tập thể, của triều đình nhà Nguyễn.

Vì chỉ một thời gian ngắn sau khi chiếm được thành Biên Hòa vào tháng 12 năm 1861 thì Đề Đốc Bonard lại tấn công để chiếm luôn Bà Rịa, cứ điểm cuối cùng của nhà Nguyễn ở tỉnh Biên Hòa, vào đầu năm 1862. Tại nơi đó, cũng giống như ở Biên Hòa, Đề Đốc Bonard đã cho quân đi thám thính tình hình trận địa trước khi đánh. Và khi vừa thấy quân Pháp gần tới nơi thì các vị quan trấn thủ Bà Rịa đã lập tức ra lệnh châm lửa đốt cháy các giáo dân bị giam tại đây; với những đồ dẫn hỏa đã được bố trí sẵn, cũng như với quân lính dàn ra chung quanh để đâm chém những người toan trốn thoát.

Tức là giống hệt như những gì đã xảy ra tại Biên Hòa.

Và điều này đã làm cho linh mục Louvet rất cay đắng mà trách móc Đề Đốc Bonard là dù đã biết nhà Nguyễn sẽ đốt các giáo dân khi thấy quân Pháp tới nơi, nhưng lại không quả quyết để mà tính toán sao cho đánh chiếm thành Bà Rịa một cách nhanh chóng để giải thoát các giáo dân; thêm nữa, lại chần chờ để cho tàu bị mắc cạn phải dùng quân lính đổ bộ thám thính trước khi đánh thành. Linh mục Louvet cho rằng chính sự chần chờ này của Bonard đã tạo cơ hội cho quan quân nhà Nguyễn ở Bà Rịa thiêu đốt các giáo dân bị giam giữ trong bốn nhà tù khác nhau tại Bà Rịa.

Linh mục Louvet đã thuật lại vụ Bà Rịa rất chi tiết như sau:

"Prise de Ba-ria (8 Janvier 1862).

... Là, encore, plusieurs centaines de chrétiens furent brûlés vifs, par la faute du commandant en chef de l'expédition...

On les parqua alors dans quatre prisons distinctes: les hommes, au nombre de trois cents, à Ba-ria même, à deux cents mètres de la préfecture; cent trente-cinq femmes et enfants, à une lieue plus loin; cent quarante femmes et enfants au chef-lieu du canton de Long-dieu; cent vingt cinq femmes et enfants, dans la chrétienté de Dat-do. Les quatre prisons renfermaient donc en tout sept cents fidèles, appartenant aux cinq chrétientés...

Le 7 janvier 1862, comme on approchait du fort, M. Croc, aujourd'hui vicaire apostolique du Tong-king méridional, qui remplissait en ce moment sur la flottille l'office d'interprète, avertit l'amiral Bonnard que Ba-ria étant situé sur un arroyo très étroit et très vaseux, on n'y peut débarquer qu'à là marée haute; il fallait donc prendre ses dispositions en conséquence; autrement on serait obligé de s'arrêter à un lieue en amont de la citadelle, ce qui donnerait tout le temps aux Annamites de mettre le feu aux prison et de brûler les chrétiens, comme ils venaient de le faire trois semaines auparavant à Bien-hoa. Rien de plus naturel que cette observation; pour toute réponse, le commandant consigna le missionnaire dans sa cabine et poursuivit sa route, jusqu'à ce qu'on se fût échoué dans la vase; on était encore à cinq kilomètres de Ba-ria.

Voyant alors, mais trop tard, la faute qu'il avait faite, l'amiral, dont le cœur était excellent et qui voulait à tout prix sauver les chrétiens, fit descendre à terre un régiment d'infanterie qu'il envoya en reconnaissance . L'officier qui commandait s'avanca péniblement avec ses hommes jusqu'à environ deux kilomètres de la prison principale; force fut de revenir en arrière; la nuit tombait déjà et de nombreuses troupes annamites barraient le passage. L'occasion de sauver les chrétiens était manquée.

Une demi-heure plus tard, on voyait s'élever au loin les flammes des quatre prisons auxquelles les mandarins annamites, sur d'avance de ne pouvoir tenir contre nos compatriotes, avaient ordonné de mettre le feu.

Le lendemain matin en débarquant, nos soldats ne trouvèrent plus que des cendres et des ossements calcines à l'endroit où avait été la prison des hommes. Sur trois cents captifs, dix seulement étaient parvenus à s'échapper. Dans les trois prisons occupées par les femmes et les enfants, la pitié des gardes avait laissé les portes ouvertes et la plupart avaient pu s'enfuir. Il y eut pourtant encore des victimes: une cinquantaine d'enfants furent la proie des flammes; leurs mères n'ayant pu, au millieu de la presse, les faire sortir à temps. Dans une des prisons le doi s'était placé à la porte et ne laissait sortir les captives qu' une à une, afin de les dépouiller de tout ce qu 'elles possédaient. Son abominable cupidité causa la perte d'une centaine de ces infortunées, qui furent dévorées par les flammes, pendant qu 'on les retenait ainsi à la porte..."
[24]

"Chiếm thành Bà Rịa (8 tháng 1, 1862)

Tại đó, một lần nữa mấy trăm giáo dân đã bị thiêu sống, do lỗi lầm của viên chỉ huy đội quân viễn chinh...

Những người (giáo dân) này bị giam trong 4 nhà ngục khác biệt: đàn ông, 300 người, tại Bà-rịa, 200 m từ cơ quan quận; 135 đàn bà và trẻ con khoảng 1 dặm xa hơn; 140 đàn bà và trẻ con ở trung tâm tổng Long-dieu (điền?); 125 đàn bà và trẻ con tại giáo phận Đất-đỏ. Bốn trại giam do đó chứa tổng số khoảng chừng 700 giáo dân...

Ngày 7 tháng 1 năm 1862, khi chúng ta tới gần đồn, ông Croc, người hiện nay là giám mục tông tòa ở Bắc Kỳ và lúc đó làm thông dịch viên trên tàu, đã cảnh cáo Đề Đốc Bonnard (sic) rằng (thành) Bà-rịa tọa lạc bên một con rạch cạn rất hẹp và nhiều sình lầy, chỉ có thể đến đó khi nước lớn mà thôi; do đó cần phải chuẩn bị cho điều này, nếu không thì chúng ta sẽ phải ngừng lại khoảng 1 dặm ở cách thành, mà như vậy thì sẽ cho người An Nam đủ thời giờ để châm lửa đốt các nhà tù và thiêu chết các giáo dân, như họ vừa làm 3 tuần trước đó ở Biên Hòa. Không có gì hiển nhiên hơn sự quan sát này; nhưng để đáp lời, vị chỉ huy lại giữ người giáo sĩ trong cabin của ông ấy và tiếp tục theo đường lối của ông ta cho tới khi ông ta bị mắc cạn trên bùn, và chúng ta thì vẫn còn cách Bà Rịa 5 km.

Thấy ra lỗi lầm của mình nhưng đã quá trễ, vị đề đốc, dù có một trái tim tốt đẹp và ý muốn giải thoát các giáo dân bằng mọi giá, đã cho một trung đoàn bộ binh đổ bộ và thám thính tình hình. Viên sĩ quan chỉ huy đã tiến lên một cách khó khăn cùng với quân lính đến khoảng 2 km trước nhà tù; nhưng buộc lòng phải trở lui; do màn đêm buông xuống và quân lính An Nam đã chặn đường. Cơ hội cứu các giáo dân đã mất. Nửa tiếng đồng hồ sau đó, chúng ta thấy từ xa những ngọn lửa bốc lên từ bốn nhà tù mà các ông quan An Nam, biết rõ trước rằng họ không thể chống cự với quân ta, đã ra lệnh thiêu đốt.

Sáng ngày hôm sau khi quân ta đổ bộ, họ đã không thấy gì ngoài tro bụi và xương cốt cháy xém ở nơi trước đó là nhà tù đàn ông. Chỉ có mười trong số 300 tù nhân thoát thân. Trong ba cái tù chứa đàn bà và trẻ con, lòng thương hại của lính gác đã khiến họ mở cửa tù và hầu hết đều chạy thoát. Tuy vậy, vẫn còn nhiều nạn nhân: khoảng 50 đứa trẻ đã làm mồi cho ngọn lửa; mẹ chúng đã không cứu được kịp thời. Ở một trong những nhà tù, viên "đội" đã đứng chận ngay tại cửa và chỉ để từng người đi qua, để có thể trấn lột tất cả những gì họ có. Lòng tham đáng khinh bỉ của ông ta là nguyên nhân cho cái chết của một trăm người đàn bà, đã bị thiêu trong ngọn lửa khi họ bị chận lại ở cửa tù..."

Tóm lại, việc đốt cháy các giáo dân ở Biên Hòa không phải là lần duy nhất, mà ngay sau đó và ở gần đó tại Bà Rịa thì màn thảm kịch lại được tái diễn, với những tình tiết giống y như lần trước. Do đó, có thể thấy rằng việc chết người tập thể đó không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là một bài bản có sẵn của triều đình nhà Nguyễn, trong việc xử lý các giáo dân mà họ đã bắt giam.[25]

Nói cách khác, đó chính là một chính sách hay chủ trương của nhà Nguyễn vào đầu thập niên 1860, trước khi ký hòa ước 1862 với Pháp. Và nó cho thấy rõ ràng một sự cố ý giết người đã được tính toán từ trước.

X . Chủ Trương Của Nhà Nguyễn Cho Thấy Sự Cố Ý (Intent) Và Sự Chuẩn Bị (Pre-Meditated) Cho Việc Giết Người

Và nếu muốn biết việc đốt các giáo dân có phải là chính sách hay chủ trương của nhà Nguyễn hay không, hãy xem lại bộ sử Đại Nam Thực Lục Chính Biên của họ.

Trong quyển sử này, triều đình nhà Nguyễn đã cho thấy rằng đây chính là chủ trương của họ, qua những sắc lệnh rất chi tiết của triều Nguyễn ban xuống các địa phương có giáo dân.

Sắc lệnh có liên hệ rõ ràng nhất về vụ giết tập thể các giáo dân đã được ban ra vào khoảng tháng 6 năm Tự Đức thứ 14, và được thuật lại trong bộ Đại Nam Thực Lục như sau:

申飭諸地方嚴插莠民。先是莠民分插多漏。至是嚴責地方府縣,凡莠民男婦老幼不拘已未出教皆刺字,分插于無從道各社村嚴行鈐束。其桀黠頭目仍舊嚴監儻洋人有來卽將該等盡殺。若復姑息容姦致生別礙必以軍法治罪。

Thân sức chư địa phương nghiêm tháp dửu dân. Tiên thị dửu dân phân tháp đa lậu. Chí thị nghiêm trách địa phương phủ huyện, phàm dửu dân nam phụ lão ấu bất câu dĩ vị xuất giáo giai thích tự, phân tháp vu vô tòng đạo các xã thôn nghiêm hành kiềm thúc. Kỳ kiệt hiệt đầu mục nhưng cựu nghiêm giám thảng dương nhân hữu lai tức tương cai đẳng tận sát. Nhược phục cô tức dung gian trí sinh biệt nghĩ ngại tất dĩ quân pháp trị tội.

Đoạn văn trên đã được Viện Sử Học (Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam) dịch ra như sau:

"Sức nhắc lại các địa phương phải nghiêm ngặt chia ghép bọn dân đạo. Trước đây, chia ghép các dân đạo, còn nhiều sót lậu. Đến bây giờ, nghiêm bắt phủ huyện các địa phương: phàm những dân đạo trai gái già trẻ, không cứ đã bỏ đạo hay chưa, đều thích chữ vào mặt, chia ghép đến ở vào xã thôn không có đạo, mà phải quản thúc cho nghiêm. Những tên đầu mục hung ác vẫn nghiêm giam như cũ. Nếu người Tây dương đến nơi, thì đem bọn dân đạo ấy giết cho hết. Phủ huyện nào lại còn nhu nhơ dong kẻ gian, để đến nỗi sinh ra việc gì lo ngại, tất phải chiểu quân luật trị tội."[26]

Nhưng sử gia Nguyễn Duy Chính đã dịch lại đoạn văn trên một cách chính xác hơn như sau:

"Sức cho các địa phương hãy cấy các dân xấu (tức người theo đạo Thiên Chúa) cho chặt chẽ. Trước đây việc chia dân xấu ra cấy vào các nơi còn nhiều chỗ sơ sót. Nay giao cho các phủ huyện địa phương phải nghiêm nhặt lo liệu, nếu như các dân xấu nào bất kể nam phụ lão ấu chưa chịu bỏ đạo thì đều phải thích chữ (xâm chữ lên mặt – trán hay má – hai chữ tả đạo để phân biệt) rồi chia ra cấy vào các xã thôn không theo đạo để kiểm soát chặt chẽ. Những kẻ đầu mục nổi trội (chức sắc trong đạo) đã bị giam cấm trước đây, một khi người Tây dương đến thì lập tức đem bọn chúng giết hết. Nếu như có việc dung túng cho kẻ gian để sau này sinh chuyện phải lo toan thì sẽ bị trị tội theo quân pháp.

Có thể thấy rằng bản dịch của Viện Sử Học là thiếu chính xác và dễ gây ra sự hiểu lầm. Bởi theo đúng như nguyên văn của Đại Nam Thực Lục thì không phải như họ đã dịch về những nạn nhân, mục tiêu của việc "tận sát". Do đó, người viết bài này đã đưa ra cả hai bản dịch như trên để bạn đọc có thể thấy rõ hơn.

Theo đó, sắc lệnh vào tháng 6 năm Tự Đức 14 (1861) chia ra hai loại hay nhóm giáo dân, hay "dửu dân" (dân xấu), với sự đối xử khác biệt:

1) đối với các giáo dân đã bị "phân tháp"[27] từ trước, mà nay chưa chịu bỏ đạo, thì phải thích chữ "tả đạo" vào mặt họ;

2) đối với các chức sắc, tức các "đầu mục kiệt hiệt" mà đã bị nhà Nguyễn bắt giam từ trước rồi, thì phải đem ra giết hết (tận sát) một khi quân Pháp đến nơi.

Có nghĩa là sắc lệnh này đã chỉ thị cặn kẽ cho các quan lại địa phương phải đối xử khác nhau với hai loại giáo dân, và việc giết hết hay "tận sát" là dành cho những chức sắc đang bị giam cầm, chứ không phải tất cả "bọn dân đạo ấy" như trong câu "đem bọn dân đạo ấy giết cho hết" khi Tây dương đến, mà Viện Sử Học đã dịch.

Và việc phân chia ra hai hạng giáo dân và đối xử khác nhau đã xảy ra từ năm 1859, khi liên quân Pháp – Tây bắt đầu tấn công Đại Nam. Theo sách Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam thì việc phân chia này được bắt đầu với một chỉ dụ ngày 13 tháng 9 năm Tự Đức thứ 12, tức là ngày 8 tháng 10 năm 1859. Chỉ dụ này của nhà Nguyễn còn tìm thấy được trong một châu bản, và do ba ông Trương Đăng Quế, Lâm Duy Nghĩa và Lưu Lượng vâng lệnh vua Tự Đức "mật dụ".

Phần liên quan của đạo dụ đó như sau:

"Nay truyền dụ cho các quan địa phương suốt Nam Bắc hãy lập tức chiếu theo danh sách các cường hào đầu mục dữu dân trong hạt và những câu biện cầm đầu bọn ấy, tùy cách lập biện pháp hoặc nhân việc gì gọi bọn ấy đến tỉnh. Phải gọi cho hết tất cả bọn kiệt hiệt không sót một tên nào, trước tiên dùng lời phải hiểu dụ cho biết lẽ nghịch thuận, rồi sức chúng ở lại tỉnh ngầm giữ chúng lại không cho tự do.

Nếu số đông thì chia giao các binh xả giam giữ chặt chẽ không cho chúng quây quần một chỗ mà sanh điều trở ngại...

Dụ này phát đến nơi phải thi hành ngay như sét đánh không kịp bưng tai...

Lại nữa các quan lại thuộc hạt đều phải được mật xét kỹ, đầu mục kiệt hiệt đều cách chức trị tội, không phải đầu mục cũng cách chức, lính thợ nếu là kiệt hiệt cũng bắt trị tội...
"[28]

Như vậy, có thể thấy rằng ngay từ năm 1859 thì triều đình nhà Nguyễn đã có chính sách chia ra hai hạng giáo dân: "đầu mục kiệt hiệt" và giáo dân bình thường. Và từ lúc đó thì chủ trương là phải bắt giam tất cả các "đầu mục kiệt hiệt" này, từ Nam chí Bắc. Hơn nữa, vì phải tìm phương cách để bắt tất cả, cho nên các tỉnh thần được chỉ thị phải lập mưu chước để gọi họ đến tỉnh rồi bắt giam.

Và đó là số người bị bắt giam trong trại giam ở Biên Hòa. Như linh mục Louvet cho biết, họ là những chức sắc ở Biên Hòa và từ Sài Gòn dời lên. Những người này chính xác là những người đã bị "giam cấm trước đây", tức những "kiệt hiệt đầu mục nhưng cựu nghiêm giám", những đối tượng đã được chỉ dụ tháng 6 năm Tự Đức 14 (1861) ra lệnh cho các quan lại địa phương phải "giết hết" hay "tận sát" khi quân Pháp đến, còn nếu không thì các quan lại địa phương này sẽ bị trị tội theo quân pháp.

Do đó, có thể thấy được chủ trương trong năm 1861 của nhà Nguyễn hay vua Tự Đức một cách rõ ràng; đó là phải "giết hết" hay "tận sát" các "đầu mục kiệt hiệt" mà đã bị các quan lại địa phương theo chỉ thị của triều đình tìm mọi cách bắt giam từ trước, khi người Tây Dương tới nơi. Chỉ dụ không nói cho ta biết là nhà vua ra lệnh giết cho hết những người đó bằng cách nào; nhưng ta có thể thấy rằng phương thức bắt nhốt các tù nhân trong trại giam, chuẩn bị sẵn đồ dẫn lửa để chung quanh, châm lửa đốt khi Pháp đến, và cho lính bao vây chung quanh để đâm những người chạy ra khỏi vòng lửa, chính là cách thức hay mô hình đã được các ông quan ở hai nơi Biên Hòa và Bà Rịa thi hành, giống hệt như nhau.

Và theo cách bố trí này, các vị quan lại nhà Nguyễn có thể chắc chắn rằng không một người nào có thể thoát thân (mặc dù có cô Mađalêna Lành, nhưng đó là vì họ tưởng rằng cô ta đã bị đâm chết), đúng như chỉ thị "tận sát" của nhà vua.

Như vậy, kẻ đưa ra chủ trương phải giết cho hết các giáo dân đang bị giam cầm khi quân Pháp đến chính là vua Tự Đức, còn kẻ thi hành là những ông tỉnh thần ở tại nơi đó.

Và kế hoạch này của vua quan nhà Nguyễn đã được thi hành triệt để, với kết quả là mấy trăm người ở Biên Hòa và mấy trăm người nữa ở Bà Rịa đã bị chính những người đồng bào của họ thiêu chết hay đâm chết.

Chứ chưa có ai dám nói rằng những cái chết ở Biên Hòa là do quân Pháp gây ra do súng đạn bắn lạc vào nhà tù các giáo dân, như hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ đã làm; và bằng cách chỉ dựa vào một câu dịch hoàn toàn sai ý nghĩa bài viết của một sĩ quan Pháp, một người không có mặt tại hiện trường.

Trong khi đó, những bằng chứng như biên bản chính thức của Đề Đốc Bonard, bài báo của nhân chứng Spooner, hồi ký của Carlos Palanca Gutiérrez, sách của Louvet, đã chứng minh một cách khẳng định rằng triều đình nhà Nguyễn là thủ phạm thi hành việc đốt chết các giáo dân tại Biên Hòa, với một sự cố ý (intent) và một sự tính toán có sẵn từ trước (pre-meditated). Do đó, không thể gọi sự việc này bằng một từ nào khác hơn là một vụ cố sát tập thể (mass murder).

Phần 3


Bàn Thêm Về Các Luận Cứ Của Ông Tôn Thất Thọ

Nhưng như đã nói trên, có lẽ vì cảm thấy rằng lập luận của ông An Chi khá mong manh, nên ông Tôn Thất Thọ đã tìm thêm các "bằng chứng" từ các nguồn khác để giúp sức thêm cho cái câu dịch "livraient aux flammes" thành "phó mặc cho ngọn lửa"; để rồi từ đó đi đến kết luận là người Pháp đã gây ra hỏa hoạn thiêu chết các giáo dân.

Vì vậy, ngoài câu dịch sai nói trên, ông Tôn Thất Thọ còn đưa ra thêm 3 điểm khác nữa để giúp sức cho kết luận của mình, trong bài viết đăng trên báo Xưa & Nay và trang nghiencuulichsu.com, mà người viết đã tóm tắt ở trên.

Và mặc dù đã trình bày quá đủ bằng chứng như trên để cho thấy rằng những giáo dân ở Biên Hòa đã bị đốt chết bởi vua quan nhà Nguyễn với một sự cố ý và có chuẩn bị từ trước, người viết vẫn xin tiếp tục bàn thêm về các luận điểm nói trên của ông Tôn Thất Thọ, để làm sáng tỏ thêm những vấn đề khác trong vụ án trọng đại này.

XI. Sách "Lịch Sử Cuộc Viễn Chinh Nam Kỳ Năm 1861" Của Léopold Pallu

Điểm hay "bằng chứng" thứ 1 mà ông Tôn Thất Thọ nêu ra trong bài viết để buộc tội cho quân Pháp là như sau:

"1- Trong sách "Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ năm 1861", tác giả là Léopold Pallu; trong thời gian Pháp đánh chiếm Gia Định và Biên Hòa (1859-1861), ông là trung úy Hải quân và là sĩ quan tùy viên tổng hành dinh của Phó đề đốc Charner, chính ông là người chỉ huy đội thủy quân lục chiến xung kích đánh vào đại đồn Chí Hòa, và sau đó tiến đánh truy đuổi quân nhà Nguyễn về đến tận Biên Hòa. Cuốn sách của ông được in năm 1864, chỉ 3 năm sau khi liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh chiếm Biên Hòa của nước ta. Trong tập sách này, tác giả không có một dòng nào đề cập đến sự kiện nói trên xảy ra năm 1861. Tại sao một sĩ quan có chân trong đoàn quân xâm lược đó lại không ghi chép gì hành động "tàn ác" của đối phương (quan quân nhà Nguyễn) ?

Luận cứ đầu tiên này của ông Thọ có nhiều điểm rất đáng nói. Trước hết, chỉ vì một cuốn sách nào đó không nói về một sự kiện nào đó, thì không có nghĩa rằng sự kiện đó đã không hề xảy ra. Hơn nữa, một cuốn sách nhằm thuật lại các sự kiện trong quá khứ theo dạng hồi ký như sách của Pallu không phải là nơi chứa đựng tất cả các sự việc đã xảy ra. Và sau cùng, nếu ta chịu khó đọc cuốn sách này của ông Pallu thì ta sẽ tìm ra ngay câu trả lời là tại sao trận Biên Hòa cũng như việc đốt cháy các giáo dân lại không được nhắc đến trong cuốn sách này.

Và lý do rất ư đơn giản, là vì tác giả Léopold Pallu đã không có mặt ở Biên Hòa để biết và kể lại chuyện đó!

Léopold Pallu, tác giả của cuốn sách "Histoire de l'Expédition de Cochinchine en 1861" (Lịch Sử Cuộc Viễn Chinh Nam Kỳ năm 1861), chỉ bắt đầu có mặt ở Nam Kỳ từ năm 1861, vì ông ta là sĩ quan tùy viên của Phó Đô Đốc (Vice-Amiral) Leonard Charner, như ông Tôn Thất Thọ đã dẫn. Và ông Charner cũng như Pallu thì chỉ có mặt ở Nam Kỳ vào khoảng đầu năm 1861, sau khi Pháp đã dàn xếp xong cuộc chiến tranh Nha Phiến ở Trung Quốc và bắt đầu dồn tất cả lực lượng hải lục quân do Charner làm tổng chỉ huy để đánh phá chiến lũy Chí Hòa của nhà Nguyễn.

Do đó, Pallu đã rời khỏi Nam Kỳ trước trận Pháp đánh Biên Hòa vào giữa tháng 12 năm 1861. Vì hồi cuối tháng 11 năm 1861 thì Phó Đô Đốc Charner đã được thay thế bởi Đề Đốc (Contre-Amiral) Louis Adolphe Bonard, người sẽ chỉ huy trận đánh Biên Hòa. Là sĩ quan tùy viên (aide-de-camp) của Charner, tất nhiên Pallu phải theo vị chỉ huy của mình rời khỏi Nam Kỳ. Và đó là lý do mà cuốn sách của ông ta đã ngừng lại sau trận đánh Mỹ Tho và ngay trước trận đánh Biên Hòa.

Cần biết rằng ông Pallu không phải là một sử gia, mà ông chỉ ghi lại theo dạng hồi ký những gì mà ông trải nghiệm qua trong khi ở Nam Kỳ. Và vì đã không có mặt ở Biên Hòa, cho nên đương nhiên là ông ta không biết gì và không viết gì hết về sự kiện Pháp đánh Biên Hòa, cũng như sự kiện các giáo dân bị thiêu chết tại nơi ấy.

Và đó là lý do tại sao việc ông Pallu "không có một dòng nào đề cập đến sự kiện nói trên" là điều rất dễ hiểu, nếu ta chịu khó đọc cuốn sách nói trên để biết rằng ông ta đã có mặt tại đâu và tham gia trận đánh nào! Hoặc chỉ cần đọc mỗi đoạn cuối của cuốn sách để thấy được điều này:

"Il était clair que les Annamites, après les journées de Ki-hoa et dé My-thô, ne cherchaient plus qu'à nous lasser et qu'ils ne s'établiraient plus assez fortement sur un seul point pour y défier nos entreprises. Désormais en marchant sur eux, on pouvait compter qu'ils céderaient pour se replier et s'établir en arrière ou en avant du point d'attaque. Cependant le moment était venu de s'emparer de Bien-hoa, parce que cette place-frontière figurait dans la province qui porte son nom et que la destinée de là colonie était de chercher ses limites vers là chaine de Fanthiet.

Cette tâche que les victoires de Ki-hoa et de My-thô avaient préparée, devait être accomplie par le successeur du vice-amiral Charner. Lorsque la campagne de 1861 fut terminée, le commandant en chef estima que la puissance militaire des Annamites était abattue et que la conquête avait pris désormais ce caractère que l'on a pu observer dans les premiers temps de l'occupation de l'Algérie par les Francais. Cette œuvre qui demandera du temps et les efforts de plusieurs officiers généraux, n'entrait pas dans la mission qu'il avait recue et qui se trouvait remplie. Le contre amiral Bonard, désigné par un décret impérial en date du 8 août 1861, comme gouverneur et commandant en chef des forces francaises en Cochinchine, n'arriva à Saigon que le 27 novembre, après une traversée longue et difficile. Le vice-amiral Charrier lui remit ses pouvoirs dans l'espace de trois jours. Le 30 novembre 1861, à neuf heures du matin, tous les chefs de service se trouvèrent réunis dans la pagode de l'Ouvrage Neuf. L'ancien commandant en chef dit aux officiers de terre et de mer qui l'entouraient et qui n'étaient plus sous ses ordres, "qu'il leur faisait ses adieux; que dans le cours de sa longue carrière qui datait du premier Empire, il n'avait jamais rencontré une réunion d'officiers, de marins et de soldats, qui fussent plus généreusement animés de l'ambition si noble de faire leur devoir.

L'armée de Cochinchine connaissait le prix de cet éloge."
[29]

"Rõ ràng là sau trận Ki-hoa (Chí Hòa) và My-thô (Mỹ Tho) thì người An Nam chỉ còn cách làm cho chúng ta mệt mỏi và họ đã không còn đủ sức mạnh để tập trung vào một điểm mà thách thức việc làm của chúng ta. Kể từ đây khi chúng ta tiến đánh họ thì chúng ta có thể tin rằng họ sẽ bỏ cuộc, lùi bước và đóng ở phía sau hoặc phía trước điểm tấn công. Thế nhưng đã tới lúc phải chiếm Bien-hoa (Biên Hòa), bởi vì chốn biên cương này ở trong một tỉnh với cùng tên và tương lai của thuộc địa là phải tiến tới biên giới ở dãy Fanthiet (Phan Thiết).

Nhiệm vụ này, mà trước đó những chiến thắng tại Ki-hoa và My-thô đã chuẩn bị sẵn cho, sẽ được hoàn thành bởi người kế nhiệm của Phó Đô Đốc Charner. Khi chiến dịch năm 1861 đã chấm dứt, vị tổng chỉ huy cho rằng lực lượng vũ trang của người An Nam đã bị đánh bại và cuộc chinh phục này từ đó sẽ trở thành có đặc tính giống như những ngày đầu chinh phục Algérie của Pháp. Công việc này sẽ đòi hỏi thời giờ và sức lực của nhiều vị sĩ quan, và đó không phải là nhiệm vụ mà ông đã được giao phó và hoàn thành. Đề Đốc Bonard, người được chỉ định bởi một sắc lệnh hoàng gia ngày 8 tháng 8 năm 1861 để làm tổng trấn và tổng chỉ huy các lực lượng của Pháp tại Nam Kỳ, đã tới Saigon vào ngày 27 tháng 11, sau một cuộc hành trình dài và khó khăn. Phó Đô Đốc Charner đã giao quyền lại cho ông ta trong vòng 3 ngày. Ngày 30 tháng 11, 1861, lúc 9 giờ sáng, tất cả chỉ huy các ban ngành đã họp mặt tại chùa Ouvrage Neuf. Vị tiền chỉ huy nói lời từ biệt với những sĩ quan bộ binh và hải quân chung quanh ông ta và bây giờ không còn dưới quyền ông ta nữa; và rằng trong cuộc đời binh nghiệp rất dài kể từ Đệ Nhất Đế Chế của ông ta, ông ta chưa bao giờ thấy một nhóm các sĩ quan, thủy thủ và quân sĩ mà lại hết lòng gắng sức thi hành nhiệm vụ với một lý tưởng cao quí như vậy.

Quân đội của Nam Kỳ đã biết cái giá của lời khen ngợi này."

Như vậy, đối với Pallu thì chiến dịch năm 1861 tại Nam Kỳ đã chấm dứt ngay sau trận đánh thành Mỹ Tho và trước trận Biên Hòa. Ông ta còn nói rõ rằng công việc đánh thành Biên Hòa là cần thiết, và sẽ phải được làm bởi người kế nhiệm Charner là Đề Đốc Bonard. Không khó để nhận ra rằng Charner là chỉ huy của Pallu. Do đó, khi Charner được thuyên chuyển khỏi Nam Kỳ để giao quyền chỉ huy liên quân lại cho Bonard thì Pallu cũng phải đi theo.[30]

Và chính vì vậy, Pallu đã không có một dòng nào viết về trận Biên Hòa cũng như việc thiêu đốt các giáo dân ở Biên Hòa trong cuốn sách hồi ký của mình, đơn giản do ông ta đã không có mặt ở đó.

Thế nhưng cái "hành động tàn ác" là đốt chết các giáo dân của triều đình nhà Nguyễn mà ông Tôn Thất Thọ nói đến trong bài viết thì đã được rất nhiều người khác có mặt tại đó ghi lại, như các tài liệu lịch sử mà người viết đã dẫn ra ở phần trên.

XII. Đại Nam Thực Lục Chính Biên – Súng Lớn

Điểm hay 'bằng chứng" thứ 2 của ông Tôn Thất Thọ là vài dòng rất vắn tắt trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên về trận Biên Hòa. Theo đó, quân Pháp nhân nước lớn đã đem súng lớn đến bắn phá vào thành. Và chỉ với hai chữ "súng lớn"[31] này, ông Tôn Thất Thọ đã dựa vào để đưa đến kết luận cho người đọc rằng chính những "súng lớn" đó đã gây ra đám cháy tại Biên Hòa. Ông viết như sau:

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên: thuyền của quân Tây dương nhân nước triều thẳng tiến đến tỉnh thành (ngày 17) dùng súng lớn bắn phá vào thành...

Nhưng điều này đã chẳng nói lên, cũng như chứng minh được gì. Thế nào là "súng lớn"? Và cho dù quân Pháp có "súng lớn" đi nữa, thì chúng có liên hệ gì tới việc một đám cháy dữ dội bùng lên ở phía trên thành? Liên hệ thế nào với việc các giáo dân bị thiêu? Có thể thấy rằng hoàn toàn không hề có một bằng chứng nào để cho thấy rằng "súng lớn" hay "đại pháo" của Pháp đã gây ra đám cháy thiêu đốt mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa.

Nhưng người đọc có thể thấy rằng với cách trích đăng hai chữ "súng lớn" trong Đại Nam Thực Lục Chính Biên như trên, ông Tôn Thất Thọ muốn độc giả phải tự liên kết nó với cái "vầng lửa lớn cháy đỏ hực phía trên thành" trong sách Đại Nam Quốc Lược Sử của Schreiner mà ông dẫn ra kế tiếp; để từ đó đi đến kết luận rằng chính những quả pháo do "súng lớn" của Pháp bắn lạc đã tạo ra đám cháy nói trên, và do đó, trách nhiệm làm chết người phải thuộc về quân Pháp.

Đương nhiên, một lý luận lỏng lẻo như vậy, với một bằng chứng gián tiếp và yếu ớt như vậy, không hề có sức thuyết phục.

Thế nhưng chính dẫn chứng này lại không giúp ích được gì hết cho kết luận của ông Tôn Thất Thọ, một khi ta tìm hiểu xem "súng" của Pháp có thật sự "lớn" hay không.

Và kết luận là không, bởi vì quân Pháp chỉ mới bắn về phía thành Biên Hòa có ba loạt đạn, với một khẩu pháo có đường kính vỏn vẹn chỉ có 16 cm, tức là nhỏ hơn một gang tay, từ chiếc pháo thuyền (canonnière) số 31 đi theo hộ tống chiếc Ondine của Bonard, mà thôi.

Như đã thấy, theo biên bản của Bonard thì thật tình chẳng hề có cái gọi là "trận đánh" Biên Hòa. Để nhắc lại, trước đó, quân Pháp đã chiếm hoàn toàn hữu ngạn sông Đồng Nai sau khi đánh phá hai đồn Gò Công Trao Trảo và Mỹ Hòa. Rồi vì thành Biên Hòa nằm ở bên tả ngạn sông Đồng Nai nên Đề Đốc Bonard đã phải đi thám sát trước vào chiều ngày 18 tháng 12 để tìm kiếm một địa điểm tốt cho đại quân đổ bộ qua sông ngày hôm sau và tấn công thành.

Và do chỉ đi thám sát để tìm điểm đổ bộ chứ không phải để tấn công thành nên tàu của Bonard còn ở cách xa thành; và như ông ta nói, không thấy được thành, do nó bị che khuất bởi các rặng cây. Rồi cũng vì chỉ đi thám sát nên Bonard đi trên chiếc tàu Ondine của ông và được theo hộ tống bởi một chiếc pháo thuyền duy nhất, là chiếc canonnière số 31 do ông Jonnart làm chỉ huy.

Tuy vậy, trong lúc đi thám sát thì đoàn quân của Bonard lại bị bắn từ trong thành Biên Hòa; và chiếc canonnière 31 đi theo hộ tống đã bắn lại trả đũa. Sau khi chiếc canonnière số 31 bắn trả tới đợt thứ 3 thì một đám cháy dữ dội bùng lên ở phía trên thành. Đám lửa lớn đó, như đã thấy, là do quan quân nhà Nguyễn châm lửa đốt các đồ dẫn hỏa đã được bố trí sẵn chung quanh trại giam ở phía ngoài thành, để "tận sát" các tù nhân theo chỉ thị của vua Tự Đức. Và ngay sau khi thực hành xong điều này thì các ông quan nhà Nguyễn đã bỏ chạy không kịp mang theo của cải, do đó không hề có sự "đánh nhau" trong "trận" Biên Hòa.

Như vậy, hãy xem chiếc canonnière số 31 này có hỏa lực như thế nào, để coi có thể cho rằng nó thuộc loại "súng lớn" đã gây ra đám cháy dữ dội ở phía sau thành Biên Hòa hay chăng.

Người viết may mắn đã tìm ra tông tích và lý lịch của chiếc canonnière số 31. Theo hồ sơ rất chi tiết của Pháp thì chiếc pháo thuyền này là một trong những chiếc pháo thuyền được kiến tạo đặc biệt để dành cho việc đánh trận trong sông ngòi ở Nam Kỳ. Do đó nó phải được kiến tạo gọn gàng nhanh nhẹn để không dễ mắc cạn. Điểm đặc biệt hơn nữa là loại pháo thuyền này được kiến tạo bởi các miếng thép rời ghép lại. Và người Pháp đã chế tạo ra hàng loạt mấy mươi chiếc pháo thuyền loại này để đem qua sử dụng đặc biệt cho cuộc chiến tranh tại Nam Kỳ.

Theo hồ sơ, chiếc pháo thuyền số 31 này đã tham dự các trận đánh ở Sài Gòn, Mỹ Tho và Biên Hoà, trước khi được đổi tên thành "Glaive". Và cũng như các chiếc pháo thuyền khác cùng loại, chiếc canonnière số 31 này có chiều dài là 25m và chiều ngang là 5m; và được trang bị bởi duy nhất một khẩu súng xẻ nòng có đường kính là 16 cm.[32]

Do đó, nói theo Đại Nam Thực Lục rằng tàu Pháp dùng "súng lớn" hay "đại pháo" để bắn vào thành Biên Hòa là lối nói phóng đại và vô căn cứ. Một khẩu pháo có nòng với đường kính chỉ có 16 cm tức nhỏ hơn một gang tay thì khó có thể được gọi là "súng lớn" hay "đại pháo" được!

Hơn nữa, sau khi nó mới vừa bắn được vài ba loạt đạn thì các ông quan thủ thành đã sớm bỏ chạy mất rồi. Làm sao mà biết được là "súng lớn" hay "súng nhỏ" để tường trình cho nhà vua!

XIII. Đại Nam Quốc Lược Sử – Alfred Schreiner

Điểm hay "bằng chứng" thứ 3 của ông Tôn Thất Thọ trong việc giúp cho người đọc liên tưởng đến khả năng người Pháp đã gây ra đám cháy là một đoạn văn mà ông dẫn từ cuốn "Abrégé de l'histoire d'Annam" của Alfred Schreiner (1906). Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề Đại Nam Quốc Lược Sử bởi ông Nguyễn Văn Nhàn. Giống như sách của Léopold Pallu, đây là một cuốn sách được nhiều tác giả người Việt sử dụng và trích dẫn, và bởi cùng một lý do, là vì nó đã được dịch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trên mạng.

Và do cuốn sách này được viết ra mấy mươi năm sau sự việc, nên tác giả Schreiner đã có thể sử dụng các tài liệu xưa hơn của Pháp. Do đó, có thể thấy rất rõ rằng tác giả Schreiner đã thuật lại những gì xảy ra tại Biên Hòa giống y như biên bản của Bonard. Đó là sau khi Bonard đi thám thính tìm nơi đổ bộ thì quân Pháp bị súng trong thành bắn ra, và chiếc pháo thuyền canonnière 31 đã bắn trả; nhưng chỉ sau ba đợt pháo thì một vầng lửa hiện lên phía trên thành. Có nghĩa là tác giả Schreiner đã không nói gì khác hơn bản báo cáo của Bonard.

Thế nhưng điều buồn cười là ông Tôn Thất Thọ lại dùng chính cuốn sách này để chứng minh cho lập luận của ông, rằng người Pháp đã bắn lạc đạn làm thiêu chết các giáo dân Biên Hòa. Để nhắc lại, ông Tôn Thất Thọ trong việc tìm thêm chứng cứ phụ giúp cho câu dịch "để mặc cho ngọn lửa" của mình, sau khi dẫn Đại Nam Thực Lục là quân Pháp dùng "súng lớn" bắn phá vào thành, đã viết tiếp tục điểm kế tiếp (tức điểm thứ 3 này) như sau:

Theo sách Đại Nam Quốc Lược Sử của Alfred Schreiner, bản dịch của Nguyễn Văn Nhàn, thì:

"Khi quan thủy sư làm chủ được từ huyện đó cho tới sông Đồng Nai rồi, người liền sắp đặt cách thế mà độ binh qua mé tả; chính vì người có ngồi tàu Ondine mà đi với một chiếc canonnière (thuộc chúa tàu Jonnart cai) đặng đến trước thành Biên Hòa, thành này bị cây cối án khuất, thấy đặng có một mình cột cờ mà thôi. Hai chiếc tàu bắn ba hiệp súng lớn mà không bị thiệt hại chi, song khi chiếc canonnière đối xạ phát thứ ba thì bên An- nam ngưng bắn; rồi thấy một vầng lửa lớn cháy đỏ hực lên trên thành..." (ĐNQLS..., sđd, tr. 383).

Đoạn văn trên có nguyên văn tiếng Pháp như sau:

"Maitre du huyện jusqu'au Donnai, l'amiral prit immédiatement toutes les dispositions pour transporter les troupes sur la rive gauche; lui-même se rendit avec l'Ondine et une canonnière (capitaine Jonnart) devant la citadelle qui, masquée par des arbres, ne laissait voir qu'un mât de pavillon. Les deux navires essuyèrent impunément trois salves d'artillerie; par contre, au troisième coup de la canonnière, le tir de l'ennemi cessa et un vaste embrasement se fit voir au-dessus de la place."[33]

Như vậy, ông Tôn Thất Thọ đã phối hợp "súng lớn" hay "đại pháo" trong Đại Nam Thực Lục với "vầng lửa lớn cháy đỏ hực lên trên thành" trong Đại Nam Quốc Lược Sử của Alfred Schreiner, để dẫn người đọc tới việc liên tưởng rằng chính những "súng lớn" đó của Pháp đã gây ra cái "vầng lửa đỏ hực" hay đám cháy trên thành Biên Hòa. Cho dù không hề có một liên kết nào giữa hai điểm đó.

Thế nhưng như đã nói, ông Schreiner vì có lẽ đã dùng biên bản của Bonard để viết sách, cho nên ngay sau đoạn văn trên thì ông Schreiner lại viết y hệt như biên bản của Bonard[34] trong đoạn văn kế tiếp:

Le soir approchait, il était trop tard pour mettre des troupes à terre. Le lendemain matin, le corps expéditionnaire entra dans la citadelle abandonnée. On y vit un spectacle d'horreur égal à ceux des pires jours de la domination romaine. Sur un ordre de la cour de Huế, impiloyablement executé par le tuần phủ Hoan et án sát Cần, trois cents chrétiens avaient été brûlés vifs dans leur prison . Les flammes qui montaient au ciel la veille au soir s'expliquaient maintenant. C'est à coups de lance que les malheureux qui tentaient de s'échapper avaient été repoussés dans la fournaise . Sur le nombre total des victimes cinq seulement échappèrent ou survécurent.

Đoạn văn đó đã được ông Nguyễn Văn Nhàn dịch như sau:

"Khi đó trời đã gần tối, nên trể (sic) lắm độ binh lên bờ không kịp. Ngày thứ đạo binh mới nhập thành đã bỏ không. Người ta thấy tại đó có một chuyện gớm ghiếc không kém chi mấy chuyện trong những ngày hung ác đời thống trị romain. Là ông tuần phủ Hoan với quan án sát Cần cung phụng lịnh triều Huế mà thi hành chẳng nhơn tay, đốt sống ba trăm người có đạo nhốt trong tù. Mấy ngọn lữa (sic) thấy cháy hực hực lên trời lúc chiều xế đó, thời bây giờ mới biết nghĩa là gì. Mấy kẻ mắc nạn nào mà muốn kiếm đường thoát thân, đều phải người ta lấy giáo mà đâm đùa vô trong đống hỏa hào. Trong số những kẻ lâm tai, có năm người trốn khỏi hay là còn sống đặng mà thôi."[35]

Như vậy, trong đoạn văn kế tiếp đoạn văn mà ông Tôn Thất Thọ vừa dẫn, ông Schreiner đã giải thích ngay lập tức cái "vầng lửa lớn cháy đỏ hực lên trên thành" mà ông đã viết trong đoạn trên, và ông Tôn Thất Thọ đã trích dẫn đó, là gì.

Để nhắc lại, ông Schreiner viết rằng: "Mấy ngọn lữa (sic) thấy cháy hực hực lên trời lúc chiều xế đó, thời bây giờ mới biết nghĩa là gì". Và ông khẳng định rất rõ ràng: "là ông tuần phủ Hoan với quan án sát Cần cung phụng lịnh triều Huế mà thi hành chẳng nhơn tay, đốt sống ba trăm người có đạo nhốt trong tù."

Tóm lại, chính tài liệu được dẫn ra bởi ông Tôn Thất Thọ nhằm đổ tội cho Pháp lại nói rõ ràng rằng vầng lửa cháy và thiêu chết mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa là được gây ra bởi hai ông quan nhà Nguyễn, và do tuân lệnh nhà vua mà thi hành.

Hơn nữa, việc chỉ đích danh này lại nằm ngay dưới đoạn văn trong cùng cuốn sách đã được trích dẫn bởi ông Tôn Thất Thọ, chứ không phải đâu xa.

Phần 4

Thay Lời Kết
Như đã nói, người viết bài này thật sự không hề biết đến vụ mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa bị đốt cháy vào năm 1861, dù đã có đọc khá nhiều về lịch sử Việt Nam. Cho tới khi đọc được bài viết của ông Tôn Thất Thọ trên trang nghiencuulichsu.com và qua đó, bài viết của ông An Chi.

Một điều không thể chối cãi là cho dù với những bằng chứng yết ớt, một lập luận lỏng lẻo, thậm chí còn có sự lẫn lộn giữa Biên Hòa và Bà Rịa như ông An Chi đã cho thấy trong bài viết; nhưng phần lớn những người đọc đều có vẻ tin hay muốn tin hai ông, rằng người Pháp chính là thủ phạm.

Do họ không đọc được các tài liệu tiếng Pháp chăng, hay do họ có sẵn một sự thù ghét người Pháp và đạo Thiên Chúa, sự thù ghét đã được nuôi dưỡng từ một nền giáo dục mang đậm ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan?

Bởi vì qua cả hai bài viết của hai ông An Chi và Tôn Thất Thọ, không hề có một chứng cứ hay bằng chứng trực tiếp nào nói rằng súng của Pháp đã bắn trúng trại giam và tạo ra đám cháy làm chết mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa. Cả hai tác giả nói trên đều chỉ dựa vào một câu văn duy nhất, hay đúng hơn là một nhóm chữ, trong một bài báo tiếng Pháp, là "livraient aux flammes", để dịch ra là các ông quan nhà Nguyễn đã "phó mặc" hay "bỏ mặc" những người giáo dân này cho ngọn lửa. Và để từ đó đi ngay đến kết luận mà họ cho là "sự thật lịch sử" rằng như vậy thì không phải các ông quan giữ thành, mà chính là người Pháp, đã tạo ra đám cháy, do bắn lạc đạn vào nhà tù.

Cho dù hai tác giả nói trên đã dịch đúng đi nữa, thì câu văn hay nhóm chữ nói trên đã không hề chỉ định rằng ai là thủ phạm. Thế nhưng hai ông lại đã dịch hoàn toàn sai lạc. Bởi nhóm chữ "livraient aux flammes" không thể và không hề có nghĩa là "bỏ mặc cho ngọn lửa"; mà chính xác là "quăng vô ngọn lửa" hay "giao cho ngọn lửa". Và đó mới là ý nghĩa mà bài báo muốn nói. Nó đã chỉ đích danh các ông quan nhà Nguyễn là thủ phạm đã đốt cháy các giáo dân.

Và tác giả bài báo nói trên, cũng như tất cả các tài liệu lịch sử khác đương thời, đều không nói gì khác hơn. Từ biên bản chính thức của người chỉ huy quân Pháp ngày hôm đó là Đề Đốc Bonard, đến nhà báo kiêm sĩ quan Spooner đi trên cùng chiếc tàu, đến đại tá chỉ huy quân Tây Ban Nha là Carlos Palanca Gutiérrez, đều nói rằng chính các ông quan nhà Nguyễn đã đốt cháy các tù nhân giáo dân.

Nhưng vẫn chưa hết. Ngoài những nhân chứng nói trên thì còn một nhân chứng khác và cũng là một nạn nhân, may mắn sống sót. Bà ta đã kể lại với linh mục Louvet rằng các ông quan nhà Nguyễn đã chuẩn vị sẵn đồ dẫn hỏa ở chung quanh trại giam để đốt khi quân Pháp tới nơi; và còn bố trí cho quân sĩ đứng chung quanh để đâm chém những người muốn chạy thoát. Điều này cho thấy một sự chuẩn bị từ trước để giết người tập thể một cách nhanh chóng.

Và đó chính là chủ trương của triều đình nhà Nguyễn. Vì ngay từ năm 1859 thì nhà Nguyễn đã ra chỉ thị cho các địa phương phải tìm cách bắt giam tất cả các chức sắc đạo Thiên Chúa mà họ gọi là "đầu mục kiệt hiệt". Rồi đến năm 1861, khi chiến tranh trở nên ác liệt, thì họ thêm một mệnh lệnh là phải giết hết hay "tận sát" những người bị giam này, khi quân Pháp tới nơi.

Tóm lại, với đầy đủ những nhân chứng cho vụ án mạng, với những bằng chứng cho thấy một sự chuẩn bị giết người, và với những sự thú nhận từ chính thủ phạm về ý định giết người này, có lẽ đến đây ta đã rõ ai là thủ phạm.

Và đó là các ông quan nhà Nguyễn giữ thành Biên Hòa. Nhưng họ chỉ là người thi hành. Còn người chủ mưu lại chính là vua Tự Đức và các triều thần của ông, những người đã ra lệnh cho các quan chức địa phương phải "tận sát" những giáo dân thuộc hạng "đầu mục kiệt hiệt" mà họ đã bắt giam từ trước.

Các ông quan địa phương, có lẽ vì sợ bị xử tội theo quân pháp nếu không thi hành mệnh lệnh này, đã tỏ ra rất đắc lực khi đốt chết mấy trăm giáo dân. Nhưng trong khi đó, việc giữ thành và giữ của cho nhà vua thì họ lại không thi hành được. Và đó là điều đã xảy ra với ông tuần phủ Nguyễn Đức Hoan ở Biên Hòa.

Như đã nói, chẳng hề có một "trận đánh" nào ở thành Biên Hòa. Vì ngày hôm đó Đề Đốc Bonard chỉ mới vừa đi thám thính để tìm nơi đổ bộ cho ngày hôm sau mà thôi. Do đó, khi bị trong thành bắn ra thì chỉ có chiếc pháo thuyền đi theo hộ tống là chiếc canonnière số 31 bắn trả lại. Và chỉ sau có ba loạt đạn thì bên trong thành ngừng lại và châm lửa đốt trại giam ở phía sau thành. Để rồi tiếp theo thì quan quân nhà Nguyễn bỏ chạy và để lại thành Biên Hòa cho Pháp.

Và sự kiện bỏ chạy khi chưa kịp đánh này lại được khẳng định bởi chính sử nhà Nguyễn. Bởi sau sự kiện trên thì vị quan trấn thủ Biên Hòa là ông tuần phủ Nguyễn Đức Hoan đã bị vua Tự Đức khiển trách và cách chức vào năm sau (1862), và Đại Nam Thực Lục đã thuật lại lý do cách chức đó như thế này:

"Vua bảo: Nguyễn Đức Hoan ở Biên Hòa đã lâu, từ khi Gia Định có việc, phàm cơ nghi phòng bị, đã nhiều lần dụ bảo, thế mà chẳng thi thố ra được một kế sách gì. Giặc đến thì chạy, súng đạn lương thực, không thu nhặt được một tí gì cả, thật chỉ rối ren cách bách, lùi đóng một chỗ, tùy theo chỉ có vài mươi người. Đó là lúc bình nhật tuyệt không có tin gì, người đều chán bỏ, cho nên đến nỗi thế. Bèn chuẩn cho cách chức về nguyên tịch. Cho án sát là Lê Khắc Cẩn, Thương biện là Lê Hữu Hương cùng nhau hộ lý công việc tuần phủ, bắt phải kiếm cách thu nhặt tiền lương, súng đạn tải về quân thứ và dần dần sai người được việc ngầm đi chiêu tập vỗ yên dân chúng, để họ giúp lương quân, không để cho họ liều mình đi theo kẻ khác [tức Tây dương]. (Đức là chân tiến sĩ]). Hoan đỗ Đồng tiến sĩ, người Quảng Trị, trước đã phải cách lưu, đến đây bị cách, về nguyên tịch."[36]

Như vậy, Đại Nam Thực Lục cho ta thấy rằng đã không hề có một trận đánh nào xảy ra giữa hai bên Pháp Nam tại thành Biên Hòa vào tháng 12 năm 1861. Mà chỉ có việc ông quan giữ thành là tuần phủ Nguyễn Đức Hoan đã bỏ chạy sau khi ra lệnh châm lửa đốt nhà tù giam giữ các giáo dân, khi một đoàn quân dò thám của Pháp vừa đến gần thành và một chiếc pháo thuyền hộ tống bắn vài loạt pháo thôi.

Thế nhưng có thể thấy rằng giữa hai sự chọn lựa là "thu nhặt súng đạn, lương thực" trong thành và "tận sát" các giáo dân, thì ông tuần phủ Nguyễn Đức Hoan đã chọn làm điều sau. Có thể hiểu rằng đó là vì lệnh vua nói trên đã bắt buộc ông ta phải làm như vậy; và nếu ông ta không làm thì sẽ bị trị tội theo quân pháp! Nhưng cũng có lẽ nhờ đó mà ông ta đã không bị nhà vua trị tội theo quân pháp, chỉ "cách chức cho về nguyên tịch" thôi chăng?

Tưởng cũng nên biết rằng chỉ thị bắt giam và "tận sát" các giáo dân năm 1861 nói trên của vua Tự Đức đã được thi hành rất triệt để, và không phải chỉ khi quân Pháp đến mà thôi. Ở tỉnh Nam Định, Bắc Kỳ, nơi mà người Pháp chưa hề dòm ngó tới trong năm 1861 thì ông quan sở tại của nhà Nguyễn là Nguyễn Đình Tân đã giết đến 4.800 người theo lệnh trên!

Và một lần nữa, đó là do chính sử nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã cho ta biết, khi thuật lại những việc xảy ra sau khi nhà Nguyễn ký kết hòa ước 1862 với Pháp:

Lại tha tội cho những dân xấu chưa bỏ đạo ở các hạt, lấy cớ là hòa nghị đã xong, nên bỏ lệ cấm đó. (Trừ ra những người thực có đích tình thông đồng với giặc do quan địa phương xét rõ trị tội thì không kể, còn các người bị giam hay an trí, thì những người đầu sỏ và trai tráng đều cho tha hết, ruộng vườn, gia sản, ra lính, tạp dịch các khoản đều tuân theo Dụ trước mà làm. Vì lệnh giam giữ năm trước, ở Nam Định rất nghiêm ngặt, đem chém đến hơn 4.800 người, Nguyễn Đình Tân sợ bọn dân đạo để lòng thù oán theo giặc, xin một hạt Nam Định, hãy cứ giam giữ như cũ. Vua không cho).[37]

Như vậy tức là vào năm 1862, sau khi ký hòa ước Nhâm Tuất với Pháp, thì triều đình nhà Nguyễn bị buộc phải thi hành hòa ước hầu có thể lấy lại được Vĩnh Long. Do đó, họ phải thả các giáo dân đã bị bắt giam hồi năm trước (1861 – "vì lệnh giam giữ năm trước"). Tuy nhiên, do quá nhiệt tình thi hành mệnh lệnh vào năm trước nên ông quan Nguyễn Đình Tân ở Nam Định đã "chém đến hơn 4.800 người" trong vòng 1 năm! Và lúc đó tại Nam Định vẫn còn giam giữ rất nhiều người tù, đến độ khi có lệnh thả ra của vua theo hòa ước 1862 thì ông Nguyễn Đình Tân sợ và xin vua cứ cho giam giữ như cũ.

Do đó, không chỉ ông Nguyễn Đức Hoan ở Biên Hòa là nơi Pháp đã tới gần kề, mà ông Nguyễn Đình Tân ở tận Nam Định cũng đã triệt để thi hành lệnh vua, là bắt giam các "đầu mục kiệt hiệt" vào năm 1861. Còn việc làm sao mà ông ta lại có thể đem chém đến 4.800 người trong một tỉnh Nam Định, và chỉ trong vòng 1 năm thôi, thì Đại Nam Thực Lục không cho ta biết.

Nhưng qua đoạn văn trên, có thể thấy rằng chỉ thị năm 1861 của vua Tự Đức chính là nguyên nhân đã dẫn đến cái chết của mấy trăm giáo dân ở Biên Hòa cũng như Bà Rịa. Và thủ phạm gây ra cuộc sát nhân tập thể này không ai khác hơn ngoài nhà vua và triều đình nhà Nguyễn.

Không thể đổ thừa cho đội quân xâm lược Pháp hay bọn "dương di" tức người Tây Dương được!

Một người trong bọn "dương di" đó, ông Alfred Schreiner, tác giả cuốn Đại Nam Quốc Lược Sử nói trên, đã viết như sau về thủ phạm, triều đình nhà Nguyễn, ngay sau đoạn mô tả cuộc hỏa thiêu giáo dân ở Biên Hòa:

Les motifs qui incitèrent leurs bourreaux à tuer ces infortunés chrétiens se comprennent sans peine, mais ils n'excusent point l'acte, n'en atténuent pas l'horreur. L'atrocité du supplice, par contre, révèle, ce que nous savons déjà, une mentalité arriérée de bien des siècles, une barbarie sans pareille sous le verni d'une civilisation ancienne et raffinée.

Đoạn văn trên được ông Nguyễn Văn Nhàn dịch ra như sau:

Lý cớ xui khiến các kẻ gia hình giết mấy người có đạo đó thì dễ hiểu, song nó không chữa cho khỏi lỗi về điều hạ thủ, chẳng làm cho bớt sự gớm ghê. Vã lại, tánh khí độc ác hình khổ ấy tỏ ra sự chúng ta đã biết rồi, là nó cho thấy một tâm tánh kia giáo hóa chậm trể (sic) hơn mấy đời, một điều mọi rợ nọ vô sánh, mà phong thể tại ngoại xem ra thuần hậu kinh niên và tuyệt diệu lắm.

Theo người viết thì đoạn dịch trên có hơi tối nghĩa. Có lẽ vì đây là ngôn ngữ được dùng hồi đầu thế kỷ 20 nên có thể khó hiểu đối với người đọc hiện thời. Do đó, người viết xin được dịch lại đoạn văn trên, như sau:

"Những động lực thúc đẩy những kẻ hành quyết giết hại những giáo dân không may mắn này có thể hiểu được không khó khăn lắm, nhưng chúng không làm cho ta tha thứ được hành động này, hay làm giảm bớt đi sự ghê rợn. Trong khi đó, sự dã man của việc hành hình cho ta thấy cái điều mà ta đã thừa biết rồi, một đầu óc suy nghĩ lạc hậu hàng bao thế kỷ, một sự mọi rợ vô song ở dưới lớp vỏ bọc của một nền văn hiến cổ xưa và tao nhã."[38]

Và cái nền văn hiến cổ xưa đó đã được triều đình nhà Nguyễn tự hào mà nhắc đi nhắc lại trong rất nhiều văn kiện. Trong số đó có cả đạo mật dụ năm 1859 ra lệnh bắt giam tất cả các "đầu mục kiệt hiệt' mà người viết đã nói đến ở phần trên.

Trong đạo mật dụ năm 1859 này, các ông đại thần nhà Nguyễn là Trương Đăng Quế, Lâm Duy Nghĩa và Lưu Lượng đã vâng lệnh vua Tự Đức mà viết như sau:

"Xem như Miến Điện là nước man di khi đánh nhau với dương di còn làm được việc bắt hết dữu dân đem bắn giết để tuyệt mối họa bên trong, huống chi ta là nước có văn hiến từ trước đến nay gìn giữ kỷ cương mà không làm được việc dùng phương ngăn chặn dữu dân hay sao?"[39]

Như vậy, có thể thấy rằng cho dù tự hào là có văn hiến, kỷ cương, nhưng rồi rốt cuộc triều đình nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức đã hành xử như nước "man di" Miến Điện. Mà có lẽ còn... man rợ hơn nhiều, qua việc đốt chết tập thể các giáo dân ở Biên Hòa và Bà Rịa.

Có một điều rất rõ ràng, là triều đình nhà Nguyễn không phải, và không hề bao giờ, là đại diện cho người Việt, hay cho nền văn hiến Việt thời đó cả. Họ chỉ là những người nắm giữ quyền hành trong tay mà thôi. Những người thường dân Việt chẳng bao giờ có một cơ hội để chọn lựa những người đại diện cho họ, cho "dân tộc" Việt.

Do đó, một người cho dù bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan đến mức độ nào đi nữa, cũng khó có thể mà cho rằng triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức là "ta", là đại diện cho "dân tộc ta", hay là những người "yêu nước" được.

Và vì vậy, sau khi xem xét lại hai vụ Biên Hòa và Bà Rịa và thấy rằng chính vua quan nhà Nguyễn mới là những thủ phạm đã giết hại hàng trăm "đồng bào" người Việt của họ, thì xin hãy thẳng thắn nhìn nhận. Xin đừng đổ tội ác ghê gớm này cho người Pháp để bênh vực cho những thủ phạm đã gây ra các vụ án này.

Những thế hệ trẻ cần học hỏi và tôn trọng sự trung thực, nhất là về các vấn đề lịch sử. Mong lắm thay!

California tháng 12 năm 2023

Winston Phan Đào Nguyên

[1] https://vtc.vn/bi-an-chua-biet-ve-dau-tich-mo-tap-the-dung-toc-gay-o-bien-hoa-d259658.html

[2] https://nghiencuulichsu.com/2017/06/22/dau-la-su-that-lich-su (những chữ in đậm là do người viết bài này nhấn mạnh)

[3] https://fb.com/an.chi.10/posts/1734349949915912

[4] Những chỗ in đậm trong các trích dẫn trong bài viết này là do người viết muốn nhấn mạnh.

[5] Ibid

[6] Có thể đọc trực tiếp bài báo này tại đây https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k62202176/f4.item, hoặc

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/37057262484

[7] Xin coi chú thích trong dòng chữ nhỏ ở dưới hình vẽ là: "croquis de M. Lugeol, aide de camp de M. le commandant Daries"). Daries ở đây chính là đại tá D'Ariès, người đã được giao giữ Sài Gòn khi quân Pháp rút đi năm 1859.

[8] https://www.reverso.net/text-translation

[9] Victor Hugo, Bug-Jargal, Librairie Hachette, Paris 1871, pp. 55=56. In đậm của người viết https://books.google.mg/books

[10] J. F. La Harpe, Abrégé de l'histoire générale des voyages, Paris, 1825, p. 61. https://www.google.com/books/edition/Abr%C3%A9g%C3%A9_de_l_%CC%81histoire_g%C3%A9n%C3%A9rale_des/FuOVcchC-WEC

[11] Cần nói thêm là cũng theo trong bài báo nói trên tác giả Mac Vernoll cho biết rằng quân Pháp đã cố gắng cứu chữa cho các nạn nhân, nhưng cũng đã hối hận, hay lấy làm tiếc, vì đã không cứu được các nạn nhân đã chết. Trong khi đó, ông An Chi lại dựa vào chữ "regreter" này để hàm ý cho rằng người Pháp đã hối hận vì đã gây ra những cái chết.

[12] Lưu ý đây là đồn Gò Công ở gần rạch Trao Trảo cứ không phải Gò Công Rạch Lá của Trương Định.

[13] Người viết dùng ngoặc kép cho chữ "trận" vì thật tình không hề có cuộc đụng độ nào giữa hai bên Pháp Việt khi Pháp tới thành Biên Hòa, như sẽ thấy sau đây

[14] Tất cả các đoạn văn dịch trong bài viết này là của người viết, trừ khi có chú thích khác. Nguyên văn là "piquants" tức cọc nhọn, và "chevaux de frise" tức "friesian horse" mà người viết tạm dịch là "chướng ngại vật" cho dễ hiểu. Đó là những thuật ngữ được dùng trong bản báo cáo. Xin đọc thêm wikipedia để biết rõ "chevaux de frise" là gì. https://en.wikipedia.org/wiki/Cheval_de_frise

[15] Xin xem bài báo nói trên tại đây: babel.hathitrust.org/cgi/pt?id=uc1.b000359275;view=1up;se...

[16] Bạn đọc có thể bấm vào links bên dưới để coi những tấm hình được phóng rõ hơn và ghép lại của nghệ nhân manhhai. Người viết xin cám ơn nghệ nhân.

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/30628011480/in/album-72157665005366349

https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157665005366349/with/30628011480

[17] Carlos Palanca Gutiérrez, Resena Histórica de la Expedición de Cochinchina", Liberato Montells, Cartagena 1869, pp. 329-330. https://www.google.com/books/edition/_/bosoAAAAYAAJ

[18] Ibid

[19] Ibid, p. 271

[20] L. E. Louvet, La Cochinchine Religieuse, Tome Second, Paris 1885, pp. 290-291

[21] Ibid, p. 302

[22] Ibid, p. 303

[23] https://vntaiwan.catholic.org.tw/homily/y21124tm.htm

"Gần ta hơn tại Biên Hoà và Bà Rịa – Tại Bình Ý tức Biên Hoà, khi tuần vũ ra lệnh đốt trại giam, trong 407 mạng chỉ có 5 người chạy thoát. Một thiếu nữ để tránh lửa đã trèo lên một cây cao, nhưng lửa đã đốt cháy hai bắp đùi cô. Người ta đem cô vào nhà cô nhi ở Sàigòn để chữa trị, nhưng cô gái chỉ sống thêm được vài ngày. Một thiếu nữ khác tên là Mađalêna Lành bị một lưỡi đòng sướt qua đầu nằm bất tỉnh. Lính tưởng nạn nhân chết nên bỏ đi. Thiếu nữ này đã sống đến tuổi già để làm chứng về những gì đã xảy ra."

[24] Ibid, pp. 304-307.

[25] Người viết cũng xin nhắc lại tại đây bài viết của ông An Chi đăng trên facebook đã dẫn ở phần trên, vì theo ông cho biết thì báo giấy không chịu cho đăng. Như đã nói, trong bài viết này, ông An Chi đã lẫn lộn giữa hai vụ Biên Hòa và Bà Rịa, vì cả hai nơi đều có mấy trăm giáo dân bị thiêu đốt. Có lẽ vì lý do đó, khi được hỏi về vụ Biên Hòa thì ông An Chi lại dẫn ra bài viết của ông linh mục Tôma Nguyễn Văn Trâm của giáo phận Bà Rịa về vụ Bà Rịa để chỉ trích và cho rằng ông linh mục sai lầm (mặc dù ông linh mục đã sử dụng những con số trên đây của linh mục Louvet tường thuật về vụ Bà Rịa chứ không phải Biên Hòa). Để chứng minh là ông linh mục sai, ông An Chi đã trích dẫn bài báo của Mac Vernoll và Lugeol trên tờ Le Monde Illustré nói trên về vụ Biên Hòa, và cho rằng:"Hẳn là ông linh mục và Trí Bùi phải cảm thấy xấu hổ trước những lời lẽ sau đây của Mac Vernoll", và "Nhưng ông linh mục và Trí Bùi có xấu hổ hay không thì còn tùy thuộc vào lương tâm của hai vị chứ chính người Pháp đã nhận là nhà giam bị họ bắn cháy rồi chính họ đã cứu sống được nhiều người trong đó. Nam mô A Di Đà Phật."

[26] Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ Tứ Kỷ – Quyển 24, trang 43, Tân Dậu, Tự Đức năm thứ 14 (1861). Bản dịch của Viện SỬ Học, Viện KHXHVN, NXB Giáo Dục. Bản điện tử

[27] "Phân tháp" hay "phân sáp" mà đã được dịch là "chia ghép" hay "cấy vào các nơi" trong hai bản dịch trên, chính là một thuật ngữ để chỉ cách thức nhà Nguyễn bắt các người theo đạo và đày họ đi đến những làng xã xa xôi không theo đạo Thiên Chúa; mục đích là để cho những người có đạo không thể tụ tập với nhau như trước, nhưng việc này đã làm chia cách gia đình những người giáo dân.

[28] Lịch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, Tập II, Trương Bá Cần Chủ Biên, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội, 2008, pp.223-224. Lưu ý trong sách này viết là "dữu" dân thay vì "dửu" dân để chỉ những giáo dân đạo Thiên Chúa.

[29] https://archive.org/details/histoiredelexpd00barrgoog/page/n267/mode/2up

Léopold Pallu de la Barrière, Histoire de l'Expédition de Cochinchine en 1861, Hachette, Paris 1864, pp. 249-250

[30] Cần biết rằng chiếc soái thuyền của Charner là chiếc L'Impératrice Eugenie, và Pallu là sĩ quan thuộc bộ tham mưu của chiếc tàu đó. Xin xem phần Appendice của cuốn Histoire de l'Expédition de Cochinchine en 1861 để thấy danh sách của các sĩ quan Pháp trên chiếc tàu này. Ibid, pp. 253-254.

[31] Nguyên văn trong Đại Nam Thực Lục là "đại pháo".

[32] Xin xem thêm các chi tiết nói trên về chiếc canonnière 31 tức Glaive tại đây:

http://www.dossiersmarine.fr/can3.htm

[33] Alfred Schreiner, Abrégé de l'Histoire d'Annam, Deuxième Edition, Saigon 1906, pp. 228-229

https://www.google.com/books/edition/Abr%C3%A9g%C3%A9_de_l_histoire_d_Annam/Mw1msV1J534C

[34] Và cũng có thể thấy rằng đoạn văn này của ông Schreiner rất giống với đoạn văn của ông Paulin Vial là một tác giả nổi tiếng về lịch sử cuộc chiến Nam Kỳ. Ông Vial viết như sau: "L'amiral prit alors les dispositions nécessaires pour transborder les troupes sur la rive gauche du fleuve. Lui-même se rendit avec l'Ondine et la canonnière du capitaine Jonnart en face de la citadelle qui était masquée par des arbres; on ne voyait que son mât de pavillon. Les deux navires recurent trois décharges d'artillerie qui n'atteignirent personne; mais au troisième coup de la canonnière, le feu de l'ennemi cessa et un vaste embrasement apparut au dessus de la citadelle. Le lendemain seulement (16 décembre) les troupes, ayant été débarquées sur la rive gauche, occupèrent la place qui avait été évacuée précipitamment. Malheureusement on n'était pas arrivé à temps pour prévenir l'assassinat de plusieurs'chrétiens qui furent brûlés vifs dans leurs prisons par nos barbares adversaires." Paulin Vial, Les Premières Années de la Cochinchine, Tome Premier, Challamel Ainé, Paris 1874, p. 130.

[35] Đại Nam Quốc Lược Sử, Alfred Schreiner, bản dịch của Nguyễn Văn Nhàn, pp. 384-385. https://archive.org/details/DaiNamQuocLuocSu/DaiNamQuocLuocSu/page/n1/mode/2up

[36] Đại Nam Thực Lục, Đệ Tứ Kỷ – Quyển XXVI, Nhâm Tuất, Tự Đức năm thứ 15 (1862)

[37] Đại Nam Thực Lục Đệ Tứ Kỷ, Tự Đức 15 (1862)

[38] Ibid.

[39] Ibid, LỊch Sử Phát Triển Công Giáo Ở Việt Nam, pp.224-225.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét